App đo nồng độ oxy trong máu iOS

"Saturation of peripheral oxygen [SpO2]" [độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi hoặc gọi đơn giản là nồng độ oxy trong máu] là một trong những dấu hiệu sinh tồn quan trọng của cơ thể. Chỉ số SpO2 của một người bình thường sẽ ở mức 95% đến 100%, nếu thấp xuống mức dưới 94% là dấu hiệu cho thấy các vấn đề về sức khỏe và dưới mức 92% là dấu hiệu suy hô hấp nặng, xuống dưới 90% thì cần phải được cấp cứu và hỗ trợ y tế lập tức.

Đôi khi vì một lý do nào đó, nhiều người rơi vào tình trạng mệt mỏi, khó thở… muốn kiểm tra xem chỉ số SpO2 của cơ thể để biết được có rơi vào tình trạng nguy hiểm hay không. Hiện có khá nhiều thiết bị đo chỉ số SpO2 đang được bán trên thị trường với các mức giá khác nhau. Một số mẫu smartwatch cũng được trang bị tính năng đo chỉ số SpO2.

Tuy nhiên, trong trường hợp cần đo nhanh chỉ số SpO2 mà không có các thiết bị đo chuyên dụng, bạn có thể nhờ đến một trong 2 ứng dụng dưới đây để biến smartphone thành một thiết bị đo SpO2.

Ứng dụng giúp đo chỉ số SpO2 trên mọi smartphone

CarePlix Vitals là một trong những ứng dụng hỗ trợ đo chỉ số SpO2 bằng smartphone được nhiều người sử dụng nhất hiện nay nhờ vào ưu điểm dễ sử dụng và kết quả đo được đánh giá cao về mức độ chính xác.

CarePlix Vitals sẽ sử dụng đèn flash trên smartphone để ghi nhận sự thay đổi của mao mạch trên đầu ngón tay, kết hợp với các thuật toán để tính toán chỉ số SpO2 của cơ thể. Ngoài ra, ứng dụng còn giúp xác định được nhịp tim, nhịp thở… để từ đó cảnh báo cho người dùng biết nếu có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe.

Hiện ứng dụng có cả phiên bản dành cho Android lẫn iOS. Với người dùng iOS, bạn có thể tìm và tải CarePlix Vitals từ kho ứng dụng AppStore, hoặc download ứng dụng trực tiếp tại đây [tương thích iOS 10.0 trở lên].

Với người dùng Android, hiện CarePlix Vitals chưa được nhà phát triển đưa lên kho ứng dụng Google Play, do vậy người dùng cần phải download file định dạng .apk của ứng dụng này để cài đặt vào smartphone của mình.

Người dùng Android có thể download file cài đặt của CarePlix Vitals miễn phí tại đây. Sau khi download, bạn đọc có thể làm theo hướng dẫn trong bài viết của Dân trí tại đây để cài đặt file .apk lên smartphone của mình. [Mục "Hướng dẫn cài đặt ứng dụng từ file apk"].

Hướng dẫn sử dụng CarePlix Vitals để đo chỉ số SpO2

Trong lần đầu tiên kích hoạt ứng dụng sau khi cài đặt, CarePlix Vitals sẽ xin người dùng cấp quyền để sử dụng camera trên smartphone. Đây là tính năng cần thiết để ứng dụng có thể đo chỉ số SpO2 của người dùng. Nhấn nút "Cho phép" từ hộp thoại hiện ra.

Bước tiếp theo, ứng dụng sẽ yêu cầu người dùng đăng nhập vào tài khoản để sử dụng. Trong trường hợp chưa có tài khoản ứng dụng, bạn nhấn vào nút "Register", sau đó điền thông tin [họ, tên, địa chỉ email, mật khẩu…] vào các hộp thoại tương ứng, đánh dấu đồng ý các điều khoản sử dụng, rồi nhấn nút "Register" ở phía dưới.

Sau khi hoàn tất bước đăng ký và đăng nhập vào tài khoản của ứng dụng, từ giao diện chính của CarePlix Vitals, nhấn vào nút "Scan Vitals", sau đó nhấn tiếp vào nút "Start Scan" tại giao diện hiện ra.

Sau khi nhấn nút, đèn flash trên smartphone sẽ được bật sáng, lúc này người dùng đặt ngón tay trỏ vào ống kính camera ở mặt sau smartphone, sát vị trí đèn flash, rồi nhấn nút "Proceed". Điều chỉnh vị trí đặt ngón tay nếu xuất hiện thông điệp "Signal strength is very poor".

