Ý nghĩa của thanh kiếm

Kiếm Nhật từ xưa đến nay có một truyền thống lâu đời và nó được xem như bảo vật, là biểu trưng của hoàng gia và được thờ tại đền ở Ise gần hoàng cung cũ của cựu đô Nara. Đây cũng là những linh vật trong đạo Shinto, dùng để sử dụng trong tác chiến, ngoài ra còn là tác phẩm nghệ thuật công phu đậm tính thẩm mỹ và hồn của Nhật Bản.

Kiếm nhật còn được gọi là Katana biểu tượng cho tác phong danh dự của người võ sĩ. Chúng thường được sử dụng trong tác chiến vì được xem là loại vũ khí nguy hiểm nhất thế giới thời xưa vì độ sát thương cao. Chỉ có những Samurai mới được phép mang chúng, trải qua gần 1000 năm liền chỉ với một thời gian gián đoạn ngắn, cho đến khi Nhật Hoàng thu lại đặc quyền này và tước quyền của họ. Trong những năm 794-1185 là thời kỳ nước Nhật bước vào một thời kỳ văn hóa rực rỡ. Xã hội nhiều giai cấp trong đó giới võ sĩ Samurai, giới tăng nhân trở thành lực lượng quan trọng trong triều đình được thuê mướn để bảo vệ lãnh thổ. Thanh kiếm đã không chỉ là một vũ khí mà đã trở thành một tác phẩm có tính nghệ thuật. Ngoài ra thanh kiếm của người Nhật không phải chỉ là một lưỡi dao dùng là vũ khí mà mang theo rất nhiều ý nghĩa. Trong quá trình chế tạo, người ta không những phải thử để xem nó có đủ sắc để xuyên qua nhiều lớp áo giáp sắt mà còn thí nghiệm trên thân xác người.

Xem thêm: Những nét thú vị trong trà đạo của người Nhật

Kitaeru được coi là một trong những truyền thống cần phải bảo tồn cùng với nhiều nghệ thuật khác để duy trì tinh thần đặc thù của người Nhật. Rèn ở đây không phải nói về nghề thợ rèn một cách tổng quát mà là về kỹ thuật rèn kiếm. Vì thanh kiếm không chỉ là một món khí giới mà còn biểu trưng cho tinh thần cao thượng của võ sĩ đạo.

Ý nghĩa của thanh kiếm

Người Trung Hoa cũng như người Việt Nam rất chú trọng đến kiếm nhưng cùng lắm chỉ coi nó như một kỹ năng cần có. Trái lại người Nhật lại coi trọng thanh kiếm và nâng cách sử dụng lên hàng kendo. Và thanh kiếm gắn liền với sinh mạng cùng với nhân cách của samurai.
Trong khi kiếm Châu Âu chỉ là một lưỡi thép duy nhất, thì kiếm Nhật bao gồm lá thép, sắt non và thép già. Lõi của thanh kiếm (shingane) được rèn bằng cách pha trộn sắt thô với thép lá. Sau đó là vỏ bao bên ngoài (hadagane) cái lõi đó cũng giống kỹ thuật trên nhưng dùng sắt non với thép lá. Vỏ bao có thể cần dát ra rồi gập lại 15 lần nhưng nếu nhiều hơn có thể làm thép giòn và không đều. Lưỡi kiếm sau đó được chèn vào giữa các lớp vỏ bao, rèn cho thật khít. Lớp vỏ mềm giúp cho lõi cứng bên trong, khiến cho lưỡi kiếm chịu được va chạm mạnh, dẻo dai hơn kiếm đúc châu Âu. Người Nhật cũng dùng cách thức bao một lớp vỏ mềm bên ngoài để tạo ra những làn sóng trang điểm trên lưỡi kiếm. Khi ruột kiếm đã chèn vào giữa và hình dạng kiếm đã hoàn thành, một loại hợp chất gồm tro rơm và bùn đỏ được trét lên mặt lưỡi kiếm rồi để khô. Sau đó người ta dùng thanh tre để khắc lên lớp bùn những hoa văn rồi để lại vào trong lò. Sau đó lấy ra khắc theo mẫu lên lưỡi kiếm để đến khi chà láng những hình vẽ đó sẽ hiện ra. Lớp bùn đó có chỗ dày chỗ mỏng, thường ở lưỡi kiếm mỏng nhất, các nơi khác dày hơn để khi nung lưỡi kiếm sẽ cứng mềm khác nhau.

