Bản chất của con người thường bị bánh xe

Biểu tượng nhiều hàm ý

Bánh xe luân hồi là tên gọi chỉ cho một biểu tượng được vẽ như hình bánh xe có 12 chiếc nan hoa dùng để biểu trưng cho giáo lý 12 nhân duyên trong nhà Phật. Biểu tượng này qua thời gian đã trở thành ý niệm quen thuộc trong dân gian, đôi khi nó xuất hiện dưới cái tên bánh xe sinh hóa hay bánh xe sinh tử, diễn tả sự luân hồi của chúng sinh trong các nẻo đường sinh tử; đồng thời qua đó biểu thị những tư tưởng tinh túy của Phật giáo như giáo lý Tứ diệu đế và Thập nhị nhân duyên.

Tứ diệu đế là 4 sự thật vi diệu, thâm sâu, bao gồm cuộc đời này tràn đầy khổ đau; khổ đau ấy có nguyên nhân của chúng, đó là tham ái, sân giận, si mê…; trạng thái tức diệt những nguyên nhân của khổ đau ấy; con đường dẫn đến sự tức diệt ấy. Xuyên suốt 4 sự thật được diễn tả qua giáo lý Tứ diệu đế là giáo lý Thập nhị nhân duyên, giải thích quá trình vận hành của toàn thể thế gian bao gồm cả hữu tình và vô tình.

Theo một số ghi chép, bánh xe luân hồi thực chất vốn không phải là một biểu tượng được hình thành trong thời đại của đức Phật mặc dù giáo lý 12 nhân duyên thường được Đức Phật giảng giải cặn kẽ. Ban đầu, hình ảnh bánh xe này xuất hiện ở Nam Ấn, nhưng sau đó được các nhà truyền giáo đưa đến Bắc Ấn và phát triển thịnh hành ở đó. Ngày nay, hình ảnh bánh xe luân hồi chỉ còn phổ biến ở Tây Tạng.

Nguồn gốc của hình tượng bánh xe luân hồi được cho là xuất phát từ câu chuyện trong kinh Thí Dụ. Theo đó, Tôn giả Mục Kiền Liên, vị đệ tử đứng đầu về thần thông của Đức Phật, không chỉ hành đạo trong cõi người mà còn thường lui đến các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và cõi trời.

Sau khi tận mắt chứng kiến cảnh chúng sinh chết đi sống lại, bị tàn sát, hành hạ trong địa ngục; cảnh muôn thú tranh giành, giết hại nhau, cảnh các loài quỷ bị đói khát dằn vặt; cảnh thiên nhân hết phước báu bị đọa lạc, suy vong; cảnh loài người bị tham ái cấu xé, bức bách thảm khốc…, Tôn giả đã trở về cõi Diêm Phù Đề và thuật lại những điều mắt thấy tai nghe này cho 4 chúng đệ tử của Đức Phật, khuyên họ nên ý thức đến nỗi khổ triền miên của cõi Ta Bà mà tinh tấn tu trì hướng đến cảnh giới vô sinh an tịnh.

Một lần nọ, khi Đức Phật trú tại thành Vương Xá, tôn giả Mục Kiền Liên cũng đem những cảnh khổ trên để khuyến hoá các hàng xuất gia và tại gia. Khi thấy mọi người đang vây quanh và chăm chú lắng nghe tôn giả, Đức Phật bèn hỏi ngài A Nan vì sao mọi người đang vây quanh tôn giả Mục Kiền Liên. Khi biết được nguyên do, Đức Phật bèn dạy: “Trưởng lão Mục Kiền Liên hay bất cứ một vị Tỳ-kheo nào khác như trưởng lão cũng không thể cùng một lúc có mặt tại nhiều nơi để giáo hóa mọi người. Vì thế, nên làm hình bánh xe gồm 5 phần đặt ngay lối ra vào của tinh xá”.

Cũng theo chỉ dạy của Đức Phật, 5 phần của bánh xe được minh hoạ để tượng trưng cho 5 cảnh giới, 3 cảnh giới phía dưới là địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ còn 2 cảnh giới bên trên là cõi trời và người. Hoạ cảnh 4 châu Đông Thắng Thần, Tây Ngưu Hoá, Bắc Câu Lô và Nam Thiệm Bộ cũng được thêm vào. Ở giữa là hình ảnh 3 loài thú, bao gồm con gà, đôi khi là chim bồ câu; rắn và heo.

