BÀI thu hoạch quản lý nhà nước về khoa học công nghệ

Theo Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng, đổi mới công nghệ trong ngành Công Thương đã có những bước điều chỉnh nhanh chóng về định hướng cũng như cách thức tổ chức thực hiện, gắn với nhu cầu của DN; hướng tới tiếp thu và làm chủ các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Hoạt động KH&CN ngành Công Thương luôn gắn với nhu cầu của doanh nghiệp

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động KH&CN được đổi mới, hoàn thiện theo hướng thực chất, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình tổ chức, giám sát thực hiện; tạo môi trường thuận lợi và cạnh tranh lành mạnh trong nghiên cứu, sáng tạo. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KH&CN ngành Công Thương thường xuyên được rà soát, sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, sắp xếp lại hệ thống các tổ chức KH&CN trực thuộc Bộ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, gắn với yêu cầu phát triển ngành và DN; khuyến khích các đơn vị thành lập DN KH&CN trực thuộc; tạo cơ chế chủ động tìm kiếm thị trường, thực hiện nhiều hợp đồng nghiên cứu, dịch vụ tư vấn cho DN trong ngành, qua đó tăng cường tính gắn kết giữa tổ chức KH&CN và DN.

Các nghiên cứu đã tập trung vào hỗ trợ DN ứng dụng, đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong DN; phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam, có giá trị gia tăng và tính cạnh tranh cao trên thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng.

Nhờ đó, đã thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ, có hiệu quả của khối DN, được minh chứng thông qua tỷ lệ nguồn vốn đối ứng của các đơn vị tham gia nhiệm vụ KH&CN, đặc biệt là từ các DN được ứng dụng, chuyển giao công nghệ ngày càng tăng. Nhiều tập đoàn, DN đã thành lập Quỹ phát triển KH&CN, tăng cường đầu tư trang thiết bị và đào tạo nguồn nhân lực KH&CN.

Cũng theo Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, trong giai đoạn tới, trước yêu cầu mới về tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những thách thức mới từ bối cảnh quốc tế, trong nước và khu vực, việc tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động KH&CN trong ngành Công Thương là cần thiết để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong đó, chú trọng phát triển KH&CN và đổi mới sáng tạo gắn với quá trình tái cơ cấu ngành Công Thương, thực hiện mục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực cụ thể trong giai đoạn 2021 - 2030; tập trung nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ, nâng cấp công nghệ cho DN; tạo nền tảng vững chắc giúp DN nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh; từng bước dịch chuyển nền sản xuất trong nước sang các khâu có trình độ công nghệ phức tạp, giá trị gia tăng cao; từ đó tận dụng tốt các cơ hội tiếp cận thị trường từ các hiệp định thương mại, nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Đồng thời, thúc đẩy hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo tại DN. Cơ quan quản lý sẽ đóng vai trò kết nối, hướng dẫn, hỗ trợ, thiết lập các yếu tố nền tảng cho quá trình đổi mới công nghệ của DN. Triển khai kết nối các chương trình KH&CN trọng điểm của Bộ với hoạt động KH&CN của DN trong ngành.

Nhờ những tiến bộ trong cơ chế quản lý, tăng cường đầu tư cho tiềm lực và trình độ KH&CN, lực lượng KH&CN đã đồng hành cùng doanh nghiệp ngành Công Thương để bám sát thực tiễn, đóng góp ngày càng thiết thực hơn cho yêu cầu phát triển ngành.

