380 bài thuốc đông y hiệu nghiệm PDF

Người dịch: – Lương y Ngô Xuân Thiều

– Hải Ngọc

– Lâm Huy Nhuận

Cuốn sách 380 bài thuốc Đông y hiệu nghiệm này là một tài liệu do Việnnghiên cứu y học Dân tộc Thượng Hải [Trung Quốc] biên soạn rất công phu, nókhông đơn thuần giới thiệu những bài thuốc hay, mà theo từng chương mục nócòn hướng dẫn việc phân chia các loại bệnh, cách chữa bệnh, cách dùng phươngthuốc cho phù hợp. Dược tính, công năng từng vị thuốc, phương thuốc cũng nhưcách ghép vị, gia giảm, được phân tích tỷ mỉ. Những bài thuốc nêu ta ở đây đượcchọn lọc rút ra từ những cuốn sách thần dược cổ truyền như “Cảnh Nhạc toànthư”, “Thương hàn luận”, “Hoà tễ cục phương”… Kết hợp với những phương thứchiệu nghiệm cho các bệnh viện y học dân tộc Thượng Hải, Thiên tân, Nam Kinhtrong quá trình thực nghiệm lâm sàng cấu thành.Đây là một tài liệu vừa có tính lý luận vừa hướng dẫn thực hành, vừa kết hợpphương thuốc cổ truyền với nghiệm phương điều trị hiện tại. Nó có ích cho cáclương y tham khảo chữa bệnh và cũng rất có ích cho những người tìm hiểu nghiêncứu về y học dân tộc và những người muốn tự chữa bệnh cho mình.

Home Forums > Thư Viện Tổng Hợp > Tủ Sách Khoa Học Tự Nhiên > Y Học Cổ Truyền >

Discussion in 'Y Học Cổ Truyền' started by hoangan, Mar 24, 2016.

Tags:

[You must log in or sign up to reply here.]

No Text Content!

VIỆN Y HỌC DÂN TỘC THƯỢNG HẢI 380 BÀI THUỐC ĐÔNG Y HIỆU NGHIỆM Người dịch: - Lương y Ngô Xuân Thiều - Hải Ngọc - Lâm Huy Nhuận Kỹ thuật vi tính: - Bs. Lê Trung Tú NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA - 1990 Tham khảo 2 cuốn tương tự sau: Người dịch: Lê Văn Sửu [Hoàn thành năm 1987] SỔ TAY PHƯƠNG TỄ LÂM SÀNG ĐÔNG Y Bản dịch từ: Trung-Y Phương Tễ Lâm Sàng Thủ Sách của:Thượng Hải Trung-Y Học Viện và Tổ Nghiên Cứu Lý Luận Trung-Y biên soạn Nhà xuất bản Thượng Hải Nhân Dân – 1973 [Dùng trong gia đình và bạn bè thân thiết - Không phổ biến rộng rãi]VIỆN Y HỌC DÂN TỘC THƯỢNG HẢI399 BÀI THUỐC ĐÔNG Y HIỆU NGHIỆMNgười dịch: - Lương y Ngô Xuân Thiều - Hải Ngọc - Lâm Huy NhuậnNHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA THÔNG TIN - 2001 Mục lục LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................................................... 3Chương 1................................................................................................................................................................. 4 KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC BÀI THUỐC ĐÔNG Y ................................................................................ 4Chương 2................................................................................................................................................................. 9 THUỐC GIẢI BIỂU........................................................................................................................................... 9Chương 3............................................................................................................................................................... 17 THUỐC THANH NHIỆT................................................................................................................................. 17Chương 4............................................................................................................................................................... 36 THUỐC TẢ HẠ ............................................................................................................................................... 36Chương 5............................................................................................................................................................... 48 THUỐC HÒA................................................................................................................................................... 48Chương 6............................................................................................................................................................... 53 THUỐC ÔN...................................................................................................................................................... 53Chương 7............................................................................................................................................................... 58 THUỐC TIÊU .................................................................................................................................................. 58Chương 8............................................................................................................................................................... 65 THUỐC BỔ ÍCH .............................................................................................................................................. 65Chương 9............................................................................................................................................................... 83 THUỐC LÝ KHÍ .............................................................................................................................................. 83Chương 10 ............................................................................................................................................................. 88 THUỐC NGỪNG NÔN GIÁNG NGHỊCH ..................................................................................................... 88Chương 11 ............................................................................................................................................................. 93 THUỐC CHỈ THỐNG...................................................................................................................................... 93Chương 12 ........................................................................................................................................................... 101 THUỐC HOẠT HUYẾT................................................................................................................................ 101Chương 13 ........................................................................................................................................................... 110 THUỐC CHỈ HUYẾT .................................................................................................................................... 110Chương 14 ........................................................................................................................................................... 115 THUỐC CHỈ KHÁI, ĐỊNH SUYỄN VÀ HÓA ĐÀM ................................................................................... 115Chương 15 ........................................................................................................................................................... 130 THUỐC HÓA THẤP VÀ LỢI THỦY ........................................................................................................... 130Chương 16 ........................................................................................................................................................... 139 THUỐC KHƯ PHONG THẤP....................................................................................................................... 139Chương 17 ........................................................................................................................................................... 145 TRỊ NGƯỢC TỄ ............................................................................................................................................ 145Chương 18 ........................................................................................................................................................... 149 THUỐC KHU TRÙNG .................................................................................................................................. 149Chương 19 ........................................................................................................................................................... 153 THUỐC KHAI KHIẾU .................................................................................................................................. 153Chương 20 ........................................................................................................................................................... 160 THUỐC TRẤN KINH.................................................................................................................................... 160Chương 21 ........................................................................................................................................................... 164 THUỐC TRỌNG TRẤN AN THẦN ............................................................................................................. 164Chương 22 ........................................................................................................................................................... 170 THUỐC CỐ SÁP............................................................................................................................................ 170Chương 23 ........................................................................................................................................................... 177 THUỐC TRỊ UNG DƯƠNG ......................................................................................................................... 177Chương 24 ........................................................................................................................................................... 185 NGOẠI DỤNG PHƯƠNG TỄ ....................................................................................................................... 185© text: //phongthuyquan.vn 2 LỜI GIỚI THIỆU Cuốn sách 380 bài thuốc Đông y hiệu nghiệm này là một tài liệu do Việnnghiên cứu y học Dân tộc Thượng Hải [Trung Quốc] biên soạn rất công phu, nókhông đơn thuần giới thiệu những bài thuốc hay, mà theo từng chương mục nócòn hướng dẫn việc phân chia các loại bệnh, cách chữa bệnh, cách dùng phươngthuốc cho phù hợp. Dược tính, công năng từng vị thuốc, phương thuốc cũng nhưcách ghép vị, gia giảm, được phân tích tỷ mỉ. Những bài thuốc nêu ta ở đây đượcchọn lọc rút ra từ những cuốn sách thần dược cổ truyền như “Cảnh Nhạc toànthư”, “Thương hàn luận”, “Hoà tễ cục phương”... Kết hợp với những phương thứchiệu nghiệm cho các bệnh viện y học dân tộc Thượng Hải, Thiên tân, Nam Kinhtrong quá trình thực nghiệm lâm sàng cấu thành. Đây là một tài liệu vừa có tính lý luận vừa hướng dẫn thực hành, vừa kết hợpphương thuốc cổ truyền với nghiệm phương điều trị hiện tại. Nó có ích cho cáclương y tham khảo chữa bệnh và cũng rất có ích cho những người tìm hiểu nghiêncứu về y học dân tộc và những người muốn tự chữa bệnh cho mình. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. NHÀ XUẤT BẢN THANH HÓA   © text: //phongthuyquan.vn  © Kỹ thuật vi tính: Bs. Lê Trung Tú  HÀ NỘI ‐ 2012      3© text: //phongthuyquan.vn Chương 1: Kiến thức cơ bản về các bài thuốc đông y Chương 1 KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC BÀI THUỐC ĐÔNG YI. CÁCH CẤU TẠO MỘT BÀI THUỐC Ta lấy một vị thuốc hoặc nhiều vị thuốc bào chế theo một phương pháp nhất định để chữa mộtbệnh nào đó thì thuốc đó gọi là một bài thuốc. Có bài thuốc chỉ có một vị, người xưa đã từng dùng như cao Tỳ bà diệp, cao Tang chi, cao Kimanh tử, thuốc sắc Độc sâm thang hoặc như thuốc viên Hoàng liên, Diên hồ sách, thanh nhiệt tiêu viêm[chỉ một vị Bồ công anh chế thành] hoặc là thuốc tiêm Bản lam căn, hoặc thuốc lưu truyền trong dângian như vị mã xỉ nghiễn [rau sam] chữa đau bụng đi tả, ngư tinh thảo chữa bệnh ủng phổi, xú ngôđồng chữa huyết áp cao v.v… Bài thuốc một vị có đặc điểm chủ yếu là chuyên chữa một bệnh, nguồnthuốc tại chỗ, nhân dân lao động dễ học biết và sử dụng, dễ nghiên cứu tính năng tác dụng và hiệu quảcủa vị thuốc đó, là cơ sở hình thành các bài thuốc có nhiều vị. Có bài thuốc nhiều vị. Từ xưa đến nay dùng thuốc để chữa bệnh đều bắt đầu từ một vị thuốc. Đếnkhi thấy chỉ dùng một vị để chữa bệnh không đủ hiệu nghiệm mới dần dần dùng hai vị hoặc nhiều vịphối hợp lại, cùng dùng hai vị thuốc một lúc có thể bổ sung hạn chế của vị thuốc kia [như cùng dùngNgô thù với Hoàng liên], khử được chất độc của vị thuốc [như cùng dùng Sinh khương với Bán hạ],làm dịu chất mạnh của thuốc [như cùng dùng Đại táo với Đình lịch] hoặc phối hợp phát huy hiệu quảlớn hơn [như cùng dùng Can khương với Phụ tử, qua việc ghép vị [phối ngũ] như vậy tác dụng của nókhông giống như dùng một vị thuốc riêng lẻ. Qua thực tế chữa bệnh nhiều năm do kinh nghiệm tíchlũy được mà hình thành các bài thuốc. Nắm vững nguyên tắc ghép vị thuốc thì sử dụng thuốc tốt hơnhợp với các chứng bệnh phức tạp nâng cao được kết quả điều trị. Đó là đặc điểm của y dược họcTrung Quốc, chữa bệnh theo phép biện chứng. Những bài thuốc hiệu nghiệm do người xưa để lại rất làquý báu cần được khai thác, phát huy và nâng cao lên.1. Nguyên tắc tạo thành bài thuốc: Bài thuốc đông y được tạo thành bởi 3 thành phần:1.1. Vị thuốc chủ: Căn cứ bệnh tình chọn một, hai vị thuốc chủ yếu làm nòng cốt chữa bệnh, đó là thành phần chủyếu. Như bài Tam thừa khí thang lấy Đại hoàng làm vị thuốc chủ tức là xác định cách chữa công hạthực nhiệt ở vị tràng.1.2. Vị thuốc phù trợ: Căn cứ đặc điểm của bệnh, cân nhắc chọn vị thuốc chủ rồi lại chọn những vị thuốc khác ghép vàođể vị thuốc chủ phát huy được tác dụng cần thiết đề điều trị càng sát hợp với bệnh tình. Như bài Mahoàng thang lấy Quế chi làm vị phù trợ cho Ma hoàng để tăng thêm tác dụng tân ôn giải biểu; bài Xạcan Ma hoàng thang lấy Xạ can làm vị phù trợ để giảm tác dụng tân ôn hòa giải biểu của Ma hoàngmà tăng thêm công hiệu tuyên phế bình suyễn.1.3. Vị thuốc gia thêm theo bệnh: Tức là theo bệnh thứ yếu của bệnh nhân mà cho thêm vị thuốc vào như ho thêm Hạnh nhân, tiêuhóa không tốt thêm Lục thần khúc, Mạch nha. Điều cần nói thêm là: Vị thuốc chủ và vị thuốc phù trợ trong bài thuốc không hạn chế một hay haivị, rất nhiều bài có đến hai, ba vị tạo thành. Nhưng lúc có vị thuốc chủ hoặc vị thuốc phù trợ có từ haivị trở lên, có thể xảy ra hai tình huống! Một là sau khi ghép vị rồi có thể tăng cường hạn chế hoặc cải biến tác dụng của vị thuốc chủ hoặcvị thuốc phù trợ như Ngân hoa cùng dùng với Liên kiều trong bài: Ngân kiều tán thì tác dụng thanhnhiệt sẽ được tăng lên, vì hai vị đó dược tính tương tự như nhau; Ma hoàng cùng dùng với Thạch caotrong bài Ma hạch thạch cam thang là để hạn chế nhau vị Ma hoàng thì tân ôn còn Thạch cao thì tân© text: //phongthuyquan.vn 4 Chương 1: Kiến thức cơ bản về các bài thuốc đông yhàn, khí vị tương phản để tạo thành bài thuốc khai phế thanh nhiệt, Quế chi và Bạch thược trong bàiQuế chi thang là vị thuốc chủ nhưng khí vị tương phản cốt để điều hòa dinh vệ: Tình huống khác làứng dụng kết hợp một lúc hai cách chữa bệnh như bài Đại thừa khí thang lấy Hậu phác, Chỉ thực ghépvị Đại hoàng là ứng dụng kết hợp một lúc hai cách chữa công hạ và hành khí, phá khí, tác dụng của nócàng mạnh hơn. Như bài Hoàng long thang lấy Nhân sâm, Đương quy để ích khí dưỡng huyết phối vịvới Đại hoàng để công hạ, đó là kết hợp ứng dụng giữa công và bổ, trở thành bài thuốc vừa công vừabổ. Cũng có thể gọi vị thuốc nói trên là “sứ dược”, tức là chọn vị thuốc nào đó có tác dụng đến mộtphủ tạng, kinh lạc nào đấy, dẫn thuốc đến thẳng nơi bị đau như Kiết cánh dẫn thuốc đi lên, Ngưu tấtdẫn thuốc đi xuống. Cũng có vị thuốc có tác dụng điều hòa giữa các vị thuốc như thường dùng Camthảo trong nhiều bài thuốc nhưng không phải bài nào cũng dùng nó. Tóm lại, nguyên tắc tạo thành bài thuốc là một bộ phận trong phép chữa bệnh biện chứng củađông y, là cách vận dụng cụ thể của “Lý, phép, phương, dược”. Chỉ có chẩn đoán chính xác, phân biệtrõ bệnh tình nặng nhẹ, thư cấp, bệnh nào chính phụ quyết định nguyên tắc điều trị, chọn đúng vị thuốcchủ, vị thuốc phù trợ có mục đích thì mới tạo nên một bài thuốc hiệu nghiệm.2. Nguyên tắc ghép vị thuốc: Bài thuốc được tạo nên là do việc ghép các vị thuốc lại với nhau. Dùng một vị hoặc nhiều vị phốihợp với nhau phải tuân theo phương pháp chọn vị thuốc. Do việc ghép vị thuốc khác nhau mà tạo nêntác dụng khác nhau như Quế chi ghép với Ma hoàng thì ra mồ hôi nhưng ghép với Thược dược thìngừng ra mồ hôi. Qua việc ghép vị thuốc, có cái tăng thêm hiệu lực của thuốc như Đại hoàng ghép vớiMang tiêu thì tác dụng tả hạ càng mạnh, có cái có thể giảm bớt tính năng của thuốc như Phụ tử dùngchung với Địa hoàng thì Địa hoàng hộ âm, cơ thể giảm bớt tính tân nhiệt cương tác và suy âm của Phụtử; có vị thuốc có thể khiên chế độc tính của vị thuốc khác để giảm bớt tác dụng phụ, như Bán hạ phốihợp với Sinh khương thì Sinh khương khiên chế chất độc của Bán hạ để nó có thể phát huy được tácdụng ngừng nôn khử đờm. Cần phải nêu rõ, cách tạo bài thuốc và ghép vị thuốc không phải bài nào cũng chặt chẽ, hoànchỉnh mà phải nhìn một cách tổng hợp toàn diện để đánh giá tác dụng mỗi bài thuốc, có bài tạo nên tácdụng hợp đồng, tập trung như 4 vị trong bài Hoàng liên giải độc thang đều là vị thanh nhiệt tả hỏa, 8vị trong bài Bát chính tán đều là vị thanh nhiệt thông lâm; có bài tạo thành tác dụng ngược lại nhưcùng dùng Quế chi và Thược dược trong bài Quế chi thang; có bài cùng dùng vị hàn nhiệt [như bài Tảkim hoàn], cùng chữa bổ tả [như Hoàng long thang], biểu lý đồng trị [như bài Phòng phong thông kinhtán] v.v…, đều là do bệnh tình phức tạp mà định cách chữa thích hợp; có bài thuốc ở dạng chiếu cốtoàn diện như bài điều hòa khí huyết và bổ ích khí huyết trong thân thể bệnh nhân. Định lượng mỗi vị thuốc trong thang nhiều ít, chủ yếu do bệnh tình mà định, nếu bệnh đơn giảnhoặc cách chữa cần chuyên một thời gian, thì lượng thuốc cần ít nhưng tinh; nếu bệnh phức tạp cần cóhai cách chữa phối hợp thì vị thuốc tất nhiên phải nhiều lên. Nếu quá nhiều vị trong một thang, có 1lúc nó sẽ khiên chế nhau, ảnh hưởng nhau, cần phải chú ý, cho nên khi bốc thuốc cần chú ý trọngđiểm, lại phải chiếu cố thỏa đáng toàn diện, sao cho “nhiều mà không tạp, ít mà tinh chuyên”. Định lượng mỗi vị thuốc trong một bài thuốc thông thường định lượng vị thuốc chủ nhiều hơn cácvị khác, thuốc phản tá [tức là dược tính phản lại với vị thuốc chủ, thuốc phù trợ khiên chế vị thuốcchủ] thuốc điều hòa thuốc dẫn kinh thì định lượng thường ít hơn các vị thường dùng nhưng phải xemtình hình cụ thể của bệnh và thuốc mà định. Như bài Tả kim hoàn thì Hoàng liên là thuốc chủ, Ngô thùlà thuốc phản tá [cũng có thể gọi là thuốc dẫn kinh] thì tỷ lệ của 2 vị thuốc là 6/1. Bài Đại tiểu thừa khíthang đều lấy Hậu phác, Chỉ thực là thuốc phù trợ, nhưng do bệnh tình khác nhau nên định lượng Hậuphác, Chỉ thực trong bài Thừa khí thang nhiều hơn gấp đôi mức thường dùng. Do vậy, định lượng vịthuốc không chỉ phân biệt vị thuốc chủ và thuốc phù trợ mà còn căn cứ bệnh tình mà gia giảm.II. GIA GIẢM BIẾN HÓA BÀI THUỐC Một bài thuốc dù là từ xưa hay ngày nay mới tạo nên đều có nguyên tắc và phạm vi nhất định vìvậy không thể dập khuôn cứng nhắc, lúc chẩn đoán xem bệnh cần căn cứ vào thể chất khỏe yếu củabệnh nhân, tuổi nhiều hay ít, xem xét chất lượng vị thuốc mà vận dụng gia giảm thích đáng và linhhoạt.