1 người trung bình ăn được bao nhiêu thịt năm 2024

Tăng thịt- rau, giảm bia

Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2022 của Tổng cục Thống kê cho biết chi tiêu bình quân đầu người một tháng xấp xỉ 2,8 triệu đồng, giảm 3,3 điểm % so với năm 2020. Có thể thấy dưới tác động của dịch Covid-19 các hộ gia đình có xu hướng thắt chặt chi tiêu, đặc biệt là các hộ sống ở khu vực thành thị. Nhưng trong đó chi tiêu cho thực phẩm thiết yếu như ăn thịt, rau xanh... đã gia tăng.

Chi tiêu bình quân đầu người một tháng ở thành thị là 3,3 triệu đồng (giảm 13,6 điểm % so với năm 2020), ở khu vực nông thôn là gần 2,5 triệu đồng (tăng 4,7 điểm % so với năm 2020). Năm 2022, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp chủ yếu do giảm chi tiêu của người dân sống ở thành thị.

1 người trung bình ăn được bao nhiêu thịt năm 2024

Lượng tiêu dùng gạo, thịt các loại và rau bình quân trong năm qua

TỔNG CỤC THỐNG KÊ

Riêng chi đời sống chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi tiêu bình quân đầu người của hộ gia đình với bình quân là 2,7 triệu đồng/người/tháng, chiếm tới 95,5% trong tổng chi tiêu hộ gia đình. Trong đó, chi cho ăn uống bình quân đầu người xấp xỉ 1,3 triệu đồng/tháng và không phải ăn uống là 1,4 triệu đồng/tháng.

Khảo sát cũng cho thấy tiêu dùng gạo và lương thực quy gạo tiếp tục giảm còn 6,9 kg/tháng, giảm 0,7 kg so với năm 2020. Những hộ gia đình thuộc nhóm nghèo nhất có lượng gạo tiêu thụ cao hơn so với những hộ gia đình thuộc nhóm giàu nhất (7,8 so với 6,1 kg/người/tháng).

Trong khi đó, lượng tiêu thụ thịt các loại có xu hướng tăng qua các năm, từ 2,3 kg/người mỗi tháng lên 2,6 kg năm 2022; Tiêu thụ rau xanh tăng từ 1,7 kg năm 2020 lên 1,9 kg năm 2022.

Ngược lại, lượng tiêu thụ rượu bia, đồ uống khác (nước có ga, nước ngọt…) có dấu hiệu giảm trong năm 2022. Cụ thể, sử dụng rượu bia giảm từ 1,3 lít/người/tháng năm 2020 xuống 1,2 lít năm 2022 và đồ uống khác giảm từ 2,3 lít/người/tháng năm 2020 xuống 2,1 lít năm 2022.

Chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng của nhóm hộ giàu nhất (nhóm 5) gần 4,1 triệu đồng trong khi chi tiêu bình quân của nhóm nghèo nhất (nhóm 1) gần 1,3 triệu đồng. Chênh lệch chi tiêu đời sống giữa 2 nhóm giàu nhất và nghèo nhất năm 2022 là 3,2 lần, có phần được cải thiện so với năm 2020 (chênh lệch năm 2020 là 5,7 lần) trong đó chủ yếu là do chi tiêu đời sống của nhóm giàu nhất giảm mạnh (5,7 triệu năm 2020 giảm còn 4,1 triệu năm 2022).

Riêng chi giáo dục, đào tạo bình quân của người Việt là 7 triệu đồng/tháng; giảm khoảng 70.000 đồng so với năm 2020 chủ yếu giảm ở hai khoản chi cho học thêm và giáo dục khác (gồm các loại hình đào tạo khác ngoài chính quy). Trong cơ cấu chi cho giáo dục, khoản học phí, trái tuyến chiếm 40,3%, học thêm chiếm 16,6% và chi giáo dục khác chiếm 19,3%...

