Bản sao giấy khai sinh duoc goi là bản gì năm 2024

Tôi quê ở Bắc nhưng làm việc ở TP HCM, cơ quan yêu cầu bổ sung hai giấy khai sinh nhưng tôi không có bản gốc mà chỉ còn duy nhất bản sao.

Tôi mang ra phường công chứng thì họ nói "bản sao không công chứng được". Mẹ tôi ở quê ra xã xin bản sao cho tôi, cán bộ hộ tịch chỉ cho một bản, rồi bảo "muốn bao nhiêu thì mang đi photo công chứng". Vậy pháp luật quy định thế nào về trường hợp này? [Quoc Dung]

Luật sư tư vấn

Căn cứ khoản 1 Điều 77 Luật Công chứng 2014, Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản. Như vậy, pháp luật không cho phép chứng thực bản sao từ bản sao mà chỉ có chứng thực bảo sao từ bản chính.

Việc UBND xã quê bạn cho rằng có thể mang bản sao giấy khai sinh đi photo công chứng là hoàn toàn không có cơ sở. Luật không quy định giới hạn số lượng bản sao mà bạn cần trích lục. Do đó bạn có thể đến UBND cấp xã xin trích lục nhiều bản sao giấy khai sinh cùng một lúc và để dành những lúc cần thiết.

Nếu cán bộ xã có hành vi không tiếp nhận yêu cầu này, bạn có thể khiếu nại hành vi hành chính của họ.

Giấy khai sinh bản sao có công chứng được hay không? Hoá đơn giá trị gia tăng có công chứng được không? Thủ tục công chứng, chứng thực hiện nay vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường thắc mắc rằng không biết khi mất bản chính giấy khai sinh thì có lấy bản sao đi để công chứng được không. Bài viết dưới đây, Văn phòng công chứng Nguyễn Huệ sẽ giải đáp cho bạn để bạn hiểu rõ hơn.

\>>> Xem thêm: Báo giá phí công chứng giấy tờ, chứng từ

Công chứng là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:

Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản [sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch];

Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.

Cần tìm hiểu thế nào là bản sao giấy khai sinh?

Bản sao giấy khai sinh theo quy định tại điều 2, điều 4 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì bản sao giấy khai sinh được chia làm 2 dạng:

Dạng 1: Bản sao giấy khai sinh từ sổ gốc

Bản sao Giấy khai sinh từ sổ gốc là bản sao được cấp từ sổ gốc, do cơ quan đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao, có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.

Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.

Dạng 2: Bản sao giấy khai sinh có chứng thực [dạng chứng thực bản sao từ bản chính]

\>>> Xem thêm: Thủ tục xin cấp sổ đỏ

Bản sao giấy khai sinh có chứng thực là bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.

Như vậy, việc cấp giấy khai sinh và cấp bản sao giấy khai sinh ở cả 2 dạng đều do cơ quan có thẩm quyền thực hiện và đều dựa trên căn cứ pháp lý nhất định [từ sổ gốc hay chứng thực bản sao từ bản chính]. Do đó, bản sao giấy khai sinh được công chứng.

Điều kiện công chứng bản sao giấy khai sinh

Để thực hiện việc công chứng bản sao giấy khai sinh thì cần đảm bảo các điều kiện sau:

– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn có thẩm quyền cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao giấy khai sinh từ bản gốc.

– Bản sao không có thời hạn sử dụng;

Hóa đơn giá trị gia tăng được hiểu như thế nào?

Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định [Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC]. Trong đó, hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế gia trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động:

Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;

Hoạt động vận tải quốc tế;

Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

Xuất khẩu hàng hóa, cung ứng dịch vụ ra nước ngoài.

Hóa đơn giá trị gia tăng có công chứng được không?

\>>> Xem thêm: Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội

Theo Điều 18 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính phải là:

Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thêm vào đó, khoản 6 Điều 22 Nghị định này nêu rõ, giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao.

Đồng thời, theo hướng dẫn tại Công văn số 9639/BCT-PC của Bộ Công Thương thì hóa đơn giá trị gia tăng không thuộc các giấy tờ được chứng thực theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.

Việc chứng thực hóa đơn giá trị gia tăng, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, huyện từ chối chứng thực. Như vậy, hóa đơn giá trị gia tăng không được chứng thực bản sao từ bản chính.

Khách hàng đang còn băn khoăn về vấn đề Giấy khai sinh bản sao có công chứng được hay không? Thì hãy để lại thông tin chúng tôi sẽ liên hệ tới các bạn đọc một cách nhanh chóng.

Giấy khai sinh bản sao khác gì bản chính?

Bản sao Giấy khai sinh có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch dân sự trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Cơ quan đăng ký hộ tịch đã cấp bản chính cho giấy khai sinh có thẩm quyền cấp bản sao. Khác với Giấy khai sinh bản gốc, số lượng bản sao được cấp theo yêu cầu của người công dân.

Bản sao giấy khai sinh bản sao có thời hạn bao lâu?

Từ những phân tích trên, bản sao giấy khai sinh không có thời hạn sử dụng và khi đã xuất trình bản sao giấy khai sinh thì không cần phải xuất trình thêm bản chính để đối chiếu trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Bản sao công chứng giấy khai sinh là gì?

- Bản sao giấy khai sinh công chứng là thực chất là bản photo nhưng đã được chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào giấy khai sinh gốc để chứng thực bản sao giấy khai sinh có nội dung đúng như ghi trong bản gốc.

Bản gốc giấy khai sinh ai giữ?

Tuy nhiên, việc đề nghị cấp lại giấy khai sinh bản chính không thể giải quyết là có lý do. Với rất nhiều thắc mắc về vấn đề này, Bộ Tư pháp đã trả lời như sau: Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc, có ý nghĩa quan trọng, nên mỗi cá nhân có trách nhiệm bảo quản và giữ gìn để sử dụng sau này.

Chủ Đề