Hình ảnh giải thoát của chư Phật và cảnh giới Niết Bàn được thể hiện qua những vầng hào quang, hàng phàm phu được minh hoạ qua với cảnh những chúng sinh chìm nổi trong nước, vòng bên ngoài thể hiện 12 phần duyên khởi theo hai chiều thuận nghịch. Bánh xe này thể hiện mọi chi tiết về cảnh giới luân hồi trong mọi thời, khẳng định tất cả bị nuốt bởi vô thường. Ngoài những hình ảnh trên, hai câu kệ nói về sự hành trì theo chính pháp để điều phục phiền não, vượt thoát cảnh luân hồi cũng nên được khắc bên bánh xe.

Bản chất của con người thường bị bánh xe

Triết lý sống qua hình tượng bánh xe

Bánh xe luân hồi mô tả mối quan hệ nhân quả của 12 nhân duyên. Nó nói lên rằng con người phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, phải nhận lấy kết quả tùy theo nghiệp mà họ đã tạo ra. 12 nhân duyên kết thành một vòng tròn theo hai chiều xuôi ngược, mang hàm ý rằng con người trải qua 12 giai đoạn theo hai chiều ấy để rồi tái sinh vào cảnh giới vui sướng hoặc đau khổ trong 6 cảnh giới.

Thoạt nhìn, ta thấy bánh xe luân hồi đang bị một con quỷ dữ ôm lấy trong bộ nanh vuốt sắc nhọn của nó, nói lên bản chất mong manh, vô thường của cuộc đời. Ý nghĩa thể hiện ở đây là con người luôn luôn bị cái vô thường rình rập, Thần Chết luôn luôn giám sát mọi hoạt động để chờ cơ hội lấy đi mạng sống của họ.

Bức tranh luân hồi khởi đầu tại vòng tròn thứ nhất ở chính trung tâm. Ở đó có 3 con vật cắn đuôi nhau theo một vòng tròn. Trong đó, hình tượng con gà tượng trưng lòng tham và sự thèm khát. Màu đỏ của lông gà trống gợi liên tưởng đến lửa tham nung nấu những ai ôm và nuôi lấy lòng tham. Còn bồ câu là chỉ cho việc những gì thích thì muốn vơ lấy.

Con rắn là biểu hiện cho tâm sân giận, ganh ghét và thù hận. Hàm ý ở đây là con người nếu nuôi dưỡng lòng sân giận có thể đi đến trả thù, hãm hại người, giết người, giống như rắn sẽ mổ và cắn hại những ai xâm phạm chúng. Cuối cùng, con heo biểu thị cái si, si mê, ngu tối. Người không sáng suốt, không suy xét hiểu biết đúng lẽ phải, đúng sự thật để phán đoán việc hay dở, tốt xấu, lợi hại… nên mới làm những điều nhiễm ô tội lỗi, có hại cho mình và người. Ba con vật này cắn đuôi nhau, mang hàm ý rằng tham, sân và si mật thiết dính liền nhau.

Trong biểu tượng bánh xe này cũng có 2 con đường đen và trắng được minh họa bởi một vòng tròn nửa đen nửa trắng vây quanh 3 con vật ở chính giữa. Trên con đường trắng, các vị Thánh đang hướng lên chỉ cho đời sống đức hạnh dẫn đến các cảnh giới an vui. Còn trên con đường đen, những người độc ác với dây thòng lọng trong tay đang kéo nhau đi xuống những nơi thấp kém một cách tàn nhẫn; ngụ ý rằng những kẻ ngu tối và tội ác kia sẽ bị dẫn vào vòng sinh hóa khổ đau.

Hình tượng bánh xe trong Phật giáo nói một cách dễ hiểu hàm ý rằng, trong sự vận hành của dòng đời, cuộc sống của mỗi người như một bánh xe đang lăn đều trên đường đời. Tuy chu vi của bánh xe rất lớn nhưng sự tiếp xúc của nó với mặt đất chỉ là một điểm nhỏ.

