Anh em như thể chân tay nghĩa là gì năm 2024

Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp đẽ nhất của con người Việt Nam, tình cảm ấy được thể hiện đằm thắm ngọt ngào trong ca dao dân ca. Bên cạnh những bài ca ca ngợi công cha nghĩa mẹ, đạo làm con, tình cảm vợ chồng... còn có nhiều bài đặc sắc nói đến tình cảm anh em trong gia đình. Câu ca dao dưới đây là bài học về đạo lý làm người:

Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Trong ca dao dân ca, lối nói so sánh ví von được sử dụng khá hiệu quả. Chân và tay là những bộ phận quan trọng trên cơ thể con người không thể thiếu được, không thể tách rời nhau. Thiếu chân hoặc tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế. Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp của con người kế cả hình thể lẫn tinh thần.

Cách nói so sánh rất hay, lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng, lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình, trong dòng họ. Anh em cùng được sinh ra trong một gia đình, cùng cha mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm. Anh em sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt, họ cũng chung huyết hệ, bên nhau từ thuở ấu thơ đến lúc về già.

Gia đình, gia tộc của con người Việt Nam xưa nay mang tính truyền thống bền vững trong cộng đồng làng xã ngàn năm. Nó phát triển qua quan hệ tình nghĩa giọt máu đào hơn ao nước lã, máu chảy ruột mềm. Tình cảm ấy thể hiện sâu sắc trong lễ, tết, ma chay, cưới hỏi...

Từ mối quan hệ gia đình, nhân dân ta nói đến nghĩa vụ của anh em đối với nhau, nghĩa vụ ấy phải được thể hiện bằng hành động cụ thể:

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

Đùm bọc, đỡ đần là thể hiện tình yêu thương nhau. Câu ca dao có hai vế đối nhau, mỗi vế là những cảnh đời khác nhau, số phận khác nhau. Trong anh và em có thể có kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn... Nhưng dẫu thế nào anh em vẫn phải đùm bọc yêu thương nhau.

Yêu thương là phải biết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn là: lá lành đùm lá rách, - hành động theo tình yêu thương.

Khi lớn lên, lập gia đình mỗi người có một hoàn cảnh riêng. Lúc khỏe cũng như lúc ốm đau bệnh tật, tối lửa tắt đèn có nhau, phải nương tựa vào nhau. Có được như vậy thì mới không khỏi môi hở răng lạnh,. Đó là đạo lý nghĩa tình huynh đệ. Bao năm tháng đã trôi qua chúng ta vẫn cảm thấy tiếng nói ấy vẫn vọng về từ cha ông:

Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy

Lòng hiếu thảo, tình cảm gia đình, anh em được xây dựng trên những quy ước của lễ giáo và sự ràng buộc về nghĩa vụ và trách nhiệm. Lúc nhỏ cha mẹ bận việc cấy cày, anh ru em ngủ, cõng em đi chơi.

Yêu nhau từ thuở trong nôi

Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru

Trong những cảnh đời côi cút, anh còn thay cha mẹ nuôi dạy em khôn lớn trưởng thành. Lòng hiếu thảo hoà quyện với tình huynh đệ Hiếu lễ là kính trọng cha mẹ và yêu thương hoà thuận với anh em. Anh yêu thương em, nhường nhịn cho em, em kính trọng ngoan ngoãn vâng lời. Đó là đạo lí, nền nếp gia phong.

Trong gia đình anh em có coi nhau như thể tay chân thì ra ngoài xã hội mới thương người như thể thương thân. Nếu như bất hoà trong tình cảm anh em thì chẳng những tình cảm anh em sứt mẻ mà xã hội cười chê:

Tưởng rằng chị ngã em nâng

Ai ngờ chị ngã, em bưng miệng cười

Làng xã Việt Nam xưa nay vẫn tồn tại những dòng họ. Vai trò của ông trưởng tộc rất lớn, tình huynh đệ được đề cao và được coi trọng. Ngày giỗ tổ là ngày thể hiện sự gắn bó :tình anh em và tưởng nhớ cội nguồn.

Gia đình là tế bào, nền tảng của xã hội. Từ tình thương anh em trong gia đình rộng ra:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Tóm lại bài ca dao mãi mãi là bài học về tình nghĩa anh em trong gia đình, thân thiết thuỷ chung. Tình cảm ấy phải được coi là máu thịt, có như vậy mới mong gìn giữ những đạo lý truyền thống của ông cha răn dạy chúng ta.

