Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 là gì

Ý nghĩa lịch sử cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám thành công [19/8/1945]

2021-08-18 17:12:00.0

Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào [Tuyên Quang] trong 2 ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1945 đã giải quyết vấn đề trọng đại: quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền. Đại biểu các đảng bộ từ Bắc, Trung, Nam, từ các chiến khu và khu giải phóng về dự đông đủ. Hội nghị họp vào lúc phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh liền thành lập "ủy ban khởi nghĩa toàn quốc" để lãnh đạo khởi nghĩa trong cả nước. Trong tình hình hết sức khẩn trương, Đảng quyết định phát động và lãnh đạo toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và bọn bù nhìn tay sai của chúng trước khi quân đồng minh Anh, Pháp vào nước ta.

23 giờ đêm 13 tháng 8, ủy ban khởi nghĩa ra "Quân lệnh số I" hạ lệnh tổng khởi nghĩa. Mệnh lệnh khởi nghĩa và lời hiệu triệu cứu nước là tiếng gọi của non sông thức tỉnh con tim mỗi người Việt Nam yêu nước hãy nhất tề đứng dậy tranh đấu giành quyền Độc lập- Tự do.

Ngày 15, xứ ủy Bắc Kỳ trực tiếp chỉ thị cho Hà Nội khởi nghĩa. Hà Nội sống trong những ngày rạo rực chuẩn bị nổi dậy, các tầng lớp nhân dân nhất là thanh niên, hăng hái gia nhập các đoàn thể cứu quốc, tuyên truyền cho Việt Minh, thành lập các đội tự vệ chiến đấu.

Chiều 17, cuộc biểu tình của Tổng hội công chức bị viến thành cuộc mít tinh lớn của Việt Minh. Cờ đỏ sao vàng xuất hiện trên tầng hai Nhà hát Thành phố, đại biểu Việt Minh kêu gọi nhân dân đứng dậy giành chính quyền, lật đổ chính quyền bù nhìn Trần Trọng Kim. Như một tia lửa nhen lên từ cánh đồng cỏ khô, ngọn lửa cách mạng bùng cháy, cả Hà Nội bừng bừng khí thế đấu tranh theo lời kêu gọi của Đảng.

Từ sáng ngày 19, hàng chục vạn nhân dân thành phố rầm rập tiến về Quảng trường Nhà hát lớn. Đúng 11 giờ trưa, cuộc mít tinh bắt đầu. Lời kêu gọi khởi nghĩa của Đảng được quần chúng đón mừng bằng những tiếng reo hò và những khẩu hiệu hô vang khắp quảng trường:

Thành lập chính phủ Cộng hòa Dân chủ Việt Nam

Việt Nam hoàn toàn độc lập

Đả đảo chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.

Cuộc mít tinh biến thành cuộc biểu tình tuần hành vĩ đại. Dòng người chia thành nhiều ngả, có các đội tự vệ chiến đấu dẫn đầu đi chiếm các công sở và chiếm lĩnh các vị trí xung yếu. Hai cánh cổng phủ khâm sai [nay là nhà khách chính phủ] đónh im ỉm. Đoàn biểu tình dừng lại, nhiều người vượt qua hàng rào sắt nhảy vào bên trong chiếm lấy trụ sở cơ quan đầu não của địch. Cờ đỏ sao vàng được kéo lên cao, phần phật tung bay trước gió. ở trại Bảo an ninh, bọn Nhật cho xe tăng và quân lính chặn các ngã đường. Nhưng chúng không thể ngăn cản được làn sóng người đang cuồn cuộn tiến bước, sẵn sàng đạp bằng mọi trở ngại. Tuy còn hàng vạn tên lính với vũ khí đây đủ, quân Nhật cũng phải lùi bước.

Nhân dân Hà Nội đã hoàn toàn làm chủ thành phố của mình Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ở Hà Nội đã cổ vũ tinh thần đấu tranh của toàn dân, thúc đẩy các nơi nổi dậy giành chính quyền. Cuốc khởi nghĩa ở Hà Nội có tác dụng mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của cả nước.

