Bài thơ mắt hiền sáng tựa vì sao Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời

Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm trang 24 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Câu 1

Tìm các hình ảnh so sánh trong các câu thơ, văn dưới đây:

a] Mắt hiền sáng tựa như sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.

THANH HẢI

b] Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

Như mây từng chùm.

TÔ HÀ

c] Mùa đông

Trời là cái tủ ướp lạnh

Mùa hè

Trời là cái bếp lò nung.

LÒ NGÂN SỦN

d] Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM

Phương pháp giải:

Em hãy tìm những sự vật có nét giống nhau được so sánh trong câu.

Lời giải chi tiết:

a] Mắt Bác Hồ được so sánh như vì sao.

b]Hoa xoan được so sánh như mây từng chùm.

c]

- Trời mùa đông được so sánh như cái tủ ướp lạnh.

-Trời mùa hè được so sánh như cái bếp lò nung.

d]Dòng sông được so sánh như một đường trăng lung linh dát vàng.

Câu 2

Hãy ghi các từ chỉ sự so sánh trong những câu trên.

Phương pháp giải:

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét giống nhau.

- Các từ ngữ dùng để so sánh là :như, giống như, hơn, kém, chẳng bằng, …

Lời giải chi tiết:

a] Mắt hiền sáng tựa như sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.

=> Từ để so sánh là từtựa như

b] Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

Như mây từng chùm.

=> Từ để so sánh là từnhư

c] Mùa đông

Trời là cái tủ ướp lạnh

Mùa hè

Trời là cái bếp lò nung.

=> Từ để so sánh là từlà

d] Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

=> Từ để so sánh là từlà

Câu 3

Chép đoạn văn dưới đây vào vở sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu.

Phương pháp giải:

Em hãy đọc diễn cảm, ngắt nhịp đúng để điền dấu chấm vào chỗ trống thích hợp. Chú ý: sau dấu chấm phải viết hoa.

Lời giải chi tiết:

Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi.Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát thẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Bằng lăng để dành bông hoa cuối cùng cho ai ?

  • Chính tả: Tập chép: Chị em trang 27 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 bài Chính tả: Tập chép: Chị em trang 27 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu Chính tả: Tập chép: Chị em trang 27 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

  • Tập làm văn: Kể về gia đình trang 28 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2 bài Tập làm văn: Kể về gia đình trang 28 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Hãy kể về gia đình em với một người bạn em mới quen.

  • Soạn bài Quạt cho bà ngủ trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 bài Quạt cho bà ngủ trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì ?

  • Chính tả: Chiếc áo len trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 bài Chính tả: Chiếc áo len trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 1. Câu 1. Lời nói của Lan được đặt trong dấu gì ?

  • Soạn bài Ông tổ nghề thêu trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Ông tổ nghề thêu trang 22 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Hồi nhỏ, Trần Quốc Khái ham học như thế nào?

  • Soạn bài Bàn tay cô giáo trang 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3 bài Bàn tay cô giáo trang 25 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Từ mỗi tờ giấy, cô giáo đã làm ra những gì ?

  • Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4 bài Luyện từ và câu: Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời trang 26 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 4. Đọc lại bài tập đọc Ở lại với chiến khu và trả lời câu hỏi

  • Soạn bài Ở lại với chiến khu trang 13, 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 2

    Giải câu 1, 2, 3, 4, 5 bài Ở lại với chiến khu trang 13, 14 SGK Tiếng Việt 3 tập 2. Câu 1. Trung đoàn trưởng đến gặp các chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?

Luyện từ và câu - Tuần 3 trang 12

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • Câu 1
  • Câu 2
  • Câu 1
  • Câu 2
Bài khác

Câu 1

Gạch dưới hình ảnh so sánh trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây. Viết lại từ chỉ sự so sánh.

Câu

Từ so sánh

a] Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.

b] Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

Như mây từng chùm.

c] Mùa đông

Trời là cái tủ lạnh

Mùa hè

Trời là cái bếp lò nung.

d] Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Phương pháp giải:

Gợi ý:Em đọc kĩ các câu, tìm các hình ảnh so sánh và chỉ ra từ ngữ so sánh được sử dụng trong mỗi câu.

Lời giải chi tiết:

Câu

Từ so sánh

a] Mắt hiền sángtựavì sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.

tựa

b] Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

Nhưmây từng chùm.

như

c]Mùa đông

Trờilàcái tủ lạnh

Mùa hè

Trờilàcái bếp lò nung.

là, là

d] Những đêm trăng sáng,dòng sônglàmột đường trăng lung linh dát vàng.