- Dẫn dắt vấn đề: Bên cạnh tình phụ tử, mẫu tử, thì tình anh em cũng là một tình cảm cao đẹp, trong sáng của người dân Việt Nam.

- Nêu vấn đề và khái quát ý nghĩa câu ca dao: Viết về tình anh em, câu ca dao: “Anh em...” đã mang đến cho chúng ta mỗi bài học quý giá về sự đoàn kết, yêu thương giữa những người con trong gia đình.

  1. Thân bài:

Luận điểm 1: Giải thích

- Tay chân: 2 bộ phần trên cơ thể con người, hỗ trợ nhau để con người có thể hoạt động, không thể tách rời.

⇒ Anh em như thể tay chân: Anh em trong nhà khăng khít, gắn bó.

- Rách: khi khó khăn thiếu thốn; lành: khi sung túc, đầy đủ; dở hay: tốt hay xấu

⇒ Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần: Khi khó khăn hay khi đầy đủ đều phải đùm bọc nhau; dù tốt hay xấu cũng đều phải biết giúp đỡ, dìu dắt nhau.

⇒ Câu ca dao nói về tình cảm gắn bó khăng khít giữa những người trong gia đình, răn dạy chúng ta cần phải biết đùm bọc, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.

Quảng cáo

Luận điểm 2: Tại sao lại nói như vậy

- Anh em trong nhà là những người có chung dòng máu, chung huyết thống, chung gốc gác, tổ tiên, cha mẹ. Vì vậy, tình cảm anh em là thứ tình cảm bền chặt, gắn bó khăng khít, như tay chân, như khúc ruột của nhau, giống như tình mẫu tử, phụ tử.

- Đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau vốn đã là truyền thống quý báu của dân tộc ta, vậy nên, những người sống dưới một mái nhà lại càng phải gắn bó, đùm bọc nhau trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn thiếu thốn, hay dù đầy đủ sung túc, đều phải nghĩ đến nhau.

- Giữa những người anh em trong gia đình luôn có một sợi dây kết nối bền chặt vô hình, khi một người gặp khó khăn, đau khổ thì tất cả những người còn lại cũng đều cảm nhận được nỗi đau đó, đồng cảm và cùng dìu dắt nhau bước qua khó khăn. Anh giúp đỡ em và ngược lại, em cũng yêu thương, giúp đỡ anh, cứ như vậy khăng khít không rời.

- Cả anh và em đều có nghĩa vụ phải chăm sóc cha mẹ, báo hiếu cha mẹ, tình cảm anh em bền chặt chính là điều mà những bậc sinh thành muốn các con mình hiểu được.

Luận điểm 3: Bài học rút ra

- Tình cảm anh em là thứ tình cảm gắn bó vô cùng khăng khít, thắm thiết, dù có chuyện gì xảy ra thì tình cảm đó vẫn mãi mãi bền chặt.

- Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta cần biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhường nhịn nhau. Khi trưởng thành, mặc dù mỗi người sẽ có một con đường riêng, một gia đình mới nhưng vẫn luôn phải nghĩ cho nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

Quảng cáo

Luận điểm 4: Mở rộng vấn đề

- Có rất nhiều trường hợp anh em sống không hòa thuận, vô tâm, ích kỉ, khi có người gặp khó khăn thì xa lánh, khinh bỉ,…

- Hoặc có những người còn cãi nhau, đánh nhau, tranh giành nhau tài sản bất chấp tình anh em hãm hại nhau…

  1. Kết bài:

- Khẳng định lại giá trị câu ca dao: Câu ca dao luôn là bài học quý giá cho những người anh em trong gia đình.

- Liên hệ bản thân: Chúng ta cần biết giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống và giáo dục của những câu ca dao, tục ngữ.

Dàn ý - mẫu 2

  1. Mở bài

+Dẫn dắt, giới thiệu về câu ca dao "Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần".

  1. Thân bài

Quảng cáo

- Câu ca dao sử dụng hình ảnh so sánh: so sánh anh em và tay chân:

+Khẳng định danh em là cùng một thể thống nhất, cùng chung máu thịt

+Khẳng định sự gần gũi, thân thiết, tương hổ, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống của anh với em như tay với chân.

→ Biện pháp tu từ so sánh thể hiện được mối quan hệ ruột thịt gắn bó của anh em trong gia đình.

- Câu ca dao là lời khuyên nhủ của ông cha ta cho đời sau:

+Anh em cần phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau, san sẻ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

+Anh em thì dù người thân của mình giỏi giang hay kém cỏi, giàu hay nghèo thì cũng cần phải biết quan tâm, yêu thương nhau.

