5 quận giáo dục hàng đầu ở Bangladesh năm 2022

5 quận giáo dục hàng đầu ở Bangladesh năm 2022
Người dân đi bộ trên đường vào buổi tối tại Dhaka, Bangladesh tháng 5/2022. Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, tháng trước, quốc gia Nam Á này đã đóng cửa tất cả 10 nhà máy điện vận hành bằng dầu diesel sau khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra khiến chi phí nhiên liệu nhập khẩu tăng phi mã. Các nhà máy đóng cửa chiếm khoảng 6% tổng công suất phát điện 23.000 MW của Bangladesh. Để giải quyết thực trạng thiếu điện, Bangladesh bắt đầu cắt giảm điện sinh hoạt 2 giờ/ngày.

Mới đây, chính quyền của Thủ tướng Sheikh Hasina quyết định trường học sẽ đóng cửa tổng cộng 2 ngày trong tuần để nỗ lực tiết kiệm năng lượng.

Thông thường, trường học mở cửa 6 ngày một tuần và học sinh nghỉ vào thứ Sáu. Với quy định mới, Bộ Giáo dục thông báo các em học sinh sẽ nghỉ thêm ngày thứ Bảy.

Trong khi đó, từ ngày 24/8, các cơ quan nhà nước sẽ hoạt động từ 8h đến 15h thay vì 9h đến 17h như mọi khi. Ngân hàng mở từ 9h đến 16h thay vì 10h đến 18h. Các văn phòng tư nhân có thể quy định giờ mở cửa theo yêu cầu công việc.

Chính phủ cam kết cung cấp điện liên tục tới các làng phục vụ hoạt động tưới tiêu từ nửa đêm đến sáng.

Nền kinh tế 416 tỷ USD của Bangladesh là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới trong nhiều năm. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối của nước này ngày càng cạn kiệt do hóa đơn nhập khẩu ngày càng nhiều, khiến chính phủ phải tìm kiếm các khoản vay từ các cơ quan toàn cầu, bao gồm cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Chính phủ nước này đã hạn chế nhập khẩu hàng hóa xa xỉ và khí đốt tự nhiên hóa lỏng.

Theo Bộ trưởng Bộ trưởng Kế hoạch Bangladesh MA Mannan, Thủ tướng Hasina đảm bảo rằng chính phủ Bangladesh sẽ điều chỉnh khi giá nhiên liệu trên thị trường quốc tế giảm. Trước đó, giá nhiên liệu bán lẻ của Bangladesh đã tăng lên mức chưa từng thấy kể từ khi nước này giành được độc lập năm 1971, với mức tăng trung bình 51,7% kể từ ngày 6/8. Giá dầu tăng làm nổ ra một cuộc biểu tình của sinh viên và các đảng đối lập tại đất nước 165 triệu dân.

Các quan chức Bangladesh cho rằng đợt tăng giá mới nhất ở thị trường bán lẻ là không thể tránh khỏi nhằm giảm bớt gánh nặng trợ cấp cho các công ty phân phối quốc doanh. Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng giá nhiên liệu tăng sẽ làm trầm trọng thêm lạm phát, vốn đã tăng lên 7,56% trong tháng 6 - mức cao nhất trong vòng 9 năm qua.

Ngành công nghiệp may mặc của Bangladesh đã vươn lên vị trí nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc. Nhưng khi Bangladesh trở thành đầu mối gia công cho các nhà bán lẻ toàn cầu thì mức lương thấp và điều kiện làm việc kém lại thu hút sự chú ý của quốc tế. Thông tín viên Anjana Pasricha tường trình từ New Delhi.

Tại gần 5.000 nhà máy may ở Bangladesh, 3,5 triệu lao động, phần lớn là phụ nữ, cặm cụi bên những chiếc máy để may quần áo cho các nhà bán lẻ hàng đầu trên thế giới như Gap, Tommy Hilfiger, Tesco và Walmart. Mức lương khởi điểm của họ vào khoảng 37 đôla/tháng, thuộc loại thấp nhất châu Á.

