Yếu tố phí kinh tế ảnh hưởng đến giá cổ phiếu

Giá cổ phiếu được quyết định bởi thị trường, nơi mà người bán đáp ứng được nhu cầu của người mua. Sẽ không có một phương trình nào có thể giải đáp được giá cổ phiếu sẽ diễn biến như thế nào. Tuy nhiên, sẽ có những yếu tố giúp chúng ta nhận biết được khi nào giá cổ phiếu sẽ biến động. Những yếu tố đó được xếp thành 3 loại: yếu tố cơ bản, yếu tố kỹ thuật và tâm lý của thị trường.

Trong bài viết này chúng ta sẽ điểm qua một vài yếu tố mà thị trường hay gặp phải

Yếu tố cơ bản

Yếu tố cơ bản chủ yếu tập trung vào nền tảng của doanh nghiệp như: thu nhập của doanh nghiệp và chỉ số định giá. Những yếu tố này thường xuất phát từ bên trong doanh nghiệp và là yếu tố bền vững

Thu nhập doanh nghiệp: một doanh nghiệp khi thu về lợi nhuận sẽ chia lại cổ tức cho cổ đông, khi doanh nghiệp tạo ra càng nhiều lợi nhuận sẽ chia nhiều hơn cho cổ đông hoặc tái đầu tư số lợi nhuận đó khiến triển vọng của doanh nghiệp sẽ tốt hơn từ đó giá cổ phiếu sẽ tăng. Và ngược lại, một doanh nghiệp khi làm ra lợi nhuận thấp hoặc giảm sẽ cắt bớt phần cổ tức và sẽ không đủ khả năng tái đầu tư khiến triển vọng doanh nghiệp trở nên ảm đạm dẫn đến giá cổ phiếu sẽ giảm.

Chỉ số định giá: các chỉ số định giá giúp giải thích về kỳ vọng trong tương lai của doanh nghiệp những chỉ số đó gồm: P/E, P/B, Chiết khấu dòng tiền, …. Những chỉ số này giúp xác định giá trị trong tương lai của doanh nghiệp từ đó đánh giá xem doanh nghiệp đó ở thời điểm hiện tại đang rẻ, phù hợp hoặc đắt từ đó giá cổ phiếu sẽ biến động dựa trên đánh giá của thị trường. Xem lại tiêu chí chọn cổ phiếu tốt để đầu tư

Yếu tố kỹ thuật

Yếu tố kỹ thuật là những yếu tố xuất phát từ bên ngoài của doanh nghiệp như: lạm phát, sức mạnh của nền kinh tế, các kênh đầu tư thay thế, thanh khoản, xu hướng, tin tức…. Đây là những yếu tố mà doanh nghiệp khó có thể tác động được hoặc ảnh hưởng rất ít đến sự biến động của giá cổ phiếu. Chúng ta sẽ điểm qua một số yếu tố đã nêu trên:

Lạm phát: là một trong những chỉ số ảnh hưởng rất lớn đến giá cổ phiếu vì lạm phát sẽ có tác động rất lớn đến định giá của cổ phiếu. Lịch sử đã cho thấy khi lạm phát thấp có tương quan nghịch với giá cổ phiếu [lạm phát thấp sẽ đưa định giá lên cao và lạm phát cao sẽ đưa định giá về thấp].

Sức mạnh của nền kinh tế: doanh nghiệp thường liên quan mật thiết đến sức mạnh nền kinh tế và ngành của doanh nghiệp đó tham gia vào, nếu ngành của doanh nghiệp đó được đánh giá là triển vọng tăng trưởng tốt trong tương lai thì giá cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại.

Thanh khoản: là một yếu tố quan trọng mà đôi khi bị đánh giá thấp, nó thể hiện mức độ quan tâm của nhà đầu tư đến cổ phiếu. Cổ phiếu có thanh khoản cao sẽ được nhiều nhà đầu tư quan tâm và rất nhạy cảm với tin tức từ đó giá sẽ phản ánh sát kỳ vọng của nhà đầu tư.