Những giá trị sống động nhất, thiết thực nhất của sự vận hành bánh xe này không phải ở những điểm đã đi qua hay những điểm chưa tiếp xúc với mặt đất trên bánh xe mà chính là điểm đang tiếp xúc trong hiện tại. Đạo Phật xem cuộc sống trong giây phút hiện tại của mỗi người là mấu chốt để tạo ra niềm hạnh phúc trong cuộc sống này. Hiện tại mới là thời khắc thể hiện sự sống đích thực của mỗi người.

Để tạo dựng một cuốc sống hạnh phúc và an lạc thực sự, con người cần phải nhận diện và tiếp xúc với những gì mình đang có trong hiện tại. Sống với hiện tại là cuộc sống thực và qua đó con người mới cảm nhận được những giá trị đích thực của cuộc sống. Với biểu tượng này, Phật giáo luôn hướng đến một ước vọng hướng thượng và thăng hoa trong đời sống mỗi người. Cuộc sống luôn thay đổi liên tục; tinh thần, đạo đức và tâm linh trong sáng sẽ mang đến cho đời người nhiều hạnh phúc.

Ngoài ra, cũng có ý kiến diễn giải hình tượng bánh xe trong Phật giáo theo hướng ngụ ý rằng cuộc sống luôn là một sự vận động, biến đổi không ngừng. Nền văn minh khoa học đang tiến nhanh như vũ bão, nếu con người chỉ chú trọng đến sự phát triển về vật chất mà thiếu sự tiến bộ về mặt tinh thần hay tâm linh thì sẽ rơi vào những khủng hoảng tâm lý trầm trọng. Đó sẽ là nguyên nhân đưa đến những đổ vỡ hạnh phúc cá nhân, gia đình và xã hội. Do vậy, nếu hành trình của một đời người là một cỗ xe, thì cỗ xe đó phải gồm hai bộ bánh song hành là vật chất và tinh thần.

Bánh xe cuộc đời (Wheel of life) là công cụ giúp cá nhân tự đánh giá, khám phá bản thân dưới nhiều khía cạnh, vấn đề của cuộc sống. Các nhà tâm lý học, huấn luyện viên,… thường áp dụng phương pháp này để đánh giá, tìm hiểu tổng quát về bản chất, tình trạng của mỗi cá nhân. Wheel of life giúp họ khai thác thêm thông tin để điều chỉnh tâm lý phù hợp, nhanh chóng lấy lại cân bằng trong cuộc sống.
Một bánh xe cuộc đời bao gồm 6 - 8 phần, trong đó quan trọng nhất là sức khỏe, sự nghiệp, tài chính, gia đình, các mối quan hệ, cảm xúc, phát triển bản thân, giải trí. Mỗi lát cắt trên bánh xe tượng trưng cho một yếu tố, một giá trị tạo ra sự hạnh phúc theo những nhu cầu khác nhau.
Khi áp dụng, bạn sẽ chấm điểm từ 1-10 cho các khía cạnh của Wheel of life. Mục đích là thông qua số điểm đánh giá sẽ thể hiện mức độ hài lòng của bạn về các khía cạnh cuộc sống. Tại đó, giá trị 1 gần nhất với tâm bánh xe, 10 sẽ nằm ở ngoài cùng của vòng tròn. Bằng cách so sánh thang điểm của các khía cạnh, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về cuộc sống hiện tại của mình.

Bản chất của con người thường bị bánh xe

Bánh xe cuộc đời đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống?

Giả sử cuộc đời bạn là một chiếc xe luôn tiến về phía trước, và hình dạng bánh xe cuộc đời của bạn vẽ ra bị xiêu vẹo thì chiếc xe cuộc đời của bạn sẽ chạy như thế nào? Cuộc đời của mỗi chúng ta sẽ tương tự chiếc bánh xe, nó sẽ không thể nào chạy trơn tru và thuận lợi nếu không được cân bằng. Thực tế, chúng ta vẫn có thể chạy được với hình dạng bánh xe ấy, nhưng con đường chúng ta đi sẽ luôn gập ghềnh và xóc nảy hơn rất nhiều so với một bánh xe tròn trịa.