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết khách quan Công nghệ  thông tin ­ Truyền thông [CNTT­TT] xuất hiện  ở  Việt  Nam từ khá sớm, có thể nói là nó xuất hiện gần như cùng lúc với sự  xuất   hiện của CNTT­TT trên thế  giới. Là một ngành tổng thể  bao gồm nhiều   nhánh nhỏ  như  mạng lưới bưu chính viễn thông, truyền thông đa phương  tiện, internet..., chúng ta có thể  khẳng định rằng  ở  Việt Nam đã xây dựng   được một cơ cấu hạ tầng có đồng bộ, đầy đủ  trong hệ  thống ngành công  nghệ  thông tin. Có thể  kể  tới một dấu mốc đáng nhớ  trong sự  phát triển  ngành CNTT­TT đó là vào năm 1997, nước ta đã biến “giấc mơ  Internet”  thành hiện thực bằng việc tham gia kết nối vào mạng toàn cầu và tính cho  tới thời điểm này, Việt nam đã trở  thành quốc gia có tỷ  lệ  tăng trưởng  Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số những quốc gia có  tỷ lệ  tăng trưởng cao nhất thế giới. Việc ứng dụng CNTT­TT trong hoạt động của các cơ quan nhà nước  góp phần nâng cao năng lực quản lý điều hành của các cơ  quan nhà nước,  phục vụ  tốt hơn, có hiệu quả  hơn cho người dân và doanh nghiệp và góp  phần đẩy nhanh tiến trình đơn giản hóa thủ  tục hành chính. Cải cách, đơn  giản hóa thủ    tục hành chính cần được chứng minh theo một cách nhanh  chóng, có thể  đo lường được cần phải  ứng dụng tin học, ngược lại  ứng   dụng tin học phải được xem là chìa khóa để “mở và đo lường được” nhận  thức về công khai, minh bạch trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính  như các quốc gia phát triển đã từng thành công. Thực tiễn cho thấy, ứng dụng CNTT­TT trong các hoạt động quản lý  nhà nước cũng như  giải quyết các thủ  tục hành chính   tại  Việt  Nam  trong  thời  gian  vừa  qua  đã  đạt được nhiều thành tựu như việc thực hiện Quyết  định số 28/2018/QĐ­TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc 
  2. 2 gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà   nước.  Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế dẫn đến việc ứng dụng công  nghệ  thông tin vào giải quyết thủ  tục hành chính của các địa phương vẫn  chưa đạt được hiệu quả  cao như: trình độ  kỹ  thuật của cán bộ  công chức  khi sử dụng công nghệ thông tin trong công việc hàng ngày, nguồn lực đầu   tư  cho công nghệ  thông tin còn hạn chế, truyền thống sử  dụng văn bản   giấy,… Việc  ứng dụng CNTT­TT trên địa bàn huyện Thạnh Phú nói chung,  xã Phú Khánh nói riêng được thực hiện từ khoảng năm 2010 trở lại đây. Để  nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT­TT trong quản lý hành chính nhà nước,   đặc biệt là giải quyết thủ tục hành chính tại Ủy ban nhân dân xã cần phải  có một công trình nghiên cứu về  những hạn chế, tồn tại trong việc  ứng   dụng CNTT­TT trong quản lý hành chính nhà nước để từ đó có những giải  pháp nhằm nâng cao hiệu quả   ứng dụng CNTT­TT trong quản lý hành  chính nhà nước, đặc biệt là giải quyết thủ  tục hành chính. Vì vậy, tôi đã  chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin ­ Truyền thông vào quản lý  hành   chính   nhà   nước   tại   Uỷ   ban   nhân   dân   xã   Phú   Khánh,   huyện  Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre” làm Bài thu hoạch nghiên cứu thực tế. 2. Chủ đề nghiên cứu thực tế Tập trung nghiên cứu về   ứng dụng Công nghệ  thông tin ­ Truyền   thông trong quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn xã Phú Khánh, huyện  thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Cụ  thể  về  Cơ  sở  hạ  tầng công nghệ  thông tin;   nguồn nhân lực sử  dụng công nghệ  thông tin; các phần mềm công nghệ  thông tin đang được sử dụng; các chủ trương, chính sách, nguồn vốn được   dùng để đầu tư cho công nghệ thông tin ở địa phương. 3. Đối tượng nghiên cứu
  3. 3 Ứng dụng CNTT­TT trong quản lý hành chính nhà nước tại Ủy ban  nhân dân xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. 4. Phạm vi nghiên cứu ­ Chủ đề nghiên cứu: Ứng dụng CNTT­TT trong quản lý hành chính  nhà nước tại Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến   Tre. ­ Phạm vi không gian: Tại Bộ  phận tiếp nhận và trả  kết quả  thuộc  Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh. ­ Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng những số liệu, tài liệu, thực   tiễn ứng dụng CNTT­TT tại Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh năm 2020. 5. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về thủ tục hành chính, ứng dụng CNTT­TT   trong quản lý hành chính nhà nước. Từ  đó, đánh giá thực trạng  ứng dụng   CNTT­TTtrong quản lý hành chính nhà nước tại  Ủy ban nhân dân xã Phú   Khánh trong năm 2020, đưa ra những đánh giá về những kết quả đạt được  và những hạn  chế  cần  phải  khắc  phục.  Trên  cơ  sở  đó,  nghiên  cứu  sẽ  đề  xuất  một  số  giải pháp nhằm tiếp tục đẩy mạnh  ứng dụng CNTT­TT   trong quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là giải quyết thủ  tục hành  chính tại Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh cho những năm tiếp theo.