Tin tức: những tin tức như tình hình chính trị, các thỏa thuận song phương, đột phá sản phẩm mới, sát nhập và mua lại và nhiều thông tin nằm ngoài dự đoán của nhà đầu tư sẽ khiến giá cổ phiếu biến động. Bên cạnh đó những thông tin về lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ làm giá cổ phiếu biến động khá lớn nếu vượt hoặc thấp hơn kỳ vọng của nhà đầu tư [ đặc biệt với những doanh nghiệp thua lỗ sau đó có lãi và ngược lại]

Tâm lý thị trường

Tâm lý thị trường đề cập đến tâm lý của những thành phần tham gia thị trường, cá nhân và tập thể. Tâm lý thị trường ta thường gặp là lạc quan, bi quan và phớt lờ. Ví dụ, khi bạn chắc chắn về một cổ phiếu có triển vọng tốt và chắc chắn giá cổ phiếu đó sẽ đi lên trong dài hạn. Tuy nhiên, tại thời điểm đấy một thông tin tiêu cực xuất hiện và doanh nghiệp bạn đánh giá là triển vọng phải chịu những tâm lý bi quan làm giá cổ phiếu giảm trong ngắn hạn, bạn sẽ phải chờ một thời gian rất lâu thì giá mới phản ánh đúng kỳ vọng mà bạn đặt ra.

Cùng chủ đề:

Kết luận

Có rất nhiều yếu tố tác động đến giá cổ phiếu mà chúng ta phải cân nhắc khi theo dõi cũng như cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, yếu tố tâm lý thị trường có thể sẽ là yếu tố khó lường nhất đối với nhà đầu tư mới và đôi khi nhà đầu tư lâu năm cũng mắc phải. Bạn đã đánh giá tất cả dữ liệu để đưa ra quyết định đầu tư, nhưng đôi khi tâm lý đám đông sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của bạn làm cho quyết định của bạn trở nên sai lệch. Việc hiểu rõ và giữ vững được tâm lý sẽ giúp nhà đầu tư gặt hái được những thành công rực rỡ trên thị trường chứng khoán đầy biến động.

“Trong ngắn hạn thị trường là một cái máy bỏ phiếu nhưng trong dài hạn thị trường là một cái cân” – Benjamin Graham

Powered by Froala Editor

Giá cổ phiếu luôn biến động không ngừng do chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng từ vĩ mô cho đến vi mô. Biết được những yếu tố nào ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ càng lượng hoá được cơ hội và rủi ro cho mỗi quyết định đầu tư của mình.

Sự biến động lên xuống của nền kinh tế thị trường tác động không nhỏ đến giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán. Cụ thể, khi nền kinh tế tăng trưởng ổn định sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, tối ưu lợi nhuận và tăng khả năng quay vòng vốn, từ đó có những ảnh hưởng tích cực đến giá cổ phiếu. Từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư hơn nhờ vào tiềm năng trả cổ tức cho cổ đông cao hơn.

Ngược lại, nếu nền kinh tế thị trường có dấu hiệu suy thoái, khủng hoảng hay lạm phát cao gây khó khăn cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Từ đó, dẫn đến giá cổ phiếu cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và các nhà đầu tư có xu hướng bán tháo cổ phiếu để cắt lỗ, chuyển sang các công cụ đầu tư ít rủi ro hơn. Vì vậy, có thể nói nền kinh tế thị trường đóng một vai trò quan trọng trong việc điều tiết thị giá trên thị trường chứng khoán.

GDP là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một thời kỳ nhất định. Khi mức tăng trưởng GDP có xu hướng phát triển tốt đồng nghĩa với việc người lao động tăng thêm thu nhập.

Khi thu nhập trở nên ổn định hơn nhiều người sẽ có xu hướng tìm kiếm thêm các kênh đầu tư để tiền sinh lời. Ngoài ra khi GDP tăng cao, nền kinh tế phát triển, thu nhập cá nhân gia tăng sẽ kích thích nhu cầu hàng hóa, tiêu dùng.