© text: //phongthuyquan.vn 5 Chương 1: Kiến thức cơ bản về các bài thuốc đông y1. Gia giảm biến hóa vị thuốc: Một bài thuốc do vị thuốc gia giảm mà biến đổi công dụng và phạm vi thích ứng. Ví như bài Quếchi thang vốn là bài giải cơ, điều hòa dinh vệ thích hợp chữa biểu chứng ngoại cảm, đổ mồ hôi sợ giómà sốt không rõ rệt, giả sử mắc bệnh ấy lại thêm thở khò khè thì thêm Hạnh nhân, Hậu phác sẽ chữakhó thở, nếu như sốt nóng biểu hiện rõ thì thêm Hoàng cầm sẽ có tác dụng thoái nhiệt. Đó là trườnghợp chủ chứng không biến mà có thêm chứng phụ thì gia giảm biến hóa như vậy. Lại ví như Mahoàng thang vốn là bài tân ôn phát hãn nếu như biểu hàn không nặng mà ho nhiều bỏ Quế chi đi, trởthành bài chỉ khái bình suyễn. Tuy chỉ giảm đi một vị nhưng tác dụng chữa bệnh đã khác nhau.2. Thay đổi cách ghép vị thuốc: Sau khi thay đổi cách ghép các vị thuốc chủ yếu thì trực tiếp ảnh hưởng ngay đến tác dụng của bàithuốc. Lấy vị Hoàng kỳ làm ví dụ nếu ghép với Nhân sâm, Bạch truật, Thăng ma, Sài hồ trở thành bàiBổ trung ích khí thang, có tác dụng thăng đề bổ khí, nếu ghép với Đương quy thì trở thành bài Đươngquy bổ huyết thang có tác dụng bổ huyết, nếu ghép với Bạch truật, Phòng kỷ thì trở thành Phòng kỷhoàng kỳ thang có tác dụng lợi thủy, nếu ghép với Bạch truật, Phòng phong thì trở thành bài Ngọcbình phong tán, có tác dụng cố biểu chỉ hãn, nếu ghép với Xuyên sơn giáp, Gai tạo giác thì thành bàiThấu nông tán có tác dụng nung mủ; nếu ghép với Quế chi, Thược dược thì thành bài Hoàng kỳ kiếntrung thang có tác dụng ôn trung bổ hư; nếu ghép với Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoathì thành bài Bổ dương hoàn ngũ thang có tác dụng tiêu ứ thông lạc; Nếu ghép với Miết giáp, Địa cốtbì thì thành Hoàng kỳ miết giáp tán có tác dụng thanh hư nhiệt. Qua đó ta có thể thấy việc ghép các vịthuốc trong một bài thuốc có liên quan mật thiết đến tác dụng chủ trị nhất là thay đổi các vị thuốc chủyếu thì tác dụng chữa bệnh của bài thuốc ấy cũng biến đổi.3. Thay đổi định lượng vị thuốc: Nếu định lượng vị thuốc trong bài thuốc biến đổi lớn thì tác dụng chính cũng biến đổi theo. Vínhư bài Chỉ truật thang và Chỉ truật hoàn cùng gồm 2 vị Chỉ thực và Bạch truật ghép nên. Nhưng Chỉthực ở bài trước định lượng gấp đôi Bạch truật nên lấy tiêu tích đạo trệ làm chủ; bài sau thì Bạch truậtgấp đôi Chỉ thực nên lấy kiện tỳ hòa trung làm chủ. Bài trước nguyên chữa đầy dưới vùng tim có thủyẩm, bây giờ có người dùng để chữa sa dạ dầy cho rằng tất phải dùng nhiều Chỉ thực mới hiệu quả; bàisau thường dùng để kiện tỳ hòa trung, trợ tiêu hóa. Qua đó ta thấy, vị thuốc giống nhau nhưng liềulượng khác nhau thì tác dụng chủ thứ của bài thuốc cũng đổi khác, phạm vi thích ứng cũng khác nhau.4. Thay thế vị thuốc: Nắm vững nguyên tắc thay đổi cách ghép các vị thuốc trong bài thuốc thì khi lâm sàng chữa bệnhcó thể theo phép chữa và ý nghĩa bài thuốc mà không dùng tất thảy các vị thuốc nhất là những vị thuốcquý hiếm, có thể dùng vị thuốc có dược tính tương tự thay thế mà không ảnh hưởng đến hiệu quả chữabệnh. Ví dụ 3 vị Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá tác dụng của nó có khác nhau nhưng đều là vị khổhàn, đều dùng thanh nhiệt tả hỏa, táo thấp, cho nên có thể dùng vị này thay thế vị kia. Chỉ thực và Chỉxác, tác dụng của nó nhanh chậm khác nhau, Nhân sâm và Đảng sâm tuy mạnh yếu khác nhau nhưngcó thể dùng thay thế nhau khi chữa bệnh. Hiện nay khi chữa bệnh thường dùng sừng trâu thay Tê giác,sơn dương giác thay Linh dương giác, Trân châu mẫu thay Thạch quyết minh v.v… không ảnh hưởngmấy đến hiệu quả trị bệnh. Nhưng cần chú ý khi dùng vị khác thay thế thì định lượng cần thay đổi, vịnào nhẹ thì tăng, vị nào trọng thì giảm như dùng Đảng sâm thay Nhân sâm thì định lượng cần tăngthêrn, dùng Chỉ thực thay Chỉ xác, định lượng nên giảm bớt. Ngoài ra, còn có thể căn cứ vào tác dụng riêng của từng vị thuốc mà chọn vị thuốc khác thay thếđể đạt một mặt tác dụng nào đó. Ví như Sơn thù có tác dụng bổ ích can thận, thì khi muốn bổ ích canthận có thể dùng Nữ trinh tử, Câu kỹ tử, Thỏ ti tử v.v… thay thế.III. PHÂN LOẠI TÁC DỤNG BÀI THUỐC Muốn phân loại tác dụng bài thuốc, chủ yếu căn cứ vào cách chữa bệnh, nếu căn cứ vào 8 cách làhãn, thổ, hạ, hòa, ôn, thanh, tiêu, bổ thì có thể chia thành bài giải biểu, bài ủng thổ, bài tả hạ, bài hòa© text: //phongthuyquan.vn 6 Chương 1: Kiến thức cơ bản về các bài thuốc đông ygiải, bài ôn nhiệt, bài hàn lương, bài tiêu dao, bài bổ ích, nếu 8 cách trên chưa khái quát được hết thìlại chia thành bài lý khí, bài lý huyết, bài khu phong, bài hóa thấp, bài khai khiếu, bài cố sáp, bài tàingược, bài khu trùng v.v… Nhưng có bài thuốc không chỉ có một tác dụng như bài Tứ vật thang có thểbổ huyết, lại có thể hoạt huyết, có thể quy về bài bổ ích cũng được mà quy về bài lý huyết cũng được.Vì vậy trong các sách thuốc, theo cách phân loại hạng mục khác nhau mà phân loại từng bài thuốccũng khác nhau. Ngoài ra, còn có bài thông dụng và bài chuyên dụng như bài Kiện tỳ ích khí thang bổkhí, bài Tứ vật thang bổ huyết, Lục vị địa hoàng hoàn bổ âm, Quế phụ bát vị hoàn bổ dương đều là bàithông dụng, phạm vi sử dụng rất là rộng rãi. Các bài chuyên dụng chỉ dùng chữa một chứng bệnh nàođó như bài Đại hoàng mẫu đơn thang theo tác dụng của nó là thanh nhiệt giải độc nhưng phần lớndùng chữa bệnh đau đại tràng. Bài Thập khôi hoàn, theo tác dụng của nó là lương huyết nhưng thườngdùng để chỉ huyết. Vì vậy cách phân loại ở sách này là căn cứ vào thực tế chữa bệnh, để phân còn bàithuốc chuyên dùng thì phân riêng, với bài thuốc có tác dụng đan xen thì các chương trước sau đều cóđể tiện tra cứu.IV. CÁC LOẠI BÀI THUỐC VÀ CÁCH DÙNG1. Loại thường dùng: Thuốc đông y thường dùng gồm 5 loại: Thang, hoàn, tán, cao, đan. 4 loại nói sau là thuốc chế sẵnthường gọi là cao đan hoàn tán, có loại mang tên là hoàn tán nhưng thực tế ứng dụng như thuốc thang.1.1. Thuốc thang: Đem vị thuốc đun với nước thành thuốc nước [có lúc cho vào ít rượu] bỏ bã đi, uống nóng gọi làthuốc thang. Vị thuốc đông y phần lớn là thực vật, cho nước vào đun sôi, chất thuốc thôi ra trongnước, sau khi uống hấp thu vào người tác dụng của nó tương đối mạnh mà dễ xử lý linh hoạt, thíchứng với các loại bệnh, là một loại thông dụng nhất trong các loại. Với chứng bệnh phức tạp biến chứngnhiều, dùng thuốc thang là hợp nhất. Khuyết điểm lớn nhất của nó là đun sắc không tiện và trẻ conkhông thích uống.1.2. Thuốc viên [hoàn]: Đem vị thuốc tán nhỏ ra, rồi dùng mật hoặc hồ ngào với bột thuốc viên lạii gọi là thuốc viên[hoàn]. Khi dùng thuận tiện nhưng vì trong thuốc có cả bã nên hấp thu chậm, thường dùng chữa bệnhthư hoãn. Nhưng có vài vị thuốc dược tính mãnh liệt mà muốn được hấp thu từ từ nên chế thành hoànnhư bài Thập táo hoàn, Để dương hoàn, những vị thuốc có hương thơm như Xạ hương, Băng phiếnkhông tiện đun sắc, thường dùng chữa bệnh cấp tính nên phải chế sẵn thành hoàn để khi cần đến cóthuốc dùng ngay [như thuốc khai khiếu]. Khuyết điểm của thuốc hoàn là tinh chất của vị thuốc khôngđược luyện trước, trong thuốc có bã, uống liều lượng ít hiệu quả không cao [trừ thuốc khai khiếu] màuống nhiều thì trở ngại tiêu hóa, thường vì hấp thu chậm mà hiệu quả điều trị kém, đồng thời do bảoquản khó, để lâu quá dễ biến chất mất tác dụng.1.3. Thuốc tán: Đem vị thuốc tán thật nhỏ gọi là thuốc tán. Thuốc tán có 2 loại uống trong và dùng ngoài. Thuốctán uống trong có thể tiêu với nước nóng hoặc đun sắc lên uống như thuốc thang. Tác dụng của nó gầnnhư thuốc thang, khuyết điểm là khi dùng không tiện, còn khó bảo quản hơn thuốc hoàn, thuốc tándùng ngoài là đem vị thuốc tán thật nhỏ xoa hoặc đắp lên chỗ đau, phần nhiều dùng chữa bệnh ngoạikhoa, thương khoa, hầu khoa, nhãn khoa.1.4. Thuốc cao: Đem vị thuốc đun với nước sắc lấy nước đặc xong, cô lại thành cao gọi là thuốc cao, chia làm 2loại uống trong và dùng ngoài. Cao uống trong thì đun sắc thuốc xong bỏ bã, cho đường cục hoặc mậtong vào cô đặc thành cao, lúc dùng uống với nước chín. Ưu điểm của nó là tận dụng được hết tinh chấtcủa thuốc, đã cô thành cao mùi vị thơm dễ uống, chữa bệnh mạn tính, trị bổ, điều lý là thích hợp,khuyết điểm là không để lâu được, phần nhiều dùng trong mùa đông. Thuốc cao dùng ngoài có thuốccao và dầu cao.© text: //phongthuyquan.vn 7 Chương 1: Kiến thức cơ bản về các bài thuốc đông y1.5. Thuốc đan: Thuốc đan là thuốc hoàn hoặc tán qua tinh chế nhào luyện nhiều lần như Thăng đan, Hắc tíchđan, Hồng linh đan v.v… có thuốc muốn chứng tỏ linh nghiệm nên gọi là đan như Thần tê đan, Camlộ tiêu độc đan. Thuốc đan có tán, hoàn, khoai [cục], có thể uống trong hoặc dùng ngoài. Ngoài ra còncó đan tửu đan lộ v.v…2. Cách sắc thuốc:2.1. Dụng cụ sắc thuốc: Tốt nhất dùng nồi đất thì không bị ảnh hưởng phản ứng hóa học.2.2. Lượng nước đun sắc: Tùy theo lượng thuốc nhiều ít mà định, lần đầu chừng 2 bát ăn cơm [ước 1000 gam] lần thứ haimột bát. Theo lượng thuốc nhiều ít, thể tích lớn nhỏ [như Hạ khô thảo, Cúc hoa thể tích lớn dùngnhiều nước], mức độ hút nước của vị thuốc [như Phục linh, hoài sơn hút nhiều nước] mà thêm bớt.2.3. Điều cần chú ý khi sắc thuốc: 1. Trước khi đun sắc phải cho vị thuốc ngâm vào nước lạnh một lúc cho ngấm mềm thuốc, để tinh chất của thuốc dễ thôi ra. 2. Thuốc có vị thơm phát tán, đun 3-5 lần sôi là được. Trong bài thuốc có một hai vị như vậy có thể đun sau hoặc uống thẳng. 3. Thuốc bổ ích nên đun châm lửa nhỏ. 4. Loại khoáng thạch, có vỏ nên đập nhỏ trước khi đun. 5. Những vị thuốc sau khi đun nóng dễ biến chất như Câu đằng, Đại hoàng v.v…, cần đun sau, sôi 3-5 lần là được. 6. Thuốc có dược tính độc như Phụ tử, Ô dầu, Thảo ô thì phải đun trước chừng một tiếng đồng hồ sau đó mới cho vị khác vào. 7. Thuốc quý hiếm cần sắc riêng, sắc xong mới hòa vào nước thuốc, loại quý hiếm mà khó đun như Tê giác, Linh dương giác nên đun riêng hoặc mài ra nước rồi uống thẳng. 8. Loại thuốc keo như Đường phèn, Mật ong, Agiao thì thắng chảy theo cách riêng sau đó hòa với nước thuốc đã sắc xong đem uống. Mang tiêu cũng nên uống thẳng. 9. Thuốc thảo mộc còn tươi, lúc cần có thể giã lấy nước uống thẳng. 10. Loại thuốc là nhân quả như Táo nhân, Bá tử nhân, Hạnh nhân, Đào nhân cần đập vỡ vỏ lấy nhân rồi mới đun sắc. 11. Loại thuốc dạng bột cần bọc vải mà đun, loại thuốc hạt nhỏ như Xa tiền tử, Tô tử, Đình lịch tử, loại thuốc có lông nhỏ như Tuyền phúc hoa, Tỳ bà diệp có thể kích thích cổ họng cần bọc vải đun, nếu không bọc lại thì khi uống phải lọc cặn. 12. Vị thuốc có thể tích lớn như Ti qua lạc, Công lao diệp, Thanh quất diệp có thể đun trước bỏ bã xong lấy nước sắc với các vị khác; vị thuốc đất cát như Táo tâm thổ cũng có thể đun trước lọc sạch rồi dùng sắc các vị thuốc khác.3. Cách dùng thuốc: Theo tập quán với thuốc thang, mỗi ngày dùng một thang sắc 1 lần hòa lẫn rồi uống. Bệnh gấp,bệnh nặng nhất là bệnh ngoại cảm sốt nặng uống như vậy là không hợp lý. Cần phải thay đổi tập quán,mỗi ngày dùng 2-3 thang, mỗi thang sắc 2 lần hòa lẫn uống làm 2 lần [cách nhau 3-4 giờ] uống sau khiăn cơm 2-3 giờ là thích hợp, khi bệnh gấp thì không câu nệ thời gian, thuốc thang nên uống nóng,thuốc phát biểu [phát hãn càng cần nóng hơn để ra mồ hôi]. Nhưng khi sốt cao, miệng khát, thích mátthì có thể uống nguội, chữa bệnh tính hàn uống thuốc khử hàn mà người bệnh lại buồn bực, sợ nhiệtthuộc chứng chân hàn giả nhiệt thì có thể uống nguội. Người bệnh hay nôn ọe khi uống thuốc nên chiara nhiều lần để khỏi nôn ra [trẻ em cũng nên chia thành nhiều lần uống]. Thuốc hoàn thuốc cao dùngđể điều bổ thường uống vào lúc sáng sớm chưa ăn gì hoặc uống trước khi đi ngủ.© text: //phongthuyquan.vn 8 Chương 2: Thuốc giải biểu Chương 2 THUỐC GIẢI BIỂU Thuốc giải biểu còn gọi là thuốc phát biểu, có tác dụng sơ tiết tấu lý, tuyên thông phế vệ, phát tánngoại tà để mồ hôi có thể giải ra, chữa tà ngoại cảm xâm nhập vào vệ biểu thân thể con người thườngbiểu hiện sợ lạnh, phát nhiệt, đầu đau, mũi tịt, rêu lưỡi mỏng, mạch phù. Thuốc giải biểu dùng các vị thuốc tân tán phát biểu, tùy theo dược tính có thể phân làm 2 loại tânôn giải biểu và tân lương giải biểu. Thuốc tân ôn giải biểu là dùng các vị thuốc tính cay ấm để giải biểu, thường dùng các vị Khươnghoạt, Phòng phong, Kinh giới, Tế tân, Tô diệp, Hương nhu, Hành trắng, Sinh khương v.v… Bài Kinh phòng, bài Độc tán là bài thuốc tiêu biểu thường dùng để giải biểu tân ôn. Tác dụng chủyếu của nó là dùng vị thuốc phát biểu có tính cay ấm để phát tán phong hàn, khai thông tấu lý, đạt tớimục đích giải trừ biểu chứng thường dùng trị chứng biểu hàn do phong hàn bên ngoài thúc ép vào phếvệ, bài thuốc tân lương giải biểu là dùng các vị thuốc có tính cay mát để phát biểu như Đậu cổ [Đậuxị], Ngưu bàng tử, Cát căn, Phù bình, Tang diệp. Bài Ngân kiều tán là bài thuốc tiêu biểu thường dùngcác vị thuốc tân lương để giải biểu. Tác dụng chủ yếu của nó là dùng các vị thuốc tân lương phát biểuđể tán phong thanh nhiệt, sơ tiết tấu lý thường dùng chữa chứng biểu nhiệt do phong nhiệt nhập vàophế vệ. Do đó ta thấy phân biệt giữa tân ôn giải biểu và tân lương giải biểu chỉ ở chỗ dùng thuốc giảibiểu có tính tân ôn hoặc tính tân lương mà thôi. Nhìn về tác dụng giải biểu mà nói, thì bài thuốc tân ôntán hàn, phát hãn mạnh hơn còn tác dụng thanh nhiệt yếu hơn; còn bài thuốc tân lương thì phát hãn íthơn mà thanh nhiệt mạnh hơn, theo các sách thuốc xưa để lại thì phân biệt giữa tân ôn và tân lương rấtnghiêm ngặt vì cho rằng phong hàn phải dùng tân ôn, còn phong nhiệt phải dùng tân lương. Nhưngngày nay qua thực tiễn chữa bệnh, phần lớn dùng cả tân ôn cùng tân lương mà kết quả thu được lạivừa lòng. Như chữa bệnh lưu cảm, đường hô hấp trên cảm nhiễm thường dùng bài Khương bàng bồbạc thang là dùng cả Khương hoạt tân ôn và Ngưu bàng, Bạc hà tân lương để phát tán ngoại tà, giảitrừ biểu chứng. Trong bài thuốc giải biểu thường dùng các vị thuốc tuyên phế, thanh nhiệt, hóa thấp để thích ứngvới các chứng bệnh ngoại cảm nhiệt mà lúc ban đầu không đồng thời biểu hiện ra. Vị thuốc thường dùng để tuyên phế trong bài giải biểu là Ma hoàng, Hạnh nhân, Tiền hồ, Kiếtcánh; tác dụng chủ yếu của nó là tuyên thông phế khí sau khi ghép với các vị giải biểu thì tăng thêmkhai phát tấu lý, khu tà ngoại xuất. Ví như bài Kinh phòng bại độc tán, Ngân kiều tán phối dùng Kiếtcánh là có ý nghĩa như vậy. Trong bài giải biểu, vị thuốc thường dùng thanh nhiệt giải độc là Ngân hoa, Liên kiều, Bản lamcăn, Bồ công anh, đó là phương pháp ghép vị [phối ngũ] chủ yếu trong bài tân lương giải biểu. Ví nhưtrong bài Ngân kiều tán lấy Ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc ghép với Đậu cổ, Ngưu vàng,Kinh giới, Bạc hà mà trở thành bài thuốc điển hình giải biểu thanh nhiệt. Trong bài giải biểu thường dùng các vị hóa thấp như Hậu phác, Hoắc hương, nó thích hợp vớichứng ngoại cảm biểu mà lại có triệu chứng thấp nhập bên trong [như ngực tức buồn nôn, rêu lưỡi dàynhờn để hóa thấp bên trong mà dễ giải biểu tà bên ngoài. Về mùa hạ thường dùng bài Hương nhu ẩm,lấy Hậu phác có tính khổ ôn [đắng ấm] táo thấp ghép với Hương nhu trục thử giải biểu, đó là mộttrong những phương pháp ghép vị. Cách sắc thuốc giải biểu, thường theo nguyên tắc ngâm nhiều đun ít là vì vị thuốc giải biểuthường có mùi thơm thanh thoảng, đun sắc lâu quá dễ bị bay hơi, có vị như Bạc hà có thể cho vào sau[tức là sau khi đã sắc thuốc sôi rồi mới cho vị đó vào, đun sôi trào lên 3-5 lần là được]. Lúc uốngthuốc giải biểu nên uống nóng, uống thêm nhiều nước sôi, để mồ hôi ra vừa phải.© text: //phongthuyquan.vn 9 Chương 2: Thuốc giải biểu BÀI XUNG CỔ THANG [Phụ: Xung dầu nhũ, Xung khương hồng đường thang] « Xạ hậu phương »Thành phần: 1. Xung bạch đầu [Liên tu]: 3-7 cái, chừng 12-16 gam 2. Đậu cổ: 12-20 gamCách dùng: Sắc lấy nước uống. Bệnh nhẹ ngày uống một thang, chia làm 2 lần uống, bệnh nặng ngàyuống 2 thang chia làm 4 lần uống.Công dụng: Tuyên thông vệ khí thấu phát biểu tà, phát tán phong hàn, phát hãn thoái nhiệt.Chữa chứng bệnh: Thương phong, cảm mạo mới bắt đầu của biến chứng. Sợ lạnh, phát nhiệt, khôngra mồ hôi, đầu đau, xương mỏi, ho, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù sác.Giải bài thuốc: Xung bạch tân ôn, có tác dụng thông dương phát tán. Đậu cổ phát hãn thấu biểu, trừ phiền thoáinhiệt. Tính chất bài thuốc bình hòa, trong khi chữa thường ghép các vị giải biểu khác và các vị tuyênphế hóa thấp, dùng chữa bệnh ngoại cảm nhiệt ban đầu.Cách gia giảm: Người bệnh sợ lạnh, không ra mồ hôi, đầu đau, xương mỏi thường gia thêm các vị Khương hoạt,Kinh giới, Phòng phong, Bạc hà để tăng thêm tác dụng thấu biểu đạt tà; Người bệnh phát nhiệt, miệng đắng, họng đau, hạt họng sưng đau, lưỡi đỏ hoặc rêu vàng biểu hiệnrõ chứng lý nhiệt thường gia thêm các vị Sơn chi, Hoàng cầm, Ngân hoa, Liên kiều, Bản lam căn, Bồcông anh để thanh nhiệt giải độc trở thành bài thanh nhiệt giải độc; Người bệnh ho khạc đờm không ra được, tiếng nói ồ ồ, biểu hiệu rõ phế khí không tuyên thôngthường gia các vị Ngưu bàng, Tiền hồ, Thiền y, Bạc hà, Kiết cánh, Tượng bối, Hạnh nhân để tuyênthông phế khí, giúp cho khu tán biểu tà; Ngực buồn mệt mỏi, bụng đầy, miệng nhạt, miệng dính, rêu lưỡi dày nhờn thường gia thêm các vịHoắc hương, Sa nhân, Khấu nhân, Dĩ nhân, Hoạt thạch, Phục linh, Trần bì, Bán hạ, Chỉ xác, Hậu phácđể hóa thấp, lợi thấp mà trở thành bài trừ thấp giải biểu.Bài thuốc phụ:1. Xung đầu nhũ: 1. Dùng Xung bạch đầu [Liên tu] 3-5 cái 2. Một ít sữa người Đun cách thủy lên. Dân gian thường dùng chữa trẻ con cảm mạo phát nhiệt.2. Xung khương hồng đường thang: 10 1. Xung bạch đầu [Liên tu] 3-7 cái 2. Gừng sống [bỏ vỏ] 3-5 lát Đun sắc xong cho vào ít đường đỏ, uống nóng ra mồ hôi. Dân gian thường dùng chữa cảm mạo, cảm lạnh đau bụng.© text: //phongthuyquan.vn Chương 2: Thuốc giải biểu KINH PHONG BẠI ĐỘC TÁN « Nhiếp sinh chúng diệu phương »Thành phần: 12 gam 6. Độc hoạt 12 gam 12-30 gam 7. Sài bồ 12 gam 1. Kinh giới 8 gam 8. Tiền hồ 8 gam 2. Khương hoạt 8 gam 9. Chỉ xác 8 gam 3. Xuyên khung 12 gam 10. Cam thảo 4 gam 4. Kiết cánh 5. Phục linhCách dùng: Nguyên là bài thuốc tán, mỗi lần uống 5 gam đến một lạng, thêm Gừng sống [bỏ vỏ] 3-5lát, lá Bạc hà sắc lên, chia uống 2 lần. Hiện nay thường dùng làm thuốc thang bệnh nhẹ uống mộtthang sắc lên chia 2 lần uống, bệnh nặng dùng 2 thang, sắc lên chia 4 lần uống.Công dụng: Phát tán phong hàn, thoái nhiệt chỉ thống.Chữa chứng bệnh: Lưu cảm, cảm mạo thuộc bệnh ngoại cảm nhiệt mới phát ở chứng biểu hàn nhưsợ lạnh, phát nhiệt đầu đau như búa bổ, cơ bắp đau nhừ, không ra mồ hôi, mũi tịt, lưỡi trắng, mạchphù. Ngoài ra đốt xương đau nhức, mụn nhọt mới sưng mà có chứng biểu hàn cũng dùng bài thuốcnày.Giải bài thuốc: Bài này dùng Khương hoạt, Kinh giới, Phòng phong để tán ôn giải biểu, phát tánphong hàn ghép thêm Độc hoạt để ôn thông kinh lạc, Xuyên khung để hoạt huyết khu phong nhằmchữa bệnh ngoại cảm nặng đầu đau, xương nhức, cơ bắp rã rời. Đồng thời, bài này còn dùng Sài hồ đểgiải cơ thanh nhiệt. Bạc hà để sơ tán phong nhiệt nên có tác dụng thoái nhiệt giải biểu mạnh. Trong bàicòn dùng Tiền hồ, Kiết cánh để thanh tuyên phế khí, Chỉ xác để khoan trung lý khí, Phục linh để lợithấp nên bài này còn có tác dụng thanh phế, sướng trung, lợi thấp.Cách gia giảm: Nói chung chứng biểu hàn đều dùng cả bài, không cần gia giảm; hoặc chỉ dùngKhương hoạt, Độc hoạt, Kinh giới, Phòng phong thêm Tô điệp để tạo thành bài tân ôn giải biểu cũngcó hiệu quả nhất định. Nếu ngoại cảm, biểu hàn mà cơ bắp, đốt xương đau không rõ rệt có thể bỏ bớtĐộc hoạt; nếu ngực buồn bực có thể bỏ Cam thảo mà thêm Trúc nhự tẩm nước gừng sao; nếu biểu hànlộ rõ [sợ lạnh, phát nhiệt, đầu đau, không ra mồ hôi] mà lý nhiệt cũng rõ [họng đau, hột họng sưng đỏ,đầu lưỡi đỏ, miệng khô] gọi là “hàn bao hỏa” thì có thể bỏ Độc hoạt, Xuyên khung, thêm Ngân hoa,Liên kiều, Ngưu bàng, Bản lam căn, Lô căn là thuốc thanh nhiệt để giải biểu thanh lý, trẻ em cảmmạo, sốt cao, lại giật mình buồn bực, lúc dùng bài thuốc này có thể thêm Thiền y, Câu đằng, Chu sa,Đăng tâm. HƯƠNG NHU ẨMThành phần: [Phụ: Hoàng liên Hương nhu ẩm] « Hòa lợi cục phương » 1. Hương nhu 2. Bạch biển đậu 4-12 gam 3. Hậu phác 12 gam 4-8 gamCách dùng: Bài này vốn là bài tán, mỗi lần dùng 12-20 gam sắc lên uống nguội. Ngày nay dùng làmthuốc thang, sắc thuốc. Nếu bị nôn thì uống nguội còn thì uống nóng, một ngày 2 lần.Công dụng: Phát hãn giải biểu, trừ thử, hóa thấp, hòa trung.Chữa chứng bệnh: Bài này thường dùng trong mùa hè, dùng chữa phong hàn trú ở biểu, thử thấpcản ở lý. Mùa hè thu cảm mạo, vị tràng viêm. Phong hàn trú ở biểu là sợ lạnh, phát nhiệt, đầu đau,không ra mồ hôi, mạch phù. Thử thấp cảm ở lý là ngực buồn, buồn lợm thậm chí nôn mửa, đau bụngđi tả, rêu lưỡi nhờn.