Bài tập trắc nghiệm về Đa dạng sinh học

Với 10 bài tập trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 38: Đa dạng sinh học chọn lọc, có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ bám sát sgk Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 dễ dàng hơn.

Câu 1: Đa dạng sinh học không biểu thị ở tiêu chí nào sau đây?

A. Đa dạng nguồn gen. B. Đa dạng hệ sinh thái.

C. Đa dạng loài. D. Đa dạng môi trường.

Đáp án: D

Môi trường sông của sinh vật bao gồm các môi trường sống cơ bản đã biết là: môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí và môi trường sinh vật nên chúng ta không sử dụng tiêu chỉ đa dạng môi trường để xét sự đa dạng sinh học.

Câu 2: Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

A. Hoang mạc B. Rừng ôn đới

C. Rừng mưa nhiệt đới D. Đài nguyên

Đáp án: C

Rừng mưa nhiệt đới là nơi có điều kiện khí hậu và môi trường thuần lợi cho sự phát triển của đa số các loài sinh vật nên sẽ có độ đa dạng sinh học lớn nhất.

Câu 3: Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?

A. Hoang mạc B. Rừng ôn đới

C. Rừng mưa nhiệt đới D. Đài nguyên

Đáp án: A

Lạc đà là sinh vật đặc trưng ở các môi trường hoang mạc. Chúng có các đặc điểm cấu tạo cơ thể thích nghi với việc sinh sống và di chuyển trong môi trường này.

Câu 4: Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?

A. Cá heo B. Sóc đen Côn Đảo

C. Rắn lục mũi hếch D. Gà lôi lam đuôi trắng

Đáp án: A

Cá heo không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam. Tuy nhiên chúng ta cũng không thể săn bắt hay nuôi nhốt trái phép cá heo.

Câu 5: Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

B. Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

C. Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Đáp án: D

Nếu dừng hết các hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến nguồn cung cấp các loại thực phẩm, nguyên liệu, nhiên liệu… và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người nên chúng ta cần khai thác một cách hợp lí mà không nên dừng hẳn.

Câu 6: Hành động nào dưới đây là hành động bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Đốt rừng làm nương rẫy B. Xây dựng nhiều đập thủy điện

C. Trồng cây gây rừng D. Biến đất rừng thành đất phi nông nghiệp

Đáp án: C

Trồng rừng giúp phủ xanh đồi trọc, phục hồi lại môi trường sống của các loài sinh vật và từ đó hỗ trợ khôi phục đa dạng sinh học.

Câu 7: Ý nào dưới đây không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học?

A. Bệnh ung thư ở người B. Hiệu ứng nhà kính

C. Biến đổi khí hậu D. Tuyệt chủng động, thực vật

Đáp án: A

Bệnh ung thư ở người là do ảnh hưởng của rối loạn phân bào, không phải là hậu quả của việc suy giảm đa dạng sinh học.

Câu 8: Cho các vai trò sau:

[1] Đảm bảo sự phát triển bền vũng của con người

[2] Là nguồn cung cấp tài nguyên vô cùng, vô tận

[3] Phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của con người

[4] Giúp con người thích nghi với biến đổi khí hậu

[5] Liên tục hình thành thêm nhiều loài mới phục vụ cho nhu cầu của con người

Những vai trò nào là vai trò của đa dạng sinh học đối với con người?

A. [1], [2], [3] B. [2], [3], [5]

C. [1], [3], [4] D. [2], [4], [5]

Đáp án: C

[2] sai vì đa dạng sinh học là nguồn tài nguyên hữu hạn, không phải là nguồn tài vô cùng vô tận

[5] sai vì đa dạng sinh học chỉ giúp bảo tồn và phát triển các loài hiện có và thúc đẩy hình thành các loài mới qua một khoảng thời gian rất lâu chứ không thể liên tục hình thành loài mới.

Câu 9: Rừng tự nhiên không có vai trò nào sau đây?

A. Điều hòa khí hậu

B. Cung cấp đất phi nông nghiệp

C. Bảo vệ đất và nước trong tự nhiên

D. Là nơi ở của các loài động vật hoang dã

Đáp án: B

Rừng tự nhiên không cung cấp đất phi nông nghiệp và cũng không nên chuyển thành đất phi nông nghiệp mà cần được gìn giữ và bảo tồn.

Câu 10: Sinh cảnh nào dưới đây có độ đa dạng sinh học thấp nhất?

