Bài tập hạch toán hàng gửi đi bán

KHOÁ HỌC KÈM RIÊNG KẾ TOÁN THEO YÊU CẦU Xem Ngay

DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI GIÁ CHỈ TỪ  500.000 VNĐ Xem Ngay


 

Hướng dẫn hạch toán hàng gửi bán đại lý hưởng hoa hồng đối với các trường hợp cơ sở giao hàng cho đại lý và cơ sở nhận hàng gửi bán

Hướng dẫn hạch toán hàng gửi bán đại lý đối với cơ sở giao hàng cho đại lý:

Đối với phiếu xuất kho từ bộ phận kho gửi sang

– Khi nhận được phiếu xuất kho từ bộ phận kho gửi sang, kế toán bán hàng ghi tăng giá trị hàng gửi bán đồng thời ghi giảm giá trị hàng hóa, thành phẩm đã xuất kho:

Nợ TK 157: hàng gửi bán

Có TK 156, 155: giá trị hàng hóa, thành phẩm xuất kho

Đối với bên đại lý bán đúng giá đã bán được hàng

– Khi bên đại lý bán đúng giá đã bán được hàng, kế toán căn cứ bảng kê bán hàng mà bên đại lý bán đúng giá gửi về để phản ánh doanh thu hàng đã bán được, đồng thời phản ánh giá vốn hàng xuất bán:

+ Phản ánh doanh thu:

Nợ TK 111: Tổng giá thanh toán bằng tiền mặt

Nợ TK 112: Tổng giá thanh toán bằng tiền gửi NH

Nợ TK 131: Tổng giá thanh toán khách hàng còn nợ

Có TK 511: Doanh thu bán hàng tăng lên

Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

+ Phản ánh giá vốn:

Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán tăng lên

Có TK 157: Giá trị hàng gửi bán nay đã bán được giảm đi

Chú ý:

Doanh thu và giá vốn của hàng hóa, thành phẩm chỉ được phản ánh trên số hàng hóa, thành phẩm đã thực tế đã được đại lý bán đúng giá bán được và có bảng kê đi kèm gửi về.

Nếu bán không hết, nếu DN tiến hành nhập kho lại số hàng hóa này, định khoản:

Nợ TK 156: giá trị hàng nhập lại kho

Có TK 157: hàng gửi đi bán nhận lại

– Hạch toán vào chi phí bán hàng đối với khoản hoa hồng phải trả cho bên đại lý nhận bán đúng giá:

Nợ TK 6421: Chi phí bán hàng [Nếu DN sử dụng QĐ 48]

Nợ TK 6418: Chi phí bán hàng bằng tiền khác [Nếu DN sử dụng TT 200]

Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 131: Tổng tiền hoa hồng đã trả hoặc phải trả

Hướng dẫn hạch toán hàng gửi bán đại lý đối với cơ sở nhận hàng gửi bán:

– Khi nhận được hàng từ bên giao hàng gửi bán:

+ Nếu DN sử dụng QĐ 48 để hạch toán:

khi nhân hàng từ bên đại lý về bán

Nợ TK 003: giá trị hàng nhận bán đại lý

khi xuất hàng bán hoặc xuất trả lại đại lý

Có TK  003

+ Nếu DN sử dụng TT 200 để hạch toán: thì kế toán chỉ theo dõi trên Báo cáo tài chính [Thuyết minh BCTC] về phần giá trị hàng nhận bán đại lý.

[Hệ thống tài khoản theo TT 200 không có tài khoản ngoại bảng nói chung và TK 003 nói riêng].

– Khi bán được hàng đã nhận về:

Căn cứ vào hóa đơn GTGT [đối với DN kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ] hoặc hóa đơn bán hàng [đối với DN kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp], chứng từ thanh toán,…kế toán phản ánh số tiền bán hàng phải trả cho bên giao hàng để gửi bán đại lý:

Nợ TK 111, 112, 131,…

 Có TK 331: phải trả cho bên gửi bán theo tổng giá thanh toán.

Đồng thời: Có TK 003: giá trị hàng đã bán

– Hàng kỳ, khi xác định khoản doanh thu về hoa hồng bán đại lý được hưởng:

Nợ TK 331: Tổng hoa hồng được hưởng bao gồm thuế

 Có TK 511: Doanh thu về hoa hồng được hưởng

 Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp về doanh thu hoa hồng được hưởng [nếu có].

– Khi trả tiền bán được hàng cho bên giao hàng đại lý:

Nợ TK 331: Số tiền trả cho bên giao hàng gửi bán đại lý

 Có TK 111, 112,…

Bạn có thắc mắc gì muốn được giải đáp hãy để lại ý kiến [ Họ tên, Số điện thoại hoặc Email, câu hỏi] của mình dưới dưới phần bình luận chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn !

Hạch toán hàng gửi bán theo thông tư 200 và thông tư 133.

Kế Toán Hà Nội xin hướng dẫn hạch toán hàng gửi bán trong các trường hợp: Xuất kho hàng gửi bán; Hàng gửi bán được chấp nhận; Hàng gửi bán bị từ chối. Ví dụ chi tiết về hạch toán hàng gửi bán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Trước khi đi vào Hạch toán hàng hàng gửi bán theo thông tư 200 và thông tư 133. Chúng ta nên tìm hiểu bán hàng theo phương thức gửi bán là như thế nào?

Cách ôn thi chứng chỉ đại lý thuế hiệu quả.

 Xem thêm khóa học kế toán thuế chuyên sâu.

