Bị cảm có nên đi xông hơi

Xông hơi giải cảm thế nào mới đúng?

[NLĐO]- Nhà tôi trồng nhiều loại thảo dược nên thường xông mỗi khi bị cảm. Tôi dùng thấy rất tốt nhưng mẹ tôi hôm rồi xông thì bị đau đầu dữ dội. Phải chăng xông hơi cũng có "chống chỉ định"?

  • Xông hơi ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng

  • Xông lá ngải cứu trị cảm cúm

  • Người cao tuổi không nên xông hơi

Bạn đọc Nguyễn Thị Tú Anh [34 tuổi, quận 12, TP HCM]hỏi: Mỗi lần bị cảm, tôi thường hái một số thảo dược có mùi thơm trong vườn nhà đế xông giải cảm, cũng thấy dễ chịu. Tôi và chồng đều dùng cách đấy nhưng con tôi [6 tuổi] thì nhất định không chịu, bảo là ngộp, rát da. Hôm rồi mẹ tôi [65 tuổi] đến chơi, trời chuyển mùa nên bà cảm nhẹ, tôi cũng hái lá để bà xông nhưng sau đó thì bà đau đầu dữ dội, phải nằm cả ngày. Tôi cứ tưởng xông hơi là biện pháp nhẹ nhàng và an toàn, ai cũng làm được nhưng hình như không phải vậy?

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu TP HCM, trả lời:

Xông hơi với các thảo dược chứa tinh dầu đúng là biện pháp tốt để giải cảm nhưng cũng cần phải đúng liều lượng, đúng cách làm và có những "chống chỉ định" riêng.

Đầu tiên, không phải lá nào cũng đem xông được. Để có hiệu quả giải cảm, phải xông bằng các loại lá có tinh dầu giúp thông đường mũi – họng như: tía tô, kinh giới, ngải cứu, hương nhu, sả, bạc hà, long não, khuynh diệp… Mỗi lần xông nên chọn 3-5 loại lá, mỗi loại một nắm nấu trong nồi chứa chừng 4 lít nước để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khi xông hơi nên dùng một chiếc mền hoặc một chiếc khăn lớn trùm lên đầu và nồi xông để tinh dầu không bị bay hơi ra ngoài. Nhiều người trùm tới mấy cái mền là điều không cần thiết, chỉ gây ngộp.

Nên để nồi xông với khoảng cách vừa đủ, tránh để gần đến mức da mặt nóng rát. Lúc nồi còn nóng để xa thôi, rồi từ từ để lại gần khi nước dần nguội bớt. Thỉnh thoảng nên chui đầu ra ngoài hít thở nếu thấy ngộp. Tuyệt đối không cố chịu ngộp vì điều đó chỉ khiến bạn mệt hơn.

Xông hơi giải cảm không nên dùng cho người có bệnh cao huyết áp và các vấn đề tim mạch khác, cũng như người đang có bệnh về mắt. Cao huyết áp mà xông dễ lên cơn tăng huyết áp, gây trụy mạch. Còn mắt dễ kích ứng mà còn xông tinh dầu thì bệnh mắt càng nặng thêm.

Không nên xông quá nhiều, cách 1-2 ngày hãy xông một lần và khi hết cảm phải ngừng xông ngay. Nên uống bù nước, ăn thêm canh, súp sau khi xông bởi xông hơi làm bạn mất nước nhiều.

Có thể mẹ của bạn lớn tuổi nên có vấn đề về huyết áp, vì vậy sau khi xông mới đau đầu vì bị tăng huyết áp. Bạn nên đưa mẹ đi khám bệnh cao huyết áp và không nên để bà xông giải cảm nữa. Xông hơi cũng không nên dùng cho trẻ dưới 13 tuổi. Do da trẻ nhỏ mong manh, rất dễ bị bỏng và kích ứng.

Không nhất thiết phải xông hơi mới giải cảm được, còn rất nhiều phương pháp dân gian dễ dùng như: ăn cháo giải cảm hay uống chanh – mật ong. Cháo giải cảm rất dễ làm. Cháo trắng, nấu chung với thịt bằm hoặc một lòng đỏ trứng, thêm vào ít lá tía tô, ăn nóng. Cháo này không chỉ dễ ăn với người đang bệnh, cung cấp năng lượng mà cũng giúp vã mồ hôi, bớt nghẹt mũi, phù hợp với người lớn lẫn trẻ em.

