1 mét bằng bao nhiêu gam

Hiện nay Việt Nam sử dụng Hệ đo lường quốc tế, nhưng trong thông tục tập quán Việt Nam có một hệ đo lường khác.

Các đơn vị đo độ dài cổ của Việt Nam theo hệ thập phân, ngoại trừ ngũ, dựa trên một cây thước cơ bản.

Tuy nhiên, trước khi Pháp chiếm đóng Đông Dương, đã có nhiều loại thước ở Việt Nam, phục vụ cho các mục đích khác nhau và có độ dài khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt thì trong hệ đo lường cổ Việt Nam có ít nhất hai loại thước đo chiều dài với các giá trị trước năm 1890 là thước ta (hay thước mộc, bằng 0,425 mét) và thước đo vải (bằng 0,645 m). Theo Nguyễn Đình Đầu thì cả trường xích và điền xích đều bằng 0,4664 mét. Theo Ths. Phan Thanh Hải trong bài thì có ba loại thước chính: thước đo vải (từ 0,6 đến 0,65 mét), thước đo đất (luôn là 0,47 mét) và thước mộc (từ 0,28 đến 0,5 mét).

Khi Pháp chiếm Nam kỳ, Nam kỳ dùng mét theo tiêu chuẩn của Pháp. Trung kỳ và Bắc kỳ tiếp tục dùng thước đo đất, điền xích, với độ dài 0,47 mét. Theo Dương Kinh Quốc (tr. 236), vào ngày 2 tháng 6 năm 1897, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã ra sắc lệnh quy định, kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1898, ở địa bàn Bắc kỳ áp dụng cách tính 1 thước ta = 0,40 mét. Quy định này cũng đã thống nhất tất cả các loại thước (thước ta, thước mộc, điền xích...) thành một loại thước ta bằng 0,40 mét. Trung kỳ vẫn dùng chuẩn cũ và dẫn đến trong việc đo đất, các đơn vị chiều dài và diện tích (ví dụ sào) ở Trung kỳ gấp 4,7/4 và (4,7/4)² lần các đơn vị tương ứng ở Bắc kỳ.

Theo và một sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc, các đơn vị đo chiều dài cổ của Việt Nam, vào đầu thế kỷ 20, là:

Đơn vị đoHán/NômGiá trị cổChuyển đổi cổGiá trị hiện nayChuyển đổi hiện naytrượng丈4 m2 ngũ = 10 thước......ngũ五2 m5 thước......thước hay xích尺40 cm10 tấc1 m10 tấctấc𡬷4 cm10 phân10 cm10 phânphân分4 mm10 ly1 cm10 lyly hay li釐0,4 mm10 hào1 mm...hào毫0,04 mm10 ti......ti絲4 µm10 hốt......hốt忽0,4 µm10 vi......vi微0,04 µm.........

Chú ý:

  • Thước còn gọi là "thước ta" để phân biệt với "thước tây" (hay mét). Ngoài đo chiều dài, thước còn dùng để đo diện tích đất (trình bày ở dưới). Xem thêm bài thước và đơn vị đo chiều dài cổ Việt Nam.
  • Theo sách hướng dẫn của Liên Hợp Quốc và Hán-Việt từ điển của Thiều Chữu, các đơn vị đo thể tích cổ của Việt Nam là:

    Hệ đơn vị đo Trung Quốc (từ Hán 市制, Hán Việt thị chế, phiên âm Latin shi zhi) là hệ thống đo lường trong mua bán ở Trung Quốc xưa kia.

    Trung Hoa rộng lớn gồm nhiều vùng lãnh thổ, trải nhiều triều đại phong kiến và chế độ chính trị khác nhau. Quá trình tiến triển của hệ thống đơn vị đo ở một đất nước như vậy cũng phức tạp. Có sự không thống nhất khi so sánh các tài liệu khác nhau; ví dụ giữa các tài liêu phương Tây và các sách lịch sử ở Việt Nam.

    Các đơn vị đo trong hệ thống cổ truyền ở Trung Quốc được tiêu chuẩn hóa trong thế kỉ 20 để chuyển đổi sang hệ quốc tế về đơn vị đo (SI). Nhiều đơn vị đo Trung Quốc còn dựa trên cơ sở 16 như cũ. Vào đầu thế kỷ 20, Hồng Kông không thuộc Trung Quốc và nằm ngoài sự cải cách này; ngày nay các đơn vị truyền thống vẫn được dùng cùng với các đơn vị SI và hệ đo lường Anh ở Hồng Kông.

    Dường như những đơn vị SI không được đặt tên mới ở Trung Quốc. Tên gọi Trung Hoa cho hầu hết các đơn vị SI là dựa trên tên gọi đơn vị truyền thống có giá trị gần nhất. Khi cần nhấn mạnh đến hệ thống cũ được dùng thì người ta thêm chữ "thị" (市, shi), nghĩa là "chợ", trước tên đơn vị truyền thống; còn khi muốn nói thêm đến đơn vị SI, thêm chữ "công" (公, gōng), nghĩa là "chuẩn chung", vào trước.