Bánh xe cuộc đời có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, nhất là trong xu thế ngày càng bận rộn như hiện nay. Bởi nó được xây dựng trên nền tảng cơ sở chung nhất, xoay quanh những vấn đề mà mỗi người đều có thể gặp phải trong cuộc sống. Bánh xe cuộc đời có 3 vai trò quan trọng:

  • Giúp mỗi người chúng ta nhìn nhận một cách tổng quan cuộc sống hiện tại. Những thông tin trên bánh xe cuộc đời mô tả những việc bạn đang làm tốt, những việc làm chưa tốt hoặc các vấn đề tích cực, tiêu cực xảy ra trong cuộc sống.
  • Bánh xe cuộc đời xây dựng theo các yếu tố quan trọng đối với cuộc sống mỗi người, qua đó giúp chúng ta ý thức được đâu là những điều quan trọng cần làm, đâu là điều kém quan trọng nên ít quan tâm hơn. Nếu không xây dựng bánh xe cuộc đời, bạn dễ bị sao nhãng, cuốn theo những điều vô nghĩa, không có định hướng rõ ràng.
  • Giúp mỗi người cân bằng lại cuộc sống, thoát khỏi những rắc rối hay suy nghĩ tiêu cực thường ngày và bắt đầu hoàn thiện bản thân của mình hơn. Qua những lát cắt làm chưa tốt, chúng ta sẽ nhìn thấy những gì còn thiếu, những gì cần cải thiện và trau dồi, từ đó thiết lập thời gian, phân chia tâm sức để thực hiện.

Xem thêm: Cách chi tiêu tiết kiệm

Cách để tạo ra một bánh xe cuộc đời hoàn chỉnh

Bản chất của con người thường bị bánh xe
Nguồn: chamdablog.com

Bánh xe cuộc đời đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, nhưng không phải ai cũng biết cách xác định cho mình. Để tạo ra bánh xe cuộc đời, bạn thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1. Định hình cấu trúc bánh xe của bản thân

Trước hết, bạn vẽ một vòng tròn và phân chia thành 6-8 phần bằng nhau tùy theo phân loại và nhu cầu của mỗi cá nhân. Hãy chọn một nơi yên tĩnh để có thể tập trung, nhìn nhận và đánh giá các vấn đề một cách chính xác nhất. Bạn cũng có thể tham khảo các mẫu bánh xe cuộc đời trên mạng và chọn lọc, thiết lập lại sao cho phù hợp với cuộc sống hiện tại của mình

Bước 2. Tự đánh giá mức độ hài lòng của bản thân theo thang 10

Hãy tự đánh giá mức độ hài lòng của bản thân đối với từng lát cắt/tiêu chí trong cuộc đời theo thang điểm 10 (1 là không thỏa mãn và 10 là hoàn toàn thỏa mãn). Bước này khá quan trọng, do vậy bạn nên đánh giá cẩn thận và kỹ lưỡng từng vấn đề (gia đình, tình cảm, bạn bè, công việc,..) một cách công bằng nhất.

Để có thể hoàn thành "Bánh xe cuộc đời”, bạn có thể trả lời các câu hỏi dưới đây:

Sự nghiệp

  • Bạn hài lòng với nghề nghiệp của mình như thế nào? Đó có phải là công việc mà bạn mong muốn?
  • Bạn có muốn muốn theo đuổi một công việc khác?
  • Công việc có mang lại cho bạn hạnh phúc và sự hài lòng không?
  • Liệu công việc kiếm đủ tiền để bạn trang trải cuộc sống?

Tài chính

  • Thu nhập có đủ để đáp ứng tất cả các nhu cầu cơ bản và nhu cầu khác của bạn không?
  • Bạn có bất kỳ khoản nợ hay vay tín dụng nào không?
  • Có phải tiền là thứ duy nhất làm cho con người hạnh phúc? 

Sức khỏe

  • Bạn đang cảm thấy thế nào?
  • Bạn có đang khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần?
  • Bạn có hài lòng với ngoại hình và cân nặng của mình không?
  • Bạn có bất kỳ khó chịu nào trong cơ thể không?
  • Bạn tập luyện thể dục thể thao ở mức độ nào?

Các mối quan hệ

  • Quan hệ tình yêu - hôn nhân của bạn như thế nào?
  • Bạn dành thời gian rảnh cho gia đình và bạn bè ở mức độ nào?

Phát triển bản thân

  • Bạn làm thế nào để đối phó với sự phát triển cá nhân.
  • Bạn có mở ra những trải nghiệm mới và ham học hỏi không?