Tiền lương thấp như vậy đã giảm chi phí và giúp ngành công nghiệp may mặc của Bangladesh trở nên cạnh tranh nhất ở châu Á.

Raghav Gupta, một chuyên gia tư vấn bán lẻ thuộc công ty Booz tại New Delhi, cho biết:

"Ngành công nghiệp may mặc của Bangladesh vẫn cạnh tranh khá tốt. Ở những nước khác, kể cả Trung Quốc và Ấn Độ, thì ngành này đang trở nên đắt đỏ hơn và các hợp đồng sản xuất tiếp tục được chuyển tới Bangladesh. So với Ấn Độ, mức lương lao động ở Bangladesh chỉ bằng khoảng một phần ba."

Tuy nhiên, mức lương thấp ở Bangladesh cũng gây nên tình trạng bất ổn trong giới công nhân. Tháng Sáu vừa rồi, hàng trăm nhà máy đã phải đóng cửa vì công nhân đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc.

Công đoàn nói rằng lạm phát hai chữ số đang bào mòn thu nhập của công nhân. Công nhân than phiền về tiêu chuẩn an toàn lỏng lẻo ở nhiều nhà máy. Căng thẳng giữa các nhóm công nhân và ngành công nghiệp may mặc dẫn đến vụ sát hại một nhà hoạt động vì quyền của người lao động tên Aminul Islam hồi tháng Tư rồi.

Các cuộc biểu tình và bạo lực đã khiến những nhà bán lẻ quốc tế và các nhóm nhân quyền kêu gọi Bangladesh tăng lương cho người lao động.

Hãng quần áo H&M của châu Âu đã góp tiếng nói vào lời kêu gọi trên. Trong một chuyến thăm đến Dhaka hồi đầu tháng này, giám đốc điều hành của công ty Karl-Johan Persson kêu gọi Thủ tướng Sheikh Hasina tăng lương tối thiểu.

Khondaker Golam Moazzem, nhà kinh tế tại Trung tâm Đối thoại Chính sách ở Dhaka, cho biết những lời kêu gọi như thế là hợp lý.

"Trong thời gian gần đây, do áp lực lạm phát tăng cao, đặc biệt là tiền thuê nhà tăng, đã ảnh hưởng rất nhiều đến công nhân. Trong bối cảnh đó, tiền lương của công nhân cần phải được điều chỉnh ngay lập tức."

Tuy nhiên, chủ nhân các xưởng may ở Bangladesh lại lo sợ tăng lương sẽ làm mất đi lợi thế lớn nhất của họ so với các nước châu Á khác.

Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất hàng may mặc Bangladesh, ông Shafiul Islam Mohiuddin, nói rằng đã tăng tiền lương từ hai năm trước và chỉ đến năm 2015 mới xét duyệt lại. Ông cho hay thay vào đó, chính phủ đang xem xét khả năng trợ cấp thực phẩm và nhà ở cho công nhân.

Ông Mohiuddin nói: "Lạm phát thực phẩm ở Bangladesh đang giảm và những lạm phát khác cũng vậy. Chúng tôi đang xem xét rất nghiêm túc công nhân nước chúng tôi còn gặp khó ở chỗ nào. Chúng tôi đang làm việc rất chặt chẽ với chính phủ để xây dựng những khu nhà tập thể, cấp phát thực phẩm và tất cả những vấn đề như vậy."

Ngành công nghiệp may mặc của Bangladesh nhận được hỗ trợ từ chính phủ bởi vì đó là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất của đất nước với kim ngạch xuất khẩu trị giá 19 tỉ đô la, chiếm 80% thu nhập ngoại hối của đất nước.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo rằng nếu Bangladesh không giải quyết vấn đề như lương thấp thì sự khốn đốn sẽ đến với ngành công nghiệp may mặc đang phát triển mạnh của nước này, bất chấp suy thoái ở các nước phương Tây.