Lưỡi thép, phần cứng nhất của thanh kiếm có những hạt khác nhau gọi là nie và nioi. Nie (nước sôi) tượng trưng cho tinh thần dũng cảm, cứng cỏi. Nioi (hương thơm nhìn được) tượng trưng cho sự quý phái, cao thượng. Những hạt này có được do sự gập đi gập lại và cũng là một thứ dấu hiệu vì mỗi phương pháp có những vân riêng. Nioi mắt thường không thấy được, chỉ gợn lên một làn sương mỏng. Hạt nie thì to hơn, trông lấm tấm như một chùm tinh tú. Những hoa văn (hamon) đó được đặt tên, hoặc mây, sóng biển, dãy núi, hoa… Người thợ không những chỉ đúc một thanh kiếm tốt mà còn phải làm cho nó có tính mỹ thuật.


Ý nghĩa của thanh kiếm

Đường cong của kiếm Nhật không phải do kỹ thuật rèn hay đập mà nó là biểu trưng văn hoá xuất hiện trên nhiều công trình truyền thống khác, từ mái cong trên đền đài, cung điện, chùa chiền và kể cả thư pháp. Người Nhật cho rằng nếu đúc một thanh kiếm thẳng thì không những thô kệch mà còn quá thực dụng, không tôn lên tính nghệ thuật của võ sĩ. Vì thế, họ luôn tạo ra những đường cong uốn lượn để biến một vũ khí thành một tác phẩm. Tiến trình rèn thép và các loại chất liệu đến nay vẫn còn là những bí mật không truyền ra ngoài. Đây cũng là thước đo cho sự tài hoa, khéo léo của các thợ rèn.

Samurai đã đi vào lịch sử khi họ đánh bại kẻ thù bằng những vũ khí sắc bén và mục đích sử dụng khác nhau. Sau đây là một số loại kiếm biểu tượng cho samurai của nhật bản và tác dụng của nó.
1.Katana : là vũ khí phổ biến nhất của Samurai. Các võ sĩ thường sử dụng kiếm này trong tác chiến với độ dài 60-80 cm, dễ dàng trong việc hạ gục đối phương.
Kiếm Katana có chuôi dài đủ để người cầm có thể dùng hai bàn tay nắm chặt. Thông thường, nếu mặc giáp trụ, samurai sẽ đeo lưỡi kiếm hướng xuống dưới để tiện việc rút ra. Còn khi mặc thường phục, samurai sẽ đeo lưỡi kiếm hướng lên phía trên. Ngày nay tuy không còn được sử dụng trong chiến tranh nữa, kiếm Nhật vẫn được giới sưu tầm ưa chuộng. Loại kiếm cổ rất mắc tiền và nghệ thuật tác chiến bằng kiếm Nhật vẫn còn được lưu truyền trong một số môn thể thao võ thuật Nhật Bản, như môn KendoKenjutsu,….

Ý nghĩa của thanh kiếm

2.“Đoản đao” là tên gọi khác của Tanto đây là loại kiếm được kết hợp với Katana để trở thành một bộ kiếm đôi để biểu tượng cho danh dự và tác phong của Samurai. Với chiều dài khá ngắn như dao găm nên được sử dụng để đâm đối phương.
Ý nghĩa của thanh kiếm

3.Wakizashi là vũ khí danh dự của Samurai và luôn luôn bên cạnh anh ta dù là khi ngủ. Khi một Samurai bước vào một căn nhà họ sẽ để lại áo giáp và vũ khí của mình bên ngoài nhưng nó sẽ như một truyền thống, Samurai sẽ giữ thanh kiếm bên mình nhằm mục đích bảo vệ vì đây là lưỡi kiếm danh dự của Samurai. Những thanh kiếm Wakizashi có độ dài gần bằng Katana nên có tên gọi là O-Wakizashi.

Ý nghĩa của thanh kiếm


4.Odachi là một loại trường kiếm truyền thống của nhật bản và các Samurai và thường sử dụng trong thời phong kiến. Trên thực tế Odachi là thanh kiếm thường sử dụng làm vật thờ cho các kỵ binh. Vì chiều dài quá lớn nên không phù hợp với cận chiến.
Ý nghĩa của thanh kiếm
Trên đây là một số loại kiếm nhật phổ biến được các binh sĩ sử dụng trong các thời kỳ

Vả 4 thanh kiếm này đều được có mặt trong thời Tokugawa, khi được lên nắm quyền với cương vị là người cai trị Nhật Bản.

Đối với Samurai hay giới quý tộc quân sự ở Nhật Bản, một thanh kiếm không chỉ là vũ khí mà đó còn là một phần của linh hồn.

