Bảng chân lý led thanh 7

Led 7 thanh đồng hồ Anot Chung - Sáng Đỏ

Mô tả sản phẩm

LED 7 thanh hay còn được gọi là LED 7 đoạn, bao gồm 7 đoạn đèn LED được xếp lại với nhau thành hình chữ nhật. Khi các đoạn lập trình để chiếu sáng thì sẽ hiển thị chữ số của hệ thập phân hoặc thập lục phân. Đôi khi LED số 8 được hiển thị dấu thập phân khi có nhiều LED 7 thanh được nối với nhau để có thể hiển thị được các số lớn hơn 2 chữ số. 

Thông số kĩ thuật

Với các đoạn LED trong màn hình đều được nối với các chân kết nối để đưa ra ngoài. Các chân này được gán các ký tự từ a đến g, chúng đại diện cho từng LED riêng lẻ. Các chân được kết nối với nhau để có thể tạo thành một chân chung. 

Chân Pin chung hiển thị thường được sử dụng để có thể xác định loại màn hình LED 7 thanh đó là loại nào. Có 2 loại LED 7 thanh được sử dụng đó là Cathode chung (CC) và Anode chung (CA)

Hướng dẫn sử dụng

  • Cathode chung (CC): Trong màn hình Cathode chung thì tất cả các cực Cathode cả các đèn LED được nối chung với nhau với mức logic “0” hoặc nối Mass (Ground). Các chân còn lại là chân Anode sẽ được nối với tín hiệu logic mức cao (HIGHT) hay  mức logic 1 thông qua 1 điện trở giới hạn dòng điện để có thể đưa điện áp vào phân cực ở Anode từ a đến G để có thể hiển thị tùy ý. 
  • Anode chung (CA): Trong màn hình hiển thị Anode chung, tất cả các kết nối Anode của LED 7 thanh sẽ được nối với nhau ở mức logic “1”, các phân đoạn LED riêng lẻ sẽ sáng bằng cách áp dụng cho nó một tín hiệu logic “0” hoặc mức thấp “LOW” thông qua một điện trở giới hạn dòng điện để giúp phù hợp với các cực Cathode với các đoạn LED cụ thể từ a đến g. 
Bảng chân lý led thanh 7
LED 7 thanh Anode chung

Nói chung là LED 7 thanh Anode chung thường phổ biến hơn vì các mạch điện thường sử dụng nối với nguồn chung. Với một số lưu ý rằng LED 7 thanh Cathode chung thông thường các mạch đều nối cực dương chung và ngược lại vì thế nếu nối với dương nguồn của mạch thì LED 7 đoạn Cathode chung sẽ không thể phát sáng. 

Tùy thuộc vào các chữ số thập phân mà LED hiển thị. LED sẽ nên được phân cực thuận. Chẳng hạn, nếu hiển thị chữ số 0 thì chúng ta bắt buộc cần phải làm sáng 6 đoạn LED tương ứng đó à a, b, c, d, f. Do đó, các con số khác nhau sẽ được thể hiện từ 0 – 9 trên màn hình. 

Bảng chân lý của LED 7 thanh

Đối với LED 7 thanh để hiển thị chính xác các con số từ 0 – 9 như mong muốn thì chúng ta cần phải tạo ra một bảng chân lý để giúp chúng ta nắm bắt và hiển thị những con số, ký tự một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. 

Decimal Digit Individual Segments Illuminated
a b c d e f g
0 x x x x x x  
1   x x        
2 x x   x x   x
3 x x x x     x
4   x x   x   x
5 x   x x   x x
6 x   x x x x x
7 x x x        
8 x x x x x x x
9 x x x     x x

Bảo hành

- Tất cả sản phẩm được đã được LKCG.VN kiểm tra và dãn tem trước khi gửi hàng

- Chính sách bảo hành sản phẩm của LKCG.VN được áp dụng: Tại đây

- Sản phẩm được kiểm tra khi quý khách yêu cầu.

Hình ảnh

Bảng chân lý led thanh 7
Bảng chân lý led thanh 7

Từ khóa

- Nhận xét về việc chấp hành các nội qui, quy định tại nơi thực tập:

4.1. Tìm hiểu Led 7 thanh

Trong các thiết bị, để báo trạng thái hoạt động của thiết bị cho với thông số chỉ là các dãy số đơn thuần, thường người ta sử dụng "Led 7 đoạn". Led 7 đoạn được sử dụng khi các dãy số không đòi hỏi quá phức tạp, chỉ cần hiện thị số là đủ, chẳng hạn Led 7 đoạn được dùng để hiển thị nhiệt độ phòng, trong các đồng hồ treo tường bằng điện tử, hiển thị số lượng sản phẩm được kiểm tra sau một công đoạn nào đó...

Led 7 đoạn có cấu tạo bao gồm 7 led đơn có dạng thanh xếp theo hình 4.1 và có thêm một led đơn hình tròn nhỏ thể hiện dấu chấm tròn ở góc dưới bên phải của Led 7 đoạn.