- Bài học cá nhân sau khi đọc câu ca dao:

+Nhận ra được ý nghĩa, giá trị của tình cảm anh em.

+Hiểu được những lẽ phải trong cách sống, đối xử với người thân.

- Liên hệ thực tế xã hội hiện nay:

+Tình cảm anh em vẫn tốt đẹp, biết đùm bọc, san sẻ cho nhau như lời ông cha đã dạy.

+Một bộ phận nhỏ xuất hiện trạng thái xem thường, ghét bỏ anh em của mình - cần thay đổi.

  1. Kết bài

+Nêu suy nghĩ, đánh giá của em về câu ca dao trên.

+Một lần nữa khẳng định nội dung, ý nghĩa của câu ca dao "Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần".

Giải thích Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần - mẫu 1

Dân tộc ta có một kho tàng ca dao, dân ca vô cùng đồ sộ, uyên bác. Trong đó chứa đựng rất nhiều đạo lý được ông cha ta dùng để nhắn nhủ con cháu đời sau. Trong đó, có rất nhiều câu ca dao nói về tình anh em trong gia đình, tiêu biểu là câu ca dao:

“Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

Câu ca dao được dùng để nhắn nhủ với con cháu đời sau về cách ứng xử giữa những người anh em cùng gia đình. Nhưng không hề khô khan, mà còn rất nhịp nhàng. Trong câu đầu, đã xuất hiện biện pháp tu từ so sánh. Người anh và người em ruột thịt được ví như tay và chân. Đây là cách so sánh rất gần gũi và tự nhiên. Chân và tay là hai bộ phận rất quan trọng của con người. Chúng phối hợp nhuần nhuyễn với nhau giúp con người sinh hoạt và lao động. Nếu thiếu một trong hai, hoặc không phối hợp với nhau thì con người sẽ gặp khó khăn khi làm việc. Anh em cũng vậy. Trong cuộc sống, những người anh em có cùng chung máu thịt, luôn có nhau, giúp đỡ, phối hợp với nhau trong cuộc sống.

Từ đó, ông cha nhắn nhủ đến chúng ta rằng: anh em với nhau thì phải luôn yêu thương, quan tâm, chăm sóc nhau. Không phân biệt sang hèn. Bởi đó là thứ tình cảm gia đình, máu thịt vô cùng thiêng liêng. Là anh em thì không được căm ghét, xem thường hay xa lánh nhau. Dù anh em của mình có nghèo khó, ốm đau cũng không được khinh khi, bỏ mặc.

Lời dạy thấm thía ấy của cha ông ta vẫn luôn được nhân dân ta vận dụng nhuần nhuyễn. Bao đời nay, nhân dân ta vẫn luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, với tinh thần tương thân tương ái. Tuy nhiên, vẫn có một số ít cá nhân chưa thấm nhuần được đạo lí này. CÒn có hành động chưa đúng mực, cần phải thay đổi ngay.

Trong mỗi gia đình, tình anh em luôn là tình cảm đáng quý và cần được trân trọng. Giống như ông cha ta đã dạy: "Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần".

Giải thích Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần - mẫu 2

Tình cảm anh em trong gia đình là thứ tình cảm thiêng liêng và đáng quý. Vì vậy, ông cha ta đã viết nên câu ca dao nhằm răn dạy con cháu đời sau phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau:

“Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

Mở đầu câu ca dao là một hình ảnh so sánh rất gần gũi và dễ liên tưởng. Tay và chân luôn hỗ trợ, cùng nhau hoàn thành các công việc. Như anh và em, luôn yêu thương, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau. Bởi họ là “gà cùng một mẹ”. Ông cha ta, đã trực tiếp khuyên nhủ, rằng dù đầy đủ hay khốn khó, dù tài giỏi hay kém cỏi, thì những người anh em vẫn phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Bởi đó là thứ tình cảm thiêng liêng, không gì xóa đi được.

Những người anh, người em trong cùng một gia đình là những cá thể riêng biệt, có cuộc sống khác nhau. Tuy vậy, giữa họ vẫn luôn có sợi dây liên kết vô hình: đó là tình máu mủ. Bởi vậy, khi gặp khó khăn, đau buồn, họ sẽ tìm đến để chia sẻ, dìu dắt lẫn nhau. Tình cảm anh em thân thiết chính là vậy.