Lưu ý: bạn không nên đặt tay trực tiếp lên đèn flash vì nhiệt độ cao có thể gây bỏng ngón tay.

Giữ cố định tay và vị trí ngón tay trên smartphone trong quá trình đo. Sau chừng vài giây, ứng dụng CarePlix Vitals sẽ hiển thị các thông tin như chỉ số nhịp tim, chỉ số SpO2, nhịp thở…

Sau khi quá trình đo kết thúc, một hộp thoại hiện ra để người dùng có thể khai báo mình đã thực hiện đo các thông số trong trường hợp nào. Chọn "Resting" nếu đo khi đang nghỉ ngơi, chọn "Standing" nếu đo khi đang đứng, chọn "Walking" nếu đo sau khi đi bộ và "Running" nếu sau khi chạy.

Để lưu lại kết quả đo, nhấn nút "Add to Vitals history", các thông số từ lần đo sẽ được lưu vào lịch sử ứng dụng để người dùng có thể theo dõi các chỉ số sức khỏe của cơ thể theo thời gian. Nhấn nút "Vitals History" trên giao diện chính của ứng dụng để xem lại thông số ở các lần đo trước đây.

Qua quá trình dùng ứng dụng và so sánh kết quả đo bằng smartwatch với ứng dụng, có thể thấy các thông số như nhịp tim và SpO2 khá tương đồng.

Hướng dẫn dùng smartphone đo chỉ số nồng độ oxy trong máu

Hướng dẫn đo chỉ số SpO2 đối với các smartphone được tích hợp cảm biến đo nhịp tim

Cảm biến đo nhịp tim là tính năng được tích hợp trên một số mẫu smartphone cao cấp thế hệ cũ của Samsung, như dòng Galaxy S và Galaxy Note. Ngoài ra, một vài hãng smartphone khác cũng tích hợp cảm biến này trên sản phẩm của mình.

Chức năng chính của cảm biến đo nhịp tim là để đo nhịp tim mỗi phút của người dùng, nhưng bạn cũng có thể tận dụng cảm biến này để đo chỉ số SpO2 của cơ thể. Trong trường hợp smartphone của bạn có tích hợp cảm biến đo nhịp tim, bạn có thể nhờ đến ứng dụng Pulse Monitor để đo chỉ số SpO2.

Ứng dụng có cả phiên bản dành cho Android lẫn iOS, nhưng ứng dụng phiên bản iOS chỉ hỗ trợ đo nhịp tim mà không có tính năng đo chỉ số SpO2 [do iPhone không được tích hợp cảm biến đo nhịp tim]. Người dùng có thể tìm và tải từ kho ứng dụng CH Play/App Store, hoặc download phiên bản ứng dụng Android trực tiếp tại đây hoặc tại đây [tương thích Android xx trở lên] hoặc phiên bản dành cho iOS tại đây [tương thích iOS 10.0 trở lên].

Khác với ứng dụng CarePlix Vitals kể trên, bạn có thể dùng ứng dụng này mà không cần đăng ký hay đăng nhập vào tài khoản. Sau khi kích hoạt và nhấn vào giao diện chính của ứng dụng, đèn cảm biến đo nhịp tim trên smartphone sẽ được bật sáng, người dùng chỉ việc đặt ngón tay trỏ vào cảm biến này, giữ cho tay và cơ thể được ổn định trong quá trình đo.

Sau khi quá trình đo kết thúc, ứng dụng sẽ hiển thị đầy đủ thông số về nhịp tim mỗi phút cũng như thông số SpO2 của cơ thể. Lịch sử của các quá trình đo sẽ được ứng dụng lưu lại để người dùng có thể xem và tham khảo ở những lần sau.

Lưu ý: bạn nên chùi sạch cảm biến đo nhịp tim trước khi sử dụng để có được kết quả đo chính xác nhất.

Bạn có thể sử dụng đồng thời cả ứng dụng CarePlix Vitals lẫn ứng dụng này để có thể so sánh kết quả của 2 ứng dụng, từ đó có thể biết được chỉ số SpO2 do các ứng dụng chỉ ra có chính xác hay không.

