Bài học kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục học sinh

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết:

Sau 5 năm triển khai, Quyết định 1501 đã đạt nhiều kết quả, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của thế hệ trẻ Việt Nam và xã hội về công tác này; đồng thời cũng còn những hạn chế, tồn tại cần có những giải pháp quyết liệt hơn trong giai đoạn tới.

Chia sẻ 8 kết quả, cùng tồn tại, hạn chế, phân tích cụ thể nguyên nhân cả khách quan và chủ quan, Thứ trưởng chia sẻ những bài học kinh nghiệm rút ra sau 5 năm triển khai Quyết định 1501.

Theo đó, bài học đầu tiên là công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng phải thực hiện trong quá trình lâu dài, đòi hỏi sự sáng tạo trong tổ chức thực hiện ở địa phương, cơ sở giáo dục và sự chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành và chính quyền, đoàn thể ở địa phương, sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng trong và ngoài trường.

Thứ hai, xây dựng kế hoạch triển khai Quyết định 1501 cụ thể, thiết thực phù hợp với tình hình thực tế địa phương, đơn vị bảo đảm đạt hiệu quả cao trong tổ chức thực hiện, đáp ứng yêu cầu và thu hút sự tham gia của đông đảo thanh thiếu niên, nhi đồng.

Thứ ba, công tác tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh, nhân rộng mô hình, gương điển hình tiên tiến được coi là nhiệm vụ thường xuyên của tất cả các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị. Đổi mới, đa dạng hoá nội dung, hình thức truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, tổ chức, chính quyền, đoàn thể các cấp, tổ chức, cá nhân mỗi thanh thiếu niên.

Thứ tư giáo dục bằng phương pháp nêu gương của người lớn, bằng những việc làm cụ thể, bằng những câu chuyện đi vào lòng người; đồng thời tạo môi trường để thanh thiếu niên và nhi đồng được rèn luyện, học tập.

Thứ năm, bố trí cán bộ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đội ngũ trực tiếp thực hiện nội dung Quyết định 1501 có vai trò quyết định trong tổ chức thực hiện sáng tạo, hiệu quả của mỗi đơn vị trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Bài học kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục học sinh
Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020”.

Thứ trưởng nhấn mạnh: Yêu cầu xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới là nhiệm vụ của toàn xã hội. Trong đó, công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ, học sinh sinh viên là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa vừa trước mắt, vừa lâu dài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thực hiện các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021-2025, Bộ GD&ĐT xác định: Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa và khơi dậy khát vọng cống hiến, niềm tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão; tinh thần trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, xã hội, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Cùng với đó, bảo đảm các điều kiện để phát triển toàn diện thế hệ trẻ có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ, nghề nghiệp; có phẩm chất năng lực và ý thức công dân; phát huy tiềm năng và khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Đề xuất một số nhiệm vụ và giải pháp triển khai để đạt mục tiêu trên của Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng đồng thời cho rằng, để công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng cần sự chung tay vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành và các địa phương.

2 nội dung quan trọng Thứ trưởng đề nghị tập trung thảo luận tại hội nghị:

Đánh giá kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện Đề án trong đó cần làm rõ: công tác phối hợp chỉ đạo của các Bộ, ngành Trung ương và địa phương triển khai Đề án; việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống; những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng.

Phân tích những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân hạn chế để đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo địa phương những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể chỉ đạo triển khai hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt cần chú trọng bàn các nhiệm vụ, giải pháp hữu ích nhằm tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống; phát huy, khơi dậy trong thế hệ trẻ Việt Nam có khát vọng cống hiến, niềm tự hào dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão; tinh thần trách nhiệm với bản thân, với cộng đồng, xã hội như Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra.

Khi bước vào một môi trường làm việc mới chắc hẳn chúng ta cũng sẽ cực kỳ lo sợ và không biết phải bắt đầu như thế nào và ngành giáo dục Tiểu không nằm trong ngoại lệ. Có rất nhiều bạn giáo viên khi mới ra trường thường tỏ ra rất lúng túng cho những tiết dạy đầu tiên. Vậy thì làm thế nào để các bạn tự tin hơn trong những ngày đầu đứng lớp hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin hữu ích sau đây nhé.

Tiến trình một giờ đứng lớp thường có ba bước chuẩn bị, quá trình đứng lớp, và rút ra kinh nghiệm cụ thể được minh họa như sau:

Đây là khâu cực kỳ quan trọng bởi vì nếu bạn có một sự chuẩn bị kỹ càng bạn sẽ cảm thấy tự tin và an tâm hơn rất nhiều khi bắt đầu buổi dạy của mình. Trong khâu này các bạn sẽ tập trung chuẩn bị như thứ bao gồm:

Bạn biết đấy giáo án chính là linh hồn của tiết dạy do vậy bạn phải kiểm tra thật kỹ các nội dung bên trong giáo án, những phần trọng điểm nào cần được tập trung và những kiến thức nào hay quên thì note ra giấy hoặc ghi lại vào một quyển sổ tay nào đó để làm tư liệu cho mình.

Bài học kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục học sinh
Chuẩn bị và kiểm tra giáo án

Việc xây dựng giáo án tốt sẽ góp phần làm giảm áp lực cho giáo viên khi đứng lớp và làm cho quá trình giảng dạy được mạch lạc hơn.

Đây là những thứ mà bạn phải học tập rèn luyện và trau dồi thường xuyên, các kỹ năng sư phạm sẽ được áp dụng rất nhiều khi bạn đứng lớp. Do đó, nếu bạn muốn trở thành một giáo viên giỏi tốt nhất là phải biết luôn tự làm mới mình, có tầm quan sát , ham học hỏi và rèn luyện phong thái tự tin, vui vẻ khi giảng dạy.