Tinh thần - tâm linh

  • Bạn đang tận hưởng cuộc sống?
  • Bạn có thực hành sở thích hoặc tập luyện thể thao?  
  • Bạn có kết nối tâm linh với cả thế giới bên trong và bên ngoài?

Giải trí - những hoạt động tình nguyện

  • Bạn làm gì vào thời gian rảnh?
  • Bạn có giúp đỡ người khác không?
  • Bạn có tình nguyện không?
  • Bạn hoạt động ở mức độ nào tại các câu lạc bộ (thể thao), trong khu phố hoặc chăm sóc các thành viên trong gia đình?

Bước 3: Nối các điểm với nhau tạo bánh xe cuộc đời

Sau khi điền vào tất cả các điểm số, nối các điểm lại với nhau để tạo thành bánh xe cuộc đời của bạn.

  • Điểm số từ 8 đến 10, nghĩa là bạn rất hài lòng và tốt phần đó. Việc quan trọng bây giờ là bạn đảm bảo rằng điều này được duy trì và cố gắng cải thiện trong lĩnh vực này nếu như có thể.
  • Điểm số từ 5 đến 7, nghĩa là bạn hài lòng với một hạng mục, nhưng chắc chắn bạn vẫn có cơ hội để cải thiện và đạt được mục tiêu cao hơn.
  • Điểm số từ 1 đến 4 cho thấy bạn không hài lòng về lĩnh vực này. Bạn nên tìm cách cải thiện sự hài lòng ở đây.

Hãy cố gắng khai thác tối đa điểm số mà bạn nhận được bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

  • Lý do bạn cho mình điểm thấp như vậy trong lĩnh vực này?
  • Điểm lý tưởng cho mỗi lĩnh vực là gì?
  • Điểm nào bạn muốn đạt được sau một tháng, 3 tháng, 6 tháng và sau 1 năm?
  • Những lĩnh vực nào ít điểm?
  • Những lĩnh vực nào có tầm quan trọng để có thể đạt được sự cân bằng?
Bản chất của con người thường bị bánh xe

Bước 4: Thiết lập mục tiêu cho từng lát cắt

Chọn lọc ra những tiêu chí cần thiết nhất, quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn. Sau đó, hãy hình dung về cuộc sống mơ ước của chính mình rồi lập mục tiêu cụ thể, rõ ràng để không được lãng quên qua từng ngày.

Bước 5: Đưa ra giải pháp để hoàn thiện từng lát cắt đó

Đưa ra những giải pháp cụ thể, cân đối lại cuộc sống của mình, phát huy những ưu điểm hiện tại, khắc phục và hạn chế những yếu tố gây sao nhãng, đồng thời cam kết phải thực hiện theo kế hoạch này để đạt được mục tiêu mong muốn.

Bước 6: Vẽ lại định kỳ theo tháng hoặc quý để biết mức hoàn thiện

Vẽ lại bánh xe cuộc đời định kỳ hoặc sau mỗi tháng để đánh giá lại bản thân, xem xét tiến độ và sự thay đổi của bản thân đã phù hợp chưa, có đi theo mục tiêu đã đề ra hay không, từ đó điều chỉnh hành động thực tế để có thể đạt được mục tiêu ban đầu và cân bằng cuộc sống 

Xem thêm: Tuyệt chiêu quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nên áp dụng

8 khía cạnh trọng yếu của một bánh xe cuộc đời

Như đã nói, tùy theo sự phân loại và nhu cầu của mỗi cá nhân, cấu tạo trên bánh xe cuộc đời của mỗi người có thể sẽ có 6 phần, 7 phần hay 8 phần.  Dưới đây là 8 phần phổ biến được thiết lập trong một bánh xe cuộc đời:

1. Sức khỏe

Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần và không đơn thuần chỉ bao gồm có tình trạng không có ốm đau bệnh tật. Sức khỏe là tài sản quý giá trong cuộc sống của con người. Vì khi có Sức Khoẻ ta có ngàn ước mơ, khi không có sức khoẻ, ta chỉ có một ước mơ là khỏe mạnh.
Vậy thì bạn hãy tự đánh giá sức khoẻ hiện tại của mình như thế nào? Bạn có tập thể dục đều đặn và có chế độ ăn uống hợp lý, hoặc bạn có đi khám sức khỏe định kỳ? Hay bạn vẫn chủ quan để rồi khi còn trẻ bạn bán sức khỏe của mình lấy tiền, khi về già bạn mua sức khỏe bằng tiền?