Trong vòng 10 ngày từ 19 đến 28 tháng 8 hầu hết các tỉnh và thành phố đều nổi dậy khởi nghĩa. Bọn phát xít Nhật thua trận không dám hành động. Chế độ quân chủ bị lật đổ. Chính quyền trong cả nước hoàn toàn về tay nhân dân.

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là kết quả đấu tranh lâu dài của nhân dân Việt Nam chống đế quốc thực dân, phát huy cao nhất truyền thống yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc đã được hình thành qua hàng ngàn năm lịch sử. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công do sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt khôn khéo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo, có phương pháp và chiến lược, chiến thuật cách mạng thích hợp, linh hoạt. Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng nhìn rõ hơn tầm vóc vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới cũng có thể tự hào rằng: Lần này là lần đầu tiên trong lịch sử cách mạng của các dân tộc thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã lãnh đạo Cách mạng thành công, đã nắm chính quyền toàn quốc”.Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 dẫn tới việc khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có ý nghĩa to lớn đối với dân tộc ta và quốc tế sâu sắc, Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói lọi nhất của lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Tiến Long

Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng [5/1941] là

A. đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của cách mạng Việt Nam, giai đoạn đấu tranh chính trị giành chính quyền về tay nhân dân.

B. đánh dấu sự hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh của Đảng.

Đáp án chính xác

C. đã mở ra một giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam: tập trung giải quyết hoàn thành nhiệm vụ dân chủ.

D. đánh đấu bước đầu chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cho cách mạng Việt Nam.

Xem lời giải

Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng

[ĐCSVN] - Sau khi về nước một thời gian, với tư cách là đại biểu Quốc tế Cộng sản, đồng chí Nguyễn Ái Quốc triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng, từ ngày 10 đến ngày 19-5-1941.

Hồ Chủ tịch đã ở lán này trong những ngày Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 họp [tháng 5/1941], quyết định thành lập Việt Nam độc lập đồng minh [Mặt trận Việt Minh] lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc

Hội nghị tổ chức trong rừng Khuổi Nậm, thuộc Pác Bó [Hà Quảng - Cao Bằng]. Dự Hội nghị có các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Phùng Chí Kiên, Hoàng Quốc Việt, Vũ Anh và một số đồng chí khác.

Hội nghị phân tích nguồn gốc, đặc điểm, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, từ đó nhận định phát xít Đức sẽ tấn công Liên Xô và chiến tranh Thái Bình Dương sẽ bùng nổ. Loài người sẽ bị tàn sát ghê gớm trong cuộc chiến tranh phát xít. Phe Đồng minh chống phát xít nhất định sẽ thắng lợi, phe phát xít nhất định sẽ thất bại, phong trào cách mạng thế giới sẽ phát triển mạnh mẽ. Hội nghị dự đoán: nếu cuộc chiến tranh đế quốc lần trước đã đẻ ra Liên Xô, một nước xã hội chủ nghĩa, thì cuộc đế quốc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước xã hội chủ nghĩa, sẽ do đó mà cách mạng nhiều nước thành công. Hội nghị nhận định cuộc cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng thế giới, của phong trào dân chủ chống phát xít.

Hội nghị chỉ rõ: Nhân dân Đông Dương phải chịu những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh thế giới, vì vậy thái độ chính trị của các giai cấp có thay đổi khá lớn. Mâu thuẫn chủ yếu phải được giải quyết cấp bách lúc này là mâu thuẫn giữa các dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc phát xít Pháp - Nhật. Hội nghị tán thành Nghị quyết của các Hội nghị Trung ương lần thứ sáu, bảy về chuyển hướng chiến lược và sách lược. Hội nghị đề ra nhiều chủ trương, chính sách cụ thể, nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề dân tộc, nhấn mạnh Đảng của giai cấp công nhân, nếu muốn tập hợp lực lượng toàn dân thì phải giương cao ngọn cờ dân tộc, phải đoàn kết hết sức rộng rãi “Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp, phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này, nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.

