Bài tập đọc đêm trăng trên hồ tây năm 2024

Lời giải bài tập Chính tả: Đêm trăng trên Hồ Tây trang 105 Tiếng Việt lớp 3 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 3.

Câu 2 (trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Điền vào chỗ trống iu hay uyu ?

Trả lời:

Quảng cáo

Đường đi khúc khuỷu, gầy khẳng khiu, khuỷu tay

Câu 3 (trang 105 sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1): Viết lời giải các câu đố:

Trả lời:

  1. – Vừa bằng hạt đỗ, ăn giỗ cả làng.

• Giải đáp : Đó là con ruồi.

Sông không đến, bến không vào.

Lơ lửng giữa trời, làm sao có nước ?

• Giải đáp : Đó là quả dừa.

– Vừa bằng cái nong.

Cả làng đong chẳng hết.

• Giải đáp : Đó là giếng nước chung (hình tròn) của làng

Quảng cáo

  1. – Con gì nhảy nhót leo trèo.

Mình đầy lông lá, nhăn nheo làm trò ?

• Giải đáp : Đó là con khỉ.

– Trong nhà có bà hay quét.

• Giải đáp : Đó là cái chổi.

Tên em không thiếu, chẳng thừa.

Chín vàng ngon ngọt rất vừa lòng anh.

• Giải đáp : Đó là quả đu đủ.

Quảng cáo

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 Tuần 13 khác:

  • Tập đọc: Người con của Tây Nguyên
  • Kể chuyện: Người con của Tây Nguyên
  • Tập đọc: Vàm cỏ đông
  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Từ địa phương
  • Tập đọc: Cửa Tùng
  • Chính tả (Nghe - viết): Vàm Cỏ Đông
  • Tập làm văn: Viết thư

Đã có lời giải bài tập lớp 3 sách mới:

  • (mới) Giải bài tập Lớp 3 Kết nối tri thức
  • (mới) Giải bài tập Lớp 3 Chân trời sáng tạo
  • (mới) Giải bài tập Lớp 3 Cánh diều

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Bài tập đọc đêm trăng trên hồ tây năm 2024

Bài tập đọc đêm trăng trên hồ tây năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 3 | Giải bài tập Tiếng Việt 3 | Để học tốt Tiếng Việt 3 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 3 và Để học tốt Tiếng Việt 3 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trời tháng tám nhân buổi đêm trăng, giắt một vài anh em bơi một chiếc thuyền nhỏ dong chơi trong hồ.

Hồ về thu, nước trong vắt, bốn mặt mênh mông. Trăng tỏa ánh sáng, dọi vào các gợn sóng lăn-tăn, tựa hồ hàng muôn hàng ngàn con rắn vàng bò trên mặt nước. Thuyền ra khỏi bờ độ ba con sào, thì có hây-hẩy gió động sóng vỗ rập-rình.

Một lát, thuyền đẩy về phía tây-bắc, vào gần một đám sen, bấy giờ sen tuy đã hồ tàn, nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn, mà lá vẫn còn tươi tốt. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào-ngạt trong thuyền, khiến cho lòng người càng thêm bát-ngát. Trong khi thừa hứng mà lại thêm có mùi hương thì cảnh khoái lạc biết là dường nào?

Đêm gần khuya, trăng đã xế ngang đầu, anh em cũng đã cạn hứng, muốn về nghỉ. Tôi tiếc cái thú đêm trăng đó, bảo buông lái cho thuyền tự ý đi vung một lúc rồi hãy về.

Thuyền theo gió, từ từ mà đi, ra tới giữa khoảng mênh-mông, tôi đứng trên đầu thuyền, ngó quanh tả hữu. Đêm thanh cảnh vắng, bốn bề lặng ngắt như tờ. Chỉ còn nghe mấy tiếng cá « tắc tắc » ở dưới đám rong, mấy tiếng chim nước kêu « oác oác » ở trong bụi niễng, cùng là văng-vẳng tiếng chó xủa, tiếng gà gáy ở mấy nơi chòm xóm quanh hồ mà thôi. Trông về đông-nam: kìa đền Quan-Thánh, đó chùa Trấn-Quốc; trông về tây-bắc: đây đình Võng-thị, nọ văn-chỉ Tây-hồ; cây cối vài đám um-tùm, lâu-đài mấy tòa ẩn hiện; mặt nước phẳng lì tứ phía, da trời xanh ngắt một mầu; xem phong cảnh đó, có khác gì bức tranh sơn-thủy của Tạo-hóa treo ở trước mắt ta không? Tôi ngắm đi ngắm lại, lấy làm thích chí, song cũng vì cảnh tĩnh-mịch mà lại sinh ra ý ngại-ngùng, lòng ngao-ngán, và nỗi buồn tanh.

Hỡi ơi! Cái hồ này tương truyền ngày xưa là một trái núi đá nhỏ, về sau nước soáy thành hồ, chuyện đó đã bao lâu, hư hay là thực? Nào thuyền rồng vua Lê, nào hành-cung chúa Trịnh, cảnh thế nào, mà nay chỉ thấy một dòng nước biếc, mấy đám cỏ xanh? — Lại nhớ đến đời thượng cổ: có phải chỗ sương mù nghi ngút kia, là chỗ Trưng-vương đóng quân để chống nhau với Mã-Viện đó chăng? — Lại nghĩ đến câu tục truyền: có phải chỗ nước sâu thăm-thẳm kia, là chỗ trâu vàng ẩn-tích đó không? — Dù có dù không, dù còn dù hết, chẳng lấy gì làm quan-tâm cho lắm, song nghĩ đến các cảnh tượng đó thì không sao mà nguôi được tấm lòng thổn thức về cuộc tang-thương!

Đang khi bồi-hồi ngơ-ngẩn thì trời ào ào như sắp đổ cơn mưa, vội vàng đẩy thuyền về nghỉ. Về đến nhà, cởi áo đi ngủ, suốt đêm mơ-mơ màng-màng, như vẫn còn linh-đinh trên mặt hồ!



Chú thích

  1. Ghe.
  2. Đền Trấn-võ thường gọi là đền Quan-Thánh, thờ ông Huyền-thiên-trấn-Vũ, ở cạnh hồ Tây thành-phố Hà-Nội.
  3. Chùa Trấn-quốc ở cạnh Tây-hồ, phong cảnh cũng đẹp, xưa vua Lê chúa Trịnh thường ngự ra chơi.
  4. Tục truyền hồ Tây xưa là một trái núi đá có con yêu cáo trắng ở, sau vua Thủy-tế dưng nước lên bắt cáo thì núi ấy xụt xuống thành đầm.
  5. Truyền rằng bà Trưng đánh nhau với Mã-Viện ở hồ Lãng-bạc (tên cũ của hồ Tây). Tục truyền khi ông Khổng-Lồ đúc một quả chuông lớn tại núi Phao-sơn về tỉnh Bắc-ninh đánh thử ba tiếng, có con trâu vàng tự bên Tàu tưởng là tiếng mẹ gọi (kêu) chạy sang vùng-vẫy hóa vực sâu.