  4. 4 NỘI DUNG 1. Đặc điểm tình hình Phú Khánh là xã thuộc tiểu vùng III của huyện Thạnh Phú, cách trung  tâm huyện Thạnh Phú 07 km, là một xã nghèo do chịu ảnh hưởng nặng nề  của chiến tranh để lại. Trước kia, Phú Khánh là một xã nằm chắn ngang từ  giáp sông Hàm Luông đến giáp sông Cổ  Chiên dài 13 km, chỗ  hẹp nhất 2  km, rộng nhất 4 km; địa hình bằng phẳng, có nhiều sông rạch chằng chịt. + Phía Đông giáp xã An Nhơn và An Điền; + Phía Tây giáp xã An Thuận;  + Phía Nam giáp sông Cổ Chiên ; + Phía Bắc giáp xã An Thạnh. Sau nhiều năm khai phá, đến nay toàn xã có tổng diện tích đất tự nhiên   là 2.586,22 ha, trong đó có 1.696,04 ha sản xuất nông nghiệp, chủ  yếu nuôi   thủy sản và gieo cấy lúa. Toàn xã có 2.036 hộ với 9.654 nhân khẩu, được chia  thành 06  ấp: An Ninh, An Thới, An Bình, An Phú, An Huề và An Thủy, đại  bộ  phận là dân tộc Kinh, về kinh tế chủ yếu của xã nuôi thủy sản và trồng  
  5. 5 lúa. Ngoài ra, để tăng thêm thu nhập những năm gần đây người dân còn phát  triển thêm hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó cùng với sự  phát triển của thương mại, dịch vụ ngày càng có nhiều hộ tham gia vào hoạt   động kinh doanh. Điều này góp phần đa dạng hóa các hoạt động kinh tế của  người dân. Đảng bộ  xã Phú Khánh hiện có 225 đảng viên sinh hoạt  ở  12 chi bộ.  Đảng bộ xã là hạt nhân chính trị ở cơ sở; chấp hành đường lối, chủ trương,   chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương, nhiệm vụ  chính trị  của địa phương và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả, nhất là vận  động nhân dân chăm lo phát triển kinh tế, giữ  gìn vệ  sinh cảnh quang môi   trường, chấp hành tốt quy định của pháp luật qua đó giữ  vững ổn định về  an ninh chính trị  trên địa bàn, chủ  động và phối hợp với các cơ  quan, tổ  chức liên quan để  xây dựng hệ  thống chính trị   ở  cơ  sở  vững mạnh, giàu   đẹp, văn minh. Tổ  chức bộ  máy hành chính của xã được củng cố  hoàn   thiện và bố trí đủ chức danh theo quy định. Trình độ  năng lực quản lý của  cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị của đơn vị ngày càng được nâng   lên. Đứng đầu là đồng chí Lê Văn Rum ­ Bí thư  Đảng  ủy, đồng chí Mai   Hữu Nhiên ­ Chủ  tịch  Ủy ban nhân dân, đồng chí Phạm Hồng Lạc ­ Phó  Chủ tịch Ủy ban nhân dân. 2. Những kết quả đạt được 2.1. Ứng dụng, dịch vụ CNTT­TT phục vụ hoạt động nội bộ ­ Tình hình sử  dụng thư  điện tử: Số  lượng cán bộ, công chức được  cấp hộp thư điện tử đạt tỷ lệ 100%. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức sử  dụng thường xuyên đạt 80%. ­  Ứng dụng CNTT phục vụ  công tác chỉ  đạo điều hành: Hệ  thống  quản lý văn bản điều hành của xã thực hiện theo mô hình dùng chung phục  vụ  cho công tác chỉ  đạo, điều hành, quản lý văn bản đi, đến và được liên   thông gửi, nhận văn bản điện tử [hệ thống VNPT­Ioffice].
  6. 6 2.2. Ứng dụng giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền  giải quyết của  Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh, huyện Thạnh Phú,   tỉnh Bến Tre Thủ  tục hành chính cấp xã tại  Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh được  căn cứ  theo các quyết định ban hành thủ  tục hành chính cấp xã theo từng   lĩnh vực của  Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre. Các lĩnh vực hành chính đều  được giải quyết theo cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ  chế một cửa tại Ủy  ban nhân dân xã Phú Khánh: Quy trình giải quyết thủ  tục hành chính theo   cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh được áp dụng theo Điều  06, Quyết định số  09/2015/QĐ­ TTg, ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Thủ  tướng Chính phủ. Kết quả  giải quyết thủ  tục hành chính tại  Ủy ban nhân dân xã Phú  Khánh năm 2020: Trong năm 2020, Bộ  phận một cửa đã tiếp nhận và giải  quyết các hồ  sơ  theo quy định, chủ  yếu  ở  các lĩnh vực như: Tư  pháp; Lao  động, Thương binh – Xã hội, Đất đai. Cụ thể: ­ Công tác phối hợp giải quyết đơn thư: Cán bộ  công chức tổ  chức   tiếp dân và nhận toàn xã là 26 đơn, đã hoà giải thành 22 đơn, chuyển cấp  huyện giải quyết 04 đơn, không còn đơn tồn đọng. ­ Nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: + Đã giải quyết gồm đăng ký khai sinh 268 trường hợp; kết hôn 42  trường hợp; khai tử 47 trường hợp; chứng thực 2.353 bản sao từ bản chính;   282 trường hợp trích lục từ  sổ  bộ; xác nhận 110 chữ  ký; 189 trường hợp   chức thực hợp đồng; 83 trường hợp xác nhận tình trạng hôn nhân; 65 hồ sơ  xin việc làm; 33 trường hợp xác nhận đơn theo yêu cầu; 03 trường hợp xác  nhận miễn giảm thuế; 93 trường hợp xác nhận lý lịch.
