Bị rỗng tia sữa phải làm sao

Sau khi sinh "mẹ tròn con vuông" từ bệnh viện trở về nhà, Ngọc Hạnh (tổ 17, phường Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) rất mừng vì đã có sữa ngay để cho con bú. Sữa “về” nhiều, mấy ngày đầu tiên mà ngực Hạnh đã căng sữa, chảy ướt cả áo.

Trừ hai ngày đầu tiên ngực còn căng một chút, sau đó lúc nào cũng mềm, không có cảm giác căng tức mà sữa vẫn chảy ướt đầm áo cả ngày lẫn đêm. Hạnh làm đủ mọi cách để chặn lại như day, ấn, giữ đầu “ti”... mà vẫn không thể nào ngăn được. Ngay cả những lúc tắm rửa, chỉ cần cọ nhẹ vào hai bầu ngực là sữa lại phun thành tia.

Đến lúc cho con bú, dù bé chưa đầy tháng, còn ăn ít mà "ti" sạch cả hai bên vú mẹ cũng chưa đủ no. Nhiều người bảo đó là do Hạnh bị “rỗng tia sữa” nên mới bị chảy hết ra ngoài. Ai mách chữa bằng cách gì, Hạnh cũng áp dụng làm theo như uống thuốc bắc, chữa mẹo… mà tình hình vẫn không cải thiện.

 

Bị rỗng tia sữa phải làm sao

Sữa mẹ chảy tự nhiên, khó kiềm chế có thể do nội tiết của mẹ.

Một bà mẹ khác là chị Thúy ở Văn Quán, Hà Đông (Hà Nội), cũng từng bị hiện tượng chảy sữa giống như Hạnh khi sinh con đầu lòng. Nhiều người rất ngạc nhiên khi thấy trong thời gian nuôi con, áo chị lúc nào cũng ướt đầm đìa mà con bú không no, phải dùng sữa ngoài.

Thương con và tiếc sữa cứ chảy mãi, chị Thúy nghĩ ra cách dùng cốc hứng lấy sữa mỗi lần nó phun trào ra. Lúc nào đầu giường hai mẹ con Thúy cũng phải chuẩn bị sẵn hai chiếc cốc sạch để hứng. Rồi tiện thể sau khi hứng sữa chảy, chị Thúy lại chủ động vắt luôn hết số còn lại vào bình cho con bú. Thế nên em bé nhà chị chỉ quen bú bình mà quên mất cả cách bú mẹ. Đến lúc đi làm, dù sữa đã giảm đi nhiều nhưng chị Thúy vẫn phải dùng tấm lót để khỏi ướt. Chị còn mang theo bình đến cơ quan để tranh thủ vắt lấy sữa cho vào bình rồi mang về cho con.

Thúy đang có dự định sinh thêm bé thứ hai nhưng rất lo lại giống như lần trước. "Sữa có bao nhiêu chảy hết ra ngoài, vừa thiệt cho con vừa khổ cho mẹ”, chị nói.

Nguyên nhân gây chảy sữa

Theo giáo sư Đỗ Trọng Hiếu, nguyên Vụ trưởng Vụ Sức khoẻ bà mẹ và trẻ em (Bộ Y tế), cố vấn chuyên môn của Viện Phát triển sức khỏe cộng đồng Ánh sáng, hiện tượng chảy sữa không cầm được ở phụ nữ sau sinh có liên quan đến vấn đề nội tiết. Thông thường, nếu bà mẹ ở trong thời kỳ cho con bú, chỉ khi nào bầu sữa quá căng cứng do chứa nhiều sữa bên trong, kèm theo có kích thích từ bên ngoài như day nặn hay do em bé bú thì sữa mới chảy ra.

Còn đối với trường hợp bé không bú, không căng sữa, không có kích thích mà sữa vẫn tự chảy thì có thể nghĩ đến một số nguyên nhân chi phối như: nồng độ prolactin trong cơ thể quá cao (thường do tuyến yên có khối u nên kích thích sản sinh prolactin tăng đột biến), chất oxytocin tăng hay do một số điều kiện sinh lý bất thường tác động cũng gây tiết sữa.