Dùng smartphone đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim

Lưu ý: những ứng dụng kể trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế các thiết bị đo và các dụng cụ y tế chuyên dụng. Tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ nếu phát hiện thấy các dấu hiệu bất thường về sức khỏe và các chỉ số SpO2 xuống mức thấp hơn khuyến cáo.

Quang Huy

Bạn quan tâm đến sức khỏe của mình và người thân, bạn đang tìm cách theo dõi các chỉ số sức khỏe, đặc biệt là nồng độ Oxy trong máu [SPO2] trên chính chiếc điện thoại của mình. hãy cùng Useful mình tìm hiểu TOP app đo nồng độ Oxy trong máu [SpO2] tốt nhất trên Android và iOS.

Xin lưu ý rằng, các ứng dụng sau không thay thế hoàn toàn cho một máy đo xung nồng độ Oxy trong máu [SpO2]. Kết quả có thể KHÔNG phải lúc nào cũng chính xác 100% [sự chính xác chỉ đạt 75% – 90%], kết quả này mang tính tạm thời, các phép đo trên ứng dụng chỉ là đề xuất và không thể được sử dụng cho mục đích chẩn đoán hoặc y tế. Luôn luôn tìm kiếm lời khuyên của bác sĩ trước khi đưa ra bất kỳ quyết định y tế nào.

Dưới đây là một số ứng dụng đo SpO2 được nhiều đánh giá và có lượt rating cao mà mình sàng lọc từ rất nhiều ứng dụng đang có trên App Store và Google Play Store. Về cơ bản thì các ứng dụng đều có cách sử dụng rất giống nhau. Dù nói là miễn phí nhưng đôi khi ứng dụng “dụ” bạn đăng ký premium, lúc này bạn chỉ cần tắt ứng dụng rồi mở lại là được.

1. We Do Pulse – Ứng dụng kiểm tra nồng độ Oxy trong máu [SpO2]

We Do Pulse là ứng dụng theo dõi sức sức khỏe của bạn bằng cách kiểm tra các chỉ số như: đo nồng độ Oxy trong máu, huyết áp, theo dõi các triệu chứng để đưa ra cho bạn các nguyên nhân mắc phải bệnh hoặc có thể giúp bạn liên hệ với bác sĩ của mình để có thể theo dõi bệnh một cách tốt hơn.

We Do Pulse là ứng dụng kiểm tra sức khỏe tốt nhất hiện nay, giúp bạn hiểu rõ cơ thể, cung cấp cho bạn những thông tin và các giải pháp về sức khỏe để bạn có thể chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe của mình mọi lúc mọi nơi.

  • Theo dõi các chỉ số sức khỏe của bạn
  • Công cụ kiểm tra các triệu chứng bệnh
  • Định vị các bệnh viện gần nhất cho bạn lựa chọn
  • Có sẵn trên cả Android và iOS

Tải We Do Pulse cho điện thoại Android

Tải We Do Pulse cho điện thoại iOS

2. Heart Rate Monitor – Máy đo nhịp tim, nồng độ Oxy trong máu

Heart Rate Monitor là ứng dụng đo nhịp tim, nồng độ Oxy trong máu trên điện thoại được nhiều người tin dùng bởi giao diện của ứng dụng. Heart Rate Monitor có giao diện người dùng đơn giản và dễ sử dụng. Ứng dụng sử dụng cảm biến đặt tại camera điện thoại có thể giúp bạn đo nhịp tim và nồng độ Oxy trong máu một cách chính xác.

  • Giao diện trực quan, dễ sử dụng
  • Kết quả đo chính xác lên đến 80%
  • Là ứng dụng miễn phí

Tải Heart Rate Monitor cho điện thoại Android

3. Finger Oximeter – SpO2

Finger Oximeter-SpO2 là ứng dụng đo nồng độ Oxy trong máu và nhịp tim thông qua kết nối Bluetooth với công cụ đo. Ứng dụng sẽ giúp bạn đo độ bão hòa oxy trong máu [SpO2], chỉ số tưới máu [PI]. Đặc biệt, đây còn là một ứng dụng miễn phí và bạn có thể sử dụng ứng dụng để hiển thị, ghi và xem dữ liệu đo được của mình.