Bán hàng theo phương thức gửi bán là gì:

Nếu Doanh nghiệp bán hàng có các điều khoản sau:

  • BÊN BÁN chuyển hàng cho BÊN MUA theo địa điểm ghi trong hợp đồng.
  • Số hàng chuyển đi vẫn thuộc quyền sở hữu của BÊN BÁN.
  • Khi được BÊN MUA thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao >>> thì số hàng được BÊN MUA chấp nhận này mới được coi là tiêu thụ và BÊN BÁN mất quyền sở hữu về số hàng đó.

Thì được gọi là Bán hàng theo phương thức gửi bán chờ chấp nhận.

Hạch toán hàng gửi bán khi xuất kho hàng gửi bán.

Khi xuất hàng chuyển đến cho BÊN MUA, trị giá vốn thực tế của hàng xuất được BÊN BÁN hạch toán như sau:

Nợ TK 157: Trị giá thực tế hàng xuất kho gửi bán.

     Có TK 154: Trị giá thực tế hàng xuất kho gửi bán [nếu xuất hàng trực tiếp từ các phân xưởng sản xuất].

     Có TK các TK 155, 156…: Trị giá thực tế hàng xuất kho gửi bán [nếu xuất hàng từ kho thành phẩm, hàng hóa…].

Hạch toán hàng gửi bán khi hàng gửi bán được BÊN MUA chấp nhận.

Khi được BÊN MUA chấp nhận hàng gửi bán, BÊN BÁN ghi sổ như sau:

Ghi sổ GIÁ VỐN của lượng hàng được BÊN MUA chấp nhận: Ghi sổ TỔNG GIÁ THANH TOÁN của hàng được BÊN MUA chấp nhận:
Nợ TK 632: Trị giá thực tế hàng xuất kho tương ứng với lượng hàng được chấp nhận. Nợ các TK 111, 112, 131,…: Tổng giá thanh toán của lượng hàng được chấp nhận.
Có TK 157: Kết chuyển Trị giá thực tế hàng xuất đã được chấp nhận. Có TK 511: Doanh thu bán hàng [giá không có thuế GTGT đầu ra].

Có TK 33311: Thuế giá trị gia tăng phải nộp.

Hạch toán hàng gửi bán đối với SỐ HÀNG GỬI BÁN bị từ chối khi chưa được xác nhận là tiêu thụ:

Khi hàng gửi bán chưa được xác nhận là tiêu thụ [chưa được chấp nhận] mà bị TỪ CHỐI thì ghi sổ như sau:

Nợ các 154, 155, 156: Giá thành thực tế thành phẩm nhập, giá vốn hàng hóa tương ứng với lượng hàng bị trả lại nhập lại kho.

Nợ TK 138 [1381]: Giá thành thực tế thành phẩm nhập, giá vốn hàng hóa tương ứng với lượng hàng hỏng chờ xử lý [nếu có].

Nợ TK 334: Giá thành thực tế thành phẩm nhập, giá vốn hàng hóa tương ứng với lượng hàng trừ lương nhân viên [bồi thường].

     Có TK 157: Tổng giá thành thực tế thành phẩm nhập, giá vốn hàng hóa tương ứng với số hàng bị trả lại.

Ví dụ chi tiết về Hạch toán hàng gửi bán.

Để hiểu rõ hơn về cách hạch toán hàng gửi bán. Chúng ta cùng nghiên cứu ví dụ sau.

Tại Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội, trong T1/2019 xuất kho lô hàng hóa [Thép tấm 5ly ] chi tiết như sau:

  • Số lượng 10 tấn thép 5 ly với trị giá vốn 10.000.000 đ/tấn;
  • Giá bán chưa có thuế GTGT là 15.000.000 đ/tấn [thuế suất thuế GTGT 10%].
  • Xuất kho theo hình thức hàng gửi bán cho đại lý A. Đại lý thông báo đã bán được 9 tấn thép. Còn lại 1 tấn không đảm bảo chất lượng.
  • Nhập lại kho 1 tấn thép 5 ly do không đảm bảo chất lượng.

 Với số liệu trên Công ty TNHH Kế Toán Hà Nội, Hạch toán lô hàng thép 5 ly với phương thức hàng gửi bán lần lượt như sau:

– Hạch toán Trị giá thực tế [giá vốn] hàng gửi bán:

Nợ TK 157: 100.000.000 đ [10 tấn x 10.000.000 đ/tấn]. 

Có TK 156 [thép tấm 5 ly]: 100.000.000 đ [10 tấn x 10.000.000 đ/tấn].

– Hạch toán Doanh thu hàng gửi bán được tiêu thụ:

Nợ TK 131 [đại lý A]: 148.500.000 đ.

Có TK 511: 135.000.000 đ [9 tấn x 15.000.000 đ/tấn].

Có TK 3331: 13.500.000 đ.

– Hạch toán Giá vốn hàng gửi bán được tiêu thụ:

Nợ TK 632: 90.000.000 đ [9 tấn x 10.00.000 đ/tấn].

Có TK 157: 90.000.000 đ [9 tấn x 10.00.000 đ/tấn].

– Hạch toán hàng gửi bán bị trả lại:

Công ty nhận lại 1 tấn thép do không đảm bảo chất lượng, ghi sổ như sau:

Nợ TK 156: 10.000.000 đ [1 tấn x 10.00.000 đ/tấn].

Có TK 157: 10.000.000 đ [1 tấn x 10.00.000 đ/tấn].

Cảm ơn bạn đã theo dõi cách Hạch toán hàng hàng gửi bán do Kế Toán Hà Nội trình bày.

Mời bạn xem thêm:

 Cách hạch toán hàng bán bị trả lại.

 Cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại.

Video liên quan

Chủ Đề