© text: //phongthuyquan.vn 11 Chương 2: Thuốc giải biểuGiải bài thuốc: Tính của Hương nhu là tân ôn, có tác dụng phát hãn giải biểu mạnh đồng thời có thểlợi thấp, khử thử cho nên là bài giải biểu thường dùng chữa thử thấp. Hương nhu và Hậu phác là tânôn táo thấp sau khi phối hợp với Bạch biển đậu để kiện tỳ hòa trung thì bài thuốc này không chỉ là đơnthuần giải biểu mà còn có tác dụng hóa thấp trệ, hòa tràng vị nữa. Cho nên về mùa hè thu, mắc bệnhđường tiêu hóa bị cảm nhiễm, vị tràng viêm, kiết lỵ, thường lấy bài thuốc này làm cơ sở để gia giảm.Cách gia giảm: Người bị ngoại biểu tà mà lý thấp hóa nhiệt, sốt cao, miệng khát rêu lưỡi vàng nhờnhoặc mép lưỡi tấy đỏ, có thể bỏ Biển đậu gia Hoàng liên [tức Hoàng liên hương nhu ẩm, cách phângiải ở bài phụ]; lúc ngực tức, bụng chướng, đau bụng có thể thêm Mộc hương, Sa nhân, Hoắc hương,Chỉ xác; thấp trệ nặng mà đau bụng, đi tả, lý cấp hậu trọng có thể gia Mộc hương, Binh lang, Hoàngcầm, Hoàng liên.Bài phụ:Hoàng liên Hương nhu ẩm: Tức là bài Hương nhu ẩm bỏ Bạch biển đậu gia Hoàng liên [nguyên bài có Biển đậu nhưng thựctế chữa bệnh thường bỏ đi không dùng]. Phạm vi thích hợp với bài này là ngoài thì biểu hàn trong thì thấp nhiệt, nên ghép thêm Hậu phác,Hoàng liên để thanh nhiệt hóa thấp, khác với hóa thấp hòa trung ở bài Hương nhu ẩm. Hậu phác,Hoàng liên là thuốc chủ yếu để thanh hóa vị tràng thấp nhiệt, lúc đường tiêu hóa cam nhiễm mà thấytriệu chứng thấp nhiệt, thường dùng bài này. NGÂN KIỀU TÁN « Ôn bệnh điều biên »Thành phần: 40 gam 5. Liên kiều 40 gam 1. Ngân hoa 20 gam 6. Ngưu bàng 20 gam 2. Đậu cổ 16 gam 7. Kiết cánh 24 gam 3. Kinh giới 5 gam 8. Lá tre 16 gam 4. Cam thảo sốngCách dùng: Định lượng vị thuốc nói trên là dùng lúc làm thuốc tán. Thuốc tán, mỗi lần dùng 24 gam,lấy thêm 2 nhánh Lô căn tươi sắc lên khi hơi thơm bốc thì lấy ra uống. Đừng đun quá để được khinhthanh phát tán. Người bệnh nặng, ngày uống 3 lần đêm 1 lần, bệnh nhẹ ngày 2 lần đêm 1 lần. Ngàynay dùng làm thuốc thang, đem sắc uống, ngày dùng 1-2 thang chia làm 2-4 lần uống.Công dụng: Tân lương thấu biểu; thanh nhiệt giải độc.Chữa chứng bệnh: Mới bị ngoại cảm nhiệt, lại phát nhiệt rét thì không ra mồ hôi hoặc ra ít, đau đầu,ho thở, họng đau, rêu lưỡi mỏng trắng, hoặc mép lưỡi ửng đỏ, mạch phù sác. Hiện nay chữa bệnh nếungoại cảm dẫn đến phát nhiệt, thường lấy bài thuốc này gia giảm thêm vị để dùng, chữa đường hô hấptrên bị cảm nhiễm tương đối tốt.Giải bài thuốc: Bài thuốc này rất hay dùng khi chữa bệnh là một bài tiêu biểu về tân lương giải biểu.Dùng Đậu cổ, Ngưu bàng tử, Kinh giới, Bạc hà giải biểu phát hãn, khu tà ngoại xuất. Dùng Ngưu bàngtử, Kiết cánh, Sinh cam thảo để thanh tuyên phế khí mà lợi yết hầu để chữa ho, đau họng; Liên kiều,Ngân hoa, Lá tre để thanh nhiệt mà giải nhiệt độc; Lô căn sinh tân chỉ khát mà trừ vị nhiệt. Vì vậy, đặcđiểm bài thuốc này là tân lương thấu phát; mới mắc bệnh ngoại cảm nhiệt, tà ở phế vệ đều dùng được.Cách gia giảm: Rõ ràng là biểu chứng, không ra mồ hôi, rét dữ mà nhiệt cao có thể thêm Khươnghoạt Tây hà liễu để tăng thêm tác dụng thấu biểu đạt tà; ra mồ hôi mà không giải nhiệt, có thể bỏ Kinhgiới, Bạc hà thêm Hoàng cầm, Thạch cao; Phế khí không thông mà ho nhiều, có thể thêm Tiền hồ,Hạnh nhân, Tượng bối để thanh tuyên phế khí, mới bị lên sởi có thể thêm Phù bình, Thiền y để giải sởiliễn tà, cuống họng sưng đau nặng có thể thêm Xạ can, Mã bột, Qua kim đăng, Bản lam căn để giảiđộc lợi hầu, thấp cản trung tiêu mà ngực tức, đầy hơi muốn nôn có thể bỏ Cam thảo, Lô căn mà thêm© text: //phongthuyquan.vn 12 Chương 2: Thuốc giải biểuHậu phác, Hoắc hương, Chỉ xác để hóa thấp sướng trung; chế vị nhiệt thịnh mà chảy máu mũi, khạc ramáu có thể thêm Mao căn, Hoàng cầm, Sơn chi để mát huyết thanh nhiệt; nhiệt thương tân dịch màmiệng khát lưỡi khô có thể thêm Thiên hoa phấn để sinh tân giải khát, ăn bị trệ mà bụng chướngmiệng hôi, đi tả hoặc bí tiện có thể thêm Chỉ thực, Lục thần khúc, Sơn tra, Mạch nha để tiêu thực dẫntrệ. TANG CÚC ẨMThành phần: 6-12 gam « Ôn bệnh điều biện » 4-12 gam 8-16 gam 4-8 gam 1. Tang diệp 12 gam 5. Cúc hoa 4-12 gam 2. Liên kiều 4-8 gam 6. Bạc hà 1 nhánh 3. Hạnh nhân 7. Kiết cánh 4. Sinh cam thảo 8. Đô căn tươiCách dùng: Thuốc thang, đem sắc uống, ngày dùng một thang chia làm 2 lần.Công dụng: Sơ phong thanh nhiệt, thông phế.Chữa chứng bệnh: Mới bị thương phong, cảm mạo, phát nhiệt rét dữ đau đầu, mũi tịt ho, rêu lưỡimỏng, mạch phù.Giải bài thuốc: Các vị thuốc bài này gần giống bài Ngân kiền tán, đều là thuốc tân lương giải biểnghép với các vị thuốc thanh nhiệt, kiêm thêm thanh tuyên phế khí là bài thuốc thường dùng để xua tántà ở phế vệ nhưng vì bài này dùng thuốc giải biểu ít, chưa dùng Kinh giới, Đậu cổ mà chỉ dùng Tangdiệp, Bạc hà nên chỉ xua tán được tà phong nhiệt tương đối nhẹ, tác dụng phát hãn thấu biểu kém hơnNgân kiều tán; Trong thuốc thanh nhiệt chỉ dùng Liên kiều mà chưa dùng Ngân hoa thì tác dụng thanhnhiệt cũng yếu; về thuốc thông phế ghép dùng cả Kiết cánh, Sinh cam thảo, Hạnh nhân thì tác dụngthông phế hay hơn Ngân kiền tán. Do vậy, bài này là liều thuốc nhẹ tân lương giải cảm, thường dùngchữa ngoại cảm phong nhiệt mới bắt đầu, loại bệnh rét nhiều phát nhiệt nhẹ lại ho, mũi tịt, phế khíkhông thông.Cách gia giảm: Người bị ho nhiều mà khí lại nghịch có thể thêm Tiền hồ, Tô tử, Tượng bối, Ngưubàng để tăng thêm tác dụng thông phế giáng nghịch; ho nhiều đờm rêu lưỡi trắng nhờn có thể thêmTrần bì, Bán hạ, Phục linh, Chỉ xác để thông hóa thấp đàm; ho có đờm mà da vàng, rêu lưỡi vàng hoặclưỡi nổi hồng có thể thêm Hoàng cầm, Đồng qua tử, Tang bạch bì, Trúc lịch, Bán hạ để tiêu nhiệt hóađàm; rét dữ mà phát nhiệt tuy không biểu hiện rõ mà đầu đau nhẹ là phong nhiệt quấy ở trên có thểthêm Bạch tật lê, Mạn kinh tử để xua tán phong nhiệt mà đầu và mắt thanh thoát. Ngoài ra khi bị ngoạicảm nhiệt đã uống Ngân kiền tán rồi, nhiệt đã thoát mà chưa thanh, có thể dùng bài này để thanh lý dưtà. SÀI CÁT GIẢI CƠ THANG « Thương hàn lục thư »Thành phần:1. Sài hồ 4-12 gam 6. Cát căn 8-16 gam 7. Bạch chỉ 4 gam2. Khương hoạt 8-16 gam 8. Hoàng cầm 8-16 gam 9. Thạch cao 20-40 gam3. Kiết cánh 4-8 gam 134. Cam thảo 4-8 gam5. Thược dược [Xích thược] 2-3 gamCách dùng: Ngày dùng một thang đem sắc chia 2 lần uống.Công dụng: Giải cơ thanh nhiệt.© text: //phongthuyquan.vn Chương 2: Thuốc giải biểuChữa chứng bệnh: Ngoại cảm mát nhiệt, biểu chứng chưa giải mà nhiệt bên trong lại thịnh biểu hiệnsợ lạnh, tráng nhiệt, không ra mồ hôi, đau đầu, xương đau, mũi khô, môi khô, miệng đắng, buồn bựckhông yên, rêu lưỡi trắng, lưỡi ửng đỏ, mạch hoạt sác.Giải bài thuốc: Bài này lấy Cát căn, Sài hồ để tân tán thanh nhiệt và lấy Khương hoạt để tân ôn phátbiểu nhằm giải tỏa biểu tà để người và xương khỏi đau; dùng Bạch chỉ tân lương phát tán nên trừ đượcđau đầu, đau lưng. Hoàng cầm, Thạch cao thanh được nhiệt ở phế vị, Thược dược mát huyết thanhnhiệt, Cam thảo, Kiết cánh thông phế lợi hầu. Do đó, bài này thực tế là thuốc giải cả biểu lý, dùng đểchữa bệnh biểu chứng nặng mà nhiệt bên trong lại thịnh.Cách gia giảm: Nhiệt thịnh thương tân, lưỡi khô táo có thể thêm Thiên hoa phấn, Tri mẫu để sinh tândưỡng vị; đã hạ nhiệt rồi thì bớt Thạch cao mà gia Hoàng liên, rét dữ mà nhiệt trong thịnh, lưỡi đỏ, cóthể bỏ Khương hoạt, Bạch chỉ gia Ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc. KHƯƠNG BÀNG BỒ BẠC THANG « Nghiệm phương »Vị thuốc: 12-20 gam 3. Ngưu bàng tử 12 gam 1. Khương hoạt 20 gam 2. Bồ công anh 4. Bạc hà 4-8 gamCách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sôi 3-5 phút là được, chia làm 2-3 lần uống.Công dụng: Giải biểu, thanh nhiệt giải độc.Chữa chứng bệnh: Ngoại cảm phát sốt, cúm, đường hô hấp bị cảm nhiễm, hạt họng viêm, tuyếnnước bọt viêm.Giải bài thuốc: Đặc điểm ghép vị ở bài thuốc này là cùng dùng tân ôn và tân lương có tác dụng pháttán ngoại tà mạnh; Bồ công anh thanh nhiệt giải độc và Ngưu bàng tử thanh tuyên phế khí còn có tácdụng thông phế thanh nhiệt. Vì vậy bài này thường chữa bệnh cảm cúm lây lan, đường hô hấp trêncảm nhiễm, đường tiêu hóa cảm nhiễm hoặc bị thấp trệ cản trở, cần gia thêm các vị hóa thấp, đạo trệ,hòa vị v.v…Cách gia giảm: Bị ho mà phế khí không thông có thể thêm Kiết cánh, Hạnh nhân, Tiền hồ; cuốnghọng sưng đau nặng có thể thêm Bản lam căn, Xạ can, Mã bột; ngực tức, vị đầy, buồn nôn rêu lưỡidày nhờn có thể thêm Hậu phác, Bán hạ, Chỉ xác, Lục khúc v.v…© text: //phongthuyquan.vn 14 Chương 2: Thuốc giải biểu KẾT LUẬN1. Chương này chọn 13 bài thuốc kể cả 2 bài phụ và 4 loại thuốc chế sẵn đều là bài thường dùng trongchữa bệnh nhưng vì nó là bài thuốc tiêu biểu có đặc điểm về phối ghép các vị thuốc nên có thể nóinhiều về các phương pháp giải biểu, để tùy theo người bệnh nặng nhẹ thư gấp mà điều trị linh hoạt.2. Bài thuốc giải biểu có thể chia ra 2 loại tân ôn giải biểu và tân lương giải biểu. Xem các bài thuốc ởtrên thì thấy phân biệt giữa tân ôn giải biểu và tân lương giải biểu không chỉ khoanh trong dược tínhcay ấm hoặc cay mát mà phải phân tích bài thuốc một cách toàn diện. Ví dụ trong bài Kinh phòng bạiđộc tán, vì dùng cả Khương hoạt và Độc hoạt nên sức tân ôn phát tán tương đối mạnh, tuy đồng thờidùng cả Sài hồ, Tiền hồ là vị khổ hàn tiết nhiệt, nó vẫn là bài tiêu biểu về tân ôn giải biểu; Trong bàiNgân kiều tán tuy lấy Đậu cổ, Kinh giới làm vị thuốc chủ yếu về tân ôn giải biểu nhưng lại ghép thêmNgân hoa, Liên kiều là thuốc khổ hàn thanh nhiệt nên trở thành bài thuốc tiêu biểu cho tân lương giảibiểu, lại như bài Khương bàng bồ bạc thang, tuy dùng Khương hoạt tân ôn nhưng phân tích cả bàithuốc nó vẫn thuộc phạm trù tân lương giải biểu.3. Lúc dùng thuốc giải biểu chữa bệnh, ngoài việc xem xét người bệnh biểu hàn hoặc biểu nhiệt màchọn tân ôn giải biểu hoặc tân lương giải biểu ra còn xem biểu chứng nặng hoặc nhẹ, có mồ hôi hoặckhông mồ hôi để chọn vị thuốc giải biểu thích hợp. Ví dụ nếu trúng phong, cảm mạo, đau đầu, mũi tịt,ho mà nhẹ thì thường chọn thuốc giải biểu yếu như Kinh giới, Phòng phong, Tang diệp, Cúc hoa, Tôdiệp, Xung bạch, Đậu cổ; nếu biểu chứng ở người bệnh rất rõ như rét dữ không ra mồ hôi, sốt cao, đauđầu, đốt xương và bắp thịt đau mỏi nên chọn thuốc giải biểu có tác dụng mạnh như Khương hoạt,Ngưu bàng, Cát căn, Hương nhu, Tây hà liễu, Phù bình, Bạc hà; phát sốt mồ hôi ra mà không giảiđược thì phải chuyển sang thanh nhiệt mà không giải biểu, có lúc dùng ít vị giải biểu nhưng chính vẫnlà dùng thuốc phát biểu tác dụng yếu như Lá dâu, nước giá đậu trong; phát sốt mồ hôi ra không giảiđược mà rét nhiều, thường là triệu chứng biểu tà chưa giải được, ngoài việc chọn thuốc giải biểu có tácdụng yếu còn phải chọn thuốc thanh nhiệt và phát tán như Sài hồ, Thạnh cao cùng phối hợp sử dụng[cần phân biệt bệnh này với bệnh khí hư biểu vệ bất cố, tự ra mồ hôi sợ gió].4. Trong bài giải biểu ngoài tân ôn giải biểu và tân lương giải biểu ra, còn có tư âm [dưỡng huyết] giảibiểu, trợ dương ích khí, giải biểu, hóa ẩm giải biểu, thấu thấm giải biểu gọi là tư âm [dưỡng huyết] giảibiểu; thực chất là khi sử dụng thuốc giải biểu như Đậu cổ, Cát căn, Tô diệp, Xung bạch, Bạc hà còngia thêm các vị Địa hoàng, Mạch môn đông để dưỡng âm tăng dịch, người bệnh vốn bị thất huyết,thoát dịch lại mới bị thêm chứng ngoại cảm tà nên nguyên lý chủ yếu là: Mồ hôi làm cho tân dịch vàmáu biến hóa, lúc huyết hư tân dịch khô tất nhiên nguồn mồ hôi không đủ cho nên vừa phải bỏ âmtăng dịch mà phải giải biểu mới bổ sung được nguồn mồ hôi để tà ngoại cảm theo mồ hôi giải ra. Gọilà trợ dương [ích khí] giải biểu thực chất là dùng Phụ tử, Đảng sâm, Hoàng kỳ là những vị thuốc ôndương ích khí ghép vào với Khương hoạt, Tế tân là những vị thuốc giải biểu để chữa cho người bệnhdương khí vốn hư nhược. Tuy người bệnh bị ngoại cảm tà nhưng biểu hiện sắc mặt hoảng hốt, thần sắclờ đờ, chân lạnh, mạch chìm... Nguyên lý chủ yếu là do dương khí không đủ không chống lại đượcngoại tà cho nên vừa cho trợ dương ích khí vừa cho phát hãn giải biểu, bồi bổ đủ dương khí trongngười mới trục tà ra ngoài, toát mồ hôi mà giải cảm. Còn như hóa âm giải biểu thực chất là ôn phế hóa âm, thuộc loại giáng nghịch bình suyễn. Thấu thấm giải biểu, chủ yếu là chọn mấy vị thuốc tân lương giải biểu có tác dụng phát biểutương đối mạnh như Ngưu bàng tử, Phù bình, Cát căn ghép thêm vị thuốc thăng tán như Thăng ma đểchữa cho người lên sởi đậu không tốt, loại này thuộc về tân lương giải biểu. Mấy cách biến hóa trên, trong thực tế chữa bệnh gặp phải không nhiều nên không giới thiệu thànhbài thuốc chuyên.5. Người xưa cho rằng Ma hoàng thang và Quế chi thang là bài thuốc tiêu biểu về tân ôn giải biểu. Bàitrước chữa phát sốt, sợ lạnh không ra mồ hôi, bài sau chữa phát sốt sợ gió có ra mồ hôi, nhưng căn cứvào thực tế chữa bệnh ngày nay tác dụng giải biểu ra mồ hôi, giảm sốt của Ma hoàng thang không tốtbằng Thông phế bình suyễn nên thường dùng để chữa bệnh ho mà không dùng giải biểu; bài Quế chithang nguyên gốc là điều hòa dinh vệ mà không phải chữa giải biểu cho nên chương này không đưavào.© text: //phongthuyquan.vn 15 Chương 2: Thuốc giải biểu Phụ: THUỐC CHẾ SẴN 1. CẢM MẠO PHIẾNThành phần:1. Kiết cánh 4. Kinh giới 7. Đậu cổ non 10. Lá dâu 11. Câu đằng2. Bạc hà 5. Kim ngân hoa 8. Liên kiều 12. Bạch cúc hoa3. Cam thảo 6. Ngưu bàng tử 9. Lá tre nonThuốc này chế thành phiến, mỗi lọ 18 viên.Cách dùng: Ngày dùng 3 lần, mỗi lần 6 phiến, uống với nước chín.Công dụng: Tân lương giải biểu, thanh nhiệt tuyên phế.Chữa chứng bệnh: Trúng gió cảm mạo. 2. NGÂN KIỀU GIẢI ĐỘC HOÀNThành phần:1. Kim ngân hoa 4. Kinh giới 7. Bạc hà2. Liên kiều 5. Kiết cánh 8. Ngưu bàng tử3. Cam thảo 6. Đậu cổ non 9. Lá tre non Thuốc này chế thành hoàn, còn có lúc chế thành phiến gọi là “Ngân kiều giải độc phiến”, mỗi gói15 phiến.Cách dùng: Loại hoàn mỗi lần dùng 1 hoàn, ngày 2-4 lần, loại phiến mỗi lần dùng 4 phiến ngày 2-4lần.Công dụng: Tân lương giải biểu, thanh nhiệt tuyên phế.Chữa chứng bệnh: Cảm mạo phát sốt. 3. NGỌ THỜI TRÀThành phần:1. Mao truật 6. Chỉ thực 11. Thổ hoắc hương 16. Khương hoạt2. Bạnh chỉ 7. Phòng phong 12. Sơn tra 17. Kiết cánh3. Lục khúc 8. Xuyên khung 13. Hậu phác 18. Cam thảo4. Mạch nha 9. Tử tô 14. Hồng trà diệp5. Trần bì 10. Sài hồ 15. Liên kiềuCách dùng: Mỗi lần dùng 1-2 bánh [nửa gói đến một gói] bọc vào vải sắc với nước uống.Công dụng: Phát tán phong hàn, hóa thấp tiêu đạo.Chữa chứng bệnh: Phong hàn cảm mạo, hàn thấp trở trệ, thực tích nội trở. 4. THUỐC TIÊM SÀI HỒThành phần:1. Bắc sài hồ 2. Tế tânCách dùng: Tiêm bắp, ngày 1-2 lần, người lớn lần đầu 4 ml, về sau mỗi lần 2 ml, trẻ con mỗi lần 2gam.Công dụng: Giải nhiệt thấu biểu.Chữa chứng bệnh: Cảm gió độc, viêm phổi, viêm họng, thủy đậu, viêm tuyến nước bọt.© text: //phongthuyquan.vn 16 Chương 3: Thuốc thanh nhiệt Chương 3 THUỐC THANH NHIỆT Thuốc thanh nhiệt là thuốc chủ yếu gồm các vị có tính hàn lương để thanh tiết tà nhiệt độc có tácdụng thanh nhiệt, tả hỏa, lương huyết giải độc. Đây là phép “thanh” trong 8 phép. Thuốc thanh nhiệtchủ yếu chữa bệnh lý nhiệt như trong quá trình mắc ngoại cảm nhiệt xuất hiện tráng nhiệt hoặc ra mồhôi mà không giải, buồn bực, tinh thần không minh mẫn, phát ban, xuất huyết, có triệu chứng nhiệtvào khí phận và vào dinh huyết, da bị cảm nhiễm mà bị mụn nhọt sưng tấy; mặt vàng bộc lộ mắcchứng bại huyết; huyết nhiệt đi lung tung gây nên các loại xuất huyết; rắn cắn bị thương và các loạinhiệt độc khác; bị can nhiệt, vị nhiệt v.v…; trong hoàn cảnh nào đó có thể chữa bệnh kết hạch, bệnhhư nhiệt do cảm nhiễm mãn tính gây nên. Bởi vì thuốc thanh nhiệt dùng phạm vi tương đối rộng, bài thuốc khá nhiều, ở chương này căn cứtừ thực tế chữa bệnh chúng tôi chia bài thuốc thanh nhiệt thành: Thanh khí nhiệt, thanh thấp nhiệt,thanh huyết nhiệt [bao gồm thanh dinh nhiệt], tả hỏa giải độc, thanh tạng phủ nhiệt, thanh hư nhiệt đểtiện chọn dùng.I. Thanh khí nhiệt Đặc điểm chủ yếu của thuốc thanh khí nhiệt là lấy các vị thuốc tân hàn [cay lạnh], khổ hàn [đắnglạnh] như Thạch cao, Chi tử, Liên kiều, Hoàng cầm làm vị thuốc chủ yếu, còn việc phối ghép thêm cácvị khác thì căn cứ bệnh tình phát triển mà gia giảm.Cách phối ghép vị thường dùng nhất là:1. Dùng vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt mà tuyên thấu như lấy Chi tử, Hoàng cầm ghép với Đậu cổ,Ngưu bàng, Thạch cao, Cát căn gọi là cách thanh khí tuyên thấu thích hợp với những bệnh ngoại cảmnhiệt tà, tuy đã từ biểu nhập lý nhưng khí phận có nhiệt mà biểu tà chưa giải hết, lại thấy sợ rét, sợ gió,mồ hôi ra ít hoặc không ra; những bài thuốc thường dùng như Chi tử cổ thang, Cát căn cầm liênthang, Cao cầm thanh đởm thang. Bài Chi tử cổ thang là lấy vị Chi tử khổ hàn tiết nhiệt ghép với vịĐậu cổ thoái nhiệt tuyên thấu; Bài Cát căn cầm liên thang là lấy 2 vị cầm liên thanh nhiệt táo thấpghép với Cát căn thấu biểu giải cơ. Bài Cao cầm thanh đởm thang là lấy vị Hoàng cầm thanh nhiệt hóathấp ghép với vị Thạch cao thơm tho đạt tà.2. Cách ghép với những vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt mà sinh tân như một lúc dùng cả Tri mẫu,Thạch cao thì gọi là cách thanh nhiệt bảo tân dùng để chữa khí phận nóng quá, bệnh chứng tráng nhiệt,phiền khát, mồ hôi ra nhiều, mạch lớn mà trong sách Thương hàn luận “gọi là dương minh kinhchứng”, Bài thuốc thường dùng là Thạch cao tri mẫu thang [Tên cũ là: Bạch hổ thang].3. Cách ghép với những vị thuốc tuyến thông phế như Ma hoàng, Hạnh nhân gọi là cách thanh nhiệttuyên phế để chữa những bệnh khí phân nhiệt thịnh mà đàm nhiệt chẹn ngang ở phế làm phế khí bếtắc, ho thở nhiều. Những bài thuốc thường dùng là Ma hạnh thạch cam thang, Ngân kiều hợp tễ [bàithuốc kinh nghiệm của bệnh viện Thử Quang - Thượng Hải]. Bài thuốc là dùng Thạch cao có dượctính tân hàn thanh khí ghép với Ma hoàng, Hạnh nhân khai phát phế khí; bài sau là dùng Ngân hoa,Liên kiều, Ngư tinh thảo tính thanh nhiệt giải độc ghép với Ma hoàng, Hạnh nhân, Lô căn, Đông quatử để khai phế khử đàm [ở chương này chưa truyền bài này vào], có thể xem ở bài chỉ khái bình suyễnvà hóa đàm ở chương 14 và bài trị ủy thương ở chương 23]. Bệnh nhiệt ở khí phận phạm vi rộng, biếnhóa nhiều nên khi dùng bài thuốc thanh khí nhiệt có thể phối hợp với các cách hóa thấp, tả hỏa giảiđộc, thanh dinh lương huyết để thích ứng với các bệnh nhiệt ở khí phận.