Câu 2

Chép lại đoạn văn dưới đây sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp.Nhớ viết hoa những chữ đầu câu.

Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát phẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.

Lời giải chi tiết:

Ông tôi vốn là thợ gò hàn vào loại giỏi. Có lần, chính mắt tôi đã thấy ông tán đinh đồng. Chiếc búa trong tay ông hoa lên, nhát nghiêng, nhát phẳng, nhanh đến mức tôi chỉ cảm thấy trước mặt ông phất phơ những sợi tơ mỏng. Ông là niềm tự hào của cả gia đình tôi.

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Chính tả - Tuần 3 trang 13

    1. Điền vào chỗ trống ăc hoặc oăc :

  • Tập làm văn - Tuần 3 trang 14

    1. Viết từ 5 đến 7 câu chuẩn bị cho bài kể về gia đình em với một người bạn mới quen.

  • Chính tả - Tuần 3 trang 11

    1. a] Điền vào chỗ trống tr hoặc ch :

  • Luyện từ và câu - Tuần 21 Trang 12
  • Luyện từ và câu - Tuần 19 Trang 2
  • Chính tả - Tuần 19 trang 1
  • Luyện từ và câu - Tuần 2 trang 7
Quảng cáo
Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Tiếng Việt lớp 3 - Xem ngay
Báo lỗi - Góp ý

Câu thơ nào cho thấy bạn nhỏ dành rất nhiều tình cảm kính yêu tới Bác Hồ ? Đọc thơ Cháu nhớ Bác Hồ Đêm nay bên bến Ô Lâu, Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ. Nhớ hình Bác giữa bóng cờ, Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu. Mắt hiền sáng tựa vì sao, Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. Nhớ khi trăng sáng đầy trời, Trung thu Bác gửi những lời vào thăm. Đêm đêm cháu những bâng khuâng, Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu. Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu, Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ. Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ, Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn. - Ô Lâu : con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. - Cất thầm : giấu kín. - Ngẩn ngơ : cảm thấy như trong mơ. - Ngờ : ngỡ là, tưởng là.

...

Soạn câu 1 trang 24 - SGK Tiếng Việt 3 tập 1

Tìm các hình ảnh so sánh trong những câu thơ, câu văn dưới đây :

Lời giải:

a] Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến Cà Mau cuối trời.

Hình ảnh so sánh : Mắt hiền - vì sao

b] Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

Như mây từng chùm.

Hình ảnh so sánh : Hoa xoan - mây

c] Mùa đông

Trời là cái tủ ướp lạnh

Mùa hè

Trời là cái bếp lò nung.

Hình ảnh so sánh : Trời mùa đông - cái tủ ướp lạnh / Trời mùa hè - cái bếp lò nung

d] Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.

Hình ảnh so sánh : Dòng sông - đường trăng lung linh dát vang

Giải các bài tập Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm khác Soạn câu 1 trang 24 - SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Tìm các hình ảnh so... Soạn câu 2 trang 25 - SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Hãy ghi lại các từ... Soạn câu 3 trang 25 - SGK Tiếng Việt 3 tập 1 Chép đoạn văn dưới...
Mục lục Lớp 3 theo chương Chương 1: Ôn tập và bổ sung - Giải bài tập SGK Toán lớp 3 Chương 2: Phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000 - Giải bài tập SGK Toán lớp 3 Chương 3: Các số đến 10 000 - Giải bài tập SGK Toán lớp 3 Chương 4: Các số đến 100 000 - Giải bài tập SGK Toán lớp 3 Chương 5: Ôn tập cuối năm - Giải bài tập SGK Toán lớp 3
Bài trước Bài sau

Mắt hiền sáng tựa vì sao

Cháu nhớ Bác Hồ

08:19 - Thứ Năm, 16/05/2019 Lượt xem: 11934 In bài viết

Ðêm nay bên bến Ô Lâu

Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ.

Nhớ hình Bác giữa bóng cờ

Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu.

Mắt hiền sáng tựa vì sao

Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời.

Nhớ khi trăng sáng đầy trời

Trung thu Bác gửi những lời vào thăm...

Ðêm đêm cháu những bâng khuâng

Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu.

Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu,

Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ.

Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ,

Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn...

Thanh Hải

Lời bình

“Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn...”