  7. 7 + Thực hiện tốt công tác bổ sung hồ sơ cấp giấy Chứng nhận Quyền  sử  dụng đất  cho nhân dân:  cấp đổi  29  hồ  sơ, cấp mới  58  hồ  sơ, chuyển  mục đích sử dụng đất 6 trường hợp, chuyển quyền sử dụng đất 53 trường  hợp.  + Cấp phát sổ  hộ  nghèo 263 hộ, cận nghèo 124 hộ. Bảo hiểm y tế:  hộ  nghèo 726 thẻ, chính sách 351 thẻ. Lập thủ tục hồ sơ chính sách người  có công 68 hồ sơ mai táng phí, 11 hồ sơ Bảo hiểm y tế con liệt sĩ, 16 hồ sơ  Bảo hiểm y tế cho đối tượng Cựu chiến binh và Người cao tuổi. Bảng 2.2: Kết quả giải quyết hồ sơ trong năm 2020 Số hồ sơ  Kết quả  STT Lĩnh vực Ghi chú nhận giải quyết 1 Tư pháp 3.568 100% 2 Lao động, Thương binh – xã hội 1.559 100% 4 Đất đai 146 100% 2.3. Kết quả triển khai ứng dụng CNTT ­ TT trong qu ản lý hành  chính nhà nước tại Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh ­  Ủy ban nhân dân xã đã ban hành Kế  hoạch  ứng dụng công nghệ  thông tin và triển khai thực hiện trong toàn thể cán bộ, công chức, đảm bảo  việc thực hiện tốt  ứng dụng hệ  thống thông tin quản lý văn bản và điều   hành [hệ thống VNPT­Ioffice] đảm bảo cho việc trao đổi các văn bản trong   nội bộ  cơ  quan được thực hiện qua mạng [trừ  các văn bản mật theo quy  định]; đồng thời có ban hành Kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng ISO  9001:2015 tại xã.
  8. 8 ­ Thực hiện  ứng dụng CNTT­TTtrong chỉ  đạo, điều hành: Hiện tại  Ủy ban nhân dân xã có 09 máy tính/10 công chức; 08 máy tính/10 cán bộ  chuyên trách; 5 máy in, 04 máy scan và 01 máy photocoppy. Hiện tại có 90%  cán bộ  chuyên trách, công chức sử  dụng thành thạo vi tính. Trong đó 95%  công chức có trình độ A hoặc B Tin học Ứng dụng cơ bản.  ­ Các máy tính của cán bộ  công chức chuyên môn  đều  được nối   mạng Internet cáp quang tốc độ  cao, có nối mạng nội bộ  [LAN] tận dụng   tài nguyên dùng chung để  kết nối giữa các  máy  như: chia sẻ  máy in, tài  liệu. Hiện nay 100% cán bộ  công chức sử  dụng hộp thư  điện tử  công vụ  để trao đổi công việc.  ­ Về  bản quyền phần mềm: hiện tại hệ  điều hành được sử  dụng  nhiều  nhất đó là hệ  điều hành Window và đa số đều không có bản quyền.  Các phần mềm chuyên ngành có bản quyền như: phần  mềm Ktxa [bộ phận  Kế toán] do Bộ Tài Chính triển  khai, phần mềm Quản lý Trẻ em [bộ phận  Lao động, Thương binh và xã hội], phần mềm Hệ thống thông tin quản lý  Hộ tịch [bộ phận Tư pháp – Hộ tịch]. 2.4. Ứng dụng CNTT­TTtrong cung cấp dịch vụ công trực tuyến Thực hiện Kế hoạch số 4441/KH­UBND ngày 31/8/2020 của Ủy ban  nhân dân tỉnh Bến Tre về việc Cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến lên   mức độ  4 năm 2020 của các cơ  quan nhà nước tỉnh Bến Tre, Công văn số  2149/UBND­VHXH ngày 12/8/2020 của Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú  về  việc cung cấp lộ  trình chuyển 100% thủ  tục hành chính lên mức độ  4.  Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh đã tổ chức triển khai trong toàn thể cán bộ,  công chức có liên quan tổ chức rà soát, đề xuất nâng cấp dịch vụ công trực   tuyến  mức độ  4 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ  chức,   doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành  chính. Thực hiện cung 
