Bảo hiểm thai sản nhận được bao nhiêu năm 2024

Ngay cả khi đã nắm được các kiến thức cơ bản về chế độ thai sản, nhiều người lao động vẫn thắc mắc: “Tiền thai sản được nhận mấy lần?” Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.

1. Tiền thai sản được nhận mấy lần?

Hiện nay Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 không có quy định số lần nhận tiền thai sản mà chỉ quy định về điều kiện hưởng chế độ này.

Theo đó, tiền thai sản không bị giới hạn số lần nhận. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội chỉ cần đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội (BHXH) thanh toán quyền lợi.

Căn cứ Điều 30 Luật BHXH năm 2014, người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

- Lao động nữ đang tham gia BHXH bắt buộc mà mang thai thì sẽ được hưởng chế độ khám thai, sẩy thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.

- Lao động nữ sinh con sẽ được thanh toán tiền thai sản nếu tích lũy đủ thời gian đóng BHXH theo quy định:

  • Trường hợp thông thường: Đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
  • Trường hợp từng nghỉ thai yếu: Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên và có từ đủ 03 tháng đóng BHXH trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

- Lao động nữ đang tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi đặt vòng tránh thai, triệt sản.

- Lao động nam đang tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ thai sản khi sản.

- Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Bảo hiểm thai sản nhận được bao nhiêu năm 2024
Tiền thai sản được nhận mấy lần? (Ảnh minh họa)

2. Sinh con thứ 3 có được nhận tiền thai sản?

Do Luật Bảo hiểm xã hội không giới hạn số lần nhận tiền thai sản nên người lao động sinh con thứ 3 vẫn sẽ được nhận tiền thai sản nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 30 của Luật này.

* Lao động nữ sinh con thứ 3 được nhận tiền thai sản nếu đảm bảo được điều kiện sau:

- Trường hợp thông thường: Đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

- Trường hợp từng nghỉ thai yếu: Đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên và có từ đủ 03 tháng đóng BHXH trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.

Chú ý: Lao động nữ nghỉ việc trước khi sinh con nhưng có đủ thời gian đóng bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản thì vẫn được giải quyết chế độ.

* Lao động nam có vợ sinh con thứ 3 được nhận tiền thai sản nếu đang tham gia tham gia BHXH mà có vợ sinh con.

Bảo hiểm thai sản nhận được bao nhiêu năm 2024
Sinh con thứ 3 có được hưởng tiếp thai sản? (Ảnh minh họa)

3. Sinh con thứ 3 được nhận bao nhiêu tiền thai sản?

Nếu đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì người lao động sinh con thứ 3 vẫn được nhận tiền chế độ thai sản như các lần trước bao gồm:

* Lao động nữ sinh con thứ 3 được nhận số tiền gồm:

(1) Tiền trợ cấp 1 lần khi sinh con.

Căn cứ Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền trợ cấp 1 lần khi sinh xon được xác định như sau:

Tiền trợ cấp 1 lần/con sinh ra = 2 x Mức lương cơ sở

(2) Tiền trợ cấp thai sản khi nghỉ sinh.

Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, tiền trợ cấp thai sản của lao động nữ trong thời gian nghỉ sinh được tính như sau:

Mức hưởng

\=

100%

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 6 tháng trước khi nghỉ

x

Số tháng

nghỉ

Thời gian nghỉ: Lao động nữ sinh 01 con được nghỉ 06 tháng, trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai, cứ mỗi con sinh ra được nghỉ thêm 01 tháng.

(3) Tiền trợ cấp dưỡng sức sau sinh.

Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh khi nghỉ hết thời gian thai sản và quay trở lại làm việc, nếu trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục thì sẽ được tiếp tục nghỉ dưỡng sức.

Tiền chế độ dưỡng sức = 30% x Mức lương cơ sở x Số ngày nghỉ

Số ngày nghỉ do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở (nếu có) quyết định với thời gian từ 05 đến 10 ngày, tùy trường hợp.

Bà Trần Thị Hồng N. (Hậu Giang) công tác trong lực lượng vũ trang của tỉnh, sinh con vào ngày 15/9/2023. Mức lương trước khi trừ BHXH (trước ngày 1/7/2023) của bà là 9.047.000đ, trong đó có 6.854.000đ là tiền lương cơ bản; 2.193.000đ là các khoản phụ cấp, trừ 576.000đ tiền BHXH thực nhận còn 8.460.000đ; Mức lương trước khi trừ BHXH sau ngày 1/7/2023 là 11.616.000đ, trong đó 8.280.000đ là tiền lương cơ bản; 2.748.000đ là các khoản phụ cấp, trừ 576.000đ tiền BHXH thực nhận là 11.028.000đ.

Bà Hồng hỏi, tiền hưởng trợ cấp thai sản của bà được tính bằng bình quân 6 tháng tiền lương trước khi trừ BHXH (tức là 9.047.000đ cho 3 tháng 4, 5, 6/2023 trước khi tăng lương cơ sở và 11.616.000đ cho 3 tháng 7, 8, 9/2023 sau khi tăng lương cơ sở) hay bằng bình quân 6 tháng liền lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp?

Về vấn đề này, BHXH tỉnh Hậu Giang trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con "phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc lao động nữ đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con".

Tại khoản 1 Điều 12 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định mức hưởng thai sản "mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề gần nhất trước khi nghỉ việc".

Trường hợp lao động nữ đi làm cho đến thời điểm sinh con mà tháng sinh con được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc, bao gồm cả tháng sinh con.

Căn cứ theo thông tin bà Trần Thị Hồng Ni cung cấp, bà sinh con vào ngày 15/9/2023, có quá trình đóng BHXH như sau:

- Từ tháng 4/2023 đến tháng 6/2023 (3 tháng) đóng BHXH với mức lương 9.047.000 đồng/tháng;

- Từ tháng 7/2023 đến tháng 9/2023 (3 tháng) đóng BHXH với mức lương 11.616.000 đồng/tháng.

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc = (9.047.000 x 3) + (11.616.000 x 3) / 6 = 10.331.500 đồng/tháng.

Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc để làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của Bà là 10.331.500 đồng/tháng.

Hưởng bảo hiểm thai sản bao nhiêu phần trăm?

Mức hưởng một tháng được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 6 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Bảo hiểm thai sản chi trả trong bao lâu?

Như vậy, theo quy định mới nhất, sau khi nộp hồ sơ thai sản, trong thời gian tối đa là 6 ngày kể ngày nộp hồ sơ cho NSDLĐ hoặc tối đa 3 ngày làm việc nếu tự nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH, NLĐ sẽ nhận được tiền thai sản.

Nghỉ thai sản ai trả lương?

Một trong những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đó là hưởng chế độ thai sản. Tiền chế độ thai sản được trích từ quỹ bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý. Theo đó, tiền thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả.

Bảo hiểm y tế chi trả bao nhiêu cho thai sản?

Mức hưởng chế độ thai sản sẽ tính bằng mức bình quân 06 tháng liền kề mức tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của người cha. Trường hợp, cha mới tham gia BHXH mà chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng sẽ tính trên mức bình quân tiền lương đóng BHXH những tháng đã đóng BHXH của cha.