Bài 2.1, 2.2, 2.3 phần bài tập bổ sung trang 83 sbt toán 6 tập 2

k] Cho góc \[pQr\] [không phải là góc bẹt], điểm \[A\] bất kỳ trên tia \[Qp\], điểm \[B\] bất kỳ trên tia \[Qr\] [\[A\] và \[B\] không trùng với \[Q\]]. Điểm \[M\] thuộc đoạn thẳng \[AB\]. Khi đó tia \[QM\] luôn nằm trong góc \[pQr\].
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Bài 2.1
  • Bài 2.2
  • Bài 2.3

Bài 2.1

Nhìn và đọc tên góc, tên đỉnh, tên các cạnh, viết ký hiệu của mỗi góc có trong hình bs.3

Phương pháp giải:

Sử dụng:

- Góc là hình tạo bởi hai tia chung gốc. Gốc chung là đỉnh của góc. Hai tia là hai cạnh của góc.

- Góc \[xOy\] được kí hiệu là\[\widehat{xOy}\]hoặc\[\widehat{yOx}\].

Giải chi tiết:

Ta lập bảng như sau:

Tên góc

Đỉnh

Cạnh

Kí hiệu

Góc \[xAk\]

\[A\]

\[Ax, Ak\]

\[\widehat {xAk}\]

Góc \[xAy\]

\[A\]

\[Ax, Ay\]

\[\widehat { xAy }\]

Góc \[xAm\]

\[A\]

\[Ax, Am\]

\[\widehat { xAm}\]

Góc \[xAn\]

\[A\]

\[Ax, An\]

\[\widehat { xAn }\]

Góc \[kAy\]

\[A\]

\[Ak, Ay\]

\[\widehat { kAy }\]

Góc \[kAm\]

\[A\]

\[Ak, Am\]

\[\widehat { kAm}\]

Góc \[kAn\]

\[A\]

\[Ak, An\]

\[\widehat { kAn }\]

Góc \[yAm\]

\[A\]

\[Ay, Am\]

\[\widehat { yAm}\]

Góc \[yAn\]

\[A\]

\[Ay, An\]

\[\widehat { yAn }\]

Góc \[mAn\]

\[A\]

\[Am, An\]

\[\widehat { mAn}\]

Bài 2.2

Vẽ hình theo cách diễn đạt bằng lời trong mỗi trường hợp sau đây.

a] Vẽ góc \[xOy\] không phải là góc bẹt;

b] Vẽ góc bẹt \[tBz\];

c] Vẽ góc \[jGk\] và điểm \[M\] nằm bên trong góc đó;

d] Vẽ góc \[nCm\] và \[nCt\] sao cho tia \[Cm\] nằm giữa hai tia \[Cn\] và \[Ct\];

e] Vẽ các góc \[xOy, yOz, zOt\] sao cho tia \[Oz\] nằm trong góc \[xOy\], tia \[ Oy\] nằm trong góc \[zOt\] và \[xOt\] là góc bẹt.

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về góc.

Giải chi tiết:

Bài 2.3

Mỗi câu sau đây đúng hay sai?

a] Hình tạo bởi hai tia là một góc;

b] Hình tạo bởi hai tia phân biệt là một góc;

c] Hình tạo bởi hai tia cắt nhau là một góc;

d] Hình tạo bởi hai tia trùng nhau là một góc;

e] Hình tạo bởi hai tia đối nhau là một góc;

f] Hình tạo bởi hai tia bất kỳ trên một đường thẳng là một góc bẹt;

g] Hình tạo bởi hai tia có nhiều điểm chung [nhưng không trùng nhau] là một góc bẹt;

h] Hình tạo bởi hai tia trùng nhau là một góc bẹt;

i] Khi vẽ hai góc \[xOy\] và \[yOz\] thì \[Oy\] luôn nằm trong góc \[xOz\];

j] Khi vẽ hai góc \[mOn\] và \[nOt\], điểm bất kỳ thuộc tia \[ On\] [không trùng với \[O\]] luôn nằm trong góc \[mOt\];

k] Cho góc \[pQr\] [không phải là góc bẹt], điểm \[A\] bất kỳ trên tia \[Qp\], điểm \[B\] bất kỳ trên tia \[Qr\] [\[A\] và \[B\] không trùng với \[Q\]]. Điểm \[M\] thuộc đoạn thẳng \[AB\]. Khi đó tia \[QM\] luôn nằm trong góc \[pQr\].

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết về góc.

Giải chi tiết:

a] Sai

VD:

b] Sai

VD:

c] Sai

VD:

d] Đúng, vìhai tia trùng nhau là hai tia chung gốc.

e] Đúng, vì góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.

f] Sai, vì chưa chắc hai tia nằm trên cùng một đường thẳng đã chung gốc.

VD:

Tia \[AB\] và \[BC\] cùng nằm trên một đường thẳng nhưng hai tia này không tạo thành góc.

g] Sai.

VD:

Tia \[AB\] và tia \[AC\] có nhiều điểm chung nhưng tia \[AB, AC\] không đối nhau nên không tạo thành góc bẹt.

h] Sai,vì góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.

i] Sai.

VD:

\[Oy\] không nằm trong góc \[xOz\].

j] Sai.

VD:

\[M\] thuộc tia \[On\] nhưng \[M\] không nằm trong góc \[mOt\].

k] Đúng.

Video liên quan

Chủ Đề