Thu nhập bình quân nhóm giàu cao gấp 7,6 lần nhóm nghèo nhất

Thu nhập bình quân năm 2022 theo giá hiện hành đạt 4,67 triệu đồng/người/tháng, tăng 11,1 điểm % so với năm 2021. Tổng cục Thống kê cho biết thu nhập tăng đều ở cả thành thị và nông thôn. Thu nhập bình quân một người ở khu vực thành thị đạt gần 5,95 triệu đồng/tháng, tăng 10,4 điểm % so với năm 2021 và cao gấp 1,54 lần thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn là 3,86 triệu đồng (tăng 10,8 điểm % so với năm 2021).

Riêng thu nhập nhóm hộ giàu nhất (nhóm gồm 20% dân số giàu nhất – nhóm 5) có thu nhập bình quân đạt 10,23 triệu đồng/người/tháng, cao gấp 7,6 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (nhóm 1).

1 người trung bình ăn được bao nhiêu thịt năm 2024

Chi tiêu bình quân của người Việt năm 2022 giảm

NGỌC DƯƠNG

Xét theo vùng thì Đông Nam Bộ là vùng có thu nhập bình quân cao nhất với 6,33 triệu đồng/người/tháng; Vùng có thu nhập bình quân thấp nhất là Trung du và miền núi phía Bắc với 3,17 triệu đồng

Còn theo cơ cấu, thu nhập bình quân từ tiền lương tiền công đạt 2,6 triệu đồng/người/tháng, (tăng 8,2 điểm %); thu từ nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 0,47 triệu đồng (tăng 4,3 điểm %); thu từ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 1,1 triệu đồng (tăng 15,9 điểm %); thu từ các nguồn thu khác đạt 0,5 triệu đồng (tăng 24,7 điểm %).

Cơ cấu thu nhập đang chuyển dịch theo hướng ngày càng tiến bộ hơn. Tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm nông, lâm nghiệp, thủy sản có xu hướng ngày càng giảm, từ 20,1% năm 2010 xuống 10,8% năm 2021 và còn 10,1% năm 2022. Ngược lại, tỷ trọng các khoản thu từ hoạt động tự làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng. Riêng các khoản thu từ tiền lương, tiền công có giảm nhẹ 1,5% so với năm 2021 nhưng vẫn duy trì ở mức cao với 55,2% trong thu nhập...

Khảo sát mức sống dân cư 2022 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm 46.995 hộ đại diện cho toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn, 6 vùng địa lý, tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương. Riêng thông tin về chi tiêu chỉ đại diện đến cấp toàn quốc, khu vực thành thị, nông thôn và 6 vùng địa lý.

1 ngày nên ăn bao nhiêu gram thịt lợn?

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng khuyến cáo, người bình thường nên ăn không quá 300 - 500g thịt đỏ (bao gồm bò, lợn, bê…) mỗi tuần. Tốt nhất 1 tuần nên ăn 2 lần, mỗi lần ăn tương đương từ 100 – 150g, tùy vào cân nặng và mức độ béo của bạn để tăng hoặc giảm một cách phù hợp.

1 ngày nên ăn bao nhiêu kg thịt?

Nên tiêu thụ không quá ba lần thịt đỏ mỗi tuần, tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350- 500g sau chế biến. Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.

1 tuần nên ăn bao nhiêu thịt lợn?

Theo các nhà nghiên cứu dinh dưỡng, một người bình thường không nên ăn quá 300 - 500g thịt đỏ (bò, lợn, bê...) mỗi tuần. Và một tuần không nên ăn quá 2 – 3 lần, (khẩu phần 100 - 150g/lần ăn, tùy cân nặng và mức độ béo để tăng giảm phù hợp), và tốt nhất là luộc thịt, hầm thịt.

1 tuần nên ăn bao nhiêu bữa cá?

Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi người nên ăn ít nhất 2 bữa cá, tương đương khoảng 340g cá/tuần. Với các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá thu... mỗi người nên ăn ít nhất 140g/tuần. Phụ nữ sắp hoặc đang có thai, cho con bú không nên ăn quá 280g.