Báo cáo thực tập về hợp đồng dịch vụ

Báo cáo thực tập về hợp đồng dịch vụ
Báo cáo thực tập công chứng hợp đồng mua bán

Sau đây mình xin giới thiệu đến cho các bạn bài Báo Cáo Thực Tập Công Chứng Hợp Đồng Mua Bán hay nhất từ trước đến nay, chính vì thế hôm nay mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn bài mẫu báo cáo thực tập này .Nội dung được triển khai theo nhiều nghiên cứu khác nhau, và đồng thời đây cũng là bài mẫu của một bạn sinh viên đạt điểm cao . Hứa hẹn ít nhiều tài liệu hữu ích này sẽ giúp được cho các bạn sinh viên đang có ý định hoàn thiện một bài báo cáo thực tập về công chứng hợp đồng mua bán. Nếu các bạn đang gặp khó khăn về vấn đề cần phải hoàn thiện một bài báo cáo thực tập thì các bạn cứ nhanh tay liên hệ với dịch vụ viết thuê luận văn cho mình qua zalo : 0917193864 để mình hỗ trợ cho các bạn nhé.

Phần I: Mở Đầu Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Công Chứng Hợp Đồng Mua Bán

Nhà ở giữ vai trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội của một đất nước. Khi xã hội càng phát triển nhu cầu nhà ở càng được hội quan tâm. Cũng như các quốc gia khác trên thế giới, ở Việt Nam, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp”. Để đảm bảo thực hiện quyền hiến định trên, các chính sách pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, thể hiện qua việc ban hành và kịp thời sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật phù hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử của đất nước. Chế định hợp đồng mua bán nhà ở luôn chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống quy phạm pháp luật và ngày càng được hoàn thiện. Các văn bản pháp luật quan trọng trực tiếp điều chỉnh hợp đồng mua bán nhà ở, như: Bộ luật dân sự, Luật nhà ở, Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản, Luật thuế, Luật bảo vệ người tiêu dùng… cùng các văn bản hướng dẫn, về cơ bản đã tạo được khung pháp lý phù hợp cho các chủ thể khi xác lập hợp đồng mua bán nhà ở và mang lại hiệu quả xã hội ngày càng cao. Tuy nhiên, xét về tính đồng bộ thì pháp luật về hợp đồng mua bán nhà ở hiện nay còn nhiều bất cập, hạn chế khiến cho thị trường nhà ở bất ổn định, thiếu minh bạch, chưa đảm bảo nguyên tắc công bằng, chưa tương đồng với pháp luật hợp đồng của một quốc gia.

Báo cáo thực tập công chứng hợp đồng mua bán Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, hợp đồng mua bán nhà ở xảy ra với nhiều hình thức phức tạp, trong đó tình trạng hợp đồng mua bán nhà ở không tuân thủ quy định pháp luật xảy ra phổ biến, tình trạng tranh chấp về hợp đồng mua bán nhà ở tại các tòa án ngày càng nhiều… ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự của đất nước nói chung và ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao kết hợp đồng nói riêng. Cho nên việc tìm hiểu những quy định liên quan đến công chứng hợp đồng mua bán nhà ở là rất cần thiết. Bằng những kiến thức đã học, học viên xin giải quyết tình huống: “Anh Nguyễn Văn Thành là chủ sở hữu căn nhà tại thành phố T, tỉnh K. Hiện căn nhà này đang được anh Thành cho chị Vương Thị Thái Thuê. Do cần tiền nên anh Thành có ý định bán căn nhà này cho anh Trần Văn Khánh. Theo anh (chị) nếu anh Thành bán căn nhà này cho anh Khánh thì có hợp pháp không? Anh (chị hãy xây dựng quy trình công chứng hợp đồng mua bán nhà ở đối với tình huống này?”.

XEM THÊM : Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập Giá Rẻ

Phần Ii: Nội Dung Báo Cáo Thực Tập Về Công Chứng Hợp Đồng Mua Bán

1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán nhà ở

Nhà ở là tư liệu sinh hoạt và là nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân, mỗi gia đình.

Xã hội càng văn minh, hiện đại thì chỗ ở mà chính xác hơn là nhà ở càng có vai trò quan trọng. Nhà ở không phải chỉ là một vật thể kiến trúc đơn thuần bảo đảm nhu cầu ở của con người, mà nó còn là một vật thể biểu thị các giá trị văn hóa, lịch sử của một dân tộc, một quốc gia và cả nhân loại. Chính vì thế nhà ở đã được nhiều ngành khoa học nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Theo phạm trù triết học thì nhà ở là lượng vật chất định hình kiến trúc, đồng bộ và mang tính văn hóa; theo phạm trù xã hội học thì nó là phương tiện đáp ứng nhu cầu ở của con người; theo phạm trù kinh tế thì nó là khối tài sản thường có giá trị lớn trong tổng tài sản quốc gia; còn theo phạm trù pháp luật thì nhà ở là đối tượng điều chỉnh của nhiều ngành luật, trong đó có ngành luật dân sự.