2. Phát triển bản thân

Xã hội luôn phát triển không ngừng, nếu bạn dậm chân tại chỗ, đồng nghĩa với việc với việc bạn đang thụt lùi. Vì vậy bạn cần phải hành động ngay, phát triển bản thân toàn diện cả về kiến thức (knowledge), thái độ (attitude), kỹ năng (skill) như một quá trình liên tục và mãi mãi.
Nói một cách dễ hiểu việc phát triển bản thân là các hoạt động nâng cao giá trị bản thân, tạo nền tảng vững chắc để chinh phục những mục tiêu cuộc sống. Các hoạt động này có thể là đọc sách để nâng cao hiểu biết, tham gia các khóa đào tạo hay tự nghiên cứu, tự học một kỹ năng, kiến thức mà bạn cần. Hoặc đơn giản như khi bạn tìm hiểu về bánh xe cuộc đời cũng là một hoạt động phát triển bản thân.

3. Các mối quan hệ

Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau. Con người không thể sống tách biệt với tập thể. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta đều cần có sự tương tác, gắn kết và thương yêu lẫn nhau. Đó chính là mong muốn bẩm sinh, là bản chất của cuộc sống. Mối quan hệ với chính mình, với bạn bè và gia đình đều có ý nghĩa to lớn đến mọi khía cạnh trong sức khỏe ngắn hạn và dài hạn. Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, hãy luôn đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu họ hơn.

4. Tài chính

Tài chính kinh tế của bạn ổn định sẽ là cơ sở để bạn đạt được nhiều mục tiêu trong cuộc sống như: sinh hoạt, mối quan hệ, học vấn, sự nghiệp… Và có thể đến ngưỡng “tự do tài chính”. 

5. Sự nghiệp

“Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”. Nghĩa là bạn tạo cho bản thân mục tiêu, kế hoạch cụ thể và tận lực theo đuổi mục tiêu của mình. Khi gieo cho mình những hạt giống tốt, những hạt giống chắc chắn sẽ nở hoa đẹp.

Sự nghiệp có lẽ là lát cắt được nhiều người quan tâm nhất trong"Bánh xe cuộc đời". Với nhiều người, thành công trong công việc chính là đạt được những gì họ mong muốn. Muốn làm ông chủ thì trước hết phải làm nhân viên, muốn thành công thì phải trải qua những khó khăn, vất vả và không ngừng học hỏi. Bạn không nên đợi đến khi có một công việc có thu nhập cao, chức vụ quan trọng… thì mới hài lòng, còn khi chưa đạt đến đó thì lại lo lắng. Vậy nên hãy lập cho mình một lộ trình phát triển sự nghiệp, và đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc để thực hiện hóa nó.

"Hạnh phúc là trên cả chặng đường đi, chứ hạnh phúc không chỉ là đích đến!"

6.  Giải trí

Giải trí là những hoạt động thường xuyên hoặc theo thói quen giúp mang lại niềm vui, sự phấn khởi trong khoảng thời gian thư giãn.
Tự do làm những gì mình thích như đi du lịch, khám phá thế giới, đọc sách, ăn uống, chơi thể thao,… một cách thường xuyên. Khi được làm những gì bản thân yêu thích, thì đó đã là một niềm hạnh phúc phải không nào? Người càng có nhiều sở thích sẽ có một cuộc sống thú vị hơn. Đến khi những sở thích trở thành đam mê, nó sẽ khiến bạn sống vì nó, hành động vì nó một cách mạnh mẽ và nhiệt huyết nhất.

7. Chia sẻ

Chia sẻ là việc bạn tạo ra các giá trị có ích cho cộng đồng chẳng hạn giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, làm từ thiện, tạo ra các sản phẩm, dịch vụ phục vụ đời sống người dân có ích cho xã hội.
Cuộc sống là để cho đi, để thể hiện tình yêu thương với mọi người, để cảm thấy bình yên trong cuộc sống. Khi bạn mang lại niềm vui cho người khác, bản thân bạn sẽ thấy ấm áp hơn. Đó là nhu cầu tự thân và tự nhiên trong mỗi chúng ta, không cần lý do hay mục đích gì cả.