Hiện nay, trong từng gia đình nhỏ, tình cảm anh em vẫn vẹn nguyên giá trị như bao lâu nay ông cha ta vẫn nhắn nhủ. Tuy vậy, vẫn xuất hiện một ít người không thực sự hiểu và sống đúng với ý nghĩa của tình anh em. Họ lạnh lùng, hờ hững, không sẵn sàng chia sẻ với anh em ruột thịt của mình, thật đáng buồn thay.

Bản thân em vẫn luôn thấm nhuần lời dạy của cha ông. Lúc nào cũng yêu thương, giúp đỡ và thân thiết với những người anh, người chị, người em của mình. Bởi trong em lúc nào cũng thấm nhuần câu ca dao:

Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần

Giải thích Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần - mẫu 3

Ông cha ta thường nhắn nhủ những người anh chị em sống cùng trong gia đình rằng: “Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”.

Câu ca dao đã sử dụng hình ảnh so sánh, để ví mối quan hệ giữa những người anh em với nhau như là tay với chân. Tuy là những cá thể độc lập, nhưng lại có mối quan hệ gắn kết, giúp đỡ, phối hợp khăng khít với nhau. Chính vì thế, dù hoàn cảnh như thế nào, cuộc sống ra sao, thì những người anh em cũng cần phải yêu thương, quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau.

Truyền thống anh em yêu thương nhau ấy, suốt bao đời nay nhân dân ta vẫn gìn giữ và phát huy. Tình cảm thân mến ấy, không chỉ thể hiện giữa những người anh em ruột thịt, mà còn thể hiện qua những người bạn, người đồng bào cùng dân tộc. Tình cảm ấy giúp gắn kết mọi người lại với nhau hơn. Đồng thời, giúp mọi người dù ra sao, gặp khó khăn gì thì cũng sẽ có một tấm lưng sẵn sàng đồng hành cạnh bên.

Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ nhất định tồn tại. Đó là những người sống thiếu đi tình yêu thương. Họ xa cách lạnh lùng với anh em, không quan tâm giúp đỡ khi cần được nhờ vả. Thật đáng buồn thay những người sống vô cảm như vậy.

Nhưng đó chỉ là một phần rất nhỏ trong cộng đồng chúng ta. Tất cả mọi người thì dù ở lứa tuổi nào, cũng sống quan tâm và yêu thương anh chị em của mình.

Xem thêm các bài Văn mẫu thuyết minh, phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 8 khác:

  • Giải thích câu ca dao Anh em như thể tay chân (Bài văn mẫu 1)
  • Giải thích câu ca dao Anh em như thể tay chân (Bài văn mẫu 2)

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 8 theo từng phần:

  • Mục lục Văn phân tích, phát biểu cảm nghĩ, cảm nhận
  • Mục lục Văn biểu cảm
  • Mục lục Văn thuyết minh
  • Mục lục Văn nghị luận
  • Anh em như thể chân tay nghĩa là gì năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Anh em như thể chân tay nghĩa là gì năm 2024

Anh em như thể chân tay nghĩa là gì năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 8 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 8 và Những bài văn hay lớp 8 đạt điểm cao.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Anh em như thể chân gì?

- Anh em như thể tay chân nghĩa là anh em như tay với chân, cả hai đều là bộ phận gắn liền trên cơ thể người, quan trọng như nhau và hỗ trợ cho nhau. - Rách là chỉ lúc nghèo khổ thiếu thốn, lành là chỉ khi đầy đủ sung sướng đều đùm bọc, đỡ đần nhau.

Theo em các câu tục ngữ ca dao sau ý nói gì chị ngã em nâng?

* Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ “Chị ngã em nâng”. - Theo nghĩa đen: câu tục ngữ được hiểu là miêu tả hành động khi chị ngã thì em sẽ nâng chị dậy. - Ý nghĩa của câu tục ngữ: Câu tục ngữ nói đến tình cảm chị em ruột thịt trong nhà phải luôn luôn tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

Anh em nào phải người xa Cùng chung Bắc Mê một nhà cùng thân nghĩa là gì?

Ý nghĩa Anh em trên thuận dưới hòa, Họ hàng đẹp mặt, mẹ cha vui vầy. Bài ca dao khẳng định anh chị em trong gia đình mà luôn hoàn thuận, yêu thương lẫn nhau thì gia đình, họ hàng sẽ tự hào, cha mẹ sẽ vui lòng và hạnh phúc.

Dở hay đỡ đần nghĩa là gì?

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. chân với tay: (hai bộ phận trên cơ thể không thể tách rời): thân thiết, hoà thuận, tương trợ nhau. rách lành, dở hay: cảnh đời và số phận khác nhau. đùm bọc: yêu thương. đỡ đần: giúp đỡ.