Bài hát bụi phấn của tác giả nào năm 2024

(nhạc: Vũ Hoàng - thơ: Lê Văn Lộc)

Khi Thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng Có hạt bụi nào vương trên tóc Thầy

Em yêu phút giây này Thầy em, tóc như bạc thêm bạc thêm vì bụi phấn đã cho em bài học hay

Mai sau lớn, nên người Làm sao, có thể nào quên? Ngày xưa Thầy dạy dỗ khi em tuổi còn thơ

(HNMCT) - “Khi thầy viết bảng, bụi phấn rơi rơi/ ó hạt bụi nào rơi trên bục giảng/Có hạt bụi nào vương trên tóc thầy”... Giai điệu trong trẻo, lời ca mộc mạc, gần gũi với tuổi thơ, bài hát “Bụi phấn” đã gây xúc động cho biết bao nhiêu người trong suốt 40 năm qua.

Bài hát bụi phấn của tác giả nào năm 2024

Nhạc sĩ Lê Văn Lộc.

Nhạc sĩ Lê Văn Lộc từng kể: Năm 1982, Nhà văn hóa Thanh niên phối hợp với CLB “Sáng tác trẻ” Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh mở lớp hướng dẫn sáng tác ca khúc. Thầy giáo - nhạc sĩ Trương Quang Lục viết đề mục lên bảng rồi ngồi vào đàn piano, tấu lên những hợp âm làm ví dụ cho người tham gia khóa học. Học viên Lê Văn Lộc phát hiện trên tóc thầy Trương Quang Lục có vương bụi phấn trắng li ti, khiến tóc thầy như điểm bạc. Cảm xúc trước hình ảnh đẹp ấy, rất nhanh Lê Văn Lộc cảm tác luôn mấy câu: “Em yêu phút giây này/ Thầy em, tóc như bạc thêm/ bạc thêm vì bụi phấn, để cho em bài học hay/ Mai sau lớn nên người/ Làm sao có thể nào quên/ Ngày xưa thầy dạy dỗ/ khi em tuổi còn thơ”. Nghe xong bài hát này, thầy khen ca khúc có cảm xúc chân thật, cần sửa thêm để thành bài hát hoàn chỉnh. Sau đó, nhạc sĩ Vũ Hoàng góp ý chỉnh sửa. Từ đó, ca khúc được ghi tên tác giả: Lê Văn Lộc và Vũ Hoàng.

Ca khúc “Bụi phấn” như tiếng lòng của người học trò mãi ghi nhớ công ơn dạy dỗ của các thầy cô, nhanh chóng được đông đảo học sinh truyền nhau hát vang trong những dịp lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày ra trường. Năm 2000, Báo Thiếu niên tiền phong, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Ban Khoa giáo Đài Truyền hình Việt Nam, Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói Việt Nam đã bình chọn ca khúc “Bụi phấn” vào danh sách 50 bài hát thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX.

Nhạc sĩ Lê Văn Lộc sinh ngày 14-7-1952 tại Sài Gòn. Năm 1989, ông tốt nghiệp Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh. Các năm 1977-1984, ông tham gia lực lượng thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác ca khúc. Ông từng là chuyên viên phòng Nghệ thuật Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh ca khúc, nhạc sĩ Lê Văn Lộc còn sáng tác khí nhạc như "Prelude số 2", "Variation", "Concerto cho kèn trumpet"... Nhạc sĩ Lê Văn Lộc đã được tặng nhiều giải thưởng, nhưng phần thưởng quý giá nhất đối với ông là tác phẩm “Bụi phấn” được công nhận là ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX sống mãi trong trái tim các thế hệ thầy trò cả nước.

Được ra đời vào năm 1982, bài hát "Bụi phấn" do 2 nhạc sĩ trẻ ngày đó là Lê Văn Lộc và Vũ Hoàng cùng sáng tác về một người thầy của mình: Nhạc sĩ Trương Quang Lục.

Được ra đời vào năm 1982, bài hát "Bụi phấn" do 2 nhạc sĩ trẻ ngày đó là Lê Văn Lộc và Vũ Hoàng cùng sáng tác về một người thầy của mình: Nhạc sĩ Trương Quang Lục.

Nhạc sĩ Lê Văn Lộc từng kể: Năm 1982 Thành đoàn - Nhà Văn hóa Thanh niên phối hợp Câu lạc bộ Sáng tác trẻ TP Hồ Chí Minh mở một lớp hướng dẫn cho các nhạc sĩ trẻ sáng tác thực tế. Lớp này kéo dài khoảng 2 - 3 tháng và người đứng ra hướng dẫn chính là nhạc sĩ Trương Quang Lục, còn nhạc sĩ Lê Văn Lộc là lớp trưởng.