Bài thơ “Cháu nhớ Bác Hồ” là nỗi niềm của người bạn nhỏ hướng về miền Bắc, về Bác Hồ trong giai đoạn đất nước ta tạm thời chia cắt hai miền [1954 - 1975]. Thông qua thể thơ lục bát giàu cảm xúc, hình ảnh thơ chân thực, Thanh Hải đã khái quát được tình cảm của thiếu niên, nhi đồng cả nước đối với Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ mở đầu được tác giả giới thiệu địa điểm và nỗi niềm nhớ Bác của người bạn nhỏ: Ðêm nay bên bến Ô Lâu/ Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ.

Từ đó, cảm xúc nhớ Bác Hồ đi suốt bài thơ. Nỗi nhớ ở đây không chung chung mà cụ thể, chi tiết: nhớ chòm râu, nhớ hình Bác giữa bóng cờ, nhớ đôi má hồng hào, mái đầu tóc bạc, đôi mắt hiền sáng tựa vì sao. Không chỉ nhớ về chân dung Bác Hồ, bạn nhỏ trong bài thơ còn nhớ đến những tình cảm mà Bác hướng đến thiếu niên, nhi đồng cả nước. Bác tài trí, giàu lòng yêu thương và luôn quan tâm đến mọi người, nhất là thế hệ măng non: Nhớ khi trăng sáng đầy trời/ Trung thu Bác gửi những lời vào thăm.

Bốn câu thơ tiếp theo là hành động của bạn nhỏ ở bến Ô Lâu [thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế] hướng về Bác với lòng kính yêu vô hạn. Tình cảm ấy cũng là tấm lòng của thiếu nhi miền Nam, đồng bào miền Nam luôn nhớ về Người.

Hai câu thơ kết bài thật đặc biệt, thể hiện tình cảm giao hòa giữa Bác và các cháu thiếu nhi. Tình cảm ấy thiết tha, mãnh liệt và cảm động vô cùng: Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ/ Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.

Cháu nhớ Bác Hồ được Thanh Hải viết trong hoàn cảnh đặc biệt khi đang hoạt động bí mật trên mảnh đất miền Nam ruột thịt. Qua bài thơ, tác giả đã diễn tả nỗi lòng của người bạn nhỏ trong Nam hướng về Bác Hồ với tình cảm kính yêu vô hạn. Tình cảm ấy cũng là nỗi niềm chung của muôn vạn thiếu niên, nhi đồng đang hướng về Người nơi đất Bắc.

Tin xem nhiều

  • Tiếng Việt lớp 2 Tập đọc: Cháu nhớ Bác Hồ

    Soạn bài: Tập đọc: Cháu nhớ Bác Hồ

    Bài đọc

    Cháu nhớ Bác Hồ Đêm nay bên bến Ô Lâu, Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ. Nhớ hình Bác giữa bóng cờ, Hồng hào đôi má, bạc phơ mái đầu. Mắt hiền sáng tựa vì sao, Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời. Nhớ khi trăng sáng đầy trời, Trung thu Bác gửi những lời vào thăm. Đêm đêm cháu những bâng khuâng, Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu. Nhìn mắt sáng, nhìn chòm râu, Nhìn vầng trán rộng, nhìn đầu bạc phơ. Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ, Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn. Theo THANH HẢI

    - Ô Lâu : con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

    - Cất thầm : giấu kín.

    - Ngẩn ngơ : cảm thấy như trong mơ.

    - Ngờ : ngỡ là, tưởng là.

    Nội dung bài : Tình cảm kính yêu vô hạn của thiếu nhi vùng tạm chiếm đối với Bác Hồ.

    Câu 1 [trang 105 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2]: Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở đâu ?

    Em hãy đọc câu đầu bài thơ, kết hợp phần chú thích từ khó của bài.

    Trả lời:

    Bạn nhỏ trong bài thơ quê ở vùng ven sông Ô Lâu, con sông chảy qua các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế.

    Câu 2 [trang 105 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2]: Vì sao bạn phải “cất thầm” ảnh Bác ?

    Em xem lại hoàn cảnh đất nước ta thời bấy giờ trong phần chú thích cuối bài thơ và giải thích.

    Trả lời:

    Bạn nhỏ phải “cất thầm” ảnh Bác vì trong vùng tạm chiếm, giặc cấm nhân dân ta treo ảnh Bác.

    Câu 3 [trang 105 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2]: Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua 8 dòng thơ đầu ?

    Em đọc 8 dòng thơ đầu và chú ý các đặc điểm sau của Bác: mái tóc, đôi má, mái đầu, đôi mắt, chòm râu.

    Trả lời:

    Hình ảnh Bác trong 8 dòng thơ đầu hiện lên rất đẹp đẽ. Mái tóc Bác bạc phơ, đôi má hồng hào, chòm râu dài và đôi mắt hiền từ sáng tựa như sao.