  9. 9 cấp dịch vụ  công trực tuyến chủ  yếu  ở  một số  lĩnh vực về  tài chính, hộ  tịch. 3. Những hạn chế tồn tại 3.1. Về hạ tầng CNTT­TT:  Các hệ thống máy tính, máy in được quan tâm đầu tư. Tuy nhiên hiện   nay đã bị  hư  hỏng, xuống cấp nên chỉ  đáp  ứng được một phần  ứng dụng   CNTT­TTtrong quản lý hành chính nhà nước. Hệ  thống phần mềm [Hệ  điều hành, diệt virut,…] đa số  là được cài đặt điều không có bản quyền.   Đây là  một  rào cản trong việc nâng cao hiệu quả  của  ứng dụng CNTT­ TTtrong quản lý nhà nước trên địa bàn xã. 3.2. Về nguồn nhân lực trong ứng dụng công nghệ thông tin:  Trình độ, thói quen  ứng dụng CNTT­TTcủa Cán bộ, công chức và  người dân trên địa bàn xã đã được cải thiện trong thời gian qua. Tuy nhiên   vẫn còn hạn chế,  ảnh hưởng đến khả  năng cung cấp, tiếp nhận các dịch   vụ của các cơ  quan  nhà  nước  thông  qua  ứng  dụng  CNTT­TT;  một  ít  Cán  bộ, công chức chưa có thói quen, kỹ  năng ứng dụng CNTT­TT, đặc biệt là  các  ứng dụng CNTT­TTđặc thù, chuyên ngành, chưa hình thành văn hóa  chia sẻ thông tin. Đội ngũ cán bộ chuyên trách về CNTT­TTvà an toàn bảo  mật thông tin chưa được chú trọng, dẫn đến chưa đáp  ứng yêu cầu công  việc, cũng như bị động trước những nguy cơ mất an toàn thông tin. Tiếp cận  ứng dụng CNTT­TTtrong lãnh đạo, quản lý của cán bộ  lãnh đạo còn chậm. 3.3. Về dịch vụ công trực tuyến:  Dịch vụ  công trực tuyến đã được cung cấp, tuy nhiên còn hạn chế,  chưa hiệu quả; mức độ sẵn sàng sử dụng các dịch vụ công trực tuyến của  người dân và doanh nghiệp còn chưa cao, thường bị lỗi phần mềm làm ảnh  hưởng đến tiến độ xử lý, giải quyết hồ sơ.
  10. 10 3.4. Về bảo mật thông tin:  Công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng ở các cơ quan, đơn vị vẫn   chưa  được quan  tâm   đúng mức. Nhiều   đơn vị   hệ  thống mạng  kết nối   ngang hàng, thiếu các trang thiết bị đảm bảo an toàn thông tin mạng, các hệ  thống thông tin còn tồn tại lỗ hổng bảo mật, tiềm ẩn nguy cơ gây mất dữ  liệu, lây nhiễm các phần mềm độc hại  ảnh hưởng đến ứng dụng và phát  triển của CNTT ­ TT. 4. Nguyên nhân của những kết quả  đạt được, những hạn chế  tồn tại 4.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được ­  Ứng dụng CNTT­TTsẽ giúp cán bộ, công chức quản lý hồ  sơ  một  cách chặt chẽ, tránh thất lạc, luân chuyển hồ  sơ  nhanh chóng, chính xác,  biết được hồ  sơ  đến hạn hay trễ  hạn  để  nhắc nhở  hay phối hợp giải  quyết. Đồng thời giúp lãnh đạo có đầy đủ thông tin về tình hình tiếp nhận  và giải quyết hồ sơ của từng ngành, lĩnh vực, thậm chí là từng cán bộ, công  chức để chỉ đạo, giải quyết kịp thời. ­  Ứng dụng công nghệ  thông tin vào giải quyết thủ  tục hành chính  qua các phần mềm quản lý văn bản, tiếp nhận và trả  kết quả, email công   vụ, dịch vụ  công trực tuyến đã mang lại hiệu quả  thiết thực, tạo chuyển   biến cơ  bản trong quan hệ  giữa cơ  quan hành chính với công dân và tổ  chức đến giao dịch. Cơ  chế  một cửa, “một cửa liên thông”, tiếp tục triển   khai  có  hiệu  quả,  tạo sự   liên kết,  phối hợp giữa  các  cơ   quan,  đơn  vị,  phường, xã trên địa bàn huyện Triệu Phong trong giải quyết thủ tục hành  chính, giải quyết công việc cho người dân nhanh chóng, thuận tiện, nâng  cao kỹ  năng hành chính, tinh thần thái độ  phục vụ  của đội ngũ công chức   hành chính. 4.2. Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
  11. 11 ­ Về hạ tầng CNTT­TT: Do thiếu kinh phí để trang bị hệ thống trang   thiết bị  cho đồng bộ. Cán bộ, công chức chưa khai thác hết tính năng của   hạ tầng công nghệ thông tin, một mặt do ý thức, năng lực khai thác thiết bị,   phần mềm phục vụ công việc còn hạn chế; mặt khác có thể  xuất phát từ  việc phần mềm  xây  dựng không đồng bộ  với quy  trình giải quyết công  việc trong thực tế,…  ­ Về  nguồn nhân lực CNTT­TT: chưa có cán bộ  chuyên trách làm  công tác CNTT­TT, ý thức của đội ngũ cán bộ  công chức và người dân  chưa cao do chưa  có chế tài rõ ràng trong việc sử dụng,  ứng dụng CNTT­ TTtrong thực hiện công việc. Công tác tuyên truyền về lợi ích, ý nghĩa của   ứng dụng CNTT­TTtrong quản lý hành chính nhà nước chưa được quan  tâm và chú