Theo đề nghị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh [gọi tắt là Việt Minh]. Các tổ chức quần chúng yêu nước chống đế quốc trong Mặt trận đều lấy tên là Hội Cứu quốc như Hội Công nhân Cứu quốc, Hội Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Phụ lão Cứu quốc, Hội Nhi đồng Cứu vong, Hội Quân nhân Cứu quốc... Với các dân tộc Lào, Cao Miên, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận ở mỗi nước, tiến tới thành lập một Mặt trận chung Đông Dương.

Nhằm triệt để phát huy yếu tố dân tộc, phân hoá hàng ngũ giai cấp địa chủ, Hội nghị tiếp tục thực hiện chủ trương tạm gác khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng công, giảm tô, giảm tức.

Hội nghị xác định: phương pháp cách mạng là "cuộc cách mạng Đông Dương kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang". Hội nghị quyết định phải xúc tiến công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, khi thời cơ đến “với lực lượng sẵn có ta có thể lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương cũng có thể giành sự thắng lợi mà mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn".

Hội nghị quyết định đặt vấn đề dân tộc trong khuôn khổ của một nước Việt Nam, Lào, Khơ me, thi hành đúng quyền “dân tộc tự quyết", với tinh thần liên hệ mật thiết, giúp đỡ nhau giành thắng lợi...

Hội nghị đề ra nhiệm vụ xây dựng Đảng, làm cho Đảng đủ năng lực lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Nghị quyết Hội nghị đề ra gấp rút đào tạo cán bộ và tăng thêm thành phần vô sản trong Đảng.

Hội nghị bầu Ban Chấp hành Trung ương chính thức gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hạ Bá Cang, Phùng Chí Kiên, đồng chí Trường Chinh làm Tổng Bí thư của Đảng. Ban Thường vụ Trung ương Đảng gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hạ Bá Cang.

Hội nghị lần thứ tám của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã hoàn chỉnh chủ trương thay đổi chiến lược cách mạng được đề ra từ Hội nghị tháng 11-1939, có ý nghĩa quyết định thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

--------------

Xem thêm tài liệu tham khảo TẠI ĐÂY

Nguồn: Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, tr.735-739, NXB Chính trị Quốc gia, 2008.


Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu

[ĐCSVN] - Sau khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, thực dân Pháp ở Đông Dương tiến hành khủng bố Đảng Cộng sản Đông Dương và các đoàn thể quần chúng.
Đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng,
chủ trì Hội nghị. [Ảnh tư liệu TTXVN]

Trước tình hình đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp trong ba ngày 6, 7, 8-11-1939, nhằm giải quyết vấn đề chuyển hướng đường lối và phương pháp cách mạng trong tình hình mới.

Hội nghị được tổ chức tại Bà Điểm [Hóc Môn, Gia Định]. Dự hội nghị có các đồng chí Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn..., đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Tổng Bí thư của Đảng, chủ trì Hội nghị.

Hội nghị phân tích tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai: đây là cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn đế quốc nhằm tranh giành, chia lại thị trường thế giới. Thủ phạm chính của cuộc chiến tranh là phát xít Đức - Ý - Nhật. Các nước đế quốc trong khi đánh nhau đều có âm mưu xoay cuộc chiến chĩa mũi nhọn vào Liên Xô. Hội nghị nhận định: chiến tranh thế giới sẽ gieo đau thương tai họa ghê gớm cho loài người "thế giới sẽ là cái lò sát sinh lớn! Nhân loại sẽ phải chịu một số kiếp vô cùng thê thảm".