Đi kèm là sự thúc đẩy sản xuất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, lợi nhuận tăng trưởng sẽ đẩy giá cổ phiếu tăng cao. Do đó có thể thấy mức tăng trưởng GDP là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.

Một trong những yếu tố quan trọng về chính sách ảnh hưởng đến giá cổ phiếu là lãi suất. Có thể hiểu rằng, doanh nghiệp khi hoạt động sẽ cần tiền để xoay vòng vốn, do đó cần phải vay một khoản tiền từ ngân hàng.

Nếu lãi suất ngân hàng tăng sẽ làm tăng chi phí doanh nghiệp. Từ đó, hạ thấp lợi nhuận mà doanh nghiệp dẫn đến việc ảnh hưởng đến nguồn lợi nhuận của các cổ đông trong công ty.

Tỷ giá được hiểu là giá trị của một đồng tiền khi chuyển đổi sang một đồng tiền khác. Đặc biệt với các doanh nghiệp lớn thì việc xuất, nhập khẩu tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh. Do đó tỷ giá cũng ảnh hưởng khá lớn đến giá cổ phiếu.

Ví dụ một đồng đô la rớt giá có nghĩa là giá trị của nó giảm so với giá trị thực của nó. Nếu bình thường 1 đô la có thể mua được 1 hộp bánh thì khi đồng đô la mất giá bạn phải mất 1,5 đô la để mua hộp bánh đó.

Tương tự đối với các loại hàng hoá khác và cổ phiếu cũng không ngoại lệ. Khi tỷ giá giảm giá trị cổ phiếu không đổi nhưng thị giá của cổ phiếu đều tăng. Từ đó gây ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu nói riêng và cả thị trường kinh tế nói chung.

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào đang có cổ phiếu trên sàn giao dịch họ rất ngại những thông tin truyền thông xấu. Giá cổ phiếu cũng sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các thông tin truyền thông về doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đang có cổ phiếu trên sàn nhưng vướng phải những tin tức truyền thông xấu [ví dụ như trốn thuế, sản phẩm trục trặc không tốt..v.v.] sẽ khiến niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp bị giao động, nhà đầu tư sẽ ra sức bán để tránh rủi ro từ đó cổ phiếu doanh nghiệp đó sẽ có xu hướng giảm mạnh.

Có rất nhiều trường hợp giá cổ phiếu bị ảnh hưởng mạnh bởi các thông tin truyền thông. Do đó truyền thông cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu mà nhà đầu tư cần xem xét.

Đầu tư cổ phiếu đồng nghĩa với việc gián tiếp đầu tư vào các công ty, các sản phẩm dịch vụ của công ty đó. Do đó yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu đó là tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.

Công ty làm ăn tốt giá cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại. Do đó để lựa chọn được cổ phiếu tốt, nhà đầu tư cần tìm hiểu các báo cáo tài chính, các chỉ số tài chính và định hướng tương lai của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của công ty sẽ nói lên lợi nhuận, doanh thu từ các dự án, quay vòng vốn ..v.v. thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp.

Nếu một doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh tốt, có khả năng vẫn sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai thì giá cổ phiếu của công ty đó sẽ có xu hướng tăng mạnh. Ngược lại, khi doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh không phát triển, có xu hướng bị đình trệ thì cổ phiếu của doanh nghiệp đó sẽ giảm.

Cổ phiếu cũng chịu tác động bởi quy luật cung cầu trên thị trường tương tự các loại hàng hóa khác. Nếu số lượng nhà đầu tư mua cổ phiếu [cầu] nhiều hơn lượng nhà đầu tư bán cổ phiếu đó [cung] thì giá của cổ phiếu đó sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.

Quy luật cung cầu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu. Việc theo dõi quy luật cung cầu trên thị trường và nhạy bén trước những thông tin tài chính giúp nhà đầu tư có thể có cơ hội mua thấp bán cao và thu về cho mình lợi nhuận tối ưu khi đầu tư.

Video liên quan

Chủ Đề