    Câu 4 [trang 105 sgk Tiếng Việt 2 Tập 2]: Tìm những chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ.

    Trả lời:

    Chi tiết nói lên tình cảm kính yêu Bác Hồ của bạn nhỏ : Cháu ngồi cháu nhớ chòm râu Bác Hồ, Nhớ hình Bác giữa bóng cờ; Đêm nay cháu những bâng khuâng, Giở xem ảnh Bác cất thầm bấy lâu; Càng nhìn càng lại ngẩn ngơ; Ôm hôn ảnh Bác mà ngờ Bác hôn.

    Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 hay, chi tiết khác:

    Bài văn mẫu lớp 6: Tả hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

    • Dàn ý tả hình ảnh Bác Hồ trong Đêm nay Bác không ngủ
    • Tả hình ảnh Bác Hồ trong Đêm nay Bác không ngủ - Mẫu 1
    • Tả hình ảnh Bác Hồ trong Đêm nay Bác không ngủ - Mẫu 2
    • Tả hình ảnh Bác Hồ trong Đêm nay Bác không ngủ - Mẫu 3
    • Tả hình ảnh Bác Hồ trong Đêm nay Bác không ngủ - Mẫu 4
    • Tả hình ảnh Bác Hồ trong Đêm nay Bác không ngủ - Mẫu 5

Dàn ý tả hình ảnh Bác Hồ trong Đêm nay Bác không ngủ

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về tác giả Minh Huệ, bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”.

- Bài thơ đã miêu tả hình ảnh Bác vào đêm không ngủ trên đường đi chiến dịch thật gần gũi, sâu sắc.

II. Thân bài

1. Tả bao quát

- Trong trí tưởng tượng, Bác được khắc họa như một ông tiên hiền lành, phúc hậu.

- Vì luôn lao tâm khổ tứ lo cho vận nước, lo cho nhân dân nên vóc dáng Bác trở nên gầy gò trong bộ quần áo sờn bạc cùng đôi dép mòn cũ kĩ theo sự tận tụy tháng ngày.

2. Tả chi tiết

* Ngoại hình:

- Dưới vầng trán cao rộng của vị lãnh tụ vĩ đại, đôi mắt sáng ngời, sâu thẳm với những vết chân chim - dấu tích thời gian chống giặc - lúc nào cũng chan chứa niềm yêu thương.

“Mắt hiền sáng tựa vì sao
Bác nhìn đến tận Cà Mau cuối trời”

- Ấy vậy mà khi chạm trán kẻ thù hay xử phạt, đôi mắt ấy chợt nghiệm lại, cương quyết.

- Nước da ngăm ngăm nắng gió điểm xuyết đồi mồi.

- Đôi vai Người rộng tựa gánh vác non sông.

- Mái tóc, chòm râu bạc trắng như cước.

- Giọng nói từ tốn, rõ ràng, khúc chiết khi diễn giải cặn kẽ một vấn đề.

- Theo đó là những bước chân khoan thai, chậm rãi nhưng vững chắc tiến về phía trước.

* Miêu tả hoạt động, tính cánh:

- Là một vị lãnh tụ kháng chiến, Bác luôn quyết đoán, bao dung nhưng nghiêm khắc, quan tâm nhân dân làm ai ai cũng đem lòng kính trọng.

- Điển hình, một đêm mưa gió, sương phủ bạc lều tranh xác xơ, Bác Hồ vẫn thức trắng lo cho chiến dịch, lo cho đoàn quân [điều này cho thấy Bác là người…] nhạy bén, nhìn xa trông rộng.

- Rồi Bác đi dém chăn từng người một với những bước chân nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Trước mắt anh Đội viên Chắt, hình bóng Bác hiện ra “cao lồng lộng”, lòng Người còn ấm hơn ngọn lửa hồng.

- Thổn thức, anh nhiều lần khuyên Bác ngủ nhưng Bác đều từ chối.

- Lý do Bác vẫn còn thức: Dáng ngồi đinh ninh, chòm râu trắng cước im phăng phắc, thì ra Bác không chỉ ưu tư về đoàn dân công ngủ ngoài rừng “màn trời chiếu đất”mà còn đang suy ngẫm về vận mệnh đất nước, đường lối Cách mạng.

III. Kết bài

- Hồ Chí Minh là một hình tượng cao đẹp của Việt Nam.

- Qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ”, ta đã thấy được phần nào cách ứng xử, sự chăm lo, quan tâm của Bác đã trở thành bài học cho thế hệ sau.

Video liên quan

Chủ Đề