© text: //phongthuyquan.vn 17 Chương 3: Thuốc thanh nhiệtII. Thanh thấp nhiệt Bài thuốc thanh thấp nhiệt là dùng các vị thuốc khổ hàn táo thấp thanh nhiệt [như Hoàng liên,Hoàng cầm, Hoàng bá] ghép với các vị khổ tân ít ôn [như Hậu phác, Bán hạ], các vị có hương thơmthông hóa [như Hoắc hương, Khẩu nhân, Xương bồ], các vị thấm nhuận lợi thấp [như Thạch cao,Thông thảo] để tạo thành bài. Lấy các vị thuốc khổ hàn táo thấp thanh nhiệt làm thành phần chủ yếucủa bài thuốc vừa có tác dụng thanh thấp nhiệt vừa có tác dụng tả hỏa giải độc, thích hợp với nhữngbệnh thấp nhiệt hóa hỏa mà sốt cao, buồn bực, không khát nhiều, rêu lưỡi vàng, kiết lỵ, hoàng đản.Các bài thường dùng là Hoàng liên giải độc thang, Bạch đầu ông thang, Nhân trần cao thang. Dùngnhững vị thuốc có mùi thơm để thông hóa lợi thấp làm vị thuốc chính để chữa thấp nhiệt kéo dài, nhiệtlúc ẩn lúc hiện, ngực đau, bụng chướng, đầy ứ, tiểu tiện ít mà nước đỏ rêu lưỡi vàng. Bài thường dùnglà Cam lộ tiêu độc đan. Nếu thấp nhiệt trở trệ trường vị thường dùng thuốc khổ hàn táo thấp thanhnhiệt ghép với thuốc khổ tân vị ôn như bài Liên phác ẩm.III. Thanh huyết nhiệt [Bao gồm thanh dinh nhiệt] Bài thuốc thanh huyết nhiệt trước đây chia làm 2 loại thanh dinh, lương huyết, nhưng thực tế phânbiệt không nhiều có thể gọi chung là thanh huyết nhiệt. Bài thuốc thanh huyết nhiệt gồm những vịthuốc dược tính cam hàn [như Sinh địa tươi], hàm hàn [như Huyền sâm, Tê giác]. Nếu nhiệt độc bốcmạnh thấy sốt cao, buồn bực, lưỡi nổi gai đỏ thường dùng thuốc tả hỏa giải độc như Ngân hoa, Liênkiều, Hoàng liên, Đại thanh diệp, Bản lam căn, Tử thảo; nếu nhiệt nhập tâm dinh mà tâm thần mê mẩnthì nên dùng thuốc thanh tâm, khai khiếu, thông đờm như Lá tre tươi, Thạch xương bồ, Trần đảm tinh,Uất kim; nếu thấy huyết phận nhiệt mà hao huyệt, động huyệt nên dùng vị thuốc lương huyết, tánhuyết như Đan bì, Xích thược. Bài thanh dinh thang và Tê giác địa hoàng thang đều lấy Tê giác hàmhàn và Sinh địa cam hàn làm vị thuốc chủ yếu. Còn bài Thanh dinh thang dùng Liên kiều, Hoàng liênkhổ hàn để tả hỏa giải độc nên tác dụng thanh nhiệt giải độc của nó tương đối mạnh. Bài Tê giác địahoàng thang dùng Đan bì, Xích thược là những vị thuốc lương huyết, tán huyết, tác dụng lương huyếttương đối mạnh, là bài thuốc tiêu biểu về lương huyết giải độc.IV. Tả hỏa giải độc Bài thuốc tả hỏa giải độc dùng phần lớn những vị thuốc thanh nhiệt giải độc là chủ yếu như Đạihoàng, Hoàng liên, Đại thanh diệp, Bản lam căn, Đan sâm, Tử thảo, Cam trung hoàng. Như Tả tâmthang, Hoàng liên giải độc thang là dùng Đại hoàng, Hoàng liên, Hoàng cầm để tả hỏa giải độc; Thầntê đan là dùng Tê giác, Cam trung hoàng, Tử thảo, Bản lam căn, Ngân hoa để tả hỏa giải độc, Phổ tếtiêu độc ẩm là dùng Hoàng cầm, Hoàng liên, Bản lam căn, Liên kiều, Thăng ma để tả hỏa giải độc.V. Thanh phủ tạng lý nhiệt Bài thanh tạng phủ lý nhiệt, căn cứ vào đặc điểm phủ tạng mà phối ghép những vị thuốc khácnhau. Như bài Long đảm tả can thang là tả hỏa ở gan mật lại thanh thấp nhiệt ở gan mật, bài Tả phếtán [Tên cũ là: Tả bạch tán] dùng tả phế hỏa.VI. Thanh hư nhiệt Bài thuốc thanh hư nhiệt thường dùng những vị thuốc dưỡng âm thanh nhiệt [như Miết giáp,Thạch cao, Địa cốt bì, Ngân sài hồ, Tần quỳ]. Ví dụ bài Thạch cao miết giáp thang lấy Thạch cao khổhàn để giải tà, lấy Miết giáp hàm hàn để tư âm làm thành phần chủ yếu của bài thuốc. Loại thuốc nàythích hợp chữa bệnh ngoại cảm nhiệt ở thời kỳ sau hoặc trong quá trình chữa bệnh mạn tính [như kếthạch] mà âm dịch thương tổn, tà nhiệt ẩn náu ở âm phận biểu hiện như sốt nhẹ, sốt cơn, cổ đỏ, gầymòn, lưỡi nổi gai đỏ mà ít rêu. Lúc dùng bài thuốc này, cần chú ý đến sức khỏe của tỳ vị nếu thấybụng chướng, đi đái đường, dạ dày đầy hơi có thể giảm liều lượng để kiện tỳ, hòa vị, sướng trung.© text: //phongthuyquan.vn 18 Chương 3: Thuốc thanh nhiệt CHI TỬ CỔ THANG « Thương hàn luận »Thành phần: 8-16 gam 1. Chi tử 12-16 gam 2. Đậu cổCách dùng: Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Xua tà giải nhiệt, trừ phiền giải muộn.Chữa chứng bệnh: Bệnh ngoại cảm nhiệt ở khí phận mới như phát sốt, ngực tức, tâm phiền, rêu lưỡivàng hoặc lưỡi đỏ. Trong sách “Thương hàn luận” thì bài này chữa ngoại cảm nhiệt như kinh hãn, thổhạ hậu mà vẫn hư phiền không ngủ được, giật mình.Giải bài thuốc: Bài thuốc này dùng Chi tử khổ hàn để tả hỏa, giải nhiệt trừ phiền ghép với Đậu cổ đểxua tà giải nhiệt nên có tác dụng tán tà ở biểu, tiết nhiệt ở lý, trừ phiền ở trung, là bài thanh khí nhiệtthường dùng khi ứng dụng cụ thể, trên cơ sở bài thuốc này, gia thêm các vị thanh nhiệt giải độc, hóathấp lợi thấp, ít khi sử dụng đơn độc; khi nhiệt ngoại cảm vào dinh huyết, cũng lấy bài thuốc này làmcơ sở gia thêm các vị thuốc thanh dinh lương huyết để chữa. Như bài Hắc cao phương [trong sách “Xahâu phương”, chủ yếu do 2 vị Đậu cổ, Sinh địa tươi hợp thành] gồm bài thuốc này cộng với cácphương thuốc lương huyết là phương pháp chữa theo thuyết ôn bệnh học là “nhập dinh vưu khả thấunhiệt chuyển khí”.Cách gia giảm: Bệnh ngoại cảm nhiệt, nhiệt ở khí phận mà biểu tà chưa dứt có thể cũng dùng Ngưubàng với Bạc hà; miệng khô, miệng đắng, lưỡi đỏ, rêu vàng là lý nhiệt tương đối mạnh có thể gia thêmLiên kiều, Hoàng cầm, họng đau, chảy máu mũi là vì nhiệt nhiều có thể gia thêm Ngân hoa, Lô căn;ngực tức, buồn nôn, lưỡi nhờn là bị thấp nặng có thể thêm Hậu phác, Bán hạ, Chỉ thực [xác], Phụclinh. CÁT CĂN HOÀNG CẦM HOÀNG LIÊN THANG « Thương hàn luận »Thành phần: 12-20 gam 3. Hoàng cầm 12 gam 1. Cát căn 4-8 gam 4. Cam thảo 4 gam 2. Hoàng liênCách dùng: Ngày dùng một thang, sắc uống, chia 2 lần.Công dụng: Giải cơ thấu biểu thanh thấp nhiệt.Chữa chứng bệnh: Sốt cao, tâm phiền, đi tả cấp tính, phân thối, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mạch sác.Giải bài thuốc: Bài này dùng Cát căn làm thuốc chủ, Hoàng cầm, Hoàng liên làm thuốc tá để thanhnhiệt táo thấp, Cam thảo để hòa trung nên bài này có thể giải cơ thấu biểu lại có thể thanh nhiệt chỉ tảlà bài giải cả biểu 1ý. Bài này vốn chữa bệnh nhiệt tính ở biểu, chưa giải được, tà nhiệt nhập lý, épnhiệt hạ lợi, bây giờ đùng chữa tràng viêm cấp tính, bệnh lỵ có vi trùng, thân nhiệt, đi tả [nhiệt tả].Cách gia giảm: Nếu người bệnh nôn mửa gia Bán hạ, ăn uống bị trệ có thể gia Sơn tra, Lục thầnkhúc, đau bụng có thể gia Mộc hương.© text: //phongthuyquan.vn 19 Chương 3: Thuốc thanh nhiệt CAO CẦM THANG « Thông tục Thương hàn luận »Thành phần: 6-16 gam 5. Hoàng cầm 8-16 gam 1. Thạch cao 6-12 gam 2. Trần bì 6-12 gam 6. Bán hạ 8-12 gam 3. Chỉ xác 8-16 gam 4. Phục linh 7. Trúc nhự 8-12 gam 8. Phách ngọc tán [tức Lục nhất tán gia Thanh đại] 8-16 gamCách dùng: Ngày một thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Thanh tiết thấp nhiệt ở gan mật, hòa vị.Chữa chứng bệnh: Tà thấp nhiệt ngoại cảm không giải hết, người rét mà phát nhiệt, có mồ hôikhông giải được, sáng nhẹ chiều nặng, đầu nặng chân tay mỏi, ngực tức ách, buồn nôn, miệng khôkhát mà không muốn uống, tiểu tiện đỏ, rắt, rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch sác yếu.Giải bài thuốc: Bài này lấy chất thơm của Thạch cao để thanh nhiệt thấu tà phối hợp với Hoàng cầmkhổ hàn để tiết nhiệt nhằm thanh giải thấp nhiệt, Trần bì, Bán hạ, Chỉ xác, Trúc nhự để lý khí, giángnghịch, hòa vị; Phục linh, Phách ngọc tán để đạm thấm lợi thấp và tiết nhiệt. Bởi vậy, nguyên lý ghépvị thuốc của bài này tương tự như bài Cam lộ tiêu độc đan, cũng là bài thuốc tiêu biểu về thanh nhiệtlợi thấp, điều hòa khí cơ bắp, thường chữa bệnh thấp nhiệt trong mùa hè như sốt vừa, sốt nhẹ hoặc hệthống tiêu hóa cảm nhiễm mà gây nên thấp nhiệt lưu ở khí phận. Bài này chú trọng thấu tà còn bàiCam lộ tiêu độc đan chú trọng hóa thấp đó là chỗ khác nhau giữa hai bài thuốc.Cách gia giảm: Người bị thấp nhiều mà rêu lưỡi dày có thể gia thêm Hậu phác, Hoắc hương để tăngtác dụng hóa thấp; người sốt cao có thể gia Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng liên để thanh nhiệt giải độc;người gây rét, đau đầu, ít mồ hôi có thể gia thêm Đậu cổ, Bạc hà để xua đuổi ngoại tà; người bị đaubụng đi tả có thể thêm Biển đậu y tiêu hà đế. THẠCH CAO TRI MẪU QUẾ CHI THANG, THẠCH CAO TRI MẪUTHƯƠNG TRUẬT THANG, THẠCH CAO TRI MẪU NHÂN SÂM THANG « Thương hàn luận »Thành phần: 4-12 lạng 3. Tri mẫu 12-20 gam 1. Thạch cao 4-8 gam 4. Gạo sống 40 gam 2. Cam thảoCách dùng: Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Thanh khí nhiệt, tả vị hỏa, sinh tân, chỉ khát.Chữa chứng bệnh: Chứng khí nhiệt thuộc bệnh ngoại cảm nhiệt. Như sốt cao, phiền khát muốnuống, mặt đỏ, ra nhiều mồ hôi, sốt dữ mạch hồng đại hoặc hoạt sác, vị hỏa dẫn đến đau đầu, đau răng,chảy máu mũi máu răng.Giải bài thuốc: Bài này là bài tiêu biểu về dùng vị thuốc tân hàn để thanh nhiệt. Bài thuốc lấy Thạchcao vị tân hàn để thanh khí và Tri mẫu vị khổ hàn để tả hỏa làm vị thuốc chủ yếu; Cam thảo, gạo sốnglà vị phù trợ để dưỡng vị hòa trung có tác dụng thanh tiết lý nhiệt, sinh tân chỉ khát mà trừ phiền.Cách gia giảm: Hiện nay khi dùng bài thuốc này để chữa chứng nhiệt ở khí phận trong bệnh ngoạicảm nhiệt thường dùng các vị thuốc thanh nhiệt giải độc; lúc chữa bệnh dịch viêm não thì dùng Đạithanh diệp, Bản lam căn, lúc chữa chảy máu răng, máu mũi dùng vị lương huyết như Sinh địa tươi,Xích thược, chữa bệnh vị nhiệt mà đau đầu thường dùng vị thuốc tân tán như Bạch chỉ, Ma hoàng, lúcchữa bệnh phong thấp thường dùng Thương truật, Quế chi, còn gạo sống thường không dùng.© text: //phongthuyquan.vn 20 Chương 3: Thuốc thanh nhiệtBài thuốc phụ:1. Thạch cao Tri mẫu quế chi thang: [Tên cũ: Bạch hổ quế chi thang] Tức là Thạch cao tri mẫu thang gia Quế chi nguyên chữa “ôn ngược”, thân không hàn mà nhiệt,đốt xương đau nhức, thỉnh thoảng nôn mửa. Hiện nay thường dùng để chữa phong thấp viêm đốt xương biểu hiện phát sốt, ra mồ hôi, phongnhức, phiền táo miệng khát, lưỡi trắng và đốt xương sưng đau. Ngoài ra mùa hè hay bị chứng sốt cao,phiền khát, ra mồ hôi, sợ gió cũng dùng thuốc này.2. Thạch cao Tri mẫu thương truật thang: [Tên cũ: Bạch hổ gia thương truật thang] Tức là Thạch cao tri mẫu thang gia Thương truật. Nguyên chữa thấp ôn ra mồ hôi nhiều, người nặng, chân lạnh. Hiện nay thường dùng chữa phong thấp viêm đốt xương và bị sốt cao vào mùa hè thu biểu hiệnthấp khốn nhiệt thậm, đầu nặng, phiền nhiệt, tức ngực, miệng khát không muốn uống, ra mồ hôi nhiều,đốt xương đau nhức, rêu lưỡi trắng, lưỡi đỏ.3. Thạch cao Tri mẫu nhân sâm thang: [Tên cũ: Bạch hổ gia nhân sâm thang] Tức Thạch cao tri mẫu thang gia Nhân sâm [hoặc Đảng sâm]. Nguyên nhân chữa bệnh ngoại cảm nhiệt, biểu tà đã giải, nhiệt chui vào lý, tân khí đều bị thươngtổn. Hiện nay có người dùng chữa chứng thử nhiệt trẻ con, cũng có hiệu quả nhất định. TRÚC DIỆP THẠCH CAO THANG « Thương hàn luận »Vị thuốc:1. Trúc diệp [Lá tre] 4-12 gam 5. Bán hạ 8-12 gam 40 gam2. Thạch cao 4-12 lạng 6. Gạo sống 4-8 gam3. Mạch môn 8-16 gam 7. Cam thảo4. Nhân sâm [hoặc Đảng sâm] 4-16 gamCách dùng: Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Thanh nhiệt, dưỡng vị, sinh tân chỉ khát.Chữa chứng bệnh: Sau khi bị sốt, nhiệt chưa thanh hết, khi âm đều bị thương tổn, miệng khô môi se,lưỡi đỏ, ít rêu, đầy chướng, mạch sác nhỏ; hoặc vị âm không đủ, vị hỏa thượng nghịch, miệng lưỡi nứtnẻ, lưỡi tía đỏ mà khô, miệng khát, mạch đập nhẹ, hoặc mắc bệnh tiêu khát [đái đường], vị hỏa thịnh,ăn tiêu chóng đói, ngoài ra còn có thể chữa thanh thử nhiệt.Giải bài thuốc: Bài này có thể chia thành 4 loại vị thuốc.1. Lá tre, Thạch cao là tiêu vị nhiệt, tả vị hỏa;2. Nhân sâm, Mạch môn đông là ích khí, dưỡng âm, sinh tân;3. Bán hạ là hòa vị, giáng nghịch;4. Gạo sống, Cam thảo là điều dưỡng vị khí.Cách gia giảm: Khi vị khí, vị âm không đủ mà chứng vị nhiệt không biểu hiện rõ [như miệng hôi,lưỡi nứt] có thể bỏ Thạch cao, lưỡi sáng bóng như gương, có thể thêm Thanh học tươi, Thiên hoa phấnđể sinh tân tăng dịch; nếu khát mà thực nhiệt không qua vị kinh và đái nhiều biểu hiện thận suy, có thểbỏ Thạch cao mà gia Hoàng tinh, Thiên hoa phấn, Sinh địa, Thục địa, Sơn thù nhục.© text: //phongthuyquan.vn 21 Chương 3: Thuốc thanh nhiệt THẠCH CAO THỤC ĐỊA TIỄN [Tên cũ: Ngọc nữ tiễn] « Cảnh Nhạc toàn thư »Thành phần:1. Thạch cao 40-80 gam 4. Thục địa 16-40 gam 5. Tri mẫu 8-12 gam2. Mạch môn đông 8-16 gam3. Ngưu đằng 8-16 gamCách dùng: Ngày dùng 1 thang, đem sắc chia 2 lần uống.Công dụng: Thanh vị nhiệt, tả vị hỏa, bổ thận tư âm.Chữa chứng bệnh: Bài này chữa các bệnh do thận âm không đủ, vị hỏa cực thịnh gây ra đau đầu,miệng khô khát, lưỡi nứt nẻ, chân răng sưng đau, chảy máu mũi và tiêu khát, tiêu cốc mau đói.Giải bài thuốc: Bài này là bài thuốc tiêu biểu kết hợp nhiều vị thuốc để vừa bổ hư vừa tả thực. Thạchcao tân hàn thanh nhiệt, tả vị hỏa và Thục địa bổ thận tăng âm là 2 vị thuốc chủ yếu; dùng Mạch môn,Tri mẫu tư âm giáng hỏa để tăng thêm tác dụng “tráng thủy chi chỉ dĩ chế dương quang”, Ngưu tất dẫnthuốc đi xuống. Tóm lại, bài này thuộc phạm vi tư âm tỏa nhưng khác với bài Tri bá bát vị hoàn. Bàinày tả hỏa nhằm vào vị nhiệt là chính còn Tri bá bát vị hoàn là nhằm vào âm hư hỏa vượng là chính vàcòn có tác dụng thanh lợi nhiệt hạ tiêu thấp nữa. Không biểu hiện ra.Cách gia giảm: Lúc vị hỏa cực thịnh mà thận âm suy tổn [trong lúc mắc bệnh ngoại cảm nhiệt mà khívà huyết đều tổn thương như sốt cao, lưỡi tưa, miệng khô khát, thì lấy Sinh địa tươi thay Thục địa,Huyền sâm thay Ngưu tất để tăng thêm tác dụng tang dịch sinh tân, lương huyết thanh nhiệt; lúc mắcbệnh viêm họng cấp tính, lưỡi viêm mà miệng lưỡi nứt nẻ cũng có thể dùng cách gia giảm này, nhưthấy lưỡi có tia đỏ mà khô, hoặc lưỡi trơn bóng không có rêu thì có thể gia thêm Sa sâm, Thạch hộc. BẠCH ĐẦU ÔNG THANG [Phụ: Bạch thược thang, Khuẩn lỵ thảo dược phương] « Thương hàn luận »Vị thuốc: 20 gam 3. Tần bì 12-16 gam 12 gam 4. Hoàng liên 4-8 gam 1. Bạch đầu ông 2. Hoàng báCách dùng: Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc, chỉ lỵ.Chữa chứng bệnh: Đi lỵ viêm tràng, đại tiện ra máu, lý cấp hậu trọng lỗ đít nóng nát.Giải bài thuốc: Bài này dùng Bạch đầu ông để thanh nhiệt ở huyết phận, cùng với vị Tần bì để nhuậnmát, 2 vị này là thuốc chủ yếu để lương huyết chỉ lỵ, gia thêm Hoàng bá, Hoàng liên để thanh thấpnhiệt giải độc, toàn bài nhằm thanh lý nhiệt, là bài thuốc chuyên dùng chữa kiết lỵ, hiệu quả tốt.Cách gia giảm: Người đau bụng lý cấp hậu trọng có thể gia Mộc hương, Chỉ xác, Binh lang, ngườiăn uống bị trệ có thể gia Sơn tra, Thần khúc; người mắc biểu chứng có thể gia Kinh giới; người hưnhược hoặc bị bệnh lỵ lâu ngày âm bị thương tổn, có thể gia Cam thảo, A giao; ngoài ra, có thể dùngHoàng liên thay cho các vị thanh nhiệt giải độc khác như Hoàng cầm, Ngân hoa v.v…Bài phụ:1. Thược dược thang: Gồm các vị Hoàng cầm, Hoàng liên, Xích thược, Đương quy, Đại hoàng, Binh lang, Cam thảo,Mộc hương, Nhục quế.© text: //phongthuyquan.vn 22 Chương 3: Thuốc thanh nhiệt Chữa bệnh lỵ, đại tiện ra máu nhờn, đau bụng, lý cấp hậu trọng. Bài này dùng 3 vị hoàng để tảgiải độc, khử trệ, dùng Xích thược, Đương quy, Nhục quế phụ trợ để hành huyết, “hành huyết thì điđại tiện ra máu nhờn sẽ giảm”; Mộc hương, Binh lang điều khí, “điều khí thì hậu trọng sẽ trừ”. Camthảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc và giảm đau.2. Khuẩn lỵ thảo dược phương: Gồm 3 vị Thiết nghiễn thái, Địa cẩm thảo, Phong vĩ thảo mỗi thứ một lạng. Có thể thanh thấp nhiệt, lương huyết, giải độc chữa các chứng bệnh lỵ có vi trùng, viêm tràng,phát nhiệt, đau bụng đi tả, đại tiện ra huyết nhờn, lý cấp hậu trọng.Vị thuốc: NHÂN TRẦN CAO THANG 1. Nhân trần 2. Chi tử [Phụ: Chi tử bá bì thang] 3. Đại hoàng « Thương hàn luận » 20-40 gam 12-20 gam 18-12 gamCách dùng: Ngày dùng một thang sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Thanh nhiệt thấp, thoái hoàng đản.Chữa chứng bệnh: Dương hoàng, thân nhiệt, mát mặt, toàn thân vàng như nghệ, tiểu tiện vàng đỏ,giọt ngắn, đại tiện không thông [hoặc tích táo] miệng khát, bụng ngực chướng ách rêu lưỡi vàng nhờn.Giải bài thuốc: Đây là bài thuốc chuyên chữa bệnh hoàng đản thấp nhiệt, nhân trần thanh thấp nhiệt,lợi đản là vị thuốc chủ yếu chữa bệnh hoàng đản trong bài thuốc này. Ghép với Chi tử khổ tả hỏa đểthấp nhiệt theo đường tiểu tiện mà ra; Đại hoàng thang nhuận tràng vị để thấp nhiệt theo đường đạitiện mà xuống. Dùng cả 3 vị thuốc để thanh lợi thấp nhiệt, tiêu ra theo đường tiểu tiện, đại tiện để chữangười mắc bệnh hoàng đản thuộc chứng dương chứng thực, chứng nhiệt.Cách gia giảm: Bài này bỏ Chi tử, Đại hoàng mà phối hợp với bài Ngũ linh tán gọi là Nhân trần ngũlinh tán, nhằm chủ trị khử thấp lợi tiểu tiện, thích hợp với người mắc bệnh hoàng đản mà đại tiểuthông thoáng. Bỏ Chi tử, Đại hoàng gia Thương truật [hoặc Bạch truật], Phụ tử gọi là Nhân trần truậtphụ thang, hoặc gia Can khương, Phụ tử gọi là Nhân trần phụ tử can khương thang để chữa chứng âmhoàng, da vàng tối, sợ lạnh, ngực ách nước, bụng chướng, miệng nhạt, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắngnhờn. Nhân trần tuy dược tính khổ hàn, nhưng truật, phụ, Can khương tính ôn, nên có tác dụng lợithấp thoái hoàng, không vì khổ hàn mà thương tổn đến tỳ.Bài phụ:Chi tử bá bì thang: Gồm 3 vị Chi tử, Hoàng bá, Cam thảo hợp thành. Nhằm thanh nhiệt, lợi tiểu tiện, chủ trị chứng đương hoàng thân nhiệt, bụng không đầy chướng,đại tiện thông nhuận nên trong bài không dùng Đại hoàng; dùng Hoàng bá ý nghĩa cơ bản giống nhưdùng Nhân trần [có thể gia Nhân trần]; dùng Cam thảo vừa hòa hoãn tính khổ hàn của Chi tử, Hoàngbá vừa thanh nhiệt giải độc.