Sự tiết sữa của cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào hormone prolactin, một loại nội tiết tố do tuyến yên tiết ra. Khi nồng độ prolactin trong máu cao, nó sẽ tác động làm tăng quá trình tiết sữa. Giáo sư Hiếu cho biết, dù không phải thời kỳ cho con bú, nếu chất prolectin trong cơ thể tăng mạnh thì hiện tượng tiết sữa cũng xảy ra. Không chỉ với phụ nữ, điều này cũng có thể xảy ra cả với đàn ông.

Ngoài ra, trong cơ thể phụ nữ còn có chất oxytocin cũng liên quan đến quá trình tiết sữa. Oxytocin có tác dụng làm co bóp các xoang sữa, đẩy sữa tràn đầy vào bên trong các ống dẫn sữa ra phía đầu vú. Chất oxytocin càng nhiều sẽ càng làm cho quá trình co bóp xảy ra liên tục và mạnh mẽ hơn. Đó chính là nguyên nhân làm sữa bị chảy ra ngoài một cách tự nhiên, khó kiềm chế được.

Theo giáo sư Hiếu, trong trường hợp chị Thuý và chị Hạnh ở trên, có thể sự nhạy cảm của các dây thần kinh ở đầu vú kém, các cơ dẫn sữa yếu nên không kiểm soát được quá trình tiết sữa. Bình thường các cơ này sẽ giữ sữa trong ống dẫn, khi có kích thích như nặn bóp hay lực hút từ miệng trẻ thì sữa mới chảy ra ngoài. Hoặc khi các ống dẫn sữa này bị “quá tải”, tức là ngực đã căng cứng quá mức, sữa cũng bị chảy ra ngoài nhưng chỉ với lượng rất ít và trong thời gian ngắn chứ không liên tục. Còn ở đây, các cơ của ống dẫn sữa không làm tốt chức năng, các sợi cơ yếu, kém đàn hồi nên không giữ được sữa ở bên trong. Chị em cần có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập đều đặn (đặc biệt là các bài tập cho cơ ngực) trước và cả trong quá trình mang thai để tăng cường sự dẻo dai cho các cơ thì mới có thể khắc phục một phần tình trạng chảy sữa.

Còn với các trường hợp liên quan đến nội tiết phải đến cơ sở chuyên khoa để các bác sĩ khám, làm các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra nguyên nhân chính xác, sau đó sẽ có hướng điều trị cụ thể.

 

Theo Báo Đất Việt

Tắc tia sữa sau khi mới sinh làm cho các mẹ cảm giác đau đớn, khó chịu áp lực và buồn phiền. Dưới đây là những cách chữa tắc tia sữa giúp các mẹ ổn hơn sau khi thực hiện. Hãy cùng AVAKids xem gợi ý dưới đây nhé!

1Tắc tia sữa do đâu?

Đa số trong các trường hợp, nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa khi bé bú không hết còn đọng lại trong bầu vú dẫn đến tắc nghẽn hoặc các ống dẫn sữa bị bịt kín do áp lực từ áo ngực siết quá chật hoặc cho con bú thường xuyên.

Tắc tia sữa thậm chí là viêm vú do cách mẹ cho con bú không đúng cách. Nếu con thích bú vú này hơn vú kia thì vú còn lại có thể tắc tia sữa do ít lần bú. Bé ngậm vú không đúng cách sẽ không thể bú đủ lượng sữa mà mẹ sản xuất ra cũng dẫn đến tắc nghẽn sữa đấy các bạn!

Ngoài ra, còn một số yếu tố nguy hiểm nhất định đáng nhắc dẫn đến mẹ có khả năng bị tắc tia sữa và viêm vú: chế độ dinh dưỡng cho mẹ không đủ sau khi sinh, mẹ hút thuốc, mẹ căng thẳng và uể oải, áp lực khi chăm sóc con sau khi sinh đăc biệt là nhiều người mới lần đầu tiên làm mẹ thường gặp phải,...