Báo cáo thực tập công chứng hợp đồng mua bán Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Hợp đồng là sự thể hiện ý chí của hai bên về việc thể hiện với nhau về quyền và nghĩa vụ của các bên, xác định khi nào và trong điều kiện nào thì các quyền và nghĩa vụ này được xác lập, được thay đổi và chấm dứt. Các chủ thể tham gia hợp đồng là cá nhân hoặc pháp nhân và các loại chủ thể khác. “Khách thể của hợp đồng chính là đối tượng của hợp đồng có thể là tài sản, hàng hóa hoặc dịch vụ. Nguyên tắc quan trọng và bình đẳng được pháp luật bảo vệ là nguyên tắc tự do thỏa thuận, bình đẳng và thiện chí, trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng”.

Hợp đồng mua bán tài sản là “sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vị chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên mua và nhận tiền bán tài sản, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán theo thời hạn, số lượng và phương thức các bên đã thỏa thuận”.

Tại Luật nhà ở 2014 có ghi nhận về hợp đồng mua bán nhà ở, quy định cụ thể về nội dung của hợp đồng mua bán nhà ở mà ở đó có các quy định về giá nhà ở và các nội dung về mua nhà ở trả chậm, trả dần, hay mua nhà ở thuộc các hình thức sở hữu, mua bán nhà ở đang cho thuê, mua nhà bằng hình thức trả trước…

Luật nhà ở năm 2014 quy định: “Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân”.

Luật nhà ở năm 2014 có phân biệt các loại nhà ở, bao gồm: Nhà ở riêng lẻ, nhà chung cư, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư, nhà ở xã hội.

Dựa trên cơ sở lý luận chung về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự về hợp đồng mua bán tài sản, Luật nhà ở năm 2014, Bộ luật dân sự năm 2015 có thể khái quát về hợp đồng mua bán nhà ở như sau: “Hợp đồng mua bán nhà ở là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên mua và bên bán, theo đó bên bán nhà ở có nghĩa vụ chuyển giao ngôi nhà hoặc phần nhà và quyền sở hữu ngôi nhà hoặc phần nhà đó cho bên mua; bên mua là chủ sở hữu ngôi nhà hoặc phần nhà do bên bán chuyển giao. Bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán đúng thời hạn, địa điểm, theo phương thức do các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở.”.

XEM THÊM : 17 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai Điểm Cao 2022

Báo cáo thực tập về hợp đồng dịch vụ
Báo cáo thực tập công chứng hợp đồng mua bán

1.2. Đặc điểm pháp lý của hợp đồng mua bán nhà ở đề tài báo cáo thực tập công chứng hợp đồng mua bán

Báo Cáo Thực Tập Công Chứng Hợp Đồng Mua Bán Nhà ở, đối tượng của hợp đồng mua bán nhà ở là một loại tài sản buộc phải đăng ký quyền sở hữu, vì thế, các giao dịch mua bán nhà ở đã được quy định khá chặt chẽ trong pháp luật. Theo quy định của pháp luật, hợp đồng mua bán nhà ở là một loại hợp đồng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản, do đó, nó có đầy đủ các đặc điểm của hợp đồng mua bán tài sản nói chung. Ngoài ra, nó cũng có những đặc điểm thể hiện tính đặc thù riêng (đối tượng của loại hợp đồng mua bá nhà ở khác hơn so với các loại hợp đồng khác, ngoài ra, nó còn chịu sự ảnh hưởng của các chính sách về nhà ở của Nhà nước ta). Hợp đồng mua bán nhà ở là loại hợp đồng mua bán tài sản nên nó cũng có những đặc điểm pháp lý chung của loại hợp đồng này là:

Thứ nhất, hợp đồng mua bán nhà ở là một hợp đồng song vụ. Theo đó, bên bán nhà ở và bên mua nhà ở đều có các quyền và nghĩa vụ nhất định, không bên nào chỉ cóquyền hoặc chỉ phải thực hiện các nghĩa vụ. Nghĩa vụ của bên này là quyền lợi của bên kia và ngược lại. Khi bên có nghĩa vụ đến hạn thực hiện nghĩa vụ nhưng không thực hiện đúng những cam kết đã thỏa thuận, thì bên có quyền sẽ yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng, thực hiện đủ những cam kết đã thỏa thuận. Tính song vụ còn được thể hiện ở chỗ quyền lợi của bên bán và bên mua chỉ có thể được đảm bảo khi bên mua và bên bán thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tương ứng của mình. Nói cách khác, trong hợp đồng mua bán nhà ở, quyền và nghĩa vụ của bên bán tương ứng với nghĩa vụ và quyền của bên mua.Vì thế hợp đồng mua bán nhà ở luôn phải được lập thành nhiều bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ một bản để làm cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo quyền và việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, đặc tính song vụ này cũng chỉ biểu hiện rõ nét sau khi hợp đồng được chứng thực, chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thời điểm có hiệu lực của hợp đồng).