Thanh kiếm không chỉ là một loại vũ khí sắc bén. Nếu không phải là Samurai hay một trong những người được trao cho thanh kiếm đó thì không ai được chạm vào trừ người được mời. Khi một thanh kiếm được truyền từ người này sang người khác, cả người tặng lẫn người nhận được đều phải cúi chào thanh kiếm. Khi lưỡi kiếm được rút ra từ bao kiếm, nó được đối xử với lễ nghi và sự tôn trọng hết mực. Một người không chạm vào lưỡi kiếm bằng bàn tay trần của mình, người ta thậm chí không thở trực tiếp trên lưỡi kiếm. Bởi vậy thanh kiếm không chỉ là vũ khí mà còn cả linh hồn.

Từ thời xa xưa thanh kiếm đã là biểu tượng của đức tin và uy quyền và nó đã đóng vai trò quan trọng như một cơ sở cho định nghĩa về “ tinh thần nhật bản”

Đối với Nhật Bản, kiếm, gương, ngọc là 3 bảo vật truyền quốc và được xem là biểu tượng của hoàng gia. Từ rất lâu rồi truyền thống  rèn kiếm của Nhật Bản vẫn được giữ mãi từ một thanh kiếm thẳng và dài theo thời gian đến bây giờ là một thanh kiếm có hình cong ở gần cán và dần dần công hoàn toàn.

Phong tục trước giờ của người Nhật Bản là khi gia đình sinh một đứa con trai, mỗi người dân làng sẽ đến mừng cho quý tử một ít mạt sắt. sau khi cậu bé đó trưởng thành sẽ dùng thanh sắt đó để rèn một thanh kiếm. Trước khi rèn một thanh kiếm, bao giờ kiếm sư cũng trai giới, cầu xin thần linh phù hộ và sau đó mặc lễ phục vào để làm việc. Người ta nói rằng kiếm sư rèn kiếm không còn là một công việc mà là một nghi lễ.

Việc rèn kiếm dần dần trở thành 1 nghi lễ mang tính chất huyền bí của người Nhật Bản. người thợ rèn phải trai giới trong nhiều ngày, qua những thể thức thanh tẩy và khi làm việc họ mặc một bộ đồ trắng như 1 đạo sĩ. Kiếm nhật cũng nói lên một điều không thể thay đổi của người dân nơi đây, làm việc gì cũng đến tận chỗ tận thiện, tận mỹ. Các loại Kiếm Nhật hiện nay cũng như cách rèn kiếm càng ngày càng trở nên có giá trị về văn hóa lịch sử hơn. Và những thanh kiếm được xem là những tuyệt tác, ấn phẩm để đời.

Xem thêm: Phong cách sống và làm việc của người Nhật Bản

22/08/2018, 10:50 GMT+07:00

Ý nghĩa của thanh kiếm

1. Thanh kiếm của Thiên hoàng 

Một thanh kiếm huyền bí đã được tìm thấy trong ngôi đền Isonokami ở Nhật Bản vào năm 1945. Điều làm nên điểm khác thường cho thanh kiếm này đó chính là sáu chỗ phân nhánh từ hai mặt (mũi kiếm được coi là nhánh thứ bảy). Có dòng chữ mờ nhạt dưới thanh kiếm có thể cho ta thấy đây là món quà từ một vị vua Triều Tiên gửi đến quốc vương Nhật Bản.

Ý nghĩa của thanh kiếm

Thanh kiếm 7 nhánh nổi tiếng.

Thanh kiếm này có thể chính là thanh kiếm bảy nhánh của Hoàng hậu Jingū, cũng là vị Thiên hoàng thần thoại còn nhiều tranh cãi tại Nhật Bản theo thông tin được tìm thấy trong các cuốn sách lịch sử cổ xưa của Nhật Bản.

2. Bảo vật của Trung Hoa

Một thanh kiếm đáng được chú ý đã được tìm thấy trong một ngôi mộ ẩm ướt ở Trung Quốc vào năm 1965. Theo các nhà sử học, thanh kiếm này đã có “tuổi thọ” lên tới 2.000 năm tuổi, tuy nhiên lại chẳng thấy có một vết hoen gỉ nào cả. Thông qua những nghiên cứu, khảo cổ về các ký tự được khắc trên thanh kiếm, người ta khẳng định đây chính là kiếm của Việt vương Câu Tiễn - lưỡi kiếm huyền thoại đã đề cập trong "Việt tuyệt thư". 