8. Tâm linh

Mỗi người trên thế giới theo một tôn giáo khác nhau, hoặc có những người không theo một tôn giáo nào; nhưng đối với họ, luôn tồn tại một thế giới tâm linh, luôn có một thế giới cao cả hơn. Tìm về thế giới tâm linh, tìm về tôn giáo là một hoạt động tích cực giúp con người có niềm tin, có thể giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống và giúp con người hướng thiện. Ngay cả khi bạn không tin vào sức mạnh siêu nhiên, bạn cũng nên tìm cho mình một đấng ơn trên để bạn có thể nói như vậy khi gặp những điều quan trọng, như "Ôi Chúa ơi!"

Bản chất của con người thường bị bánh xe
Nguồn: vothanhnha.com

Cách vẽ bánh xe cuộc đời trên Powerpoint chi tiết

Để vẽ bánh xe cuộc đời bạn có thể sử dụng giấy bút vẽ, các công cụ như Powerpoint, Canva, Photoshop,.... hoặc những mẫu trên Internet. Trong bài viết này, ZaloPay sẽ hướng dẫn các bạn cách vẽ bánh xe cuộc đời 8 khía cạnh trên PowerPoint.

  • Bước 1: Mở ứng dụng Powerpoint và chọn Insert trên thanh Menu.
  • Bước 2: Chọn mục Shapes (1) và chọn hình khối tròn (2) tương tự hình minh họa. Lưu ý để hình tròn không bị méo thì bạn hãy giữ phím Shift và kéo giữ hình tròn cho đến kích thước mong muốn.
Bản chất của con người thường bị bánh xe
  • Bước 3: Chọn Home > Chọn Mục Shape Fill để đổi màu bánh xe trùng với màu nền của Slide.
Bản chất của con người thường bị bánh xe
  • Bước 4: Bấm vào hình tròn vừa vẽ để menu Drawing Tools hiển thị (1). Sau đó chọn đường line (2) như hình bên dưới để phân chia bánh xe thành các lát cắt.
Bản chất của con người thường bị bánh xe
  • Bước 5: Sử dụng đường line để nối các đường thẳng lại với nhau. Như hình bên dưới điểm 1 sẽ nối với điểm 1', nối điểm 2 với 2' và bạn lần lượt nối các điểm để hoàn thành bánh xe cuộc đời với 8 lát cắt.
Bản chất của con người thường bị bánh xe
  • Bước 6: Vẽ thang điểm từ 1 -10. Bạn chọn menu Insert (1) => chọn Text Box (2), sau đó gõ số từ 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1. Cuối cùng bạn điều chỉnh kích thước và di chuyển thang điểm cho phù hợp.
Bản chất của con người thường bị bánh xe
  • Bước 7: Điền các khía cạnh bạn muốn đánh giá vào bánh xe. Chẳng hạn như hình bên dưới 8 khía cạnh cuộc sống được đánh giá gồm có Sức khỏe, phát triển bản thân, các mối quan hệ, gia đình, sự nghiệp, tài chính, giải trí và tâm linh.
Bản chất của con người thường bị bánh xe
  • Bước 8: Bạn tự đánh giá mức độ hài lòng của bản thân đối với từng tiêu chí trong cuộc đời và sử dụng các đường kẻ để nối các điểm lại với nhau. Ví dụ, bạn đánh giá tài chính hiện tại ở mức điểm thứ 5, sức khỏe của mình ở mức điểm thứ 6. Sau đó, bạn nối 2 điểm này lại với nhau và làm tương tự với những khía cạnh cuộc sống khác.
Bản chất của con người thường bị bánh xe

Hướng dẫn cách áp dụng thực tế Wheel of life vào cuộc sống

Áp dụng Wheel of life đúng cách sẽ giúp bạn lấy lại quyền kiểm soát cuộc sống của mình. Dưới đây là một số cách áp dụng Wheel of life mà bạn có thể tham khảo:

Cách đảm bảo về sức khỏe

Bản chất của con người thường bị bánh xe
Nguồn: dnse.com.vn

Hãy bắt đầu tập những thói quen tốt như:

  • Đi ngủ sớm trước 10 giờ, dậy từ 5 giờ sáng để tập thể dục;
  • Ăn uống đúng giờ, đầy đủ chất dinh dưỡng;
  • Tự sắp xếp, điều chỉnh thời gian sinh hoạt hợp lý để có thể tham gia các khóa học yoga, chạy bộ, gym;
  • Hạn chế các rượu bia, thuốc lá;
  • Tích cực nấu cơm tại nhà để có chế độ ăn uống, lối sống lành mạnh hơn.