Anh Thư thực hiện

Với những ai đang bị sốt có nên xông hơi không? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết sau. Chúng ta đều biết theo Y Học Cổ Truyền thì xông hơi có tác dụng rất lớn trong việc giải cảm. Người mệt mỏi, bần thần do cảm sẽ cảm thấy phấn chấn hơn sau khi xông hơi. Nhưng với người sốt thì sao?

Xông hơi luôn được biết là một phương pháp vô cùng hiệu quả trong việc trị cảm tại nhà. Xông hơi sẽ giúp người bệnh sẽ cảm thấy nhẹ nhõm, có sức lực và khỏe mạnh ngay lập tức. Tuy nhiên, bị sốt có nên xông hơi không? Cùng xem qua bài viết để biết khi nào có thể áp dụng cách xông hơi này nhé.

Bị sốt có xông hơi được không?

1. Xông hơi có thật sự giải cảm?

Từ xa xưa, xông hơi đã được coi là một phương pháp trị cảm lạnh vô cùng hiệu quả. Khi bị cảm lạnh, bạn sẽ ngay lập tức cảm thấy thư thái và khỏe mạnh sau khi được đổ mồ hôi bên nồi nước xông. Tuy nhiên, người bị sốt có nên xông hơi không?

Khi cơ thể chúng ta bị cảm lạnh, biện pháp khắc phục tốt nhất lúc này chính là xông hơi để giúp phục hồi sức khỏe. Lúc này mồ hôi sẽ được thải ra ngoài qua lỗ chân lông nên trị cảm rất hiệu quả. Xông hơi trị liệu được coi là một phương pháp Y Học Cổ Truyền được áp dụng còn rộng rãi ở nhiều nơi hiện nay.

Theo đánh giá từ các bác sĩ viện Y Học Cổ Truyền thì khi bị cảm cúm hay khi bị sốt nhẹ chúng ta có thể xông hơi bằng các loại lá quen thuộc sau vườn. Khi đun sôi thì các loại lá sẽ tiết ra tinh dầu giúp hạ sốt và có thể sát khuẩn đường hô hấp. Từ đó giúp bạn nhanh chóng hạ sốt. Ngoài ra, xông hơi còn có tác dụng thư giãn cơ thể và tinh thần, giúp tâm trạng thoải mái, đào thải độc tố ra bên ngoài môi trường. 

Xông hơi có tác dụng giải cảm rất tốt

2. Bị sốt có nên xông hơi không?

Sốt có nên xông hơi? Tuy xông hơi rất tốt cho việc giải cảm nhưng trong trường hợp bị sốt, chúng ta không nên quá lạm dụng việc xông hơi. Nếu thấy sốt cao không rõ nguyên nhân, sốt siêu vi,…thì không nên xông hơi lúc này. Vì lúc này, cơ thể đang mất nước dần, nhiệt độ cơ thể cao, sức đề kháng yếu, cơ thể suy nhược,... Vì vậy, việc xông hơi sẽ khiến cơ thể có thể càng sốt cao hơn.

Xông hơi sẽ là liệu pháp tại nhà rất tốt nếu chúng ta biết sử dụng đúng lúc, đúng bệnh. Đang sốt có nên xông hơi? Xông hơi chỉ nên dùng để hạ sốt nếu bạn bị sốt hoặc cảm cúm nhẹ. Ngược lại, nếu sốt cao, bạn nên đến cơ sở y tế để kiểm tra và làm theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bị sốt có nên xông hơi không?