    • 1 lý, 1 dặm (市里, li) = 15 dẫn = 500 m
    • 1 dẫn (引, yin) = 10 trượng = 33,33 m
    • 1 trượng (市丈, zhang) = 2 bộ = 3,33 m
    • 1 bộ (步, bu) = 5 xích = 1,66 m
    • 1 xích, (市尺, chi) = 10 thốn = 1/3 m = 33,33 cm
    • 1 thốn (市寸, cun) = 10 phân = 3,33 cm
    • 1 phân (市分, fen) = 10 ly = 3,33 mm
    • 1 ly (市厘, li) = 10 hào = 1/3 mm = 333,3 µm
    • 1 hào (毫, hao) = 10 ty = 33,3 µm
    • 1 ty (丝, si) = 10 hốt = 3,3 µm
    • 1 hốt (忽, hu) = 1/3 àm = 333,3 nm
    • 1 xích (尺, chek) = 37,147 5 cm, chính xác
    • 1 thốn (寸, tsun) = 1/10 thước = ~3,715 cm
    • 1 phân (分, fan) = 1/10 thốn = ~3,715 mm
    • 1 khoảnh (市顷, qing) = 100 mẫu = 66 666, 6 m²
    • 1 mẫu (市亩 / 畝, mu) = 10 phân = 60 phương trượng = 666,6 m²
    • 1 phân (市分, fen) = 10 lý = 66,6 m²
    • 1 li(市里, li) = 6,6 m²
    • 1 phương trượng (方丈, zhang²) = 100 phương xích = 11,11 m²
    • 1 phương xích (方尺, chi²) = 100 phương thốn = 1/9 m²= 0,11 m²
    • 1 phương thốn (方..., cun) = 1 111,1 mm²
    • 1 thạch (市石, dan) = 10 đẩu/đấu = 100 lít
    • 1 đẩu/đấu (市斗, dou) = 10 thăng = 10 lít
    • 1 thăng (市升, sheng) = 10 hộc = 1 lít
    • 1 hộc (合, ge) = 10 chước = 0,1 lít
    • 1 chước (勺, shao) = 10 toát = 0,01 lít
    • 1 toát (撮, cuo) = 1 ml = 1 cm³
    • 1 đảm (市担 / 擔, dan) = 100 cân = 50 kg
    • 1 cân (市斤, jin) = 10 lượng = 500 g (cổ: 1 cân = 16 lượng)
    • 1 lượng, lạng (市两, liang) = 10 tiền = 37.3 g
    • 1 tiền (市钱, qian) = 10 phân = 3.73 g
    • 1 phân (市分, fen) = 10 li = 500 mg
    • 1 li (市厘, li) = 10 hào = 50 mg
    • 1 hào (毫, hao) = 10 si = 5 mg
    • 1 ti (絲, si) = 10 hu = 500 µg
    • 1 hốt (忽, hu) = 50 µg
    • 1 đảm, 1 picul (担, tam) = 100 cân = 60,48 kg
    • 1 cân, 1 catty (斤, kan) = 604,789 82 g chính xác
    • 1 lượng, 1 tael (兩, leung) = 1/16 cân = 37,8 g
    • 1 tiền, 1 mace (錢, tsin) = 1/10 lượng = 3,78 g
    • 1 phân, 1 candareen (分, fan) = 1/10 tiền = 0,378 g

    Theo , catty xuất xứ từ kati ở Malaysia được định nghĩa là "một đơn vị đo khối lượng ở Trung Hoa và một số nước thuộc địa ở Đông Nam Á". Nó xấp xỉ 1 lb (pound) phụ thuộc vào quốc gia:

    • Malaysia, 1 catty = 604,79 g;
    • Thái Lan, 1 catty = 600 g;
    • Trung Hoa, theo 1 catty (觢,斤) = 500 g.

    Cân, 斤 hay jin và kan, có thể có chuyển đổi tùy theo các thời kì lịch sử khác nhau: 500 g (10 lượng), 250 g, 604,79 g và 600 g (16 lượng).

    Khối lượng kim hoàn Hồng Kông[sửa | sửa mã nguồn]

    • 1 kim vệ lượng, 1 tael troy (金衛兩) = 37,429 g (chính xác)
    • 1 kim vệ tiền, 1 mace troy (金衛錢) = 1/10 kim vệ lượng = 3,743 g
    • 1 kim vệ phân, 1 candareen troy (金衛分) = 1/10 kim vệ tiền = 0,374 g
    • 1 nhật (日, ri) = 12 thời canh = 96 khắc = 1 ngày (24 h).
    • 1 thời canh (时辰, shi chen) = 8 khắc = 2 giờ.
    • 1 khắc (刻, ke) = 60 phân = 15 phút.
    • 1 phân (分, fen) = 15 giây.

    Từ sau năm 1645 (trừ các năm từ 1665 đến 1669), các chuyển đổi tương đương về thời gian trên đây là đúng. Nhưng trước năm 1645 (bắt đầu triều đại Thanh), ngoại trừ một số giai đoạn ngắn, chuyển đổi là như sau:

    • 1 nhật (日, ri) = 12 thời canh = 100 khắc
    • 1 thời canh (时辰, shi chen) = khắc = 8 khắc 20 phân

    Theo trang mạng [1] Lưu trữ 2004-12-06 tại Wayback Machine có các khác biệt. Tuy nhiên các đơn vị đo tại trang đó không đề chữ Hán gốc. Chúng được ghi dưới đây với các tên gọi Việt phỏng đoán theo tên Lantin.