Cách cải thiện và nâng cao tài chính

  • Ghi chép lại tình hình tài chính hiện tại. Bao gồm: tổng thu nhập, chi tiêu hàng tháng, số nợ cần thanh toán,...);
  • Lên hoạch tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết;
  • Học cách đầu tư tài chỉnh để tạo nguồn thu nhaọa thụ động hoặc quỹ dự phòng tài chính.

Cách tăng cường phát triển kỹ năng bản thân

  • Đánh giá năng lực hiện tại, tìm ra những kỹ năng bạn cần học hỏi;
  • Đăng ký tham gia một khóa học về những kỹ năng đó hoặc đọc sách để trau dồi thêm;
  • Lên kế hoạch cụ thể thực hiện và kiên trì với mục tiêu đặt ra.

Mỗi khía cạnh của bánh xe đề có tầm quan trọng nhất định, vậy nên bạn không nên chỉ tập trung vào một cái mà bỏ quên các lĩnh vực khác. Nếu cứ bỏ quên suốt một thời gian thì sẽ rất nguy hiểm, bánh xe của bạn có thể rơi vào tình trạng “xiêu vẹo”, không cân bằng.

Xem thêm: Top 5 các kênh đầu tư tiền nhàn rỗi

Tạo “Tài khoản tích lũy” cùng ví điện tử ZaloPay

Như bạn thấy, tài chính là một yếu tố, khía cạnh quan trọng trong cuộc sống mỗi người. Những thiếu hụt về tài chính có thể sẽ khiến cho những khía cạnh khác bị ảnh hưởng. Do đó, ngay từ bây giờ hãy học cách quản lý tài chính hiệu quả, bắt đầu tích lũy tiết kiệm cho bản thân và gia đình để luôn chủ động trong cuộc sống.

Nếu bạn đang gặp rắc rối trong chi tiêu, hay đang phân vân không biết dùng số tiền nhàn rỗi để đầu tư như thế nào cho hiệu quả thì hãy tham khảo “Tài khoản tích lũy” trên ví điện tử ZaloPay. Với khoản tiền lời tự động cộng dồn mỗi ngày, bạn có thể đem về nguồn thu nhập hấp dẫn với mức sinh lời hấp dẫn lên đến 6%/năm. Bên cạnh đó, Tài khoản tích lũy còn giúp bạn thoải mái tiết kiệm mà không bị giới hạn tiện ích thanh toán, hay thời gian nạp tiền, rút tiền. ZaloPay sẽ giúp bạn sinh lời bằng chính số tiền đang có trong tài khoản, tiền lời cộng dồn tiền lời, giúp bạn tạo ra nhiều càng nhiều số tiền tích lũy cho riêng mình.

Các bước tạo tài khoản tích lũy trên ZaloPay:

  • Bước 1: Tại màn hình chính của ZaloPay, bấm chọn biểu tượng Heo đất, rồi bấm Tiếp tục
  • Bước 2: Đọc kỹ các hướng dẫn, sau đó chọn Đăng ký để nhận tiền lời
  • Bước 3: Bấm chọn Mở tài khoản tích lũy, và bổ sung các thông tin cần thiết. Đọc kỹ bản hợp đồng rồi nhấn “Ký Hợp đồng”.
  • Bước 4: Sau khi mở tài khoản tích lũy thành công, bạn có thể nạp tiền vào tài khoản và bắt đầu tích lũy, sinh lời mỗi ngày. Lưu ý, số tiền tối thiểu ở lần nạp đầu tiên là 10.000đ.

Trên đây là những thông tin hữu ích về bánh xe cuộc đời và cách thiết lập bánh xe cuộc đời cho cá nhân. Hãy tìm hiểu và xây dựng bánh xe cuộc đời cho riêng mình để tự đánh giá và đưa ra những mục tiêu, kế hoạch phù hợp để phát triển bản thân, sự nghiệp của mình. Đừng quên tạo Tài khoản tích lũy trên ZaloPay để có thêm 1 khoản thu nhập giúp bạn đạt được nhiều hơn các mục tiêu trong cuộc sống.