Đền chu văn an côn sơn kiếp bạc năm 2024

Đoàn trở về đến trường. Chia tay đoàn, kết thúc chuyến tham quan Tour du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc - Đền Chu Văn An.

TRƯỜNG SƠN TRAVEL - HÀNH TRÌNH TRỌN NIỀM TIN!

Sáng: Xe và HDV Công ty Du lịch Sao Nam Việt đón Quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Chí Linh, Hải Dương. Trên đường đi đoàn nghỉ ngơi ăn sáng tại nhà hàng (chi phí tự túc). Tới Chí Linh đoàn làm thủ tục vào khu du lịch Côn Sơn. Quý khách được nghe thuyết minh về khu di tích chùa Côn Sơn một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm. Đoàn thắp hương làm lễ tại chùa, thăm Giếng Ngọc phía sau chùa. Đoàn tiếp tục đi bộ qua đền thờ, và nhà lưu niệm danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, nghe thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp của cụ. Tự do chụp ảnh làm kỷ niệm.

Đền chu văn an côn sơn kiếp bạc năm 2024

11h30: Đoàn nghỉ ngơi ăn trưa tại nhà hàng.

13h00: Xe đưa Quý khách tới đền Kiếp Bạc, khu di tích thờ vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và các lăng mộ trong hệ thống khu di tích. Ngắm sông Lục Đầu Giang nơi Trần Hưng Đạo luyện quân thủy chiến.

Đền chu văn an côn sơn kiếp bạc năm 2024

Tiếp tục hành trình, Đoàn vào làm lễ dâng hương và thăm quan khu di tích Đền Chu Văn An. Nhà Giáo Chu Văn An – Là người chính trực, đã từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung, bên kia sông Tô Lịch, ông có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông (1300–1357) mời ông ra làm tư nghiệp Quốc tử giám, dạy cho Thái tử Trần Vượng, tức là vua Trần Hiến Tông tương lai. Đến đời Dụ Tông, ông thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng (Chí Linh, Hải Dương), lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi), dạy học, viết sách cho tới khi mất.

Đền chu văn an côn sơn kiếp bạc năm 2024

Chiều: Đoàn ra xe khởi hành về Hà Nội, trên đường ra đoàn nghỉ ngơi, mua đặc sản bánh Đậu Xanh, bánh Gai, đặc sản của Hải Dương về làm quà cho gia đình.

18h00: Quý khách về đến điểm hẹn ban đầu. Kết thúc chuyến đi, Công ty Du lịch Sao Nam Việt tạm chia tay Quý khách. Hẹn gặp lại quý khách trong các chuyến du lịch tiếp theo!

Trẻ em dưới 5 tuổi và cao dưới 1m: Miễn phí, bố mẹ tự lo cho bé và thanh toán các chi phí phát sinh nếu có.

  • Trẻ em từ 5 – dưới 10 tuổi và cao từ 1m – 1m3: 50% vé tour trọn gói bao gồm phương tiện vận chuyển, ăn uống bằng ½ người lớn theo chương trình + vé tham quan đối với các điểm tính phí theo độ tuổi/chiều cao.
  • Trẻ em từ trên 10 tuổi và cao từ 1m3 trở lên: phải mua vé tour trọn gói như người lớn bao gồm phương tiện vận chuyển, khách sạn, ăn uống theo chương trình, vé tham quan theo qui định các điểm tham quan. Đền thờ thầy Chu Văn An tọa lạc trên núi Phượng Hoàng, thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây với phong cảnh tuyệt đẹp, cũng là nơi nhiều người dân đến xin chữ mỗi khi dịp Tết đến xuân về, cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn, học hành thi cử đỗ đạt.