Bị rỗng tia sữa phải làm sao

Cách chữa tắc tia sữa như thế nào (nguồn internet)

2Dấu hiệu nhận biết tắc tia sữa

Nguồn gốc của tắc tia sữa đều xảy ra khi ống dẫn sữa bị nghẽn hay sữa không thể thoát ra khỏi bầu ngực.

Các mẹ sẽ gặp các tình trạng sữa không tiết ra khỏi vú hoặc tiết ra rất ít, ngay cả khi bạn chủ động vắt sữa, ngực của bạn sẽ bắt đầu cứng và to hơn mỗi ngày dẫn đến đau nhức và khó chịu.

Nếu tình trạng kéo dài và không tìm cách chữa tắc tia sữa sẽ dẫn đến tình trạng tệ hơn, đó là ngực của bạn bắt đầu sưng nóng đỏ, sốt cao, có triệu chứng giống bị cúm, đau toàn bộ vú.

Khi cho con bú có cảm giác bỏng rát, khó chịu và mẩn đỏ những tình trạng ấy biểu thị bạn đang trong giai đoạn nhiễm trùng được gọi là viêm vú.

Bị rỗng tia sữa phải làm sao

Ngực bắt đầu đau và sưng cho thấy bạn đang bị tắc tia sữa (nguồn google)

3Cách chữa tắc tia sữa sau sinh hiệu quả

Hiện nay, y học đang rất phát triển nên các bạn có thể tìm đến một trung tâm chuyên trị về viêm vú, tắc tia sữa ở mẹ. Sau đây, AVAKids sẽ chia sẻ cho các bạn những cách chữa tắc tia sữa tại nhà.

Đa số việc tắc tia sữa ở ống dẫn sẽ được giải quyết trong vài ngày nếu bạn thực hiện đúng những cách sau đây mà không cần phải điều trị tại trung tâm. Bạn có thể tìm nhiều cách chữa trị tắc tia sữa hoặc bạn có thể xem những cách gợi ý dưới đây mà AVAKids cung cấp.

Tiếp tục cho trẻ bú mẹ

Bạn nên cho con bú nhiều lần để hút bớt sữa ra nếu cảm thấy bạn có thể dùng tay nắn nhẹ vắt sữa và kết hợp chườm ấm bầu vú giúp thông tia sữa trong một khoảng thời gian.

Sử dụng máy vắt sữa

Sau khi cho con bú xong, bạn hãy dùng máy vắt sữa làm rỗng toàn bầu vú, nếu vú căng lên một cách khó chịu thì hãy cho con bú và sử dụng máy vắt sữa thường xuyên hơn.

Bị rỗng tia sữa phải làm sao

Có nhiều loại máy vắt sữa khác nhau (nguồn internet)

Massage ngực

Trước và trong khi cho bé bú bạn hãy nhẹ nhàng xoa bóp tập trung vào các vùng sữa đông hoặc vùng đau bằng đầu ngón tay hay lòng bàn tay đồng thời bạn có thể chườm ngực bằng nước ấm và kết hợp thao tác massage ngực.

Càng hữu ích nếu bạn thử các tư thế khác nhau khi cho con bú. Đây là một trong các cách chữa tắc tia sữa hữu ích đối với các mẹ.

Nghỉ ngơi và uống nhiều nước

Các mẹ sau khi sinh, cơ thể sẽ mỏi mệt và mất nước. Vì vậy, các mẹ nên được nghỉ ngơi và bổ sung thêm nước để hồi phục sức khoẻ.

Mẹ cần ăn uống đầy đủ các chất bổ sung cho cơ thể, tinh thần lạc quan. Tránh lo âu và rối loạn, vì nhiều mẹ bị tắc nghẽn sữa sẽ vô cùng căng thẳng, lo lắng và lúng túng khi tìm cách chữa tắc tia sữa, điều này là không nên.

Các mẹ có thể sử dụng thuốc giảm đau trong giai đoạn ống dẫn sữa bị tắc, cần hỏi và nghe theo chỉ thị của bác sĩ. Phụ nữ đang cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng Aspirin.