© text: //phongthuyquan.vn 23 Chương 3: Thuốc thanh nhiệt CAM LỘ TIÊU ĐỘC ĐAN « Ôn nhiệt kinh vi »Thành phần:1. Hoạch thạch 15 lạng 7. Nhân trần 11 lạng2. Hoàng cầm 10 lạng 8. Thạch xương bồ 6 lạng3. Mộc thông 5 lạng 9. Xuyên bối mẫu 5 lạng4. Xạ can 4 lạng 10. Liên kiều 4 lạng5. Bạc hà 4 lạng 11. Bạch khấu nhân 4 lạng6. Hoắc hương 4 lạngCách dùng: Tỷ lệ liều lượng nói trên dùng làm thuốc viên [hoàn]. Mỗi lần dùng 8-12 gam, ngày dùng1-2 lần, hoặc dùng túi vải bọc sắc chung với bài thuốc khác, trọng lượng từ 12 gam-40 gam. Cũng cóthể thay đổi liều lượng đổi thành thuốc thang sắc uống.Công dụng: Thanh hóa thấp nhiệt, giải độc, tuyên thông khí cơ.Chữa chứng bệnh: Thấp nhiệt tiềm lưu, thỉnh thoảng sốt nhẹ [sốt vừa] ra mồ hôi mà nhiệt khônggiải, đi tiểu tiện đỏ và xẻn, ngực tức, chân tay rã rời, đại tiện nhão mà không thông sướng, có triệuchứng bệnh hoàng đản nhẹ, hoặc đau họng, má sưng, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc khô nhờn hoặc vàngnhạt.Giải bài thuốc: Bài này dùng Hoắc hương, Khấn nhâm, Thạch xương bồ để hóa thấp, dùng Hoạtthạch, Nhân trần, Mộc thông để lợi thấp, dùng Hoàng cầm, Xạ can, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc,dùng Xuyên bối mẫu để hóa đàm tán kết, dùng Bạc hà để sơ tán ngoại tà chữa các chứng thấp nhiệt trởtrệ trong mùa hè thu như sốt nặng vì thấp, sốt nhẹ không lui và ngực tức tay chân rã rời, bụng ách, đitiểu tiện đỏ mà ít v.v…Cách gia giảm: Bài này nếu dùng thuốc thang thì thường không đùng Xuyên bối mẫu, Xạ can, Mộcthông mà có thể thay bằng Thông thảo, Hạnh nhân, Ý dĩ, Hậu phác. LIÊN PHÁC ẨMThành phần: 4-8 gam « Hoắc loạn luận » 4-12 gam 12-16 gam 8-12 gam 1. Hoàng liên 8-12 gam 5. Hậu phác 4-8 gam 2. Đậu cổ 40-80 gam 6. Sơn chi tử 3. Bán hạ 7. Thạch xương bồ 4. Lô cănCách dùng: Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Thanh nhiệt hóa thấp, điều hòa tràng vị.Chữa chứng bệnh: Tràng vị thấp nhiệt bên trong, biểu hiện như tràng vị viêm cấp tính, hoặc loạn,thương hàn, lỵ có vi trùng và bị thấp trong mùa hè, cụ thể ngực tức, bụng đầy ách, đi tả, rêu lưỡi vàngnhờn.Giải bài thuốc: Dùng Hoàng liên tính khổ hàn và Hậu phác tính tân khổ ôn làm vị thuốc chủ yếu củabài thuốc này, phụ thêm Chi tử. Đậu cổ giải uất đạt tà; dùng bán hạ, Thạch xương bồ để hóa trạc hòavị; Lô căn thanh vị bảo tân mà không quá nhuận dịch tác dụng bài này chủ yếu là khai tân giáng khổ.Gọi là khai tân là dùng những vị thuốc có dược tính cay như Hậu phác, Bán hạ, Thạch xương bồ đểkhai thấp; gọi là giáng khổ tức là dùng các vị thuốc có dược tính đắng như Hoàng liên, Chi tử để giánghỏa, khai thấp giáng hỏa thì thanh khí thăng còn trọc khí giáng, cơ khí vị tràng điều hòa nên thổ tảngừng. Bài thuốc này vốn dùng chữa hoắc loạn [gồm hoắc loạn trực tính và vị tràng viêm], hiện nay© text: //phongthuyquan.vn 24 Chương 3: Thuốc thanh nhiệtkhi chữa bệnh thường dùng bài này để chữa đường tiêu hóa bị cảm nhiễm kèm theo vị tràng bị hỗnloạn.Cách gia giảm: Người mắc bệnh tả nhưng mót rặn [lý cấp hậu trọng] có thể thêm Mộc hương, Binhlang để hành khí, phá khí; người ăn bị trệ có thể thêm Chỉ thực. Lục thần khúc, Sơn tra để tiêu thựcđạo trệ, lúc bị nôn mửa nặng, có thể thêm chút ít Ngô thù du để gây tác dụng phân tán mà sốt nặng dothấp như sốt cao, lưỡi đỏ, có thể thêm Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng cầm để thanh nhiệt giải độc.Thành phần: TẢ TÂM THANG 1. Đại hoàng [Phụ: Phụ tử tả tâm thang] 2. Hoàng liên « Kim quỹ yếu lược » 3. Hoàng cầm 6-12 gam 4-12 gam 8-16 gamCách dùng: Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Tả hỏa, thanh nhiệt, giải độc.Chữa chứng bệnh: Mọi chứng hỏa thực nhiệt. Như đang mắc bệnh ngoại cảm nhiệt, bị sốt cao, mặthồng, mắt đỏ, buồn bực, hôn mê phát cuồng, rêu lưỡi vàng nhờn, lưỡi có gai đỏ vì nóng quá làm huyệtđi lung tung nên thổ huyết, chảy máu mũi, thấp nhiệt nung đốt mà sinh bệnh hoàng đản; mụn nhọtchảy nước, vàng bị bị đơn sưng tấy, mắc chứng bại huyết, mặt mắt sưng đỏ, miệng lưỡi lở toét, đi lỵ ramáu nhờn, đều có thể dùng bài thuốc này.Giải bài thuốc: Bài này tuy lấy tên là “Tả tâm thang” nhưng thực tế không phải chuyên trị tả tâm hỏamà là tả mọi thực hỏa, giải nhiệt độc, thanh thấp nhiệt. Trong bài này tuy lấy Đại hoàng là thuốc chủnhưng mục đích không phải chuyên để công hạ mà là để tiết nhiệt, tả hỏa, giải độc. “3 vị hoàng” dùngở đây, dược tính khổ hàn, có thể tiết nhiệt, táo thấp, nên thích hợp chữa các bệnh tháo nhiệt cản trởtràng vị, uất mà hóa hỏa, rêu lưỡi vàng nhờn hoặc nổi gai vàng, sốt cao, buồn bực, tức ngực, ứ chướng,bí đại tiện. Trong “Thương hàn luận” dùng bài thuốc này để tiết nhiệt trừ tức ách là có nghĩa như vậy.Còn ở “Kim quỹ yếu lược” dùng bài thuốc này để tiết nhiệt trừ tức ách là có ý nghĩa để đạt tác dụng tảhỏa, tiết nhiệt, giải độc. Tà đi thì chính an, nhiệt độc giải rồi thì huyết ngừng ra, khác với việc lươnghuyết tán huyết ở bài Tê giác địa hoàng thang, lúc sử dụng cần phân biệt rõ. Với các vị thuốc khổ hàn, trong thực nghiệm chữa bệnh diệt vi trùng ở ngoài thân thể thấy rõ tácdụng diệt trùng, kết quả điều trị cho thấy nó có chất chống vi trùng.Cách gia giảm: Lúc ứng dụng bài thuốc này để chữa cả thấp lẫn nhiệt thì phải coi nhiệt nặng hơnthấp hoặc thấp nhiệt hóa hỏa mới phù hợp. Nếu thấp nhiệt hóa hỏa, nhiệt đốt tâm dịch, thấy có triệuchứng tâm dịch bị tổn thương [miệng khô, lưỡi táo] có thể thêm Thiên hoa phấn, Lô căn, thậm chí cóthể gia Thạch hộc tươi, Sinh địa tươi, nếu thấp nhiệt hóa hỏa mà cả thấp và nhiệt đều nặng ngangnhau, thấy rêu lưỡi dày nhờn, ngực tức, ách chướng có thể thêm Hậu phác, Bán hạ; nếu bị nôn mửanhiều mà khó uống thuốc, có thể thêm 3 lát gừng tươi; bụng đầy không nhiều, đại tiện bình thường cóthể dùng Đại hoàng chế; người bị đau bụng trên dữ dội [như viêm túi mật cấp tính] có thể thêm Chỉxác hoặc Chỉ thực, Xuyên luyện tử, Diên hồ sách, đó là những vị thuốc lý khí chỉ thống.Bài phụ:Phụ tử Tả tâm thang: Tức là bài này gia Phụ tử. Dùng cho những người bị tà nhiệt bốc mạnh mà dương khí không đủ, ra mồ hôi nhiều, chân taylạnh, mạch nhỏ.© text: //phongthuyquan.vn 25 Chương 3: Thuốc thanh nhiệt HOÀNG LIÊN GIẢI ĐỘC THANG « Ngoại thai bí yếu »Thành phần: 4-12 gam 3. Hoàng cầm 8-16 gam 1. Hoàng liên 12-16 gam 4. Chi tử 8-16 gam 2. Hoàng báCách dùng: Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Tả hỏa giải độc, thanh thấp nhiệt.Chữa chứng bệnh: Mọi chứng thực nhiệt hỏa, điên cuồng mê loạn, hoàng đản thấp nhiệt, mu nhọtchảy nước vàng, nóng quá đến thổ huyết, mũi ra máu.Giải bài thuốc: Bài này dùng 3 vị Hoàng cầm, Hoàng liên, Hoàng bá có được tính khổ hàn để tả thựcnhiệt ở Thượng trung, hạ tiêu lại phối hợp với Chi tử tính khổ hàn để tiết nhiệt, tác dụng giống như bàiTả tâm thang, là bài thuốc có hiệu lực mạnh để tả hỏa giải độc, thanh thấp nhiệt. Nhưng bài này chưadùng Đại hoàng mà dùng hoàng bá để tả thấp nhiệt ở hạ tiêu, Chi tử tả hỏa tam tiêu, khiến tà nhiệt ratheo đường tiểu tiện khác với bài Tả tâm thang dùng Đại hoàng làm thuốc chủ khiến tà nhiệt ra theođường đại tiện. Vì vậy, bài Tả tâm thang thích hợp chữa tích nhiệt ở vị tràng, còn bài này thích hợpchữa thấp nhiệt ở hạ tiêu [đường nước tiểu bị cảm nhiễm]. Còn như bài này có thể trị chứng hôn mêcuồng loạn, thổ huyết, chảy máu mũi thì về nguyên lý giống bài Tả tâm thang nhằm đạt tác dụngchuyên tả tà nhiệt.Cách gia giảm: Bài này khi ứng dụng chữa bệnh thường ghép thêm Ngân hoa, Liên kiều thì tác dụngthanh nhiệt giải độc càng hay hơn. Lúc chữa bệnh hoàng đản có thể thêm Nhân trần; đại tiện bí hoặckhông thông sướng, có thể thêm Đại hoàng; chữa bệnh u nhọt chảy nước vàng tẩy có thể thêm Bồcông anh, Tử hoa địa đinh; miệng lưỡi lở loét có thể thêm Cam trung hoàng; thồ huyết, chảy máu mũicó thể thêm Sinh địa tươi, Đan bì, Xích thược, đi lỵ ra máu nhờn, rặn mót có thể thêm Mộc hương,Binh lang; đi tiểu nhiều mà mót, đau bọng đái có thể thêm Xa tiền, Mộc thông, Phong vĩ thảo. PHỔ TẾ TIÊU ĐỘC ẨMThành phần: 8-16 gam « Đông đan thập thư » 4-12 gam 1. Hoàng cầm 8-16 gam 8-16 gam 2. Liên kiều 8-20 gam 8. Hoàng liên 2-4 gam 3. Bản lam căn 12-20 gam 9. Huyền sâm 4-12 gam 4. Ngưu bàng tử 4-8 gam 10. Mã bột 4-12 gam 5. Thăng ma 6-12 gam 11. Cương tàm 4-6 gam 6. Trần bì 2-4 gam 12. Sài hồ 4-6 gam 7. Cam thảo 13. Kiết cánh 14. Bạc hàCách dùng: Bài này nguyên là thuốc tán, nghiền vị thuốc thành bột, mỗi lần dùng 20 gam đến 40gam, sắc nước uống, hiện nay dùng thành thuốc thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Sơ tán phong nhiệt, thanh nhiệt giải độc.Chữa chứng bệnh: Nguyên bài thuốc thích ứng chữa bệnh “Đại đầu ôn” [thường bị ở đầu và mặt],ngày nay người chữa đơn ở đầu và mặt, còn chữa viêm tuyến nước bọt ở hàm, viêm tai cấp tính mà bịsốt cao, sưng mộng răng phát sốt và mặt bị độc sưng to.Giải bài thuốc: Đây là bài thuốc tiêu biểu chữa thanh nhiệt giải độc và sơ tán phong nhiệt. Các vịHoàng cầm, Hoàng liên, Liên kiều, Huyền sâm, Bản lam căn, Thăng ma nhằm thanh nhiệt giải độc;© text: //phongthuyquan.vn 26 Chương 3: Thuốc thanh nhiệtcác vị Bạc hà, Ngưu bàng, Cương tàm, Sài hồ nhằm sơ phong tán nhiệt. Các vị Kiết cánh, Cam thảo,Mã bột giải thanh nhiệt độc ở đầu và mặt mà còn thanh lợi cổ họng nên có thể chữa bệnh cổ họng sưngđau.Cách gia giảm: Bí đại tiện có thể thêm Đại hoàng; lúc biểu hiện không ra mồ hôi, sốt cao, đau đầu cóthể thêm Khương hoạt để tăng tác dụng tân tán thấu tà, trẻ em có triệu chứng Kinh giật, có thể thêmCâu đằng, Thiền y. TÊ GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG « Thiên kim phương »Thành phần: 1-4 gam 3. Thược dược [Xích thược] 8-12 gam 1. Tê giác 12-40 gam 4. Đan bì 8-16 gam 2. Sinh địaCách dùng: Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, thanh huyết tán ứ, thanh tâm.Chữa chứng bệnh: Ngoại cảm nhiệt, nhiệt nhập dinh huyết, thấy sốt cao, thần không tỉnh táo, độnghuyết [gồm thổ huyết, chảy máu mũi, đại tiện ra huyết], phát ban mày đay, lưỡi gai đỏ, mạch sác nhỏ;ngày nay thường dùng chữa các chứng viêm gan cấp tính vàng da, gan hôn mê, chữa người mắc chứngđi đái ra máu, độc chứng bại huyết, u nhọt nước vàng, xuất huyết dịch do huyết nhiệt gây ra.Giải bài thuốc: Bài này là bài thuốc tiêu biểu về lương huyết giải độc, nhiều bài thuốc khác nhằmthanh dinh, lương huyết, giải độc, cũng từ bài này mà biến hóa đi. Tê giác thanh tâm, lương huyết, giảiđộc, Sinh địa lương huyết, dưỡng âm thanh nhiệt, đó là những vị thuốc chủ yếu, phụ thêm Xích thược,Đan bì nhằm lương huyết tiết nhiệt, hoạt huyết tán ứ; tuy chỉ có 4 vị thuốc mà có thể thanh được nhiệtở dinh huyết, thanh tâm và ngừng xuất huyết. Bài này thường dùng Xích thược vì nó có tác dụnglương huyết tán ứ mạnh hơn Bạch thược, thường dùng Sinh địa tươi vì nó lương huyết, ngừng xuấthuyết mạnh hơn Sinh địa thường; Tê giác quý hiếm nên thường dùng ngưu hoàng do người làm hoặcsừng trâu thay thế [vị trước mỗi lần uống thẳng 0,5-1 gam, vị sau mỗi lần 20 gam - 40 gam sắc uống].Cách gia giảm: Người bị nhiệt vào tim mà tâm thần hôn mê, có thể dùng thêm Tử huyết đan hoặccùng dùng Thạch xương bồ tươi, Trần đảm tinh, Thiền Trúc hoàng; lúc kinh quyết, thường dùng “Ancung ngưu hoàng hoàn” cùng với Ngọc đan; sốt nhiều mà hôn mê ít có thể dùng Ngưu hoàng thanhtâm hoàn hoặc dùng các vị Ngân hoa, Liên kiều, Hoàng liên, Hoàng cầm, Đại thanh diệp, Tử thảo đểtăng thêm tác dụng thanh nhiệt giải độc. THANH DINH THANG « Ôn bệnh điều biện »Thành phần: 1-4 gam 6. Sinh địa 20-40 gam 1. Tê giác 8-16 gam 7. Trúc diệp tâm 4-8 gam 2. Huyền sâm 12-20 gam 8. Liên kiều 8-20 gam 3. Ngân hoa 4-8 gam 9. Đan sâm 8-20 gam 4. Hoàng liên 8-16 gam 5. Mạch môn đôngCách dùng: Ngày dùng một thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, lương dinh thanh tâm.© text: //phongthuyquan.vn 27 Chương 3: Thuốc thanh nhiệtChữa chứng bệnh: Ngoại cảm, nhiệt nhập dinh huyết, biểu hiện sốt cao, buồn bực, tâm thần khôngtỉnh táo, nói lảm nhảm, lưỡi gai đỏ, mạch sác nhỏ.Giải bài thuốc: Bài này từ Tê giác địa hoàng thang biến hóa ra. Tê giác, Sinh địa là thuốc chủ của bàithuốc, ghép thêm Ngân hoa, Liên kiều để thanh nhiệt giải độc, Hoàng liên, Trúc diệp tâm để thanh tâmtả hỏa, Đan sâm thanh tâm, lương dinh, Huyền sâm, Mạch môn để dưỡng âm sinh tân, cho nên bài nàycó tác dụng thanh nhiệt giải độc mạnh hơn bài Tê giác địa hoàng thang; vì chưa dùng Đan bì, Xíchthược nên tác dụng lương huyết tán ứ, chỉ huyết yếu hơn. Cho nên bài này rất thích hợp chữa bệnhnhiệt nhập dinh huyết [lấy dinh làm chủ biểu hiện như sốt cao, buồn bực, tâm thần mê hoảng mà chưabộc lộ tình trạng hao huyết, động huyết.Cách gia giảm: Giống bài Tê giác địa hoàng thang. THANH ÔN BẠI ĐỘC ẨM « Dịch chẩn nhất đắc »Thành phần:1. Thạch cao 40-80 gam 8. Sinh địa hoàng 20-40 gam2. Tê giác 1-4 gam 9. Hoàng liên 4-12 gam3. Chi tử 8-16 gam 10. Kiết cánh 4-8 gam4. Hoàng cầm 8-16 gam 11. Tri mẫu 8-16 gam5. Xích thược 8-16 gam 12. Huyền sâm 8-16 gam6. Liên kiều 8-16 gam 13. Cam thảo 3-6 gam7. Đan bì 8-16 gam 14. Lá tre 4-8 gamCách dùng: Sắc nước chia 2 lần uống. Thạch cao đun trước chừng 10 phút sau khi sôi thì cho các vịthuốc khác vào. Tê giác mài với nước uống thẳng hoặc dùng Ngưu hoàng nhân tạo 0,5 gam, sừng trâu40 gam thay thế.Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tả hỏa, lương huyết, dưỡng âm.Chữa chứng bệnh: Hỏa thịnh sốt cao như sốt cao đột ngột, tâm thần mê hoảng, đầu đau như búa bổ,phát ban thổ huyết, ngón tay bắt chuồn chuồn, lưỡi nổi gai, môi rộp. Hiện nay thường dùng chữa cácbệnh viêm não loại B, viêm màng não cấp tính, bại huyết.Giải bài thuốc: Bài này dùng các vị thuốc gia giảm của 3 bài Thạch cao tri mẫu thang, Tê giác địahoàng thang, Hoàng liên giải độc thang tạo thành, cho nên nó có tác dụng đại thanh khí nhiệt tả vị hỏacủa bài Thạch cao tri mẫu thang, lương huyết giải độc của bài Tê giác địa hoàng thang, tả hỏa giảiđộc của bài Hoàng liên giải độc thang, cho nên sách “Ôn nhiệt kinh vi” có nói về bài thuốc này “đâylà thuốc tiết hỏa ở 12 kinh, dùng nhiều Thạch cao chạy thẳng vào kinh vị để từ đó phân phát đi 12kinh, đẩy lui dâm nhiệt, phụ thêm Hoàng liên, Tê giác, Hoàng cầm để tiết hỏa tâm phế ở Thượng tiêu,dùng Đan bì, Chi tử, Xích thược tiết hỏa ở can kinh; dùng Liên kiều, Huyền sâm để tán hỏa trôi nổi đóđây; dùng Sinh địa, Tri mẫu để chế dương phù âm, tiết hỏa cực mạnh, cứu thủy sắp tuyệt; Bài này giảiđộc đại hàn, dùng nhiều Thạch cao thì chứng nào mạnh nhất sẽ bình ổn trước, hỏa các kinh khác tựnhiên sẽ yên”.Cách gia giảm: Nhiệt độc bốc mạnh, phát ban mà sắc mặt tối mờ thì thêm Đại thanh diệp, Tử thảo đểthanh huyết nhiệt, lương huyết tán ứ, lúc bị kinh phong về tay, gia thêm cương tàm, Thiền y, Thạchxương bồ tươi để trừ phong khai khiếu cũng có thể dùng cả Ngọc đan hoặc An cung ngưu hoàng hoàn;nếu thấy nhiệt uất vàng da [hoàng đản] có thể gia Long đởm thảo, Nhân trần, Hoàng bá để tả thấpnhiệt ở gan mật.© text: //phongthuyquan.vn 28 Chương 3: Thuốc thanh nhiệt TẢ PHẾ TÁN [Tên cũ: Tả bạch tán] « Tiêu nhi dược chứng trục quyết »Thành phần: 8-18 gam 3. Tang bạch bì 8-16 gam 1. Địa cốt bì 4-6 gam 4. Gạo sống 20 gam 2. Sinh cam thảoCách dùng: Bài này vốn là thuốc tán, giờ dùng làm thuốc thang sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Tả phế hỏa, thanh hư nhiệt, khỏi ho thở.Chữa chứng bệnh: Phế nhiệt sinh ho, thậm chí thở khò khè khạc ra máu, miệng khô môi táo, lưỡi tiađỏ, rêu mỏng, mạch sác nhỏ.Giải bài thuốc: Bài này dùng Tang bạch bì có được tính tân cam mà hàn, giỏi tả phế hỏa để khỏi ho,thở, thanh phế khí mà lợi thủy khử đờm; Bạch cốt bì dược tính khổ hàn, giải thanh hư nhiệt, lửa đốttrong xương; Cam thảo, gạo sống nhuận phế dưỡng. Đây là bài thuốc tả phế hỏa, thanh hư nhiệt, rấtthích hợp chữa bệnh âm hư phế nhiệt, ho thở ít đờm. Lúc vận dụng cụ thể, nếu nhiệt đờm là chính, nêndùng nhiều Tang bạch bì, nếu âm hư thấp nhiệt, ho, khạc ra máu là chính nên dùng nhiều Địa cốt bì.Cách gia giảm: Nhiệt đờm bốc mạnh mà ho thở có thể thêm Hoàng cầm, Đình lịch tử để tả phế nhiệt;lúc ho vì táo nhiệt có thể thêm Tri mẫu, Qua lâu bì, Hạnh nhân, Xuyên bối mẫu để nhuận phế; lúc âmhư thấp nhiệt, có thể thêm Thạnh cao, Miết giáp, Ngân sài hồ để thanh hư nhiệt can hỏa phạm phế, đautức khạc ra máu có thể thêm bài Đại hạn tán để thanh tiết can hỏa. LONG ĐỞN TẢ CAN THANGThành phần: « Y tông kim giám »1. Long đởm thảo 2-8 gam 6. Sinh địa 12-20 gam 7. Trạch tả 8-18 gam2. Sơn chi tử 8-16 gam 8. Xa tiền 12-20 gam 9. Mộc thông 4-8 gam3. Hoàng cầm 8-16 gam 10. Cam thảo 4-8 gam4. Sài hồ 4-12 gam5. Đương quy 8-16 gamCách dùng: Ngày dùng 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Tả can hỏa, thanh lợi thấp nhiệt ở can đởm.Chữa chứng bệnh: Do thực hỏa ở can đởm mà gây nên đau đầu, mắt đỏ, miệng đắng, má đau, taisưng đau; do can hỏa bị thấp nhiệt dẫn đến ngoại thực quản sưng đau ngứa, tiểu tiện đục, phụ nữ bịbạch đới.Giải bài thuốc: Đây là bài thuốc tiêu biểu về tả thực hỏa ở can và đởm. Long đởm thảo là vị thuốckhổ hàn tiết nhiệt chuyên dùng tả thực hỏa ở can đởm và thấp nhiệt ở hạ tiêu, phối hợp với Hoàngcầm, Chi tử để thanh nhiệt tả hỏa trở thành bài thuốc thanh nhiệt tả hỏa tương đối mạnh. Sài hồ,Đương quy, Sinh địa đều có tác dụng sơ can, hoạt huyết, lương huyết, dưỡng âm phối hợp với các vịthanh nhiệt tả hỏa là có dụng ý tả trung có bổ, sơ trung có dưỡng khiến các vị thuốc tả hỏa không vìkhổ táo mà thương tổn âm; lại phối hợp với các vị thanh lợi như Mộc thông, Xa tiền, Trạch tả khiếnthấp nhiệt ra theo đường tiểu tiện, nên bài này lại có tác dụng thanh lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu.Cách gia giảm: Lúc bí đại tiện có thể thêm Đại hoàng hoặc dùng chung với bài Đương quy long hộihoàn [gồm Đương quy, Long đởm thảo, Chi tử, Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá, Đại hoàng, Thanhđại, Lô hội, Mộc hương, Xạ hương.© text: //phongthuyquan.vn 29 Chương 3: Thuốc thanh nhiệt THANH CỐT TÁN « Chứng trị hoài thằng »Thành phần:1. Ngân sài hồ 8-16 gam 5. Hồ hoàng liên 4-12 gam2. Tần quỳ 6-12 gam 6. Miết giáp 8-16 gam3. Địa cốt bì 8-16 gam 7. Thạch cao 6-12 gam4. Tri mẫu 8-16 gam 8. Cam thảo 4-8 gamCách dùng: Ngày dùng 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Thanh nhiệt, thoái cốt chưng, dưỡng âm thanh hỏa.Chữa chứng bệnh: Âm hư thấp nhiệt cốt chưng [xương nóng như đốt]; như bệnh kết hạch và một sốbệnh mạn tính trong quá trình bị bệnh biểu hiện sốt nhẹ, sốt theo cơn, tay chân nóng trong, hỏa bốc lênmặt, toàn thân gầy mòn, lưỡi đỏ rêu lưỡi mỏng, mạch sác nhỏ, yếu hư.Giải bài thuốc: Bài này tuy gồm các vị hàn lương nhưng không phải là thuốc đại khổ, đại hàn là bàithuốc tiêu biểu chữa thanh hư nhiệt, nhiệt đốt trong xương mà gây sốt theo cơn. Bài này dùng Ngân sàihồ và Thạch cao, Tần quỳ [dùng Tần quỳ để khử nhiệt đốt trong xương không phải để trừ phong thấp]để thanh huyết nhiệt mà trừ nhiệt đốt trong xương, lại dùng Địa cốt bì để thanh phế hỏa, Hồ hoàng liênđể thanh tâm hỏa, Tri mẫu thanh thận hỏa, nhưng tác dụng thanh hỏa của 3 vị thuốc là thanh hư hỏamà không phải tả thực hỏa khiến hỏa trong tạng phủ được thanh thì sốt theo cơn sẽ lui; Miết giáp hàmhàn tư âm, bổ can thận để trị hư lao; Cam thảo cam bình hòa trung làm cho các vị thuốc khổ hànkhông tổn thương đến khí vị.Cách gia giảm: Bài này thoái nhiệt khá mạnh mà sức tư âm dưỡng huyết lại yếu, nếu mắc bệnh âmhuyết hư suy hoặc khí và âm đều hư, cần gia giảm vị mà dùng. Nói chung thường giảm Ngân sài hồ,Hồ Hoàng liên mà gia thêm Đương quy, Sinh địa. Bài Tần quỳ miết giáp tán [trong “Vệ sinh ngọcgiám”] là theo bài thuốc này bỏ Ngân sài hồ, Hồ Hoàng liên, Cam thảo và gia thêm Sài hồ, Đươngquy, nếu sắc mặt hoảng hốt, tiếng nhỏ, ít khí, lời nói là khí và âm đều hư thì có thể thêm Đảng sâm,Hoàng kỳ [tẩm mật sao]. Bài Tần quỳ phù doanh thang [trực chỉ phương] gồm các vị Tần quỳ, Miếtgiáp, Địa cốt bì, Sài hồ, Đương quy, Nhân sâm, Tử uyển, Bán hạ, Cam thảo, gừng, táo; bài Hoàng kỳmiết giáp tán [trong “Vệ sinh bảo giám”] gồm các vị Hoàng kỳ, Nhân sâm, Miết giáp, Tần quỳ, Địacốt bì, Sinh địa, Thược dược, Tri mẫu, Thiên môn đông, Phục linh, Sài hồ, Tang bạch bì, Tử uyển,Bán hạ, Kiết cánh, Cam thảo, Nhục quế; nếu thấy đường ruột không tốt, đại tiện lỏng loãng là tỳ vị hưnhược, có thể bỏ các vị khổ hàn như Tần quỳ, Hồ Hoàng liên mà thêm Đảng sâm, Bạch truật, Sơndược, Biển đậu, Lục thần khúc để kiện tỳ hòa vị. THANH CAO MIẾT GIÁP THANG « Ôn bệnh điều biện »Thành phần:1. Thanh cao 8-16 gam 4. Miết giáp 8-16 gam2. Sinh địa 16-20 gam 5. Tri mẫu 8-16 gam3. Đan bì 8-12 gamCách dùng: Ngày dùng 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Dưỡng âm lương huyết, thanh nhiệt sinh tân.Chữa chứng bệnh: Âm hư gây sốt cơn hoặc sốt nhẹ. Sau khi ngoại cảm nhiệt hoặc mắc bệnh mãntính mà xuất hiện tà nhiệt ẩn náu ở âm huyết, âm dịch tổn thương mà hư nhiệt không lui, sốt cơn hoặcsốt nhẹ sau buổi trưa, gầy mòn, lưỡi đỏ ít rêu, miệng khô môi táo, mạch nhỏ [huyền] sác.Giải bài thuốc: Bài này là bài thuốc tiêu biểu về dưỡng âm thanh nhiệt thích hợp với người bệnh âmhuyết không đủ mà lại bị sốt cơn, nó khác với bài Thanh cốt tán chuyên thanh cốt chưng đốt. Bởi vậy,bài này dùng Miết giáp hàm hàn để tư âm, thanh huyết nhiệt cùng với Thạch cao khổ hàn để thanhnhiệt, thấu tà ngoại đạt là vị thuốc chủ yếu của bài thuốc; đồng thời gia thêm Sinh địa, Mạch môn© text: //phongthuyquan.vn 30 Chương 3: Thuốc thanh nhiệtđông, Đan bì để dưỡng âm sinh tân, lương huyết giáng hỏa; trong điểm phụ là “dưỡng âm” âm dịchkhôi phục thì hư nhiệt tự lui. Trong điểm phụ của Thanh cốt tán là “thanh hỏa”, lúc chữa bệnh cầnnắm vững chỗ khác nhau mà xử lý. DƯỠNG ÂM THANH PHẾ THANG Trích « Trung lâu ngọc hồ »Vị thuốc:1. Đại sinh địa 12-20 gam2. Đan bì 8-16 gam3. Mạch môn đông 8-16 gam4. Huyền sâm 8-16 gam5. Xích thược 8-12 gam6. Cam thảo 4-12 gam7. Bối mẫu 12-16 gam8. Bạc hà 4-6 gamCách dùng: Ngày dùng 1 thang sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Dưỡng âm thanh phế, lương huyết giải độc, thanh yết.Chữa chứng bệnh: Âm hư ho khan, bạch hầu, viêm họng mạn tính.Giải bài thuốc: Đây là bài thuốc kinh nghiệm chữa bạch hầu, những năm gần đây không ít tin vui khidùng bài thuốc này chữa bạch hầu. Đông y cho rằng bạch hầu thuộc tà táo nhiệt, dễ hao thương âmdịch nên bài này cùng dùng 3 vị Sinh địa, Mạch môn đông, Huyền sâm là vị chủ [tức bài Tăng dịchthang] để dưỡng âm nhuận táo; Đan bì, Xích thược lương huyết thanh nhiệt; Bối mẫu tán kết nhuậnphế; Cam thảo thanh nhiệt giải độc, Bạc hà tân lương nhằm thấu tiết nhiệt ở phế vệ, lợi yết hầu tiêusưng là những vị thuốc phù trợ.Cách gia giảm: Người bị sốt cao có thể thêm Ngân hoa, Liên kiều; người bị táo có thể thêm Thiênmôn đông, Tri mẫu, Lô căn; cổ họng sưng đau có thể thêm Bản lam căn, Bồ công anh, Xạ can, Kiếtcánh, Cương tàm, Mã bột, người mắc biểu chứng có thể thêm Ngưu bàng tử, Thiền y. Bệnh viện chữa bệnh lây thành phố Thiên tân chọn 3 vị sinh địa, Huyền sâm, Mạch môn đôngtrong bài thuốc này gia thêm Hoàng cầm, Liên kiều chế thành tễ thuốc chống bạch hầu kết hợp vớicách chữa bạch hầu theo kiểu xung tán, hiệu quả tương đối tốt, không chỉ thoái nhiệt nhanh mà màngche rung cũng nhanh, cô khả năng tăng thêm thanh nhiệt giải độc. NGÂN KIỀU THẠCH HỘC THANG « Bài thuốc kinh nghiệm của bệnh viện Thu Quang - Thượng Hải »Thành phần:1. Ngân hoa 12-20 gam 4. Đan bì 8-12 gam 7. Thục địa 26 gam2. Thạch hộc 12-20 gam 5. Phục linh 16-24 gam 8. Sơn dược 12 gam3. Thù du 8-12 gam 6. Liên kiều 12-20 gam 9. Trạch tả 8-16 gamCách dùng: Ngày dùng 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Dưỡng âm tư thận, thanh nhiệt giải độc.Chữa chứng bệnh: Cảm nhiễm mạn tính ở đường tiết niệu thận âm suy tổn.Giải bài thuốc: Trong thực tiễn điều trị, phát hiện phần lớn bệnh nhân mắc chứng cảm nhiễm mạntính ở đường tiết niệu đều bị thận hư [đặc biệt là thận âm hư] mà bồi dưỡng đường tiết niệu phần nhiềulà dương tính. Vì vậy, dùng Lục vị địa hoàng hoàn để dưỡng âm tư thận, dùng Ngân hoa, Liên kiều đểthanh nhiệt giải độc, gia thêm Thạch hộc vì loại bệnh nhân này phần lớn miệng khô môi táo để tăngthêm dưỡng âm sinh tân. Sau một thời kỳ dùng bài thuốc này, bệnh trạng chuyển tốt rõ rệt.