    Đền chu văn an côn sơn kiếp bạc năm 2024
    Toàn cảnh Đền thờ thầy Chu Văn An Thầy Chu Văn An hiệu là Tiều Ẩn – tự là Linh Triệt, thuỵ là Văn Trinh. Sinh ngày 25 tháng 8 năm Nhâm Thìn niên hiệu Trùng H­ưng thứ 2 (1292) tại thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Trì (nay thuộc thành phố Hà Nội). Ông là người có công lớn đầu tiên trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng Giáo ở Việt Nam. Ông được Vua Trần Minh Tông (1314 - 1329) mời làm tư nghiệp Quốc tử giám dạy học cho Thái tử. Đến đời Vua Trần Dụ Tông (1341 - 1369), vì không chịu nổi bọn gian thần ác bá, ông đã trao ấn từ quan về ở ẩn trên núi Phượng Hoàng, chỉ chuyên dạy học, viết sách, làm thơ, nghiên cứu y dược cho tới khi mất. Sau khi thầy Chu Văn An qua đời (1370), tại nơi thầy làm nhà dạy học đã được dựng ngôi đền thờ thầy. Sau 2 giai đoạn trùng tu, năm 2008 đền thờ Chu Văn An đã trở thành quần thể kiến trúc bề thế trang nghiêm bao gồm: tam quan nội, tam quan ngoại, sân hạ, sân trung, sân thượng, vườn cây, hai nhà giải vũ, hai nhà bia, đền thờ chính cùng những bức phù điêu chạm Long Phượng vờn mây và 112 bậc đá dẫn lên đền thờ chính. Đền đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1998.
    Đền chu văn an côn sơn kiếp bạc năm 2024
    Đền thờ Chu Văn An Đền thờ chính tọa lạc trên thế đất cao, rộng, theo phong thủy, đây chính là mắt của chim Phượng. Phía trước đền có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì Lân và núi Phượng Hoàng chầu về. Đền được xây dựng theo hình chữ Nhị (二), kiểu chồng diêm 2 tầng 8 mái, ngói liệt với 8 góc đao cong, bao gồm 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung. Nghệ thuật trang trí trong đền theo đề tài tứ linh (Long, Ly, Quy, Phượng), tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai). Các bức y môn sơn son thếp vàng trang trí mỹ thuật theo hình tượng “rồng chầu hoa cúc mãn khai”. Phía trước đền là đôi rồng đá mang phong cách kiến trúc thời Trần…
    
    
    Đền chu văn an côn sơn kiếp bạc năm 2024
    Quang cảnh phía trước đền thờ
    Đền chu văn an côn sơn kiếp bạc năm 2024
    Tượng thầy Chu Văn An bằng đồng được thờ trong hậu cung của đền
    
    
    Đền chu văn an côn sơn kiếp bạc năm 2024
    Lăng mộ thầy Chu Văn An trên núi Phượng Hoàng Hàng năm, tại đền Chu Văn An diễn ra lễ khai bút đầu xuân vào ngày 6 tháng Giêng với 4 chữ thư pháp Hán Nôm: Chính - Học - Thuần - Hành, và 10 chữ Quốc ngữ: Tâm - Đức - Chí - Nghĩa - Trung - Tài - Minh - Trí - Thành - Vinh. Đây là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy học. Lễ hội đền Chu Văn An mùa thu diễn ra từ ngày 1 - 25/8 âm lịch (chính hội ngày 25).

    Tại sao lại gọi là Kiếp Bạc?

    Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là một danh nhân kiệt xuất của dân tộc Việt Nam, đồng thời là thiên tài quân sự cổ kim của thế giới.

    đền Kiếp Bạc thờ ai?

    Về với Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc là về với ngày giỗ Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn “Tháng tám giỗ cha”. Đền Kiếp Bạc là nơi thờ Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn cùng toàn thể gia quyến.

    Đi Côn Sơn

    Do đặc thù của Côn Sơn Kiếp Bạc là khu di tích lịch sử nên nếu tới đây tham quan, ngắm cảnh bạn nên lưu ý: - Trang phục kín đáo, thoải mái, không mặc váy hoặc quần quá ngắn trên đầu gối. - Phải di chuyển bằng đường bộ khá nhiều bạn không nên đi giày cao gót mà đi giày bệt hoặc giày vải là thoải mái nhất.

    Từ Côn Sơn

    1. Đôi nét về quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc. Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 70km về phía đông bắc, có một quần thể di tích Côn Sơn Kiếp Bạc thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.