Thứ hai, hợp đồng mua bán nhà ở là hợp đồng có đền bù. Tức là, trong hợp đồng, khi bên bán nhà hoặc bên mua nhà đã thực hiện cho bên kia một lợi ích, thì sẽ nhận được từ phía bên kia một lợi ích tương ứng. Điều này hoàn toàn khác với việc chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở trong quan hệ thừa kế, tặng cho nhà ở. Trong hai loại quan hệ này, người chuyển giao quyền sở hữu nhà sẽ không được nhận bất kỳ một lợi ích vật chất tương ứng với giá trị ngôi nhà để lại thừa kế hoặc đem tặng, cho. Còn người tiếp nhận quyền sở hữu nhà ở (người được thừa kế, được tặng cho) không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào đối với người chuyển quyền sở hữu ngôi nhà. Đặc điểm đền bù trong hợp đồng mua bán nhà ở là sự cụ thể hóa của nguyên tắc trao đổi ngang giá trong giao lưu dân sự mà các bên mua và bán đã thực hiện để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi họ tham gia giao kết hợp đồng. Thứ ba, hợp đồng mua bán nhà ở là hợp đồng chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản từ phía người bán cho người mua. Trong quan hệ giao dịch mua bán này, người bán nhà có trách nhiệm chuyển giao nhà hoặc phần nhà ở và quyền sở hữu ngôi nhà hợp pháp đó cho người mua, đồng thời người bán nhà cũng phải chuyển giao quyền sử dụng đất ở có căn nhà đó cho người mua, trừ trường hợp bán nhà trên phần đất thuê. Ngoài những đặc điểm pháp lý trên hợp đồng mua bán nhà ở còn có nhiều các đặc điểm riêng biệt như: về chủ thể tham gia giao kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng, hình thức của hợp đồng. Để hiểu một cách toàn diện và sâu sắc hơn các đặc điểm này tác giả sẽ đề cập ở những nội dung tiếp theo.

XEM THÊM : 115 Đề Tài Luật Đất Đai Bất Động Sản Viết Chuyên Đề Tốt Nghiệp

1.3. Công chứng hợp đồng mua bán nhà ở

Nhà ở là một loại tài sản đặc biệt quan trọng trong đời sống thường nhật của mỗi con người cũng như trong nền kinh tế. Và nhà ở cũng là tài sản có giá trị kinh tế lớn nhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số tài sản của (đối với đại đa số dân cư) mỗi con người, mỗi gia đình. Nó cũng chiếm phần lớn trong số các di sản được để lại truyền cho các thế hệ tiếp theo. Trong nền kinh tế, nhà ở thường gắn với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng, quy hoạch, những vấn đề lớn và quan trọng đối với mỗi con người, mỗi gia đình, cộng đồng vàxã hội, chiếm một tỷ trọng lớn về giá trị kinh tế trong nền kinh tế nói chung. Do tính chất, ý nghĩa đặc biệt của nó mà pháp luật về nhà ở luôn chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật nói chung (không chỉ riêng đối với Việt Nam). Và hoạt động công chứng có một vị trí tương xứng trong các quy định của pháp luật liên quan tới nhà ở, nhất là các quy phạm điều chỉnh các giao dịch có liên quan tới nhà ở. Nó góp phần đảm bảo cho việc thực hiện các giao dịch liên quan tới nhà ở một cách minh bạch, đúng pháp luật, bảo đảm quyền lợi của chính các bên có liên quan trong giao dịch, của những người có liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới tài sản là nhà ở; góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội, tránh các xung đột, tranh chấp trong đời sống dân sự thường ngày.

Báo Cáo Thực Tập Công Chứng Hợp Đồng Mua Bán là hợp đồng mua bán nhà ở là thỏa thuận giữa các bên nhằm chuyển quyền sở hữu nhà ở từ bên bán sang bên mua theo đó bên bán có nghĩa vụ bàn giao nhà cho bên mua cùng giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở và bên mua phải hoàn trả cho bên bán một khoản tiền.