  • Kết quả đo nồng độ Oxy và nhịp tim với độ chính xác cao
  • Theo dõi lịch sửu đo của bạn
  • Chỉ số đo được hiện qua dạng xung

Tải Finger Oximeter-SpO2 cho điện thoại Android

4. Pulse Plus: Heart Rate Monitor – Oximeter & O2 Saturation Diary – Codabrasoft LLC

Bạn không cần bất kỳ thiết bị y tế đặc biệt nào để bắt mạch và theo dõi tình trạng sức khỏe của mình, chỉ cần camera điện thoại của bạn! Ứng dụng đo nhịp tim chính xác, nhanh chóng và dễ sử dụng nhất.

Ứng dụng của chúng tôi dựa trên kỹ thuật chụp cắt lớp quang học [PPG], kỹ thuật quang học không xâm lấn. Mỗi nhịp đập của tim sẽ truyền lượng máu đến các mô trong ngón tay của bạn, trong khi máu hấp thụ ánh sáng của máy ảnh, nó chiếu sáng da và ghi lại những thay đổi về lượng máu vi mạch như giảm và chảy. Điều đó cho phép bạn đo xung một cách dễ dàng, chính xác và hiệu quả.

  • Hiển thị trực quan dữ liệu tại một khoảng thời gian nhất định.
  • Bảng điều khiển cá nhân với lịch sử đo lường của bạn.
  • Hỗ trợ chia sẻ kết quả nhịp tim với Apple Health App.
  • Số đo không giới hạn mỗi ngày,
  • Thống kê hàng tháng,
  • Thông tin chi tiết về sức khỏe,

Tải Pulse Plus cho điện thoại iOS

5. Đo nồng độ oxy trong máu và nhịp tim – PVD Apps

Kiểm tra độ bão hòa oxy và nhịp tim của bạn mọi lúc, mọi nơi bằng ứng dụng Pulse Oximeter và cảm biến tích hợp của bạn – tại nhà hoặc văn phòng của bạn – khi bạn thức dậy, thư giãn, trước và sau khi tập thể dục.

Ứng dụng này chỉ hoạt động với cảm biến tích hợp trên các thiết bị Samsung này: Galaxy Note4 / Edge / 5/7/8/9 và Galaxy S6 / 7/8/9/10 bao gồm cả phiên bản +.

Ứng dụng sử dụng thuật toán nâng cao để tính toán độ bão hòa oxy từ tín hiệu IR thô [Hồng ngoại] và tín hiệu Đỏ do cảm biến xuất ra.

  • Đo nhanh hoặc liên tục.
  • Lưu kết quả để truy cập sau.
  • Đồ thị xung thời gian thực.
  • Nhắc nhở: Tự động nhắc bạn đo độ bão hòa oxy và nhịp tim hàng ngày.
  • Phạm vi đo cho SPO2: 70% -100%, cho nhịp tim: 30-190 BPM.
  • Sao lưu / khôi phục dữ liệu ứng dụng, xuất lịch sử ra tệp CSV [tính năng trả phí].

Tải SPO2 PVD Apps cho điện thoại Android

Ngoài ra, còn một ứng dụng khác là Blood Oxygen cho phép bạn đo nồng độ oxy trong máu bằng Apple Watch, cung cấp những thông tin chi tiết hơn về tình hình sức khỏe chung.

6. Blood Oxygen – Apple

Với ứng dụng đo nồng độ Oxy trong máu trên Apple Watch Series 6, bạn có thể đo mức độ bão hòa oxy trong máu trực tiếp từ cổ tay của mình. Sử dụng cảm biến oxy trong máu trên Apple Watch Series 6, ứng dụng Blood Oxy có thể giúp bạn đánh giá nồng độ oxy trong máu và hiểu rõ cơ thể bạn đang hấp thụ oxy như thế nào, cũng như sức khỏe tổng thể của bạn.

Cách đo nồng độ Oxy trong máu trên Apple Watch Series 6

  • Cho phép bạn đo oxy trong máu theo yêu cầu.
  • Thực hiện các phép đo nền định kỳ trong suốt cả ngày và qua đêm nếu bạn đeo Apple Watch đi ngủ.
  • Lưu trữ tất cả các phép đo trong ứng dụng Sức khỏe trên iPhone, với khả năng lọc và xem các phép đo được thực hiện khi đang ngủ hoặc trong môi trường có độ cao cao.

#Xem thêm một số bài viết về :TOP app đo nồng độ Oxy trong máu [SpO2] tốt nhất trên điện thoại

Video liên quan

Chủ Đề