Xem thêm:

3. Các nguyên liệu thích hợp để nấu nước xông hơi trị cảm

Sau khi đã tìm hiểu về việc sốt có nên xông hơi không, vấn đề tiếp theo bạn cần quan tâm chính là nguyên liệu cho nồi nước xông gồm những gì. Lá nấu nước xông có chứa tinh dầu giúp giải cảm, tiêu thũng, có tác dụng chống cảm cúm,... Bạn có rất nhiều lựa chọn nguyên liệu cho nồi nước xông hơi trị cảm của mình. Từ những loại lá ngoài vườn hay vỏ của những quả chanh, cam bưởi,...đều có thể nấu để trở thành nồi nước xông. Xông hơi bằng lá xông thường có: Bạc hà, lá bưởi, kinh giới, tía tô, ngải cứu, sả, mồng tơi, lá tre, lá chanh,… Tham khảo qua công dụng của 1 số loại lá nấu nước xông hơi sau:

  • Sả: Chứa tinh dầu citral, geraniol,… Có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống ho và hạ nhiệt.
  • Kinh giới: Tinh dầu trong kinh giới có tác dụng kháng khuẩn, chống co thắt, giảm đau và làm ra mồ hôi.
  • Húng trắng: Chứa tinh dầu eugenol và methyl eugenol, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, hạ sốt và giảm đau.
  • Lá ngũ trảo: Có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm và ra mồ hôi.
  • Lá bưởi: Chứa α-pinen, limonene, α-terpineol,… Đây là những tinh dầu đặc trưng của lá bưởi, có tác dụng giảm đau, hạ sốt, chống ho và chống viêm.
  • Gừng: Tinh dầu gừng có tác dụng giảm đau, chống co thắt, chống ho và chống nôn.

Gừng là một trong những nguyên liệu xông hơi quen thuộc

  • Cành và lá hoắc hương: Chứa tinh dầu sesquiterpene, có mùi thơm đặc trưng,... Có thể giảm viêm cấp tính, ức chế sự phát triển của trực khuẩn lỵ, tụ cầu khuẩn vàng,...
  • Bạc hà: Chứa tinh dầu bạc hà, α-β pinen,… và các loại tinh dầu khác, có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau và làm long đờm.
  • Lá tre: Chứa các chất có tính kháng khuẩn thực vật, giúp hạ nhiệt, an thần.

4. Xông hơi như thế nào cho đúng cách?

Ngoài việc bị sốt có nên xông hơi không, bạn cũng cần biết cách xông hơi như thế nào là đúng để không mang tác dụng phụ. Cụ thể:

  • Khi xông hơi, các lỗ chân lông sẽ nở ra, nên đặt bệnh nhân trong phòng kín, không thông gió để tránh nhiễm trùng.
  • Rửa sạch các loại nguyên liệu cho nồi nước xông trị cảm cúm rồi cho vào xoong đầy nước. Đậy nắp và đun sôi.
  • Người bệnh đắp chăn và xông hơi trong tầm từ 15 - 20 phút. Bạn cũng có thể cho vài giọt dầu khuynh diệp, dầu bạc hà hoặc dầu gió vào nồi nước xông sôi. Tinh dầu này nhanh chóng thẩm thấu vào lỗ chân lông và thúc đẩy quá trình chữa lành bệnh cảm.
  • Sau khi xông hơi lỗ chân lông sẽ nở ra, mồ hôi cũng sẽ chảy ra rất nhiều. Người bệnh sẽ dùng khăn khô đã chuẩn bị sẵn để thấm kỹ mồ hôi và lau khô người. Sau đó lập tức mặc quần áo vào để tránh bị nhiễm lạnh lại. Không bao giờ tắm hoặc tiếp xúc với nước lạnh ngay sau khi vừa xông hơi xong. Bạn nên chuẩn bị một bát cháo nóng để giải cảm, thêm nhiều hành lá, hành tây, lá tía tô,...để tăng hiệu quả giải cảm.

Xông hơi cần đúng lúc, đúng phương pháp

5. Những ai không nên xông hơi giải cảm?

Ngoại trừ việc người bị sốt có nên xông hơi không thì vẫn còn 1 số đối tượng nên tránh xông hơi như:

Người vừa nhậu xong

Sau khi tiệc tùng với các loại chất cồn như rượu, bia,...dù có say hay không thì bạn cũng không nên xông hơi. Xông hơi làm nóng cơ thể chúng ta, đẩy mồ hôi ra ngoài giúp giải độc cơ thể, mở rộng các mao mạch giúp lưu thông máu ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Không xông hơi tại nhà khi uống quá nhiều rượu và không xông hơi sau khi uống rượu. Lúc này, cả rượu và hơi nóng từ nước xông đều khiến cơ thể nóng lên, mạch máu giãn nở khiến nhịp tim tăng cao, rối loạn nhịp tim dẫn đến các biểu hiện nghiêm trọng như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn… Nặng hơn có thể gây đột quỵ hoặc chết ngay lập tức nếu không được phát hiện kịp thời để tiến hành các biện pháp cấp cứu.