trọng. ­ Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến: thủ tục hành chính còn rườm   rà, đòi hỏi nhiều giấy tờ; quan điểm quản lý nặng về tiền kiểm, tâm lý sợ  trách nhiệm,… Vấn đề lưu trữ hồ sơ điện tử cũng là một nguyên nhân cản   trở  việc cung cấp dịch vụ  mức  độ  cao. Đối với việc người dân, doanh  nghiệp chưa sẵn sàng sử  dụng dịch vụ công mức độ  cao, có thể  xuất phát  từ  việc họ  chưa có trang thiết bị    kỹ  thuật để  kết nối hoặc   kỹ  năng sử  dụng hạn chế; quy trình sử  dụng dịch vụ  phức tạp, khó hiểu; thiếu thông  tin hoặc không được hướng dẫn đầy đủ về các dịch vụ công trực tuyến mà  cơ quan nhà nước đang cung cấp. ­ Về an toàn thông tin: Đội ngũ cán bộ chuyên viên phụ trách an toàn,  an ninh thông tin tại các cơ  quan, đơn vị  còn thiếu, cần được đào tạo, tập  huấn chuyên sâu về an toàn, an ninh thông tin. 5. Một số kinh nghiệm bước đầu
  12. 12 Qua những lợi ích đạt được và thực tiễn tổ chức triển khai  ứng dụng  CNTT­TTtrong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. bản thân rút được  một số kinh nghiệm cụ thể như sau: ­ Ứng dụng CNTT­TTlà một  giải pháp hiệu quả, đẩy nhanh tiến trình  cải cách trong công tác cải cách hành chính và cải cách công vụ. Người  đứng đầu các cơ quan hành chính nếu quan tâm đầu tư một cách thích đáng   sẽ góp phần thực hiện nhanh, thành công các mục tiêu cải cách. Việc triển   khai các chương trình CNTT­TTcàng hiện đại, càng chi tiết, cụ thể thì hiệu  quả mang lại càng cao. ­ CNTT­TTlà công cụ  đắc lực để  phục vụ  cho công tác đánh giá cán  bộ, công tác thi đua khen thưởng, bổ nhiệm, đề bạt… đây cũng là một trong  những biện pháp để nâng cao tính minh bạch trong công tác cán bộ, tạo cơ  sở  tin cậy, cụ thể để  có sự  đồng thuận, nhất trí trong các tập thể  khi tiến   hành công tác cán bộ, ổn  ­ Cần có sự quan tâm thật sự của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị nhất là  trong việc cử  nhân sự  và tạo điều kiện thuận lợi cho công chức đơn vị  mình tham gia thực hiện nhiệm vụ trên. 6. Đề xuất một số giải pháp cơ bản 6.1.   Đẩy   mạnh   công   tác   tuyên   truyền   về   ứng   dụng   CNTT­ TTtrong  giải quyết thủ tục hành chính ­ Tổ chức uyên truyền, nâng cao nhận thức về  ứng dụng công nghệ  thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Đẩy mạnh công tác thông  tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các  hội nghị, hội thảo, sinh hoạt chi tổ  hội để  nâng cao nhận thức cho các tổ  chức, cá nhân về  vai trò, ý nghĩa của  ứng dụng công nghệ  thông tin trong   hoạt động của cơ  quan nhà nước, thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển   kinh tế  ­ xã hội. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến toàn thể  cán bộ, công  
  13. 13 chức, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc xây dựng Chính  quyền điện tử. ­ Phát huy vai trò của người lãnh đạo trong công tác ứng dụng CNTT­ TTtrong giải quyết thủ tục hành chính tại địa phương, tại đơn vị,  cơ quan   tổ   chức. Lãnh đạo cơ  quan địa phương, đơn vị, tổ  chức phải là người đi  đầu, gương mẫu trong việc ứng dụng CNTT­TTtại đơn vị.  6.2. Xây dựng hệ thống cung cấp dịch vụ công điện  tử Tiếp tục thực có hiệu quả các Nghị  quyết, Chỉ thị của Bộ Chính trị,   các chương trình, kế  hoạch của Chính phủ  và các nghị  quyết, quyết định  của   Chính phủ, Thủ  tướng Chính phủ  về  đẩy mạnh phát triển và  ứng  dụng CNTT­TT; tập  trung  vào  giải  pháp  đẩy  mạnh  đổi  mới,  tăng  cường  ứng  dụng  CNTT­TTtrong công tác quản lý nhà nước, nhất là trong việc  giải quyết thủ  tục hành chính, cung cấp dịch vụ  công trực tuyến đối với   những lĩnh vực bức thiết, liên quan đến người dân và doanh nghiệp.  