Mặc dù Luật Nhà ở có quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu không trùng với thời điểm đăng ký quyền sở hữu, tuy nhiên khi thực hiện công chứng đối với hợp đồng mua bán nhà ở thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận sở hữu đứng tên người bán.

– Đối tượng được phép bán nhà ở: Người bán nhà ở phải là chủ sở hữu đối với nhà ở và đã đăng ký quyền sở hữu nhà ở, nhà ở phải không thuộc trường hợp bị hạn chế thực hiện giao dịch và đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện của Luật Nhà ở, có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Đối với những trường hợp không được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài chỉ được hưởng giá trị của nhà ở thì mặc dù không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhưng những người này vẫn có quyền bán, riêng đối với trường hợp nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất thì người được hưởng giá trị nhà ở phải thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan quản lý đất đai để cập nhật sổ địa chính về việc mình được hưởng giá trị của quyền sử dụng đất trước khi bán nhà ở.

Trường hợp chủ sở hữu nhà ở đã có những thỏa thuận, giao dịch khác trước đó có liên quan tới nhà ở thì cần phải phân biệt và xem xét các thỏa thuận đó có hạn chế gì về quyền của chủ sở hữu trong việc thực hiện bán nhà ở, các điều kiện phải thực hiện trước khi bán. Thông thường hay gặp là trường hợp chủ sở hữu đã thế chấp và hợp đồng thế chấp nhà ở vẫn đang có hiệu lực, hoặc trường hợp nhà ở đã cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ. Lúc này, người mua sẽ phải được thông báo về các giao dịch này và kế thừa để thực hiện các thỏa thuận trước đó. Riêng đối với trường hợp cho thuê nhà ở mà khi nhà ở đó đem bán thì hết sức lưu ý rằng, người thuê sẽ là người có quyền ưu tiên mua, chỉ trong trường hợp người thuê không có nhu cầu thì mới được bán cho người khác. Tuy nhiên, có thể trong hợp đồng thuê nhà còn có các thỏa thuận khác về việc bồi thường, kế thừa các thỏa thuận trong hợp đồng thuê từ người bán sang cho người mua.

Trong trường hợp bên bán là người mua, thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp thì cần đặc biệt lưu ý tới điều kiện về hoàn thành nghĩa vụ thanh toán và đã hết thời gian hạn chế bán. Chỉ sau khi đã thỏa mãn điều kiện này thì mới được phép thực hiện việc bán nhà ở.

Đối với những trường hợp nhà ở là nhà biệt thự, nhà ở riêng lẻ mà chủ sở hữu nhà ở và chủ sử dụng đất là khác nhau thì văn bản thỏa thuận giữa họ là một cơ sở pháp lý quan trọng để khẳng định chủ sở hữu nhà ở có được bán hay không, bán với điều kiện nào, thông thường thì người mua sẽ là người kế thừa các thỏa thuận này. Trong trường hợp mua bán nhà ở thuộc diện sở hữu có thời hạn, thì trước khi xem xét tới các thỏa thuận về việc mua bán nhà ở đó, cần phải xem xét trước tiên đối với các thỏa thuận về việc mua bán nhà ở trước đó (các thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở có thời hạn) có thỏa thuận được phép mua bán hay không, các điều kiện để mua bán, người mua nhà ở sở hữu có thời hạn phải chấp thuận các điều kiện, thỏa thuận, giao dịch đã được xác lập ban đầu. Người mua sẽ chỉ có quyền sở hữu trong khoảng thời gian còn lại.

– Đối tượng được mua nhà ở: Tất cả các đối tượng được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam đều có quyền mua nhà ở ngoại trừ các trường hợp được phép mua nhà ở (bao gồm nhà ở gắn liền với đất) tại các dự án phát triển nhà ở thương mại thì được phép mua nhà ở trong các dự án này.

Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015.

Sở tư pháp tỉnh Tuyên Quang (2020), Pháp luật về hợp đồng và giải quyết tranh chấp hợp đồng trong kinh doanh, Tuyên Quang, tr.3.

Trường đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, tr.140.

Khoản 1 điều 3 Luật nhà ở năm 2014.

Tổng hợp trên đây là toàn bộ của bài báo cáo thực tập về công chứng hợp đồng mua bán mà mình đã liệt kê đầy đủ những khái niệm,đặc điểm cần thiết nhất định cần phải có một bài báo cáo thực tập. Ngoài ra, bên mình có hỗ trợ nhận viết thuê báo cáo thực tập với tất cả các đề tài đa dạng khác nhau. Nếu bạn chưa thể hoàn thành một bài báo cáo thực tập thì hãy liên hệ ngay với dịch vụ viết thuê luận văn qua zalo : 0917193864 để mình hỗ trợ nhiệt tình cho các bạn sinh viên đang gặp các vấn đề phiền não nhé.