© text: //phongthuyquan.vn 31 Chương 3: Thuốc thanh nhiệtCách gia giảm: Sốt cơn sau trưa, mặt đỏ thăng hỏa, tiểu tiện nóng có thể gia thêm Hoàng bá, Tri mẫuđể tư âm giáng hỏa, thanh lợi thấp nhiệt ở hạ tiêu, túi thận tích thủy, mặt phù, tiểu tiện không lợi có thểthêm Ngưu tất, Xa tiền, rêu lưỡi dày nhờn, dạ dày không tiêu nên bỏ Thục địa, gia thêm Thương, Bạchtruật, Hậu phác, Lục thần khúc; sắc mặt hoảng hốt, tinh thần mệt mỏi, sợ lạnh, lưỡi nhạt có thể thêmtiêu mao, Tiên linh tỳ, Hồ lô ba để ôn thận; đi đái vặt, đái gấp, đái bị đau có thể dùng Sinh địa, Mộcthông hoặc hợp chung với bài Bát chính tán để lợi thủy thông đái; sau khi việc bồi dưỡng đường tiếtniệu chuyển sang âm, có thể dùng Tri tá bát vị hoàn, Lục vị địa hoàng hoàn, Kiện tỳ hòa vị hoàn [Têncũ là: Hương sa lục quân tử hoàn] để kiện tỳ hòa vị, bổ thận tăng thêm sức khỏe. ĐƯƠNG QUY LỤC HOÀNG THANG « Lang thất bí tàng »Thành phần:1. Đương quy 12 gam 4. Sinh địa 16-20 gam2. Hoàng liên 4-8 gam 5. Hoàng cầm 8-16 gam3. Hoàng bá 8-16 gam 6. Hoàng kỳ 12-20 gamCách dùng: Ngày dùng 1 thang, sắc nước chia 2 lần uống.Công dụng: Tả hỏa tư âm, bổ khí huyết. Ngừng ra mồ hôi trộm.Chữa chứng bệnh: Âm hư hỏa vượng, đổ mồ hôi trộm miệng khô tâm phiền, lưỡi tia đỏ, mạch hưsác.Giải bài thuốc: Bài này dùng “Tam hoàng” tả hỏa, “Nhị địa” tư âm, Hoàng kỳ, Đương quy bổ khíhuyết, cùng phối hợp chữa, có tác dụng tư âm thanh hỏa, cố biểu chỉ hàn nên chữa bệnh do khí huyếthư nhược mà âm hư hỏa vượng hay ra mồ hôi trộm. Người tỳ vị hư nhược không nên dùng bài thuốcnày. KẾT LUẬN1. Trong các bài thuốc lấy Thạch cao, Tri mẫu làm vị thuốc chủ ngoài việc dùng Thạch cao tri mẫuthang để đại thanh khí nhiệt, ghép thêm các vị Nhân sâm, Thương truật, Quế chi để thanh nhiệt íchkhí, thanh nhiệt táo thấp, thanh nhiệt hòa dinh thông lạc ra, còn dùng thêm 3 bài Trúc diệp thạch caothang, Thạch cao địa hoàng tiễn và Thanh ôn bại độc ẩm để nói rõ cách biến hóa gia giảm của nó.Thạch cao ghép với Nhân sâm, Mạch môn đông, Bán hạ thì thành bài thuốc ích khí âm, thanh dư nhiệtmà hòa vị giáng nghịch; Thạch cao, Tri mẫu ghép với Thục địa, Ngưu tất thì thành bài thuốc trángthận thủy, tả vị hỏa; Thạch cao tri mẫu thang ghép với Tê giác địa hoàng thang, Hoàng liên giải độcthang thì thành tễ thuốc lớn tả hỏa giải độc. Trong bài thuốc Hoàng liên, Hoàng cầm là vị thuốc chủ, chọn thêm Tả tâm thang và Hoàng liêngiải độc thang để nói rõ những thang thuốc tả hỏa giải độc đều dùng nhiều vị thuốc khổ hàn tiết nhiệttáo thấp. Đồng thời còn đưa vào bài Cát căn hoàng liên thang 3 bài Phổ tế tiêu độc ẩm, Thanh ôn bạiđộc ẩm, Đương quy lục hoàng thang là muốn nói rõ có thể ghép các vị thuốc tả hỏa giải độc cùng vớicác vị thuốc phát biểu thăng tán, lương huyết thanh khí, bổ âm dưỡng huyết. Trong các bài thuốc lấy Tê giác, Địa hoàng làm vị thuốc chủ yếu, có thể chọn thêm các bài Thanhdinh thang, Tê giác địa hoàng thang là muốn nói rõ các vị thuốc thanh dinh, lương huyết giải độc cóthể ghép với nhau. Trong các bài thuốc thuộc loại thanh thấp nhiệt, ngoài việc dùng các bài Thanh âm thang, Hoàngliên giải độc thang để tả hỏa giải độc có tác dụng trừ thanh thấp nhiệt ra còn chọn thêm các bài Bạchđầu ông thang, Nhân trần cao thang, Cam lộ tiêu độc đan và Liên phác ẩm. Bạch đầu ông thang chữabệnh nhiệt lỵ là chính, để nói rõ thanh thấp nhiệt có thể dùng chung với tả và hạ; Cam lộ tiêu độc đandùng chữa thấp nhiệt còn ẩn náu để nới rõ cách thanh nhiệt giải thấp có thể ghép các vị thuốc thơm thotuyên hóa, điều sướng khí cơ với các vị thuốc lợi thấp đạm thấm. Liên phác ẩm thanh nhiệt táo thấpthuộc loại bài thuốc tân khai khổ giáng.© text: //phongthuyquan.vn 32 Chương 3: Thuốc thanh nhiệt Trong các bài thanh nhiệt trong tạng phủ, chương này chú trọng lý giải hai bài Long đởm tả canthang và Thanh phế thang [Tên cũ là: Tả bạch tán]. Còn các bài Tả tâm thang, Đạo nhiệt tán, Thanhvị tán, Tả tỳ tán trước đây được coi là những bài thuốc tiêu biểu tả nhiệt trong tạng phủ, nhưng chúngtôi cho rằng nên quy Tả tâm thang vào loại tả hỏa giải độc, Đạo nhiệt tán nên quy vào loại hóa thấplợi thủy thì thỏa đáng hơn; có bài thực tế ứng dụng chưa nhiều nên chưa quy vào loại nào. Trong các bài thuốc thanh hư nhiệt, ở chương này chúng tôi đã chọn 2 bài Thanh cốt tán và Thạchcao miết giáp thang để muốn nói rõ rằng Thạch cao, Miết giáp ghép vào với nhau là phương pháp cơbản để thanh hư nhiệt, đồng thời nói thêm là bài trước gia thêm Tần quỳ, Ngân sài hồ nhằm chữathanh nhiệt, bài sau gia thêm Địa hoàng, Tri mẫu để nhằm tư âm. Ngoài ra còn nên thêm bài Dưỡngâm thanh phế thang, Ngân kiều thạch hộc thang nói rõ phương pháp ghép các vị thuốc tăng dịch tư âmvà thanh nhiệt giải độc.2. Tác dụng chủ yếu của các bài thanh nhiệt thường dùng chữa chứng bệnh tà nhiệt bốc mạnh, nhưngdo tà nhiệt bốc mạnh thường làm tổn thương âm dịch cho nên khi sử dụng cụ thể cần phân biệt rõ mứcđộ âm dịch tổn thương với tình hình tà, chính hư thực thế nào. Nếu tà nhiệt bốc nạnh có gây tổnthương âm dịch nhưng không phải là mâu thuẫn chính thì cách chữa vẫn lấy tả hỏa thanh nhiệt giảiđộc làm chính. Nếu âm dịch tổn thương đã trở thành mâu thuẫn chủ yếu mà thấy lưỡi đỏ bóng ít rêuthì cách chữa nên lấy tư âm lương huyết là chính, kiêm thêm thanh nhiệt tả hỏa. Đồng thời khí dùngcác vị thuốc dưỡng âm sinh tân, cần phải nắm vững đặc tính từng vị thuốc. Ví dụ thấy rêu lưỡi giải màcan táo thì dùng Lô hội, Thiên hoa phấn để dưỡng vị sinh tân. Nếu thấy lưỡi có tia mà khô, rêu ít thìđùng Sinh địa tươi, Thạch hộc tươi là những vị thuốc cam hàn để dưỡng âm tăng dịch; nếu thấy rêulưỡi trơn bóng, lưỡi có tia mà khô nứt nẻ thì nên dùng Miết giáp, Quy bản là những vị thuốc hàm hànđể tư âm. Dùng thuốc dưỡng âm sớm quá hoặc không thỏa đáng thường không khử được tà ảnh hưởngđến hiệu quả điều trị.3. Những năm gần đây, trong khi chữa các bệnh khuẩn trùng bên ngoài thân thể và thực tế điều trị.Nhận thấy phần lớn các bài và các vị thuốc thanh nhiệt giải độc đều có tác dụng chống khuẩn trùng rấtrõ nhất là trong dân gian càng thấy nhiều thảo dược như Xa tiền thảo, Phong vĩ thảo, Áp thác thảo,Lộc diễn thảo, Đan sâm, Bạch mao, Hạ khô thảo v.v… Đều có tác dụng chống khuẩn trùng rất mạnh,có thế đã chế thành thuốc tiêm, như thế trong điều trị phạm vi ứng dụng thuốc thanh nhiệt càng rộngrãi. Phụ: THUỐC CHẾ SẴN 1. NHỊ DIỆU HOÀNVị thuốc: Hoàng bá, Thương truật nghiền nhỏ, đúc thành viên.Cách dùng: Mỗi lần dùng 8-12 gam, uống với nước chín hoặc sắc nước uống ngày 1-2 lần.Công dụng: Thanh nhiệt táo thấp.Chữa chứng bệnh: Thấp nhiệt đi xuống gây ra một số bệnh như cước khí, khớp xương lưng, đầu gốiviêm đau, thấp lỡ, bị đới hạ, tiểu tiện đục... Bài này gia Ngưu tất thành Tam diệu hoàn có tác dụng thông lợi kinh lộc, chữa thấp nhiệt ở hạtiêu càng mạnh. 2. CẢM MẠO THẤP NHIỆT XUNG TỄVị thuốc: Đại thanh diệp, Bản lam căn, Liên kiều, Thảo hà xa [Quyền sâm] chế thành.Cách dùng: Mỗi lần 1-2 túi dùng với nước sôi, ngày dùng 3-4 lần.Công dụng: Thanh nhiệt giải độc.Chữa chứng bệnh: Lưu cảm, viêm họng hạt và các bộ phận khác bị cảm nhiễm mà phát sốt.© text: //phongthuyquan.vn 33 Chương 3: Thuốc thanh nhiệt 3. HƯƠNG LIÊN HOÀNVị thuốc:Hoàng liên [cùng sao với Ngô thù xong lấy Ngô thù ra].Quảng Mộc hương, nghiền nhỏ hòa nước viên lại.Cách dùng: Mỗi lần dùng 4-12 gam, uống với nước sôi, ngày 2-3 lần.Công dụng: Thanh thấp nhiệt, chữa bệnh lỵ.Chữa chứng bệnh: Kiết lỵ, đại tiện ra máu nhờn, bụng đau, cấp lý hậu trọng [rặn mót]. 4. THƯỢNG HẢI XÀ DƯỢC 1. Phiến tễVị thuốc: [bỏ]Cách dùng: Lần đầu dùng 10 viên, sau đó cách 4 giờ uống 5 viên. Sau khi bệnh giảm ngày dùng 3-4lần mỗi lần 5 viên, uống liền 3-5 ngày. Với bệnh nguy nặng có thể tăng thêm liều lượng.Công dụng: Giải độc rắn, tiêu viêm, trợ tim, lợi tiểu, chỉ huyết, chống rong huyết.Chữa chứng bệnh: Bị rắn cắn, 5 loại rắn độc cũng có thể chữa được. 2. Xung tễVị thuốc: [bỏ]Cách dùng: Loại này phải dùng cả thuốc tễ, thuốc phiến phối hợp sử dụng, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1gói, lần đầu dùng gấp đôi. Người hay bị nôn có thể dùng liều ít nhiều lần mỗi đợt 3-5 ngày.Công dụng: Như thuốc phiến của Thượng. hải xà dược.Chữa chứng bệnh: Như Thượng Hải xà dược. 3. Thuốc tiêm Số 1Cách dùng: Thuốc này phải cùng dùng chung với Thượng Hải xà dược [thuốc tiêm số 2]; nếu dùngcùng với Thượng Hải xà dược [xung tễ] hiệu quả càng tốt; ngày thứ nhất cách 4 giờ tiêm 1 lần, mỗilần 1 ống, về sau mỗi ngày tiêm 3 lần, mỗi lần 1 ống tiêm vào bắp; lúc cần thiết có thể thêm 5-10%nước glucose [lọ 500 cc], tiêm tĩnh mạch; hoặc 20-50% glucose sau khi chảy được 20 cg thì cho chảytừ từ vào tĩnh mạch, mỗi đợt 3-5 ngày.Công dụng: Như Thượng Hải xà dược [phiến tễ].Chữa chứng bệnh: Như Thượng Hải xà dược [phiến tễ]. 4. Thuốc tiêm Số 2Vị thuốc: [bỏ].Cách dùng: Thuốc này phải sử dụng với Thượng Hải xà dược [thuốc tiêm số 1] nếu phối hợp dùngvới Thượng Hải xà dược [xung tễ] càng tốt, cách dùng và lượng thuốc giống Thượng Hải xà dược[thuốc tiêm số l].Công dụng: Như Thượng Hải xà dược [phiến tễ].Chữa chứng bệnh: Như Thượng Hải xà dược [phiến tễ]. 5. Ngân hoàng phiến, thuốc tiêm Ngân hoàngVị thuốc: Kim ngân hoa, Hoàng cầm© text: //phongthuyquan.vn 34 Chương 3: Thuốc thanh nhiệtCách dùng: Loại phiến tễ mỗi lần 2 viên, ngày uống 3-4 lần, thuốc tiêm mỗi lần 2 cg, ngày 1-2 lần,tiêm bắp.Công dụng: Thanh nhiệt giải độc.Chữa chứng bệnh: Đường hô hấp cảm nhiễm, viêm họng hạt, viêm họng cấp tính, u nhọt mưng mủ.© text: //phongthuyquan.vn 35 Chương 4: Thuốc tả hạ Chương 4 THUỐC TẢ HẠ Ý nghĩa và tác dụng của thuốc tả hạ về mặt lý luận và thực tiễn điều trị, không dừng ở chỗ thôngtiện, khái quát lại có 6 điểm như sau:1. Dùng chữa chứng dương sinh phủ thực. Mục đích của nó là điều hoàn kết nhiệt ở vị tràng, tẩy xổphân táo bón tích ở trong ruột. Biểu hiện lâm sàng điển hình là bốn chứng “bĩ, mãn, táo, thực”, quy tụlại là đại thừa khí chứng mà bài Điều khí thang là phương thuốc tiêu biểu.2. Dùng chữa nhiệt độc. Mực đích của nó là tả hỏa, thanh nhiệt giải độc. Bệnh chứng điển hình,thường thấy xuất hiện trong bệnh ngoại cảm nhiệt như sốt cao, buồn bực, mơ màng, nói lảm nhảmhoặc chân tay co rút, hôn mê, rêu lưỡi vàng. Bài Tả tâm thang [nói ở chương 3] là phương thuốc tiêubiểu.3. Dùng chữa âm hàn tích trọc. Âm hàn tích trọc là nói do âm hàn tích trệ gây nên đau bụng, bí đạitiện, Tam vật bị cấp hoàn là phương thuốc tiêu biểu. Hoặc do dương khí suy vi, không thể hóa trọcgây nên hàn trọc nội trở như điều trị chứng viêm thận niệu độc mạn tính. Đại hoàng phụ tử thang, Ôntỳ thang là phương thuốc tiêu biểu.4. Dùng chữa chứng hỏa khí bốc uất lên trên. Hỏa khí bốc uất lên trên, phần nhiều do phong nhiệtthịnh lên trên hoặc do phế vị uất hòa hoặc do can hỏa thượng nghịch dẫn đến đau đầu kịch liệt, mặthồng mắt đỏ, chân răng sưng nhức, xuất huyết, miệng lưỡi lở nứt, Phòng phong thông kinh tán[thường dùng chữa phong nhiệt bốc lên], Lương cách tán [thường dùng chữa phế vị uất nhiệt], Đươngquy long hội hoàng [thường dùng chữa can hỏa thuận nghịch] đều là những phương thuốc tiêu biểu.5. Dùng chữa thủy ẩm nội đình, đờm, dãi ủng tắc mà gây nên thủy trũng, bụng đầy, ho. Mục đích củanó là công trục thủy ẩm, hạ đờm gắng nghịch. Thập táo hoàn, Khống điên đan là những bài thuốc tiêubiểu.6. Dùng chữa đơn thuần bí đái tiện [kể cả bí đái tiện theo thói quen], mục đích là nhuận trường thôngtiện. Phương thuốc tiêu biểu là Ngũ nhân hoàn. Sáu điều nói trên chỉ là nhìn từ góc độ lâm sàng để nói rõ tác dụng và phạm vi thích ứng của nó.Nếu như phân tích từ vị thuốc hợp thành bài thuốc tả hạ, thì các bài thuốc từ điều 1 đến điều 4 phầnlớn dùng Đại hoàng làm thuốc chủ, lúc công trục viêm táo thường dùng cùng Mang tiêu, tác dụng tảhạ tương đối mạnh. Những bài thuốc này sở dĩ dùng Đại hoàng làm thuốc chủ không chỉ Đại hoàng kích thích đượccác cơ ở ruột, gây nên co bóp, tiết ra chất nhờn dẫn đến tả hạ thông đại tiện mà còn quan trọng hơn làĐại hoàng còn có chức năng tả hỏa, thanh nhiệt, tiết dung giải độc và hoạt huyết khử ứ. Theo kết quảnghiên cứu thực nghiệm hiện đại, Đại hoàng ngoài tác dụng tả hạ ra còn có tác dụng ức chế vi khuẩn,lợi đờm, xúc tiến huyết dịch tuần hoàn ở ruột và bổ sung huyết. Các phương thuốc tả hạ lấy Đại hoàng làm thuốc chủ, tuy gia giảm các vị khác nhau để hành khíphá khí, thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm tăng dịch, phát tán ngoại tà, ôn dương tán hàn hoặc phù chínhích khí nhưng tác dụng chủ yếu vẫn là do bản thân Đại hoàng. Phương thuốc ở điểm thứ 5, thường dùng Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích làm vị chủ vì nó có thểlàm thành ruột tiết ra dịch thủy mà gây ra tả hạ mạnh nên gọi là trục thủy tể. Phương thuốc này thườngdùng trị chứng thủy trủng, phúc thủy. Nhưng phải nêu rõ, trục thủy tả hạ chỉ là cách chữa tạm thời, làbiện pháp khẩn cấp thì chữa kịp thời, khi chẩn đoán lâm sàng cần nắm vững thời cơ sử dụng. Vị thuốc tả hạ ở điểm thứ 6 thường dùng loại quả và nhân có nhiều chất dầu để nhuận tràng thôngtiện, tác dụng tương đối đơn thuần. Phương thuốc tả hạ ở điểm 5, điểm 6 lúc cần thiết cũng có thểdùng Đại hoàng. Thuốc tả hạ là một phương pháp công tà. Lúc điều trị cần phân biệt rõ bệnh nhân chính khí mạnhyếu, tà khí thịnh suy và tương quan lực lượng giữa hai bên chính tà mà chọn phương thức tả hạ chochính xác mới đạt được mục đích mong muốn. Đàn bà có thai kỵ dùng thuốc tả hạ mạnh.© text: //phongthuyquan.vn 36 Chương 4: Thuốc tả hạ ĐẠI THỪA KHÍ THANG [Phụ: Phúc phương đại thừa khí thang] « Thương hàn luận »Thành phần: 1. Đại hoàng 8-16 gam 2. Mang tiêu [hiện nay dùng chất của nó đã tinh chế là Huyền minh phấn] 12-20 gam 3. Hậu phác 8-16 gam 4. Chỉ thực 8-16 gamCách dùng: Ngày dùng 1 thang, sắc nước uống. Cho Hậu phác và Chỉ thực đun sôi 3-5 lần, lọc bỏ bãrồi cho Mang tiêu hoặc Huyền minh phấn, trộn vào là dùng được. Uống nước đều, 2-3 giờ sau vẫnchưa thấy tả hạ lại uống nước thứ 2, nếu đã thông đại tiện thì không uống tiếp nữa.Công dụng: Điều hòa thực nhiệt ở vị tràng, công hạ phân tích tụ ở tràng, tiêu bĩ trừ mãn và tả hỏa giảiđộc, tiết nhiệt lợi đờm.Chữa chứng bệnh: Trong sách “Thương hàn luận” và “Kim quy yếu lược ngày xưa ghi chép phạmvi thích ứng của bài thuốc này là:1. Chứng dương minh phủ thực: sốt cơn, nói lảm nhảm, cuồng tháo, bụng đầy căng ấn vào thấy cứngchắc, không đánh rắm được, tay chân lấm tấm mồ hôi, rêu lưỡi nám vàng hoặc nám đen, mép lưỡi nổigai hoặc rêu lưỡi táo nứt nẻ, mạch có lực nhưng trầm hoạt.2. Nhiệt kết bàng lưu: Tức là bệnh chứng biểu hiện sốt cao, buồn bực, tâm thần mê mẩn, bụng đầycăng đau tức, hạ lợi uế trọc không thoải mái, rêu lưỡi nám vàng, mạch hoạt sác, cũng là chứng dươngminh phủ thực nhưng có hiện tượng giả về hạ lợi.3. Thuộc chứng dương minh phủ thực dẫn đến hôn quyết, kinh quyết như sốt cao, hôn mê, tay chân corút, cấm khẩu răng nghiến, ngực bụng chướng đầy, đại tiện bí, thậm chí bị uốn ván. Hiện nay, khi điều trị những người tràng bị trở tắc, viêm túi mật cấp tính, viêm ruột thừa cấp tính,tinh thần phân liệt mà bí đại tiện và trong quá trình chữa bệnh nhiệt tính mà thấy sốt cao, hôn mê, kinhphong, nói lảm nhảm thuộc chứng dương minh phủ thực, thường lấy phương thuốc này làm cơ sở, giagiảm thêm vị mà dùng.Giải bài thuốc: Bài thuốc này gồm hai bộ phận là tả hạ và hành khí. Đại hoàng khổ hàn nhằm tiếtnhiệt, tả hỏa, giải độc; Mang tiêu hàn nhằm nhuận táo, phá kết, nhuyễn kiên là bộ phận có tác dụngchủ yếu là tả hạ của bài thuốc này, điều hòa nhiệt kết ở tràng vị công hạ phân bị tích kết ở đại tràng.Hậu phác khổ hàn có tác dụng khoan trung hành khí, chỉ thực khổ hàn có tác dụng phá khí tiêu tíchđạo trệ là bộ phận hành khí của bài thuốc này để tiêu bĩ trừ mãn. Phối hợp giữa hành khí và tả hạ vớinhau có tác dụng hiệp đồng, khiến cho tác dụng tả hạ tăng thêm. Người xưa đối với tác dụng của bài thuốc này, quy nạp thành 4 chứng “bí, mãn, táo, thực” - “Bí”là nói ở bụng dưới có cục cứng [tự cảm thấy hoặc sờ nắn thấy] hoặc do đó mà sinh ra bị chèn ép, cứngtắc và đau bụng, “Mãn” là nói bụng dưới đầy chướng, “Táo” là nói táo ở ruột, tức là trong ruột có phâncục cứng nên đại tiện bí kết, rêu lưỡi khô táo, “Thực” là nói phủ thực, tức là có thực tà, trong ruột cóthức ăn và phân tích lại. Phương thuốc này dùng 4 vị Chỉ thực, Hậu phác, Mang tiêu, Đại hoàng lànhằm vào bốn chứng “bí, mãn, táo, thực”. Cho nên lúc vận dụng thực tế điều trị gia giảm vị thuốc nào,liều lượng bao nhiêu là căn cứ “bí, mãn, táo, thực” nặng nhẹ mà linh hoạt sử dụng. Căn cứ tư liệu nghiên cứu gần đây, tác dụng tả của Đại hoàng chủ yếu là trong vị thuốc có chất...nhờn kích thích làm cho cơ ruột co bóp, tiết ra chất nhờn mà tạo nên tác dụng tả hạ thông đại tiện.Thực nghiệm lại chứng minh, Đại hoàng đem sắc quá lâu, chất nhờn bị phí ra thì tác dụng tả hạ sẽ kémđi, ngoài ra Đại hoàng còn có chất chua tiết ra nên lại có tác dụng thu liễm. Vì vậy, khi nói về cáchdùng Đại hoàng người xưa nói: “Đại hoàng sống khí nhuê mà đi trước, Đại hoàng chín khí đồn, màhòa hoãn” là rất có lý vậy. Bài thuốc này dùng Đại hoàng sống uống sau là đạt được tác dụng tả hạ, bàiTiểu thừa khí thang dùng Đại hoàng sống cùng sắc lên thì đạt được tác dụng hoãn tả hạ. Ngoài ra bàithuốc này dùng Đại hoàng là thuốc chủ không chỉ đạt tác dụng tả hạ mà còn tác dụng tiết nhiệt, tả hỏa,giải độc. Những năm gần đây trong thể nghiệm ngăn chặn vi khuẩn ở ngoài da cùng phát hiện thấy Đạihoàng có tác dụng rõ rệt ngăn chặn các loại Bồ đào cầu khuẩn bị tật can khuẩn lục nồng can khuẩn,phế viêm song cầu khuẩn. Mang tiêu vì nó có chất chua nên có tác dụng gây tả. Còn như Hậu phác, chỉthực có tác dụng hành khí khoan trung nên có thể làm cho đường tiêu hóa ở vị tràng tăng thêm co giãn© text: //phongthuyquan.vn 37 Chương 4: Thuốc tả hạmà trong quá trình thực nghiệm mới phát hiện ra. Điều cần đặc biệt chú ý là, các bài thuốc trongnhững năm gần đây chữa các chứng bệnh bí tiện ở ruột, viêm cấp tính túi mật, viêm