Có giải pháp đảm bảo an toàn và bí mật thông tin cá nhân của các   dịch vụ  công điện tử. Đối với các dịch vụ  công điện tử, vấn đề  an ninh  dường như  mâu thuẫn với sự  thuận tiện, dễ  sử  dụng. Nhu cầu cung cấp   nhiều dịch vụ, quy trình đơn giản, thuận tiện cho người dân có thể  dẫn  đến mất an toàn. Trái lại, dịch vụ đòi hỏi nhiều cấp độ đăng nhập, khai báo  thì không thân thiện với người sử dụng dịch vụ. 6.3. Xây dựng các  ứng dụng đơn giản và thân thiện với người   dân và dể dàng sử dụng Công nghệ ngày càng phát triển, mức độ phức tạp ngày càng gia tăng.  Tuy nhiên, những ứng dụng quá phức tạp, khó sử dụng sẽ là rào cản và rất  khó khăn cho việc triển khai các ứng dụng. Giao diện càng thân thiện càng  dễ sử  dụng và dễ  phổ  biến đối với tất cả  mọi người và được chấp nhận  nhanh chóng. 
  14. 14 Bên cạnh đó, cần triển khai các giải pháp về tuyên truyền, phố biến,   giới thiệu và cải thiện môi trường giao tiếp về dịch vụ công, quy định lưu   trữ  điện tử,.. nên trên sẽ  góp phần cải thiển việc cung dịch vụ  công trực   tuyến mức độ cao. Giúp việc tiếp cận dịch vụ công điện tử trở nên dễ dàng  đối với người  dân. Giải pháp cần phải xem xét thực hiện đầu tiên là đơn   giản hóa thủ  tục hành chính, giảm bớt giấy tờ. Có thể  nói rằng, khó thực  hiện dịch vụ  công  trực tuyến, khi các thủ tục hành chính còn đòi hỏi nhiều  giấy tờ  kèm  theo,  yêu  cầu văn bản có chứng thực, quy trình thủ  tục còn  rườm rà…. Chính vì vậy,  để  tăng cường cung  ứng dịch vụ  công mức độ  cao, trước hết cần phải rà soát, tinh  gọn, giảm bớt hồ sơ. Khi đó, cơ quan  quản lý, đối tượng quản lý dễ dàng chấp nhận, thừa nhận lẫn nhau về giá   trị của văn bản, thông tin điện tử. 6.4. Giải pháp tài chính:  Nguồn vốn đầu tư cho ứng dụng CNTT­TTchủ yếu từ ngân sách nhà  nước. Trong kế hoạch ngân sách hàng năm, phải đảm bảo bố trí nguồn vốn  đầu tư phát triển, nguồn chi sự nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác để  thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động  ứng dụng CNTT­TTtrong hoạt động  của  cơ  quan nhà nước. Tập trung vốn cho các chương trình, dự  án trọng  điểm trên cơ sở cân đối nguồn ngân sách chi cho hoạt động CNTT­TThàng  năm. Bố trí vốn kịp thời, đơn giản các thủ tục, kiểm tra thực hiện, nâng cao   hiệu quả  sử  dụng nguồn vốn chi cho  ứng dụng CNTT­TT. Tăng   cường  nguồn lực đầu tư  cho  ứng dụng CNTT­TTtrong   cơ  quan nhà nước, đặc   biệt tạo cơ  chế  phối hợp với các doanh nghiệp triển  khai các  ứng dụng  CNTT­TTtrong cơ quan nhà nước. Xem xét áp dụng hình thức thuê dịch vụ  tập trung trong phạm vi của tỉnh đối với các dịch vụ CNTT­TTcó tính chất,  tính năng giống nhau mà nhiều cơ  quan, đơn vị  cùng có nhu cầu sử  dụng  theo Quyết định số  80/2014/QĐ­TTg ngày 30 tháng 12 năm 2014 của Thủ 
  15. 15 tướng Chính phủ  quy định thí điểm về  thuê dịch vụ  công nghệ  thông tin   trong cơ quan nhà nước. 7. Đề xuất một số kiến nghị chủ yếu ­ Đề xuất đối với Sở Thông tin và truyền thông: Chủ trì tổ chức triển  khai; tư vấn, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm  tra và báo cáo tình hình,  kết quả thực hiện  ứng dụng CNTT­TTtrong quản lý hành chính nhà nước;  Tham mưu bố  trí ngân sách để  thực hiện Chương trình quốc gia về   ứng   dụng CNTT­TT trong hoạt động của cơ  quan nhà nước giai đoạn 2021­ 2025 để tổ chức thực hiện. ­ Đề xuất đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, huyện: + Cần xem xét đưa nội dung ứng dụng CNTT­TTvào hoạt động, điều  hành quản lý của các cơ  quan, đơn vị  trên địa bàn huyện. Xem đây là tiêu   chí nhận xét, đánh giá thi đua – khen thưởng hàng năm của cán bộ, công   chức. + Tiếp tục