Lúc ấy, trong những giờ dạy, nhạc sĩ Trương Quang Lục vẫn thường đưa ra những ví dụ về thủ pháp phát triển viết lên bảng và sau đó khi mọi người chép xong thì ông sẽ ngồi xuống diễn tấu minh họa ngay trên đàn piano. Trong một lần, khi ông ngồi xuống ghế để đàn piano, nhạc sĩ Lê Văn Lộc thấy trên đầu ông dính đầy bụi phấn. Nhạc sĩ Lộc thấy hình ảnh đó quá đẹp, thế là liền sáng tác. "Viết xong, tôi giơ tay lên, thầy mới hỏi: “Thắc mắc gì à?”, tôi bảo: “Dạ thưa không, tại hồi nãy thầy viết bảng bụi phấn dính trên đầu em thấy đẹp quá. Em đã sáng tác được một bài hát và em xin hát tặng thầy”. Nhạc sĩ Trương Quang Lục mới hỏi lại: “Giọng gì?”, “Dạ giọng Đô”. Ông hỏi tiếp: “Nhịp gì?”, “Dạ nhịp 3/4”. Sau cùng ông nói: “Tôi đệm em hát”. Thế là thầy trò tôi người đàn kẻ hát. Hát xong cả lớp vỗ tay rần rần. Sau đó nhạc sĩ Trương Quang Lục mới nói: “Đây là một bài nhạc chưa hoàn chỉnh, nếu được hoàn chỉnh sẽ là một bài nhạc rất tốt vì cảm xúc chân thật quá” - nhạc sĩ Lê Văn Lộc nhớ lại.

Sau khi tan học, nhạc sĩ Lê Văn Lộc tình cờ gặp nhạc sĩ Vũ Hoàng. Sau khi kể lại câu chuyện, nhạc sĩ Lê Văn Lộc đã nhờ nhạc sĩ Vũ Hoàng (khi đó đang công tác tại Khoa Âm nhạc và Mỹ thuật của Trường Cao đẳng Sư phạm TP Hồ Chí Minh) hoàn chỉnh nốt bài hát. Chỉ sau một đêm, bài hát trên đã được nhạc sĩ Vũ Hoàng hoàn thiện và khiến 2 vị nhạc sĩ vô cùng hài lòng.

Ngày 20.11.1982, lần đầu tiên ca khúc được cất lên bởi 2000 sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm TP Hồ Chí Minh và từ đó đến nay mỗi dịp lễ này, hầu như sân trường nào cũng vang lên giai điệu quen thuộc và thân thương của "Bụi phấn". Ca khúc từng được bình chọn là 1 trong 50 ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ 20.

Tác giả của bài Bụi phấn là ai?

Và "Bụi phấn" ra đời như thể đến nay đã 40 năm" - nhạc sĩ Vũ Hoàng xúc động. Sáng tác xong, nhạc sĩ Vũ Hoàng "va" ngay một vấn đề khó, đó là tựa ca khúc.19 thg 11, 2022null40 năm ca khúc "Bụi phấn" trong tâm thức nhạc sĩ Vũ Hoàngnld.com.vn › Văn hóa - Văn nghệnull

Bụi phấn thổ của ai?

Nhạc sĩ Lê Văn Lộc đã được tặng nhiều giải thưởng, nhưng phần thưởng quý giá nhất đối với ông là tác phẩm “Bụi phấn” được công nhận là ca khúc thiếu nhi hay nhất thế kỷ XX sống mãi trong trái tim các thế hệ thầy trò cả nước.12 thg 11, 2022null''Bụi phấn'' - tiếng lòng của nhiều thế hệ thầy trò - hanoimoi.comhanoimoi.vn › Văn hóa › Giải trínull

Bài hát Bụi phấn ai hát đầu tiên?

Nhạc sỹ Trương Quang Lục là người đầu tiên được nghe ca khúc do chính Lê Văn Lộc hát khi vừa phát triển đoạt nhạc đầu tiên, nghe xong nhạc sỹ đã khen: “Đây là một đoan nhạc có cảm xúc rất chân thật, nếu phát triển được thành ca khúc thì đó sẽ là một ca khúc hay”.18 thg 11, 2020nullCa khúc 'Bụi phấn' lần đầu tiên được hát ở đâu? - Báo Tiền Phongtienphong.vn › ca-khuc-bui-phan-lan-dau-tien-duoc-hat-o-dau-post1290940null

Bài hát Bụi phấn có ý nghĩa gì?

Hai tác giả đã nói hộ tấm lòng của biết bao lớp học trò đối với công lao vất vả của thầy: Khi thầy viết bảng bụi phấn rơi rơi. Có hạt bụi nào rơi trên bục giảng. Có hạt bụi nào vương trên tóc thầy. Hình ảnh người thầy hiện lên qua bài hát thật cảm động và đẹp với niềm lao động say mê khi giảng bài.nullSức lay động của bài ca “bụi phấn” - Phòng GD&ĐT Huyện Đại Lộcpgddailoc.edu.vn › suc-lay-dong-cua-bai-ca-bui-phannull