cấp đại tính ởđường tiết niệu, viêm cấp tính ở ruột thừa đều từ bài thuốc trên phát triển ra. Lý luận cơ bản và y học“lục phủ dĩ thông vi dụng” “bất thông tắc thống” “thống tùy lợi giảm” lại một lần nữa chứng minhtrong thực tế. Thông qua nghiên cứu các phương thuốc phức hợp của bài thuốc này, có thể sơ bộchứng minh bài thuốc có tác dụng tăng thêm sự co giãn đường tiêu hóa, tăng thêm dung tích đườngtiêu hóa, cải thiện sự tuần hoàn huyết dịch ở đường tiêu hóa, hạ thấp sự thông thấu của các mạch máunhỏ li ti, làm cho túi mật co bóp, mở rộng miệng ống mật, làm nước mật tiết ra nhiều, làm cho nguyênlý “hạ pháp” của y học có thêm luận cứ mới.Cách gia giảm: Bài này là phương thuốc cơ bản về tả hạ. Thuốc thông hạ lấy Đại hoàng làm vị thuốcchủ thực chất đều từ bài thuốc này mà biến hóa đi. Các bài Lương cách tán, Tăng dịch thừa khí thang,Hoàng long thang, Phòng phong thông kinh tán đều căn cứ bệnh tình cụ thể mà gia giảm từ bài thuốcnày. Ngày nay bài thuốc chữa chứng đau bụng cấp tính đều từ bài thuốc này phát triển lên. Việc tạothành các bài thuốc, cách gia giảm, xem kỹ ở cách giải các bài, ở đây chủ yếu so sánh hai bài Tiểuthừa khí thang và Điều vị thừa khí thang để nói rõ cách gia giảm của bài thuốc mà thôi. Tiểu thừa khíthang do 3 vị Đại hoàng, Hậu phúc, Chỉ thực hợp thành, so với bài thuốc này thiếu vị Mang tiêu, Đạihoàng cùng sắc chung với các vị khác mà không cho vào sau. Bài này, liều lượng Hậu phác, Chỉ thựcso với bài Đại thừa khí thang giảm 3/4 và 2/5 nên tác dụng chủ yếu của nó là thanh nhiệt tả hỏa, khoantrung hành khí, khác với bài Đại thừa khí thang là công trục phân táo bón, điều hòa tràng vị kết nhiệt.Cho nên trong “Thương hàn luận” nói Tiểu thừa khí thang thích hợp chữa bệnh gì, chỉ nhấn mạnh“tiện cương” [tức là giải khỏi phân cứng trong đại tiện] có khác với Đại thừa khí thang giải bí đái tiện,bế khí. Bởi vì triệu chứng “táo kết” ở trong ruột nhẹ hơn so với chứng bệnh của Đại thừa khí thang nênkhông cần dùng Mang tiêu hàm hàn đến nhuận hạ, làm mềm nhuyễn phân cục, Đại hoàng cũng khôngphải cho vào sau khi đun sắc thuốc để giảm nhẹ tác dụng tả hạ, đồng thời liều lượng Hậu phác, Chỉthực cũng giảm đi tương ứng. Bài Điều vị thừa khí thang gồm 3 vị Đại hoàng, Mang tiêu, Cam thảo hợp thành, chủ yếu nhằmchữa 2 loại bệnh táo, thực, đặc trưng là đại tiện bí, bụng đầy ác nhiệt, miệng khát. Tuy cùng dùng Đạihoàng với Mang tiêu nhưng không dùng Hậu phác, Chỉ thực, gia thêm Cam thảo để hòa với vị hoãntrung, tác dụng tả hạ tuy mạnh mà không tổn thương chính khí. Gọi là điều vị thừa khí tức là trongcông hạ có cả hòa trung. Ba phương thuốc Đại thừa khí thang, Tiểu thừa khí thang, Điều vị thừa khíthang đều là phương thuốc chủ yếu chữa dương minh phủ thực nhưng do bệnh tình cụ thể khác nhautức là 4 loại bệnh “bí, mãn, táo, thực” nặng nhẹ khác nhau mà có phân biệt khác nhau. Tiểu thừa khíthang chữa bí, mãn là chính, Điều vị thừa khí thang chữa táo, thực là chính, Đại thừa khí thang chữađủ 4 bệnh bí, mãn, táo, thực, cho nên lúc lập phương thuốc có sự biến hóa gia giảm nói trên.Phương thuốc phụ:Phúc phương đại thừa khí thang: [Bài thuốc kinh nghiệm của bệnh viện Nam Khai - Thiên Tân]1. Đại hoàng 20 gam [cho vào sau] 5. Đào nhân 12 gam2. Mang tiêu 12-20 gam [uống thẳng]3. Hậu phác 40 gam 6. Xích thược 5 gam4. Chỉ xác 12 gam 7. Thái phục tử [sao] 40 gam Dùng chữa bệnh đường ruột táo bón, đầy hơi. LƯƠNG CÁCH TÁN « Hòa lợi cục phương »Thành phần: 20 gam 5. Mang tiêu 20 gam 20 gam 6. Chi tử 10 gam 1. Đại hoàng 10 gam 7. Bạc Hà diệp 10 gam 2. Cam thảo 40 gam 3. Hoàng cầm 4. Liên kiều© text: //phongthuyquan.vn 38 Chương 4: Thuốc tả hạCách dùng: Liều lượng nói trên là tỷ lệ liều lượng của nguyên phương dược chế theo thuốc tán. Hiệnnay trong khi chữa bệnh thường dùng thuốc chế sẵn ở các hiệu thuốc, mỗi lần dùng 12-24 gam, bọc lạiđun sắc lên ngày uống 1-2 lần hoặc gia thêm 1 gam lá tre cùng ít mật ong đun sắc lên, trẻ con dùngliều lượng ít hơn. Cũng có thể dùng liều lượng thích hợp chuyển thành thuốc thang, ngày dùng mộtthang chia 2 lần uống.Công dụng: Thanh nhiệt giải độc, tả hỏa thông tiện.Chữa chứng bệnh: Nhiệt ngoại cảm nhiệt thịnh ở phế vị biểu hiện sốt cao, mặt đỏ, đầu đau, cổ họngsưng đau, miệng lưỡi nứt nẻ, răng đau, mũi chảy máu, hông cách phiền nhiệt, đại tiện bí kết, rêu lưỡivàng, mạch hoạt sác.Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc tiêu biểu chữa uất nhiệt ở Thượng tiêu, trung tiêu táo thực.Bài thuốc dùng Liên kiều, Chỉ tử, Hoàng cầm có tính khổ hàn để tiết nhiệt ghép chung với Đại hoàng,Mang tiêu để tả thực công hạ, khu tà nhiệt theo đường đại tiện mà ra, trừ táo thực ở trung tiêu, dùngBạc hà có tính tân lương để xua tan uất nhiệt ở Thượng tiêu. Vì vậy, bài này tuy dùng Đại hoàng,Mang tiêu có tác dụng tả hạ thông tiện thuộc phạm vi ở phương pháp tả hạ, nhưng phân tích cách ghépvị thuốc và tỷ lệ liều lượng thì mục đích chủ yếu của bài thuốc này là thanh nhiệt tả hỏa. Còn việc tảhạ thông tiện chỉ là để tiết hết tà ra ngoài nên lấy tên là Lương cách tán. Cách gia giảm: Bài này thường dùng thuốc chế sẵn bọc lại mà đun sắc. Hiện nay lúc chữa bệnhviêm túi mật cấp tính, sỏi mật thường lấy bài này làm cơ sở để gia giảm. Lúc thấy hoàng đản thì giaNhân trần, Uất kim. Ngực hông đau chướng gia Sài hồ, Xuyên luyện tử, Diệu hồ sách, lúc bị sỏi mậtthì gia Kim tiền thảo, Hổ trượng, Chỉ thực [xác]. Ngoài ra bị viêm não, viêm màng não cấp tính thấyđại tiện bí, buồn bực, cũng có thể từ bài thuốc này làm cơ sở gia Đại thanh diệp, Bản lam căn, Bồ cônganh để thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc. PHÒNG PHONG THÔNG KINH TÁN « Tuyên minh luận »Thành phần:1. Phòng phong 40 gam 6. Xuyên khung 40 gam 11. Đại hoàng 40 gam2. Kinh giới 40 gam 7. Đương quy 40 gam 12. Mang tiêu 40 gam3. Liên kiều 40 gam 8. Thược dược 40 gam 13. Cam thảo 80 gam4. Ma hoàng 40 gam 9. Bạch truật 40 gam 14. Hoạt thạch 120 gam5. Bạc hà 40 gam 10. Chi tử 40 gamCách dùng: Liều lượng nói trên là liều lượng chế thành thuốc tán của nguyên bài thuốc, mỗi lần dùng12-20 gam, bọc vải đun sắc uống. Hoặc dùng thuốc hoàn mỗi lần chừng 12 gam, cũng có thể chuyểnthành thuốc thang đun sắc uống.Công dụng: Tán phong giải biểu, thanh nhiệt tả hỏa, thông đại tiện.Chữa chứng bệnh: Bài này thường dùng chữa chứng thực nhiệt, biểu lý đều thực, phong hòa thịnhnhư rét nhiều sốt dữ, buồn bực, đau đầu, bí đại tiện, nước tiểu đỏ, rêu lưỡi dày nhờn hoặc chứa cáubẩn, mạch hoạt hoặc huyền sác.Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc kép giải cả biểu và lý, Phòng phong, Kinh giới, Ma hoàng,Bạc hà, Kiết cánh giải biểu tuyên phế. Liên kiều, Chi tử, Hoàng cầm, Thạch cao thanh nhiệt. Đạihoàng, Mang tiêu tả hỏa. Hoạt thạch lợi thủy thanh nhiệt, gia thêm Bạch truật, Cam thảo kiện tỳ hòatrung, Đương quy, Thược dược, Xuyên khung hoạt huyết chỉ thống nhằm công tà mà không tổn chínhđể đạt tới tán phong thanh nhiệt, tả hỏa giải độc, giải biểu thông lý.Cách gia giảm: Bài này lúc dùng làm thuốc thang có thể căn cứ bệnh tình cụ thể mà linh hoạt giagiảm. Nếu thấy biểu chứng nghiêm trọng, phong hỏa nung uất ở trung, thượng tiêu mà đau đầu nhưbúa bổ, mặt đỏ, mắt đỏ, miệng khát mà hôi thì thêm Khương hoạt, Ngưu bàng là thuốc giải biểu màkhông dùng Bạch truật, Đương quy, nếu không bí đại tiện thì dùng Chế đại hoàng không dùng Mangtiêu, rét dữ đau đầu, biểu chứng không rõ rệt thì giảm bớt thuốc giải biểu.© text: //phongthuyquan.vn 39 Chương 4: Thuốc tả hạ HOÀNG LONG THANG [Phụ: Tăng dịch thừa khí thang, Tân gia hoàng long thang] « Thương hàn lục thư »Thành phần:1. Đại hoàng 8-16 gam 6. Đương quy 8-16 gam2. Mang tiêu 12-20 gam 7. Kiết cánh 4-8 gam3. Hậu phác 4-8 gam 8. Cam thảo 4 gam4. Chỉ thực 8-16 gam 9. Gừng sống 1 lát5. Nhân sâm [Đẳng sâm] 8-12 gamCách dùng: Ngày dùng một thang, đun sắc, chia 2 lần uống.Công dụng: Phù chính công hạ.Chữa chứng bệnh: Dương minh phủ thực, giải công hạ, bụng đầy cứng, bí đại tiện hoặc đại tiệnkhông lợi, lại phát sốt, buồn bực, miệng khát, nói lảm nhảm. Toàn thân suy nhược, tinh thần mỏi mệt,chính hư tà thực, người già thể lực suy nhược đại tiện trắc trở, đường ruột yếu kém.Giải bài thuốc: Bài này là Đại thừa khí thang gia thêm các vị thuốc ích khí [Nhân sâm], dưỡng huyết[Đương quy] tạo thành. Các vị thương táo trong bài thuốc là để hòa vị điều trung, có: 1. Lợi cho việc phát huy khả năng thăng thanh giáng trọc của vị tràng. Vì vậy cấu thành bài thuốc này có thể cho chia ra làm hai bộ phận là tả hạ công tà và ích khí, dưỡng huyết, hòa vị, là cách vừa công vừa bổ, nhưng trọng điểm phụ là công mà không phải bổ. Phù chính bổ hư chỉ là trợ cho việc trục tà ra ngoài thì thuốc tả hạ mới phát huy được tác dụng. 2. Còn việc khí huyết bị hao thương, chỉ sau khi triệt để giải trừ chứng đương minh phủ thực thì mới khôi phục được. Bài này dùng thuốc bổ hư trong thuốc công hạ là phát triển bài Tam thừa khí thang, là nguyên tắc cơ bản xác định cách chữa thực chứng thể hư.Cách gia giảm: Bài này thích hợp với người mắc chứng dương minh phủ thực hoặc mắc chứngdương minh phủ thực không chạy chữa mà tổn thương khí huyết. Nhưng trong lúc lâm sàng, tình hìnhcụ thể của những bệnh nhân này thường biểu hiện không giống nhau: Có người lấy khí hư làm chínhnhư mặt mày hoảng hốt, tinh thần mệt mỏi, khí đoản, buồn ngủ, rêu lưỡi dày nhờn, lúc này nên dùngnhiều sâm, truật, lúc nôn mửa nặng, có thể dùng Bán hạ, nước gừng, có người lấy âm dịch khuy haolàm chính như thang hòa, buồn bực, lưỡi đỏ bóng, nôn khan] lúc này có thể gia các vị thuốc tư âmdưỡng dịch như sinh địa, Mạch môn, Huyền sâm, bỏ đi các vị khổ táo như Hậu phác, Chỉ thực. BàiTăng dịch thừa khí thang trong “Ôn bệnh điều biện” là bài thuốc tiêu biểu về tư âm công hạ. Nếungười bệnh âm và khí đều hư, có thể dùng cả sâm, địa, Tân gia hoàng long thang thuộc loại này, khilâm sàng có thể căn cứ tình bình cụ thể mà chọn bài thuốc.Phụ phương:1. Tăng dịch thừa khí thang: Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa, Đại hoàng, Mang tiêu. Chữa chứng dương minh phủ thực mà âm hư thương tân.2. Tần gia Hoàng long thang: Huyền sâm, Mạch môn, Sinh địa, Đương quy, Hải sâm, Cam thảo, nước gừng, Đại hoàng, Mangtiêu.Có thể gia giảm ứng dụng chữa chứng dương minh phủ thực, khí và âm đều tổn thương, chính hư tàthực. Vị Hải sâm trong bài, thường bỏ đi không dùng.© text: //phongthuyquan.vn 40 Chương 4: Thuốc tả hạ TAM VẬT BỊ CẤP HOÀN « Kim quỹ yếu lược »Thành phần:1. Ba đậu 40 gam2. Đại hoàng 8 gam3. Can khương 80 gamCách dùng: Nghiền bột nhỏ luyện với 40-50% mật làm hoàn như hạt đậu xanh [nguyên bài thuốc thì3 vị nói trên liều lượng đều bằng nhau, theo thuốc chế sẵn của Thượng Hải]. Mỗi lần dùng 5 phân,uống với nước nóng.Công dụng: Công trục lãnh tích.Chữa chứng bệnh: Bụng đầy chướng, đại tiện bí không thông, thậm chí miệng cấm khẩu thở gấp, vônhiệt, vô hư.Giải bài thuốc: Bài này dùng Ba đậu tính tân nhiệt toan hạ, khai thông bế tắc là thuốc chủ, Cankhương giúp Ba đậu tính tân nhiệt để trục hàn, Đại hoàng giúp Ba đậu tả hạ để công tích. Ba vị phốihợp dùng, tác dụng tả hạ rất nhanh là bài thuốc tiêu biểu về cách ôn hạ. Chữa bệnh tích thực hàn khítích kết ở vị tràng, bế tắc không thông, thậm chí đột nhiên bụng đau, vòm bụng đầy chướng nổi lêncao, đại tiện không thông, hơi ứ không chuyển đến nỗi mặt xanh, cấm khẩu, bế cấm khẩu, bế quyết.Sau khi uống thuốc thường thường sôi bụng sau đó đại tiện thông [giữa chừng phản ứng nôn mửa],bệnh trạng giải từ từ, phải chuẩn bị sẵn lúc cần dùng gấp cho nên gọi là Tam vật bị cấp hoàn. Hiện naycũng dùng bài thuốc này chữa đơn thuần về đường tiêu hóa không thông mà cấp tính và hàn tích lâungày trở thành lỵ cho người thể chất thực, cũng thu được hiệu quả nhất định. ĐẠI HOÀNG PHỤ TỬ THANG « Kim quỹ yếu lược »Thành phần: .1. Đại hoàng 8-12 gam2. Phụ tử 8-12 gam3. Tế tân 3-6 gamCách dùng: Ngày dùng một thang đun sắc chia 2 lần uống.Công dụng: Ôn dinh tán hàn chỉ thống, công kí kiên phá tích thông hạ.Chữa chứng bệnh: Âm hàn tích tụ, vòm bụng đầy chướng nên đau, đại tiện bí, chân tay lạnh, sợ lạnhhoặc phát sốt, rêu trắng, mạch trầm huyền.Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc tiêu biểu về cách ôn hạ. Đại hoàng tuy tính chất thuộc khổhàn như sau khi ghép với Phụ tử tính chất bản ôn đại nhiệt, tác dụng chủ yếu của nó không phải tảnhiệt mà cùng Phụ tử phát huy tác dụng tẩu, tiết công hạ để khử trừ âm hàn tích tụ bên trong. Dùng Tếtân là lấy chất cay của nó để ôn kinh phát tán. Trong “Thương hàn luận” khi hàn tà phục ở âm phận,thường thường dùng Tế tân ghép với Phụ tử để tăng thêm tác dụng khu trừ hàn tà. Bài này cũng nhưbài Ma hoàng phụ tử tế tân thang đều cùng dùng Phụ tử, Tế tân. Nhưng bài này cùng ghép với Đạihoàng thì trọng điểm phụ của nó ở thực hàn tích tụ bên trong. Người xưa cho rằng “phi ôn bất năng tánkỳ hàn, phi hạ bất năng trừ kỳ thực, phi tân bất năng phát kỳ uất”. Cho nên dùng 3 vị Phụ tử, Đạihoàng, Tế tân là để thông ôn công hạ, tán hàn chỉ thống thuộc về cách ôn hạ vậy. Bài Ma hoàng phụ tửtế tân thang dùng Tế tân ghép với Ma hoàng thì trọng điểm phụ của nó là ôn tán hàn tà theo biểu màgiải, đó thuộc về cách ôn kinh giải biểu.Cách gia giảm: Bài này vốn chừa hàn tà tích trệ ở bên trong mà có biểu chứng sợ lạnh hoặc phát sốtnên dùng Tế tân lấy thế lợi đạo để uất phát ra, nếu không phát sốt, đầu đau thì bỏ Tế tân, gia thêm Sinhkhương hoặc Can khương, nếu đau bụng rất là nguy cấp thích sờ nắn, xoa ấm có thể thêm Quế chi,Bạch thược để hòa Vinh chỉ thống, rêu cáu bẩn, bụng chướng, đầy ứ tích trệ tương đối nặng có thể giathêm Chỉ thực, lục thầm khúc để tiêu tích đạo trệ. Người thể hư hoặc tích trệ nhẹ, thì dùng Chế đạihoàng.© text: //phongthuyquan.vn 41 Chương 4: Thuốc tả hạ ÔN TỲ THANG « Thiên kim phương »Thành phần:1. Đại hoàng 8-16 gam 4. Phụ tử 8-12 gam2. Can khương 4-8 gam 5. Nhân sâm [hoặc Đảng sâm] 4-12 gam3. Cam thảo 4-8 gamCách dùng: Ngày dùng một thang, đun sắc, chia 2 lần uống.Công dụng: Ôn dương kiện tỳ, công hạ hàn tích.Chữa chứng bệnh: Thực hàn tích trệ, đau bụng bí đại tiện hoặc kiết lỵ lâu ngày mủ đỏ tráng, gầnđây chữa chứng thận viêm mãn tính cuối kỳ, đái són đường nước giải có chất độc thường dùng bài nàygia giảm.Giải bài thuốc: Bài này thực tế là Tứ nghịch gia Nhân sâm thang lại gia thêm Đại hoàng. Tứ nghịchgia Nhân sâm thang vốn dùng để ôn trung tán hàn, hồi dương cứu nghịch. Bây giờ gia thêm Đại hoàngtrở thành bài ôn vận tỳ dương vừa công vừa bổ. Mục đích dùng Đại hoàng là điều hòa tà uế trọc bị tíchtrệ, dùng chung với các vị thuốc ôn dương để thích ứng với bệnh âm khí hư suy mà dẫn đến âm hànnội thịnh, bụng đau bí đại tiện, đi lỵ lâu ngày, chất độc ở đường nước giải, chứng bệnh về máu đềuthuộc chứng thực hàn. Bài này trong khi ôn dương cứu nghịch công tà, tả thực là để bổ hư tốt hơn,khác với bài Hoàng long thang, Tăng dịch thừa khí thang ở chỗ trong khi công hạ kết nhiệt ở vị tràngvừa bổ khí huyết, dưỡng âm dịch, bổ hư là để tả thực tốt hơn. Hai cách ghép vị thuốc, mới nhìn tựa hồđều thuộc vừa công vừa bổ, nhưng xem xét tỷ mỷ thì trọng điểm khác nhau, đó là đặc điểm biện chứngtrong khi chữa bệnh cần phải nắm vững.Cách gia giảm: Người thực hàn bí đại tiện không cần gia giảm. Đi lỵ lâu ngày ra mủ đỏ tráng, tronghàn có nhiệt, có thể gia thêm than Ngân hoa, Hoàng cầm, để tăng thêm tác dụng tiết tà khử trọc, nếuthấy đi lỵ hư hàn lâu ngày mà đại tiện không dừng có thể dùng Chế đại hoàng, nặng hơn có thể giaxích thạch chí, ngu dư lương, người đau bụng dữ dội có thể thêm Nhục quế để tăng thêm tác dụng ôntrung chỉ thống, người bị nôn mửa có thể thêm Bán hạ đổi Can khương dùng Sinh khương để hòa vịgiáng nghịch, nếu thuộc hậu kỳ thận viêm mạn tính, chất bẩn trệ lưu mà bị gầy mòn, sắc mặt vàng vọt,tinh thần lờ đờ, lưng đau, tức ách có thể thêm tiên mai, tiên linh tỳ là thuốc ôn thận, thêm Xa tiền,Ngưu tất là thuốc lợi ôn tỳ. Ngoài bài thuốc này ra còn ba bài thuốc khác gia giảm khác nhau chút ít.Một bài xem ở Lãnh vị môn quyển 15 trong “Thiên kim phương” so với bài này hơn vị Quế tâm khôngcó Cam thảo, một bài xem ở tâm phúc thống môn quyển 13 trong “Thiên kim phương” chủ trị “đaubụng, dưới rốn giao kết, đau ở rốn không thôi” tức là bài này gia Đương quy, Mang tiêu, một bài xemở “Bản sự phương” tức bài này bỏ Nhân sâm, gia thêm Hậu phác, Quế tâm, Đại hoàng [Nhưng liềulượng ít] chủ trị đau xoắn ở giữa vị tràng, đau bụng tiết tả suốt năm, nghĩ làm việc vô thời hạn”. 4 bàiÔn tỳ thang tuy vị thuốc có khác nhau nhưng nguyên tắc ghép vị và cách chữa đều là ôn vận tỳ dươnglà chính, không khác nhau mấy. ĐẠI HÀM HÙNG THẮNG « Thương hàn luận »Thành phần:1. Đại hoàng 8-12 gam2. Mang tiêu 12-20 gam3. Cam toại [nghiền nhỏ] 1-2 gamCách dùng: Đun sắc uống. Sau khi đun nước sôi, cho Đại hoàng vào, lại đun sôi thì cho bột Mangtiêu, Cam toại vào, Chờ nước ấm thì uống. Nói chung uống trước 1/2, chờ 1/2 tiếng đồng hồ sau, chưathấy đi đại tiện thì uống tiếp, nếu đã đi đại tiện, số thuốc còn lại không dùng nữa.Công dụng: Tuấn tả trục thủy.© text: //phongthuyquan.vn 42 Chương 4: Thuốc tả hạChữa chứng bệnh: Phạm vi thích ứng của bài thuốc này là chứng “kết hung” giữa thủy và nhiệt kếtvới nhau, tức là “không đại tiện 5-6 ngày, lưỡi táo mà khát, ngày có cơn sốt nhẹ, từ dưới vùng tim đếnbụng trên chương cứng mà đau không thể đụng vào được”. Hiện nay thường dùng chữa chứng ruột bịtắc cứng nặng, đường ruột tích dịch.Giải bài thuốc: Bài này dùng Đại hoàng, Mang tiêu, Cam toại đều là những vị thuốc tả hạ tương đốimạnh nên gọi là phương thuốc tuấn tả trục thủy. Trong đó, Đại hoàng, Mang tiêu là nhằm trục phântáo bón kết nhiệt ở trong ruột, Cam toại là tiêu nước bị nhưng kết ở bụng trên, cho nên bài này có thểchữa chứng “kết hung” công hạ từ dưới vùng tim đến bụng trên tích kết đau không sờ vào được, khácvới bài Đại thừa khí thang điều hòa kết nhiệt ở vị tràng. Chỗ khác nhau không chỉ ở bài thuốc này tácdụng hạ mạnh hơn Đại thừa khí thang mà còn ở chỗ bên trong có thủy ẩm, nên thêm Cam toại để trụcthủy. Vì vậy người xưa phân biệt giữa Đại thừa khí thang và Đại hãm hung là: Đại thừa khí thangtrong ruột có phân táo bón, Đại hãm hung dưới vùng tim nước tụ. Nhưng 2 bài nói trên có chỗ giốngnhau là đều thuộc thực nhiệt kết ở bên trong, trong ruột có phân táo bón kết nhiệt nên đều dùng Đạihoàng, Mang tiêu. Hiện nay trong điều trị người bệnh bị tắc đường ruột, đường ruột tích dịch nhiều,dùng Đại thừa khí thang gia Cam toại hiệu quả tương đối tốt. Ngoài ra, bài này là phương thuốc tuân tả trục thủy nên khi sử dụng cần theo dõi chặt chẽ, đềphòng bất trắc. CAM TOẠI THÔNG KẾT THANG « Bài thuốc kinh nghiệm của bệnh viện Nam Khai - Thiên Tân »Thành phần:1. Bột Cam toại 1-2 gam 5. Hậu phác 20-40 gam2. Đào nhân 12 gam 6. Đại hoàng 12-32 gam3. Xích thược 20 gam 7. Mộc hương 12 gam4. Sinh Ngưu tất 12 gamCách dùng: Đun sắc uống, dùng lúc ruột bị tắc phân, tốt nhất rót quá đường vị quản vào trước khi rótnước thuốc vào, nên có một quãng thời gian làm cho vị tràng giảm áp để đường tiêu hóa trên ở trạngthái rỗng, có lợi cho việc phát huy tác dụng công hạ của thuốc, sau khi vị tràng giảm áp lấy nước thuốcđã sắc xong rót vào 1-2 lần [mỗi lần cách nhau 1/2-1 giờ], nhưng bột Cam toại giải hòa vào nướcthuốc rót hết trong lần thứ nhất. Rót xong đóng kín vị quản 2-3 giờ, theo dõi chặt chẽ biến chuyển củabệnh tình. Nếu có cảm giác buồn nôn, dùng kim châm vào huyệt tam lý, nội quan, không để nôn thuốcra. Sau khi uống thuốc 2-3 giờ nghe tiếng sôi bụng hoặc muốn đi tiêu có thể phối hợp phương pháprửa ruột để dẫn phân bài tiết ra.Công dụng: Hành khí hoạt huyết, trục thủy công hạ.Chữa chứng bệnh: Căn cứ kinh nghiệm của bệnh viện Nam khai, bài này dùng chữa bệnh tắc phân ởruột nghiêm trọng, đường ruột tích dịch nhiều, nơi cụ thể có hai trường hợp sau đây:1. Ruột mới bị xoắn lòng ruột: Bị tắc ở sao vị tràng, bị tắc tràng, có xu thế bị dính, bệnh mắc lâu ngày,bụng chướng rất căng đều có thể dùng bài thuốc này. Sau khi cho uống thuốc, phải theo dõi chặt chẽ6-24 giờ: Bệnh không thuyên giảm thì nên đổi dùng phẫu thuật.2. Bệnh tắc ruột bị dính, bệnh tắc ruột có tính vận động, bệnh tắc ruột do hôi trùng và bệnh tắc ruột dophân táo bón đều có thể dùng bài thuốc này. Nhưng qua 12-32 giờ hoặc sau 3 lần công hạ mà khônghiệu nghiệm thì phải xét dùng phẫu thuật.Giải bài thuốc: Tính chất bài thuốc có thể chia làm 3 bộ phận: Hoạt huyết, hành khí, công hạ. Đàonhân, Xích thược, Ngưu tất dùng để hoạt huyết khử ứ [Ngưu tất sống có thể khử ác huyết] Xuyên Phácvà Mộc hương khoan trung hạ khí, hành khí thông trệ, Cam toại, Đại hoàng công hạ trục thủy. Sở dĩphải hành khí, hoạt huyết là để có lợi cho công hạ mà công hạ thì làm bật bị tắc thông ra, lại có lợi chokhí huyết vận hành và khôi phục chức năng của ruột. Trong bài chưa dùng Mang tiêu vị tác dụng tả hạcủa Cam toại mạnh hơn Mang tiêu nhiều mà Phạm vi thích hợp là đường ruột tích dịch nhiều hơn nênkhông dùng Mang tiêu.