8 led đơn trên Led 7 đoạn có Anode (cực dương) hoặc Cathode (cực âm) được nối chung với nhau vào một điểm, và được đưa chân ra ngoài để kết nối với mạch điện. 8 cực còn lại trên mỗi led đơn được đưa thành 8 chân riêng, cũng được đưa ra ngoài để kết nối với mạch điện. Nếu Led 7 đoạn có Anode chung, đầu chung này được nối với +Vcc, các chân còn lại dùng để điều khiển trạng thái sáng tắt của các led đơn, led chỉ sáng khi tín hiệu đặt vào các chân này ở mức 0. Nếu Led 7 đoạn có Cathode chung, đầu chung này được nối xuống Ground (hay Mass), các chân còn lại dùng để điều khiển trạng thái sáng tắt của các led đơn, led chỉ sáng khi tín hiệu đặt vào các chân này ở mức 1.

4.2. Sơ đồ chân và chức năng các chân.

Hình 4.2: Sơ đồ cấu trúc Led 7 thanh loại Cathode chung và Anode chung

Chức năng các chân.

+ Gnd, Vcc là các chân cấp nguồn chung.

+ Các chân a, b, c, d, f, g, dp là các chân cấp nguồn cho các thanh tương ứng a, b, c, d, e, f, g, dp.

4.3 Nguyên lý hoạt động.

- Led Anode chung.

Hình 4.3: Led 7 thanh loại Anode chung

Đối với dạng Led Anode chung, chân COM phải có mức logic 1 và muốn sáng Led thì tương ứng các chân a – f, dp sẽ ở mức logic 0.

Bảng 4.1: Bảng mã cho Led Anode chung (a là MSB, dp là LSB)

Bảng 4.2: Bảng mã cho Led Anode chung (a là LSB, dp là MSB)

- Led Cathode chung.

Hình 4.4: Led 7 thanh loại Cathode chung

Đối với dạng Led Cathode chung, chân COM phải có mức logic 0 và muốn sáng Led thì tương ứng các chân a – f, dp sẽ ở mức logic 1.

Bảng 4.3: Bảng mã cho Led Cathode chung (a là MSB, dp là LSB)

Bảng 4.4: Bảng mã cho Led Anode chung (a là LSB, dp là MSB)

Vì Led 7 đoạn chứa bên trong nó các led đơn, do đó khi kết nối cần đảm bảo dòng qua mỗi led đơn trong khoảng 10mA-20mA để bảo vệ led. Nếu kết nối với nguồn 5V có thể hạn dòng bằng điện trở 330Ω trước các chân nhận tín hiệu điều khiển.

CHƯƠNG 5: KHỐI ĐIỀU CHỈNH THÔNG SỐ THỜI GIAN

Thực chất của khối điều chỉnh thông số thời gian là tạo ra xung dao động để đưa vào chân đếm của IC đếm làm tăng lên hoặc giảm xuống mã bộ đếm đầu ra của IC đếm, dẫn đến số chỉ thị thời gian cũng tăng hoặc giảm theo.

Khối điều chỉnh thời gian đơn giản là các phím bấm chỉnh phút và chỉnh giờ hay ngày tháng năm.

C l o c k 1 0 n F 0 1 0 0 H I S W

Hình 5.1: Phương pháp tạo xung

Các phím bấm này kết hợp với các điện trở và tụ hoặc các cổng logic để tạo xung đưa vào các lối vào clock của các IC đếm. Trong mạch không dùng đến nút chỉnh giây bởi đơn vị thời gian của nó nhỏ. Còn nếu muốn chỉnh chính xác đếm đơn vị giây ta chỉ cần khởi động mạch vào thời điểm có giá trị giây là 00.

CHƯƠNG 6: KHỐI NGUỒN NUÔI

6.1. Giới thiệu chung.

Trong hầu hết các mạch logic số, nguồi nuôi thường duy trì ổn định ở mức +5V. Do yêu cầu cao của hệ thống các nguồn nuôi thường được chế tạo một cách đặc biệt nhằm đem lại hiệu quả, và tính ổn định cao.

Thông thường có 2 kiều nguồn chính:

- Dùng pin hoặc ắc quy cho điện áp tương đối ổn định, mặc dù trên thị trường không có loại pin hoặc ắc quy chuẩn 5V cho nên nếu dùng nó thì phải qua một bộ biến đổi điện áp để đưa điện áp về dạng chuẩn hơn nữa trong quá trình sử dụng, năng lượng trong pin, ắc quy hết đi hệ thống sẽ bị gián đoạn.

Hình 6.1: Sơ đồ đưa điện áp 6V từ pin về điện áp chuẩn

- Trên thực tế để có nguồn điện đáng tin cậy người ta hay dùng phương pháp ổn áp điện áp một chiều từ cuộn sơ cấp của biến áp sau khi đã chỉnh lưu bằng cách sử dụng một số IC ổn áp như 7805 hoặc một số loại khác.