Về tình hình Đông Dương, Hội nghị nhận định Đông Dương sẽ bị lôi kéo vào guồng máy chiến tranh "một cuộc đại thảm sát xưa nay chưa từng thấy”, phát xít Nhật sẽ xâm chiếm Đông Dương và Pháp sẽ đầu hàng Nhật. Chế độ cai trị ở Đông Dương đã trở thành chế độ phát xít "một thứ phát xít quân nhân thuộc địa nên lại càng tham tàn độc ác bội phần". Toàn bộ đời sống xã hội của các giai cấp, các dân tộc ở Đông Dương bị đảo lộn. Hội nghị phân tích rõ thái độ từng giai cấp trong xã hội, xu hướng chính trị của các đảng phái, tôn giáo. Hội nghị kết luận: mối liên quan lực lượng các giai cấp như sau: "a] Một bên là đế quốc Pháp cầm hết quyền kinh tế chính trị dựa vào bọn vua quan bổn xứ thối nát và bọn chó săn phản bội dân tộc. b] Một bên là tất cả các dân tộc bổn xứ bị đế quốc chủ nghĩa Pháp áp bức như trâu ngựa và đẽo rút xương tuỷ... Những thảm trạng do đế quốc chiến tranh gây nên sẽ làm cho trình tự cấp tiến hoá và cách mệnh hoá của quần chúng hết sức mau chóng... Cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị gây nên bởi đế quốc chiến tranh lần này sẽ nung nấu cách mệnh Đông Dương nổ bùng...".

Sau khi phân tích rõ mâu thuẫn chủ yếu, gay gắt nhất ở Đông Dương lúc này là mâu thuẫn giữa đế quốc và các dân tộc Đông Dương, Hội nghị xác định mục tiêu chiến lược trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. "Bước đường sinh tồn của các dân tộc Đông Dương không còn có con đường nào khác hơn là con đường đánh đổ đế quốc Pháp, chống tất cả ách ngoại xâm vô luận da trắng hay da vàng để tranh lấy giải phóng độc lập".

Nhằm tập trung mọi lực lượng phục vụ nhiệm vụ chủ yếu là chống chiến tranh đế quốc, giành độc lập dân tộc, Hội nghị chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thay bằng khẩu hiệu "tịch ký ruộng đất của những địa chủ phản bội quyền lợi dân tộc".

Lần đầu tiên, Hội nghị làm sáng tỏ mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ phản đế và phản phong, xác định rõ nhiệm vụ phản đế là quan trọng, làm rõ thêm tính chất khăng khít nhưng không tiến hành nhất loạt ngang nhau giữa hai nhiệm vụ đó.

Hội nghị quyết định thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương, dựa trên cơ sở liên minh công nông là "hai lực lượng chính của cách mạng" để đoàn kết tất cả các giai cấp các đảng phái, các dân tộc các phần tử phản đế chĩa mũi nhọn của cách mạng vào kẻ thù chủ yếu là đế quốc và tay sai của chúng. Khẩu hiệu lập chính quyền Xôviết công, nông binh được thay thế bằng khẩu hiệu lập chính quyền dân chủ cộng hoà.

Về phương pháp cách mạng, Hội nghị quyết định chuyển từ đấu tranh đòi quyền dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai, từ hoạt động hợp pháp nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật và bất hợp pháp “bước tới bạo động làm cách mạng giải phóng dân tộc".

Hội nghị đặc biệt chú trọng đến công tác xây dựng Đảng, đề ra những nguyên tắc và biện pháp cụ thể nhằm củng cố Đảng về mọi mặt. Phải thống nhất ý chí và hành động, phải mật thiết liên lạc với quần chúng, phải có vũ trang lý luận cách mạng phải lập tức khôi phục hệ thống tổ chức Đảng Trung - Nam - Bắc, phải khuếch trương và củng cố cơ sở Đảng ở các thành thị, các trung tâm điểm kỹ nghệ và các hầm mỏ, đồn điền, thực hiện tự phê bình và đấu tranh trên hai mặt trận chống “tả" khuynh và "hữu” khuynh, đặc biệt chú trọng sự thống nhất ý chí và hành động trong toàn Đảng.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11-1939 đánh dấu bước phát triển quan trọng về lý luận và đường lối phương pháp cách mạng của Đảng, thể hiện sự nhạy bén về chính trị và năng lực sáng tạo của Đảng. Nghị quyết góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của Đảng ta về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

---------------

Xem thêm tài liệu tham khảo TẠI ĐÂY

Nguồn: Lịch sử biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2, tr.663-667, NXB Chính trị Quốc gia, 2008.

Video liên quan

Chủ Đề