© text: //phongthuyquan.vn 43 Chương 4: Thuốc tả hạ THẬP TÁO THANG [Phụ: Khống diên đan, Chu xa hoàn] Trích « Thương hàn luận »Vị thuốc:1. Cam toại2. Nguyên hoa3. Đại kích [Liều lượng bằng nhau]4. Đại táo 10 quảCách dùng: Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích tán nhỏ, mỗi lần dùng 2 gam - 4 gam, uống lúc sángsớm chưa ăn uống gì, lấy 10 quả Đại táo sắc làm thang, bỏ vỏ bỏ hột, lấy nước uống. Hoặc chế thànhhoàn, mồi lần 2 gam - 4 gam, uống lúc sáng sớm bụng đói. Sau khi đi tả cọ kịch liệt rồi thì ăn cháo đểhòa vị dương khí.Công dụng: Công trục thủy ẩm.Chữa chứng bệnh: Bài này thời xưa dùng chữa các chứng “huyền ẩm”, phù thũng nước bụngchướng. Gọi là “huyền ẩm” tức là dưới nách có thủy khí, bị ho vòm ngực bị đau, dưới tim đầy cứng,nôn khan, đoản khí, đầu đau mắt mờ, lưỡi trơn, mạch huyền hoạt, gần đây thường dùng chữa các bệnhphù thũng nước nặng, nước ở ngực, nước ở bụng chướng đầy, không nằm thẳng được, hơi thở ngắnvới những người thể chất còn tốt.Giải bài thuốc: Đây là phương thuốc tiêu biểu về tuấn tả trục thủy. Lúc nghiền nhỏ nuốt có tác dụngtả hạ rất mạnh nhưng có tác dụng phản ứng buồn lợm, nôn mửa, nếu sắc thuốc bỏ bã, chỉ có tác dụnglợi tiểu tiện nhẹ mà không có tác dụng tả hạ trục thủy, tác dụng phản ứng cũng mất, cũng không có. Vìvậy trong “Thương hàn luận” dùng thuốc bột uống là có ý nghĩa riêng. Trong bài dùng cả Đại táo là đểhòa vị dương khí để giảm bớt tác dụng phản ứng. Tóm lại: Bài này là phương thuốc tuấn công trục thủy, lúc dùng cần phải thận trọng, quan sát tỷmỹ bệnh nhân xem so sánh lực lượng chính tà ra sao. Ví dụ thủy ở bụng sau khi gan bị xơ cứng, nóichung thuộc về dạng gốc hư tiêu thực, dùng bài thuốc này tuấn công trục thủy là cách giải quyết cấpthời “cấp tắc trị kỳ tiêu” mà không phải là phương pháp trừ tận gốc. Dùng Cam toại có thể gây nênnôn dữ dội, lúc dùng cần phải chú ý.Phụ phương:1. Khống diên đan: Cam toại, Đại kích, Bạch giới tử, liều lượng bằng nhau, tán nhỏ luyện với hồ làmhoàn. Mỗi lần dùng 1 gam đến 2 gam, sau khi ăn cơm đi nằm uống với nước gừng nhạt. Thường dùngchữa đờm dãi tích trệ ở phổi hoặc thủy ẩm ép phổi mà gây ra ho không nằm thẳng được, hoặc ngườibệnh mặt, tứ chi thũng, ở hiệu thuốc có bán chế sẵn.2. Đan xa hoàn: Hắc sửu nghiền nhỏ 4 lạng, Cam toại [nướng vỏ ngoài], Nguyên hoa, Đại kích [saogiấm] đều 1 lạng, Đại hoàng 20 gam, Thanh bì, Trần bì, Mộc hương, Binh lang đều 5 gam, Khinhphấn 4 gam, tất cả nghiền nhỏ hòa với nước làm hoàn, mỗi lần dùng chừng 4 gam, sáng sớm bụngrỗng uống với nước ấm. Bài này ngoài tác dụng tả hạ ra, còn có tác dụng lợi tiểu tiện rất mạnh, thườngdùng chữa bệnh phù thũng nước. ở hiệu thuốc có bán thuốc chế sẵn. KỶ TIÊU LỊCH HOÀNG HOÀN « Kim quỹ yếu lược »Thành phần: 12-20 gam 2. Đình lịch tử 12-20 gam 1. Phòng kỷ© text: //phongthuyquan.vn 44 Chương 4: Thuốc tả hạ3. Tiêu mục 4-8 gam 4. Đại hoàng 8-12 gamCách dùng: Vốn là phương thuốc hoàn, hiện nay dùng làm thuốc thang đun sắc chia làm 2 lần uống.Công dụng: Công trục thủy ẩm, lợi tiểu thông tiện.Chữa chứng bệnh: Bài này vốn chữa đàm ẩm, thủy đi vào ruột, có tiếng róc rách, bụng đầy màmiệng lưỡi khô táo. Hiện nay dùng chữa bệnh thực chứng thủy ẩm đình trệ như thủy lưu ở ngục hoặc ởbụng gây nên đầy chướng ho thở, hoặc do đờm quấn ho thở mà mặt phù chân thũng.Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc tiêu biểu để chữa các chứng ho, thở, thủy, mãn do thủy ẩm,đình trệ gây nên. Hai vị Phòng kỷ, Tiêu mục có tác dụng lợi niệu. Đình lịch tả phế giáng khí, khử đàmhành thủy và có tác dụng lợi niệu hoãn hạ, Đại hoàng có tác dụng tả hạ. Tổng hợp tác dụng toàn bàithuốc là dược tính khổ tân tuyên tiết, khiến thủy khí tiêu theo hai đường, đại tiểu tiện, để chữa chứngho, thở, thủy, mãn.Cách gia giảm: Bài này thường được dùng đến khi chữa bệnh, gia giảm có nhiều cách, khái quát lạiđại thể có mấy loại: Lúc chữa chứng ho thở làm chính, có thể gộp thêm Tam vật thang để khai tiết phếkhí. Lúc đờm quấn ở phổi có thể phối thêm Tam tử thang [Tên cũ là: Tam tử dưỡng tân thang] để hóađờm hạ khí, lúc chữa thủy thũng làm chính có thể phối thêm Ngũ linh tán, Ngũ bì ẩm để phân lợi thủythấp, lúc chữa chướng mãn làm chính có thể gia thêm Hậu phác, Binh lang, Chỉ thực, Thanh bì đểhành khí khoan trung, nếu người bị bệnh lâu thể hư, trung khí không đủ có thể gia thêm Đảng sâm,Bạch truật, Hoàng kỳ để ích khí hành thủy. NGŨ NHÂN HOÀN « Thế y đắc hiệu phương »Thành phần:1. Đào nhân 12 gam 4. Uất lý nhân 8-12 gam2. Trung tử nhân 12 gam 5. Bá tử nhân 12 gam3. Hạnh nhân 12 gam 6. Trần bì 8-12 gamCách dùng: Nguyên là phương thuốc hoàn, hiện nay dùng làm thuốc thang, đun sắc chia 2 lần uống.Công dụng: Nhuận tràng thông tiện.Chữa chứng bệnh: Tân khô trang táo, đại tiện khó đi hoặc do tuổi già, sau khi sinh đẻ có thời gian bíđại tiện.Giải bài thuốc: Bài này là phương thuốc dùng nhân các loại quả có chất dầu để nhuận tràng thông đạitiện. Trong bài có Trần bì để giữ tác dụng lý khí hòa vị. Uất lý nhân có tác dụng tả hạ nhất là khi đậpvỡ vụn đun sắc lên. Cho nên với người thể chất hư nhược, có thể bỏ Uất lý nhân, gia thêm Ma nhân 5gam thì ổn thỏa hơn.Cách gia giảm thường dùng: Người già hoặc người sau khi sinh đẻ mà huyết hư, tân dịch không đủbị bí đại tiện có thể gia thêm thủ ô tươi, Sinh địa tươi hoặc Nhục thung dung, Đương quy đầu, nếu ănuống bình thường mà đại tiện bí, rêu lưỡi nhờn, có thể dùng Tỳ ước ma nhân hoàn [Tên cũ: Ma nhânhoàn: Ma nhân, Hạnh nhân, Đại hoàng, Hậu phác, Chỉ thực, Bạch thược, luyện với mật thành hoàn] ởhiệu thuốc có bán thuốc chế sẵn, mỗi lần dùng 12 gam uống với nước ấm. Hoặc Nhuận tràng hoàn[Đại hoàng, Đào nhân, Ma nhân, Đương quy, Khương hoạt, luyện mặt thành hoàn] hiệu thuốc có bán,mỗi lần dùng 12 gam, uống với nước ấm. KẾT LUẬN Thuốc tả hạ trước đây chia làm 4 loại “hàn hạ” “ôn hạ” “nhuận hạ” và “vừa công vừa bổ”. Gọi là“hàn hạ” là dùng các vị thuốc tính hàn lấy Đại hoàng làm chủ tạo thành phương thuốc tả hạ để côngtrục thực nhiệt, tả hỏa giải độc, gọi là “ôn hạ” là dùng các vị thuốc tính tân nhiệt lấy Ba đậu làm chủ© text: //phongthuyquan.vn 45 Chương 4: Thuốc tả hạhoặc thuốc tả hạ tính hàn phối hợp với thuốc tính tân nhiệt tạo thành phương thuốc công trục hàn tính,gọi là “nhuận hạ” là dùng các vị thuốc bàng nhân quả tạo thành phương thuốc nhuận tràng thông tiện,gọi là “vừa công vừa bổ” là dùng phương thuốc có các vị ích khí, dưỡng âm phối hợp với các vị thuốctả hạ. Phương pháp phân loại này, tuy có ý nghĩa nhất định của nó, nhưng phải chỉ rõ, phương thuốccông trục thủy ẩm và công trục thực nhiệt, tuy cùng thuộc loại “hàn hạ” nhưng khi điều trị phải phânbiệt rõ ràng, không thể lẫn lộn mù quáng, các bài thuốc tả hạ phần lớn dùng Đại hoàng làm thuốc chủ,Tam thừa khí thang là cách chữa chính, còn Lương cách tán, Phòng phong thông kinh tán, Tăng dịchthừa khí thang, Đại hoàng phụ tử thang đều là cách biến hóa của Tam thừa khí, mục đích chủ yếu làthông phủ tả trọc nhưng có tác dụng giải độc ở mức độ khác nhau. Còn bài thuốc dùng Cam toại,Nguyên hoa làm thuốc chủ để tả hạ có thể gọi chung là thuốc trục thủy, Đại hãm hung thang, Thập táothang là cách chữa chính, Khổng điên đan, Chu xa hoàn là cách biến hóa, tác dụng chủ yếu là qua tảhạ để công trục thủy ẩm mà Cam toại thông kết thang có tác dụng tả nhiệt, trục thủy, hành khí, hoạthuyết, đó là một bước phát triển quan trọng của y học ngày nay. Còn các bài thuốc dùng nhân quả đểnhuận tràng thông tiện đều thuộc phạm vi của tả hạ. Những năm gần đây, trong việc điều trị và nghiên cứu khoa học và thuốc tả hạ có nhiều tiến triểnđặc biệt là thuốc dùng Đại hoàng làm thuốc chủ thường dùng để chữa các bệnh viêm túi mật cấp tính,đường ruột tắc trở, viêm đường tiết niệu, viêm ruột thừa, và bệnh viêm gan hay lây, chất độc ở nướcgiải. Với các bài thuốc dùng Cam toại làm thuốc chủ để trục thủy, khi điều trị tuy có tác dụng nhất thờivề thoái thũng, tiêu phúc thủy, nhưng hiệu quả thường không bàn mà còn có tác dụng ngược lại làmtổn thương đến hoạt động của gan thận, cho nên chỉ dùng lúc “cấp tác trị tiêu” mà thôi. Phụ: THUỐC CHẾ SẴN 1. THANH NINH HOÀNThành phần: Thuốc chủ bài này là một vị Đại hoàng. Dùng Đương quy, Sinh địa, Đẳng sâm, Hoàngbá, Liên kiều v.v… gồm 24 vị, đem sắc lấy nước đặc, sau đó dùng Sinh đại hoàng qua 24 lần chưngsái [đem phơi] rồi nghiền nhỏ chế thành.Cách dùng: Mỗi lần 3 gam, uống với nước đun sôi để nguội.Công dụng: Thanh hỏa, lợi thấp nhiệt, có tác dụng tả nhẹ.Chữa chứng bệnh: Vị hỏa miệng hôi, đầu đau, thấp nhiệt gây nên bụng chướng, đại tiện thất thường,thấp nhiệt rót xuống gây nên tiểu tiện đau rát và da dẻ thấp nề. 2. CANH Y HOÀNThành phần: Lô hội, Chu sa, chế với rượu làm hoàn.Cách dùng: Mỗi lần 4 gam uống lúc sáng sớm chưa ăn gì hoặc trước khi đi ngủ.Công dụng: Ôn thận thông tiện.Chữa chứng bệnh: Đại tiện táo kết, tâm phiền dễ giận, ngủ không yên giấc, tác dụng thông tiệntương đối mạnh, sau khi uống thuốc có lúc xảy ra phản ứng đau bụng. Lô hội có chất lô hội tố có tácdụng sung huyết vào khí quản, phụ nữ có thai kiêng dùng. 3. BÁN LƯU HOÀNVị thuốc: Bán hạ, Lưu hoàng nghiền thành bột đun sắc với nước gừng sau chế thành hoàn.Cách dùng: Mỗi lần 8-12 đồng gam uống với nước đun sôi để nguội© text: //phongthuyquan.vn 46 Chương 4: Thuốc tả hạCông dụng: Tả hỏa thông tiện.Chữa chứng bệnh: Người già, thể nhược, thận dương hư hàn gây nên chứng bí đại tiện hư lãnh, thậnhư đầu đau cũng có thể dùng.© text: //phongthuyquan.vn 47 Chương 5: Thuốc hòa Chương 5 THUỐC HÒA Thuốc hòa là loại thuốc điều chỉnh hoạt động của con người giải trừ bệnh tật là một trong 8phương pháp theo nguyên tắc chữa bệnh, tà ở biểu thì cho phát hãn, ở lý thì cho công hạ, bệnh thiếudương mà tà nửa ở biểu nửa ở lý, không thể phát hãn cũng không thể công hạ, do đó phải dùng cáchhòa. Phương pháp hòa ngoài hòa giải bệnh thiếu dương ra còn phù chính đạt tà, điều chỉnh khí huyết,điều chỉnh mối quan hệ nội tạng. Chương này lấy các phương thuốc hòa giải thiếu dương điều chỉnh vịtràng, điều hòa can tỳ, điều hòa vinh vệ quy nạp thành thuốc hòa. Một vài phương thuốc điều hòa cantỳ như Tứ nghịch tán, Tiêu giao tán tuy cũng thuộc phạm vi thuốc hòa nhưng tác dụng chủ yếu của nólà sơ can lý khí nên sẽ giới thiệu ở chương thuốc lý khí.1. Cách hòa giải thiếu dương: Chữa chứng thiếu dương thuộc bệnh ngoại cảm nhiệt, chứng thiếu dương là một loại hình khácvới chứng thái dương và dương minh là chứng nửa ở biểu nửa ở lý, tức là chứng nửa ở biểu có “hànnhiệt vãng lai”, tà chưa rời khỏi biểu, lại có chứng nửa ở lý biểu hiện. Vùng ngực đầy, không muốn ănuống, tâm phiền, muốn nôn, miệng đắng, họng khô, tà ảnh hưởng đến đờm phủ. Cách điều trị chỉ códùng thuốc hòa giải hòa lý để thấu tà, mới đạt được điều nói trong “Thương hàn luận” là “vị khí đượchòa, tự nhiên hãn xuất mà giải”. Cách này thường dùng Sài hồ, Hoàng cầm, Bán hạ, bài Sài hồ thang là phương thuốc tiêu biểu vềcách chữa này.2. Cách điều hòa vị tràng: Dùng chữa các chứng chức năng của tràng vị không ăn nhập với nhau, hàn nhiệt xen kẽ, thănggiáng không ấn định nên buồn bực dưới vùng tim, phiền nhiệt dâng lên nôn mửa đau bụng hoặc bụngsôi tiết tả. Cách chữa dùng tân khai khổ giáng, hàn nhiệt cùng dùng điều chỉnh chức năng của tràng vịthường dùng các vị Hoàng liên, Bán hạ, Quế chi, Can khương. Bán hạ tả tâm thang. Hoàng liên thanglà phương thuốc tiêu biểu về mặt này.3. Cách điều hòa can tì: Là chữa can tỳ không điều hòa, tình chí tức uất, ngực buồn không thư thái, hông đau, bụng đau,bụng tả. Thường dùng các vị Sài hồ hoặc Bạch thược và Bạch truật, Phục linh, Cam thảo tạo thành bàithuốc để sơ tiết can khí, điều lý tỳ vị. Thống tả yêu phương thuộc loại phương thuốc này.4. Cách điều hòa vinh vệ: Do ngoại cảm phong tà dẫn đến vinh vệ bất hòa, có lúc rét có lúc nóng hoặc nóng ít tự ra mồ hôi.Trong trường hợp này không thể chuyên cho phát hãn khử tà mà điều hòa vinh vệ là việc phải làmngay. Quế chi thang là phương thuốc tiêu biểu về mặt này. TIỂU SÀI HỒ THANG Trích « Thương hàn luận »Thành phần: 8-16 gam 5. Hoàng cầm 6-12 gam 1. Sài hồ 8-12 gam 6. Nhân sâm 12-16 gam 2. Bán hạ 4-8 gam 7. Sinh khương 2-4 lát 3. Cam thảo [nướng] 4-6 quả 4. Đại táo© text: //phongthuyquan.vn 48 Chương 5: Thuốc hòaCách dùng: Ngày dùng 1 thang, đun sắc chia 2 lần uống.Công dụng: Hòa giải thiếu dương, phù chính khử tà.Chữa chứng bệnh: Chứng thiếu dương, hàn nhiệt vãng lai, vùng ngực đầy tức, không muốn ăn uống,tâm phiền nôn mửa, miệng đắng họng khô, mắt mờ, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc vàng nhờn, mạch huyền.Giải bài thuốc: Sài hồ sờ tà giải nhiệt lại có thể giải uất kết ở vùng ngực mà giải phiền muộn. Hoàngcầm thanh nhiệt ở gan mật, hai vị hợp dùng là thuốc chủ để hòa giải thiếu dương, trị hàn nhiệt vãnglai, vùng ngực đầy tức, miệng đắng họng khô, Sinh khương, Bán hạ hòa vị giáng nghịch, trị tâm phiềnmuốn nôn, không muốn ăn uống, Nhân sâm, Cam thảo, Sinh khương, Đại táo phù chính hòa chung,giúp Sài hồ, Hoàng cầm đạt tà. Bài này trừ hòa giải thiếu dương ra, còn có thể chữa phụ nữ sau khi sinh đẻ phát sốt nhiệt vào túihuyết, bệnh sốt rét, bệnh sốt đỡ rồi bị sốt lại.Cách gia giảm: Nếu bị cả thái dương biểu chứng, đốt xương đau nhức, có thể phối hợp dùng cả bàiQuế chi thang, nếu đại tiện bí kết mà nhiệt bên trong chưa thịnh, có thể gia Mang tiêu [tức Sài hồ giaMang tiêu thang], nếu bị sốt rét, có thể gia Thường sơn sao rượu, Thảo quả nướng, nếu bị thấp đờm cóthể gia Hậu phác, Thương truật, nếu bị cả chứng ngực buồn mỏ ác đau, thấp nhiệt cản trở bên trong cóthể gia Chỉ xác, Kiết cánh hoặc Hoàng liên, Qua lâu [kết hợp với Tiểu hãm hung thang pháp] là thíchhợp nhất, có thể bỏ Nhân sâm, Cam thảo, Đại táo. Ngoài ra còn có người dùng bài tiểu Sài hồ thanghợp với bài Tuyền phúc đại giả thang gia giảm một thăng một giáng chữa bệnh mang thai ác trở đạthiệu quả tương đối tốt. ĐẠI SÀI HỒ THANG [Phụ: Thanh di thang] « Thương hàn luận »Vị thuốc: 8-16 gam 5. Hoàng cầm 6-12 gam 1. Sài hồ 8-12 gam 6. Thược dược 8-12 gam 2. Bán hạ 8-12 gam 7. Đại hoàng 6-12 gam 3. Chỉ thực 3-5 lát 8. Đại táo 4-6 quả 4. Sinh khươngCách dùng: Ngày dùng một thang, đem sắc chia 2 lần uống.Công dụng: Hòa giải thiếu dương, tả hạ nhiệt kết.Chữa chứng bệnh: Thiếu dương chứa giải, nhiệt lý đã thịnh, hàn nhiệt thường vãng lai, ngực buồnbị nôn, bị uất mà phiền, bụng ngực chướng tức đại tiện không giải, hoặc đi mà không thông sướng,miệng đắng, râu vàng, mạch huyền mạnh.Giải bài thuốc: Bài này là Tiểu sài hồ thang bỏ Nhân sâm, Cam thảo gia Đại hoàng, Chỉ thực, Thượcdược mà thành, kết hợp giữa hòa giải và hoãn hạ, có tác dụng sơ giải, hòa lý, tiết nhiệt, tiêu đạo. Sàihồ, Hoàng cầm chữa chứng thiếu dương, như hàn nhiệt vãng lai, vòm ngực đầy tức, Đại hoàng, Chỉthực chữa chứng dương minh như lý nhiệt uất kết, bụng ngực chướng đầy, đại tiện không thông.Thược dược hòa lý, giỏi trị đau bụng, phối thêm Hoàng cầm có thể chữa hạ lợi nhiệt tính. Ngoài raSinh khương phối hợp với Bán hạ có thể ngừng nôn, phối hợp với Đại táo có thể hòa vinh vệ. Tóm lạiphương thuốc này chữa cả 2 bệnh thiếu dương và dương minh, dùng cả hòa giải và công hạ.Cách gia giảm: Những năm gần đây dùng bài này chữa viêm túi mật, sỏi mật, lúc dùng tùy chứngbệnh mà gia giảm, nếu ngực buồn, cơ bắp không lợi thì gia Uất kim, Thanh bì, Mộc hương, nếu bịhoàng đản gia Nhân trần, Sơn chi tử. Lồng ngực đau gia Xuyên luyện tử, Tuyền phúc hoa, nếu bị sỏigia Kim tiền thảo, Hải kim sa, Kê nội kim.© text: //phongthuyquan.vn 49 Chương 5: Thuốc hòaPhụ phương:Thanh di thang:Là phương thuốc kinh nghiệm của bệnh viện Nam Khai - Thiên Tân.Gồm các vị:1. Sài hồ 20 gam 5. Mộc hương 12 gam2. Hoàng cầm 12 gam 6. Diên hồ sách 12 gam3. Hồ hoàng liên 12 gam 7. Sinh đại hoàng 20 gam [cho vào sau]4. Bạch thược 20 gam 8. Mang tiêu 12 gam [uống thông] Thuộc cách biến hóa gia giảm của Đại sài hồ thang, có tác dụng sơ can lý khí, thanh nhiệt tả hỏa,thông tiện. Chữa các chứng viêm niêm mạc cấp tính như can uất khí trệ [bụng đau từng cơn hoặc đau xoắnlại, biểu hiện chứng thiếu dương, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch nhỏ yếu hoặc khẩn], tỳ vịthực nhiệt [bụng đầy ấn vào đau, miệng khát đại tiện bí, tiểu tiện rát và đỏ, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, dàynhờn hoặc táo, mạch hồng sác] người mắc bệnh nhẹ ngày dùng một thang khoảng 300 gam, đun sắcchia 2 lần uống. Người mắc bệnh vừa hoặc nặng, ngày dùng hai thang, chia 4 lần uống, bệnh cấp tínhsau khi được hoãn giải từ từ hoặc lúc đi tả ngày 2-3 lần, phải giảm bớt vị thuốc và liều lượng, đườngruột có được thông thuận không, có quan hệ nhất định đến hiệu quả điều trị. Nói chung mỗi ngày giữđược đi đại tiện 2-3 lần là vừa, nhiều quá thì tổn thương chính khí. Đau nhói cấp tính giảm nhẹ hoặcsau khi đường ruột đã thông cần giảm Đại hoàng, Mang tiêu và gia thêm thuốc kiện tỳ hòa vị như Trầnbì, Khấu nhân, Tiêu lục khúc, Tiêu mạch nha, Tiêu sơn tra. Người mang thai lượng thuốc công hạ nêngiảm bớt. BÁN HẠ TẢ TÂM THANG « Thương hàn luận »Thành phần:1. Bán hạ 6-12 gam 5. Cam thảo [nướng] 4-8 gam 4-6 gam2. Hoàng cầm 6-12 gam 6. Hoàng liên 4-6 quả3. Can khương 4-6 gam 7. Đại táo4. Nhân sâm [hoặc Đảng sâm] 8-16 gamCách dùng: Ngày dùng một thang, đun sắc chia 2 lần uống.Công dụng: Hòa vị giáng nghịch, khai bế tán đầy.Chữa chứng bệnh: Chức năng tràng vị rối loạn, hàn nhiệt kết lại với nhau, dưới vùng tim đầy cứngnhưng không cảm thấy đau, bụng sôi hạ lợi, buồn nôn, không thích ăn uống, rêu lưỡi nhờn mà hơivàng.Giải bài thuốc: Bài này là Tiểu sài hồ thang bỏ Sài hồ, Sinh khương mà thêm Hoàng liên, Cankhương, có tác dụng hóa thấp nhiệt, hòa tràng vị là cách chữa vừa tân khai khổ giáng, hàn an tịnhdụng, bổ tả kiêm thi. Chữa các chứng thấp nhiệt lưu ở trung tiêu, tràng vị tiêu hóa thất thường, hànnhiệt xen kẽ, hư thực đều có. Bán hạ, Can khương tân ôn có tác dụng tán hàn, hóa ẩm, Hoàng cầm, Hoàng liên khổ hàn có tácdụng tiết nhiệt, táo thấp, dùng cả vị tân và khổ, có giáng nghịch, ngừng nôn, tiêu đầy Nhân sâm, Camthảo, Đại táo, ích khí hòa trung khiến hàn nhiệt đều điều hòa, tràng vị hòa, thăng giáng bình thường thìđầy cứng, nôn mửa, hạ lợi đều được giải.Cách gia giảm: Bài này nếu bớt can thường dùng Sinh khương thì gọi là Sinh khương tả tâm thang,gia Sinh khương để tán thủy khí, thai nôn mửa. Bài này tăng thêm lượng Cam thảo tả tâm thang, tăngthêm Cam thảo mục đích để bổ ích trung khí, chữa trị khí hư nhược, khí kết thành đầy hơi, cách chữacơ bản giống bài thuốc này.© text: //phongthuyquan.vn 50


Video liên quan

Chủ Đề