A. Thảo nguyên B. Rừng mưa nhiệt đới

C. Hoang mạc D. Rừng ôn đới

Đáp án: C

Hoang mạc là nơi có khí hậu khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao, lượng mưa ít nên có rất ít các loài sinh vật có thể thích nghi với môi trường này dẫn đến độ đa dạng sinh học thấp.

Hướng dẫn câu hỏi Trắc nghiệm KHTN 6 Bài 33: Đa dạng sinh học có đáp án hay nhất, bám sát nội dung sách Chân trời sáng tạo.

[Chân trời sáng tạo] Bài33: Đa dạng sinh học

Câu 33.1.Trong các sinh cảnh sau, sinh cảnh nào có đa dạng sinh học lớn nhất?

A. Hoang mạc.

B. Rừng ôn đới.

C. Rừng mưa nhiệt đới.

D. Đài nguyên.

Trả lời:

Chọn đáp án: C

Câu 33.2.Lạc đà là động vật đặc trưng cho sinh cảnh nào?

A. Hoang mạc.

B. Rừng ôn đới,

C. Rừng mưa nhiệt đới.

D. Đài nguyên.

Trả lời:

Chọn đáp án: A

Câu 33.3.Động vật nào sau đây không nằm trong Sách Đỏ Việt Nam?

A, Cá heo.

B. Sóc đen Côn Đảo.

C. Rân lục mũi hếch.

D. Gà lôi lam đuôi trắng.

Trả lời:

Chọn đáp án: A

Câu 33.4.Biện pháp nào sau đây không phải là bảo vệ đa dạng sinh học?

A. Nghiêm cấm phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài sinh vật.

B, Cấm săn bắt, buôn bán, sử dụng trái phép các loài động vật hoang dã.

C Tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong nhân dân để mọi người tham gia bảo vệ rừng.

D. Dừng hết mọi hoạt động khai thác động vật, thực vật của con người.

Trả lời:

Chọn đáp án: D

Câu 33.5.Mục tiêu nào sau đây không phải của Công ước CBD [Convention on Biological Disversity]?

A. Bảo toàn đa dạng sinh học,

B. Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành,

C Phân phối công bằng, hợp lí lợi ích có được nhờ việc khai thác và sử dụng nguồn gen.

D. Cấm khai thác và sử dụng nguồn gen.

Trả lời:

Chọn đáp án: D

Câu 33.6.Sử dụng các từ gợi ý: cá thể, số lượng loài, đa dạng sinh học, môi trường sống để điền vào chỗ trống cho phù hợp:

Đa dạng sinh học là sự phong phú về [1] ..., số [2]... trong loài, và [3] .... Dựa vào điều kiện khí hậu, [4] ... được phân chia theo các khu vực như: đa dạng sinh học ở hoang mạc, đa dạng sinh học vùng đài nguyên, đa dạng sinh học rừng mưa nhiệt đới, đa dạng sinh học vùng ôn đới, đa dạng sinh học rừng lá kim.

Trả lời:

[1] số lượng loài, [2] cá thể, [3] môi trường sống, [4] đa dạng sinh học.

Câu 33.7.Tại sao đa dạng sinh học ở hoang mạc lại thấp hơn rất nhiếu so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới?

Trả lời:

- Đa dạng sinh học ở hoang mạc thấp hơn rất nhiều so với đa dạng sinh học ở rừng mưa nhiệt đới vì điều kiện khí hậu ở hoang mạc khắc nghiệt, chỉ có một số ít loài sinh vật thích nghi với điều kiện sống ở đó, Rừng mưa nhiệt đới có điều kiện khí hậu phù hợp với nhiều loại sinh vật khác nhau, do đó rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao.

Câu 33.8.Em hãy cho biết sự đa dạng màu sắc của tắc kè có ý nghĩa gì cho chúng.

Trả lời:

- Sự đa dạng màu sắc của tắc kè làm cho kẻ thù khó phát hiện, giúp chúng thích nghi với môi trường sống.

Câu 33.9.Hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 150 - 200 từ, trình bày về vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên và trong thực tiễn.

Trả lời:

-Vai trò của đa dạng sinh học trong tự nhiên.

- Vai trò của đa dạng sinh học đối với môi trường.

- Vai trò của đa dạng sinh học với con người.

Câu 33.10.Vẽ một bức tranh cổ động bảo vệ đa dạng sinh học.

Trả lời:

Bức tranh thể hiện được một hoặc nhiều hơn các ý tưởng sau:

- Thực trạng đa dạng sinh học Việt Nam hoặc thế giới.

- Hoạt động gây suy giảm đa dạng.

- Biện pháp bảo vệ đa dạng

Video liên quan

Chủ Đề