rà soát, ban hành các văn bản quản lý nhà   nước nhằm   thúc đẩy  ứng dụng và phát triển công nghệ  thông tin trong hoạt động các  cơ quan nhà nước trên địa bàn. + Đảm bảo nguồn kinh phí  ứng dụng CNTT­TTtrong kế  hoạch để  thực hiện. +   Thành   lập   Ban   Chỉ   đạo   CNTT­TThuyện;   đề   cao   vai   trò,   trách  nhiệm của người đứng đầu các cơ  quan, đơn vị  trong việc chỉ  đạo triển  khai công tác ứng dụng CNTT­TTtrong các cơ  quan quản lý nhà nước trên  địa bàn huyện. +   Xây   dựng   tiêu   chí   đánh   giá   cụ   thể   mức   độ   ứng   dụng   CNTT­ TTtrong các cơ quan Nhà nước làm cơ sở  đánh giá hiệu quả triển khai ứng   dụng CNTT  của các phòng, ban, các đơn vị  sự  nghiệp, UBND các xã, thị  trấn trên địa bàn huyện.
  16. 16 + Tăng cường công tác quản lý nhà nước về An toàn thông tin; bố trí  cán bộ  trực tiếp phụ  trách; triển khai các giải pháp bảo đảm chống virus,   mã độc  hại cho máy tính cá nhân; triển khai giải pháp lưu nhật ký đối với  các hệ  thống thông tin quan trọng. KẾT LUẬN CNTT­TTra đời đã và đang được  ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh  vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực vào sự  tăng trưởng, chuyển  dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi cơ bản cách quản lý, học tập và làm việc   của con người. CNTT­TThiện nay đã được ứng dụng trong tất cả các lĩnh  vực của đời sống xã hội và nó đem lại hiệu quả  rất cao. Việc  ứng dụng   CNTT­TTtrong quản lý hành chính nhà nước, đặc biệt là giải quyết thủ tục  hành chính là nhu cầu mang tính khách quan, CNTT­TTgóp phần tự  động  hóa, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính, tạo ra phong cách lãnh  đạo, phong cách làm việc mới, cải tiến hình thức cung cấp dịch vụ  công   theo hướng trực tuyến.  Dựa   trên   cơ   sở   lý   luận   khoa   học   và   bám   sát   thực   trạng   tại   địa  phương, Tiểu luận đã tập trung làm rõ và hệ thống cơ sở lý luận của việc   ứng dụng CNTT­TTtrong quản lý hành chính nhà nước tại địa phương,  phân tích thực  trạng tình hình triển khai  ứng dụng CNTT­TT, cũng đã chỉ  ra những  ưu điểm, làm rõ những hạn chế, tồn tại của công tác  ứng dụng  
  17. 17 CNTT­TT, từ  đó mạnh dạn đề  xuất một số  giải pháp cơ  bản nhằm   đẩy  mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước. Với những kết quả nghiên cứu của luận văn này, tác giả hy vọng sẽ  được đóng góp một số  giải pháp cho việc  ứng dụng CNTT­TTtrong quản   lý hành chính nhà nước tại  Ủy ban nhân dân xã Phú Khánh nói riêng cũng   như các địa phương trong huyện Thạnh Phú nói chung. Đồng thời góp phần  làm rõ hơn sự vận dụng những quan điểm lớn của Đảng trong quá trình hội   nhập và phát triển chung trong nền kinh tế thế giới, thực hiện thắng lợi sự  nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, giàu  mạnh, xã hội công bằng, văn minh và sánh vai với các nước tiên tiến trên   thế giới về mọi lĩnh vực. Tác giả mong nhận được góp ý để tiếp tục hoàn  thiện nghiên cứu của mình một cách toàn diện hơn, để   ứng dụng thực tế  vào quá trình công tác tại đơn vị.

Page 2

YOMEDIA

Bài thu hoạch nghiên cứu về ứng dụng Công nghệ thông tin - Truyền thông trong quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn xã Phú Khánh, huyện thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Cụ thể về Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin; nguồn nhân lực sử dụng công nghệ thông tin; các phần mềm công nghệ thông tin đang được sử dụng; các chủ trương, chính sách, nguồn vốn được dùng để đầu tư cho công nghệ thông tin ở địa phương.

21-06-2021 113 14

Download

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Video liên quan

Chủ Đề