Các bạn nên tìm hiểu những tư liệu sách vở, các quy định hoặc những chương trình, phương pháp dạy học hiệu quả được truyền lại từ những kinh nghiệm của người đi trước để giúp bản thân nhìn ra được cái sai của bản thân khắc phục và dần hoàn thiện chúng mỗi ngày.

Bài học kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục học sinh
Thu hút được sự hào hứng của các em học sinh

Bên cạnh đó, việc được sự hỗ trợ từ các thiết bị học tập còn giúp cho buổi học trở nên linh động hứng thú và thu hút được sự hào hứng của các em nên một lời khuyên chân thành chính là giáo viên nên học cách kết hợp dạy với các thiết bị này để tăng hiệu quả và giá trị nội dung dạy học của mình nhé.

Khi đứng lớp các bạn phải chú ý đến các yếu tố như cử chỉ, hành động, thái độ.

Tự nhiên, thoải mái, đi đứng khoan thai, hòa nhã, từ tốn không vội vàng, lúng túng, rụt rè, e ngại làm mất đi vẻ gần gũi. Tránh các trường hợp đi đứng sổ sàng mạnh bạo, hách dịch, ra oai sẽ gây ra cảm giác khó chịu đối với học sinh khi chúng nhìn thấy giáo viên của mình xuất hiện.

Bài học kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục học sinh
Khi đứng lớp các bạn phải chú ý đến các yếu tố như cử chỉ, hành động, thái độ

Có khiếu hài hước chính là một điểm cộng cho bạn bởi vì chỉ khi bạn cởi mở với học sinh chúng mới có thể dễ dàng hòa nhập với bạn, chia sẻ và chăm chỉ nghe lời bạn dạy dỗ. Tuy nhiên, bạn không được nhầm lẫn giữa hào đồng và dễ dãi câu nói phải có giá trị chứ không đùa cợt làm mất hình ảnh giáo viên mẫu mực

Sẵn sàng lắng nghe, thấu hiểu và nhìn nhận tiếp thu các phản hồi của học sinh theo chiều hướng tích cực, động viên khuyến khích các em tương tác trong học tập như là thảo luận, biện giải, giải đáp thắc mắc.

Mỗi một tiết dạy chính là một trải nghiệm thực tế qua đó bạn sẽ nhìn thấy vô vàng những bài học kinh nghiệm quý báo. Sẽ có những hình thức rút ra kinh nghiệm đó là :

Đối với những bạn mới vào nghề tốt nhất sau mỗi tiết dạy bạn nên ghi lại những điều được và chưa được để cải thiện hay phát huy cho những tiết dạy sau. Các bạn nên lưu ý rút ra những bài học kinh nghiệm để nâng cao tay nghề, nên phải hết sức khách quan, tránh những thiên kiến, mặc cảm.

Các em học sinh chính là những người giúp bạn nhìn ra vấn đề chân thật nhất nên giáo viên phải khéo léo, đồng thời cũng phải có tinh thần cầu thị, hết sức mềm mỏng, khiêm nhu tự hạ đón nhận những ý kiến xây dựng từ phía học trò để dần dần hoàn thiện bản thân hơn 

Những kinh nghiệm làm nghề từ đồng nghiệp đối khi sẽ giúp ích bạn rất nhiều bởi vị họ đã trải qua một quá trình thực hiện, đánh đổi và hoàn thiện mỗi ngày nên những chia sẻ chân thành tư đồng nghiệp chính là một kiến thức tự tế phong phú và chân thật nhất mà bạn nên để tâm học hỏi và phát triển nương theo những giá trị được truyền thụ.

Bài học kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục học sinh
Rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp

Có rất nhiều lời khuyên dành cho các bạn giáo viên lần đầu đứng lớp tuy nhiên chúng tôi không thể diễn tả ngay và luôn nếu như bạn không tự mình trải nghiệm chúng. Bằng những chia sẻ, kinh nghiệm chúng tôi đã đúc kết ra được những lời khuyên hữu ích dành cho bạn.

– Hãy cứ là chính mình, dạy từ tâm, lắng nghe mọi thứ, đặt cái tôi cá nhân xuống để nâng tầm của bản thân mình. 

– Đừng quá háo thắng cố gắng chứng tỏ mình đôi khi kết quả lại đi ngược với mong muốn đấy.

– Hãy hít thở thật sâu, giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp, suy nghĩ thấu đáo, nhìn chiều, không vội vàng quyết định khi chưa có bằng chứng xác thực.

Bài học kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục học sinh
Các lời khuyên hữu ích với giáo viên lần đầu đứng lớp

– Công bằng, tế nhị và khéo léo trong việc giáo dục tâm lý học sinh hay có dịp tiếp xúc với nhiều đối tượng học sinh đặt biệt. 

– Cân bằng bản thân tránh rơi vào tình trạng áp lực, biết cách điều tiết cảm xúc và biết cách nhận sai để hoàn thiện.

Tóm lại chúng tôi đã tích lũy những điều này từng những sự chia sẻ chân thành của những người làm nghề lâu năm chính vì vậy mong rằng các bạn có thể xem đây như một bí kíp cho riêng mình để có tư liệu giảng dạy mang lại giá trị cao nhất và đồng thời tạo động lực cho con đường làm nghề của bạn thêm thăng hoa. Chúc các bạn thành công trong công việc giáo dục Tiểu học của mình.