Ý nghĩa của thanh kiếm

Cổ kiếm của Việt Vương Câu Tiễn tương truyền chính là vũ khí được ông dùng để đánh bại nước Ngô, buộc Ngô Vương Phù Sai phải tự vẫn.

Các nhà luyện kim nước Việt lúc bấy giờ đã đạt được trình độ kết hợp được hợp chất không gỉ vào lưỡi liếm. Bên cạnh đó, nó cũng có thể được bảo vệ bởi các chất kháng gỉ, độ kín của bao kiếm gần như tuyệt đối đã giúp thanh kiếm giữ được tình trạng nguyên vẹn trong suốt hai thế kỷ qua.

3. Thanh gươm minh chứng cho lịch sử 

Truyền thuyết kể rằng hiệp sĩ William Wallace đã sử dụng da người làm vỏ kiếm, chuôi kiếm và dây đai dùng để đeo vào áo giáp.

Ý nghĩa của thanh kiếm

Gươm báu Wallace trong viện bảo tàng.

Hiện nay, người ta vẫn còn thấy thanh kiếm này tại đài tưởng niệm quốc gia Wallace. Do thời gian, nó không còn nguyên vẹn như ban đầu. Wallace bị vua Edward I nước Anh xử tử vì tội phản quốc năm 1305. Dù là vậy thì hình ảnh về người anh hùng với thanh kiếm khổng lồ vẫn còn sâu đậm trong lòng người dân Scotland. Hiện nay, người ta xem ông như một anh hùng dân tộc yêu nước và thanh kiếm của ông trở thành một trong những bảo kiếm nổi tiếng nhất thế giới được lưu giữ cho tới ngày nay.

4. Thanh kiếm nằm trong vách đá

Durandal là một trong những thanh kiếm bí ẩn nhất thế giới. Theo truyền thuyết, hàng trăm năm qua, thanh kiếm huyền bí Durandal bị gắn vào vách đá ở vị trí phía trên nhà thờ nhỏ Notre Dame ở Rocamadour, Pháp. Người ta truyền tai nhau rằng đó là bảo kiếm của hiệp sĩ Roland. Ông đã ném thanh kiếm của mình vào vách đá để nó không rơi vào tay kẻ thù trong một cuộc chiến. Từ đó, nhà thờ nhỏ Notre Dame đã trở thành một điểm trong cuộc hành hương thiêng liêng của các tín đồ kể từ thế kỉ XVII trở đi. 

Ý nghĩa của thanh kiếm

Bảo kiếm của hiệp sĩ Roland

Cuối cùng, các nhà chức trách đã phải đem thanh kiếm khỏi vách đá và bảo quản, trưng bày trong Bảo tàng Cluny, Paris vào năm 2011.

5. Thanh bảo kiếm của nước Pháp 

Tiếp theo, chúng ta phải kể đến Joyeuse - thanh kiếm huyền thoại của vị vua Charlemagne. Người ta tin rằng thanh kiếm này có thể thay đổi màu sắc 30 lần/ngày, ánh sáng mà nó phản chiếu chẳng khác nào ánh mặt trời. Thanh kiếm có tên gọi Joyeuse đã xuất hiện trong nghi lễ đăng quang của các vị vua Pháp vào đầu năm 1271. Tòa Thánh La Mã đã sở hữu thanh kiếm trong nhiều thế kỷ. 

Ý nghĩa của thanh kiếm

Joyeuse trở thành một biểu tượng cao quý, đại diện cho sức mạnh và quyền lực.

Cũng theo truyền thuyết kể rằng vào năm 802, thanh kiếm Joyeuse được rèn suốt ba năm bởi một người thợ nổi tiếng. Bên cạnh vẻ ngoài bắt mắt, nó còn sở hữu sức mạnh ma thuật, sáng hơn cả ánh mặt trời có khả năng làm mù mắt kẻ địch, bất kỳ ai có được thanh kiếm huyền thoại này sẽ không bị ngộ độc. hoàng đế Charlemagne đã đến nơi thanh kiếm được khai sinh và lấy nó theo mình khi đang trở về từ Tây Ban Nha.  

Giá trị của những vũ khí từ thuở xưa thường được xác định bởi tính chất trọng đại từ những truyền thuyết xoay quanh chúng và những khả năng tiềm tàng có thật trong lịch sử. Tuy nhiên, không phải tất cả những thanh kiếm nổi tiếng đều được vinh danh, những thanh kiếm thiêng phải là vũ khí thuộc về các chiến binh không thể bị đánh bại hoặc được sử dụng để đánh dấu những sự kiện trọng đại lúc bấy giờ.