Vì vậy, việc thực hiện xông hơi không đúng lúc và đúng cách sẽ rất nguy hiểm, nhất là đối với những người vừa mới uống rượu xong.

Người bị bệnh tim mạch và cao huyết áp 

Dù là xông hơi khô hay xông hơi ướt đều có tác dụng làm nóng cơ thể, làm giãn tĩnh mạch và kích thích tim hoạt động nhiều hơn. Thế nên, những người mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp phải tránh kích thích đột ngột. Nhiệt độ cao của việc xông hơi không chỉ có thể tạm thời làm tăng nhịp tim của bạn mà còn làm tăng lưu lượng máu. Ngoài ra, hiện tượng nhịp tim tăng lên khiến tim bạn phải làm việc nhiều hơn so với khi vận động. Đốt cháy calo trong việc xông hơi chắc chắn sẽ dẫn đến mệt mỏi, mất nước, tăng nhiệt độ và các vấn đề sức khỏe khác.

Người cao huyết áp không nên xông hơi

Một số trường hợp khác

Ngoài những đối tượng trên, một số người dưới đây cũng nên hạn chế hoặc tránh xông hơi:

  • Bệnh nhân bị sốt siêu vi, sốt cao.
  • Vừa ốm dậy, yếu ớt.
  • Người già yếu.
  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ đang hành kinh.
  • Người bị tiêu chảy, sốt xuất huyết.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh về thần kinh,...

Như vậy, chúng ta đã biết được bị sốt có nên xông hơi không. Bạn nếu đang bị sốt cao, người yếu ớt, hay thuộc 1 trong những đối tượng trên thì chớ nên xông hơi. Bên cạnh đó, việc xông hơi cũng cần đúng phương pháp và đúng lúc mới mang lại hiệu quả. Bạn không thể lạm dụng xông hơi bất kỳ lúc nào được. Để xem thêm những chuyên mục sức khỏe khác, vui lòng tham khảo Sieuthitaigia.vn.

  • Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
  • Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.

Khi cơ thể chúng ta bị cảm lạnh, biện pháp khắc phục tốt nhất lúc này chính là xông hơi để giúp phục hồi sức khỏe. Lúc này mồ hôi sẽ được thải ra ngoài qua lỗ chân lông nên trị cảm rất hiệu quả. Xông hơi trị liệu được coi là một phương pháp Y Học Cổ Truyền được áp dụng còn rộng rãi ở nhiều nơi hiện nay.

Tuy xông hơi rất tốt cho việc giải cảm nhưng trong trường hợp bị sốt, chúng ta không nên quá lạm dụng việc xông hơi. Nếu thấy sốt cao không rõ nguyên nhân, sốt siêu vi,…thì không nên xông hơi lúc này.

Vì lúc này, cơ thể đang mất nước dần, nhiệt độ cơ thể cao, sức đề kháng yếu, cơ thể suy nhược,... Vì vậy, việc xông hơi sẽ khiến cơ thể có thể càng sốt cao hơn.

Bạn có rất nhiều lựa chọn nguyên liệu cho nồi nước xông hơi trị cảm của mình. Từ những loại lá ngoài vườn hay vỏ của những quả chanh, cam bưởi,...đều có thể nấu để trở thành nồi nước xông. Xông hơi bằng lá xông thường có: Bạc hà, lá bưởi, kinh giới, tía tô, ngải cứu, sả, mồng tơi, lá tre, lá chanh,…

Người vừa nhậu xong, người bị bệnh tim mạch và cao huyết áp, bệnh nhân bị sốt siêu vi, sốt cao, vừa ốm dậy, yếu ớt, người già yếu, phụ nữ có thai, phụ nữ đang hành kinh,...không nên xông hơi.

Video liên quan

Chủ Đề