Cần cung cấp đủ nước cho cơ thể khi cho con bú, quan trọng nhất là giai đoạn đầu. Nếu cục u chưa tan sau 1-2 ngày thì hãy đến tìm chuyên gia trong nước để điều trị.

Sử dụng một số thảo dược

Bạn có thể sử dụng thảo dược để chườm lên ngực: các thảo mộc trong tự nhiên có công dụng hỗ trợ rất tốt trong việc chườm ngực, giảm viêm chống sưng (hoa oải hương, hoa cúc, hoa kim tiền), tăng lưu thông và thoát dịch bạch huyết (cỏ thi, bồ công anh, rễ ngưu bàng).

Một số cách thực hiện:

  • Đổ nước đã đun sôi lên trên các loại thảo dược và ngâm 10 phút đến 15 phút.
  • Khi chạm vào đủ mát, hãy đắp các loại thảo dược làm thuốc đắp, hoặc nhúng một miếng vải cotton vào dịch truyền ấm, vắt ra và quấn quanh vú và dưới nách.
  • Giữ thuốc cho đến khi nguội.
  • Bôi lại trong ngày.

Có thể bạn quan tâm: Kích sữa L3 là gì? Những thông tin bổ ích mẹ bỉm nên biết. Tham khảo ngay nhé!

4Phòng ngừa tắc tia sữa như thế nào?

Những cách chữa tắc tia sữa ở trên đã cung cấp cho bạn những biện pháp để giải quyết việc tắc tia sữa và một điều khá quan trọng nữa là bạn phải biết các cách ngăn ngừa việc ống dẫn sữa bị tắc. Bạn có thể xem thêm thông tin phòng ngừa sau đây.

Cho con bú thường xuyên hoặc sử dụng máy hút sữa để hút cạn kiệt sữa bên trong bầu vú ra bên ngoài, không nên để sữa còn sót lại trong bầu vú sau mỗi lần bé bú xong.

Sự kiên nhẫn của mẹ là vô cùng quan trọng, trẻ sẽ mất 10-15 phút để bú hết sữa. Vì thế, mẹ nên để ý đến một số dấu hiệu sau cho thấy bé đã bú cạn sữa:

  • Cảm giác vú nhẹ hơn.
  • Mẹ cảm giác hơi đói hoặc ngứa ở vú.
  • Không nghe thấy tiếng nuốt khi trẻ bú.

Các mẹ có thể thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ tắc tia sữa.

  • Sử dụng áo ngực hoặc quần áo rộng rãi, thoải mái khi cho con bú.
  • Tránh các tư thế gây sức nhiều áp lực lên trên bề mặt bầu ngực.
  • Massage ngực thường xuyên tránh sữa đông lại thành cục sữa.
  • Uống nhiều nước và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, cần nghỉ ngơi thường xuyên hơn để tránh tạo áp lực cho các mẹ mới sinh.
  • Thường cho con bú có lịch trình hay nhu cầu để có thể làm rỗng bầu sữa thường xuyên.

Xem thêm:

  • Mẹo kích sữa L4 giúp mẹ tiết kiệm thời gian mà vẫn hiệu quả. Đọc ngay!
  • Phương pháp kích sữa Power Pumping: Gọi sữa về cho mẹ ít sữa. Xem ngay!
  • Mách mẹ 6 bí quyết trị thâm bụng sau sinh tại nhà đơn giản. Đừng bỏ lỡ!

5Đôi lời từ AVAKids

Qua bài viết AVAKids đã cung cấp thông tin giúp các mẹ bỉm nhận biết hiện tượng tắc tia sữa, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào cho hiệu quả. Hy vọng mẹ luôn khỏe để có nguồn sữa dồi dào nuôi dưỡng bé yêu. 

Bài viết của AVAKids/Vũ Trụ Bỉm Sữa chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chuẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Để có lộ trình điều trị hiệu quả, mẹ bỉm nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa uy tín.