Bố cục bài văn nghị luận văn học

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Bố cục văn bản nghị luận có ba phần:

- Mở bài: nêu vấn đề có ý nghĩ đối với đời sống xã hội [luận điểm xuất phát, tổng quát]

- Thân bài: trình bày nội dung chủ yếu của bài [có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ]

- Kết bài: Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm

Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng…

Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Ngạn ngữ có câu: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.

Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng, nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.

Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.

Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không đúng lúc là lỗ.

Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì thì học mấy cũng không giỏi được.

Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản thân và xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

- Đoạn văn trên nêu tư tưởng gì? Tư tưởng đó thể hiện trong những luận điểm nào? Liệt kê những câu mang luận điểm.

- Bài có bố cục mấy phần, hãy chỉ ra cách lập luận được sử dụng trong bài.

Gợi ý trả lời:

- Đoạn văn trên nêu lên giá trị của thời gian [thời gian là vàng]. Tư tưởng đó thể hiện trong những luận điểm:

- Thời gian là vàng

- thời gian là sự sống

- Thời gian là thắng lợi

- Thời gian là tiền

- Thời gian là tri thức

- Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.

Bài có bố cục gồm ba phần mở bài, thân bài, kết bài

Mở bài: tác giả đặt vấn đề thời gian là vô giá

Thân bài: Gía trị thời gian quy đổi ra những những thứ giá trị: tiền, tri thức, vàng, sự sống, thắng lợi

Kết bài: Khẳng định giá trị vô tận của thời gian, nhắc nhở con người sống biết quý trọng thời gian.

Bài văn trình bày theo trình tự hợp lý, cách lập luận chặt chẽ, thuyết phục

Xem thêm tài liệu Ngữ văn lớp 7 phần Tiếng Việt và Tập làm văn chọn lọc, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn lớp 7 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 7 sách mới:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Các bài Soạn văn lớp 7 siêu ngắn được biên soạn bám sát câu hỏi sgk Ngữ Văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 giúp bạn dễ dàng soạn bài Ngữ Văn 7 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

MỘT SỐ LƯU Ý KHI VIẾT CÂU NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

A. Yêu cầu – Cần nắm vững nội dung kiến thức tác phẩm. – Đọc kỹ đề, gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề. Phải hiểu đề thi đang hỏi ta điều gì?

– Xác định đề thi thuộc dạng đề thi nào? Chứng minh một nhận định hay phân tích một hình tượng, một đoạn thơ, một bài thơ… hay so sánh đối chiếu giữa các tác phẩm với nhau?

B. Các bước làm bài giống như ở phần đã lập dàn ý nhưng cần chú ý:

I. Mở bài: nêu được yêu cầu của đề bài. Nghĩa là đề thi yêu cầu như thế nào thì phải dẫn vào vấn đề như thế. Tránh lối viết mở bài mà không làm nổi bật được yêu cầu của đề.
II. Thân bài
1. Khái quát về tác giả [phong cách sáng tác], tác phẩm, xuất xứ: [Phần này rất quan trọng vì trong đáp án của Bộ, học sinh làm tốt những yêu cầu này sẽ đạt 0,50 điểm; nếu các em đã đưa phần tác giả lên mở bài thì phần khái quát có thể không cần nữa; hoặc phần khái quát sẽ dùng để nói hoàn cảnh sáng tác]
2. Nội dung phân tích, cảm nhận: – Trong phần nội dung của bài làm, học sinh phải xác lập được các luận điểm chính rồi từ đó dựa vào các thao tác: chứng minh, bình luận, phân tích, cảm nhận… để làm rõ luận điểm. – Nên viết đoạn văn theo lối diễn dịch để ý được rõ ràng, giám khảo chấm cũng dễ cho điểm. Đầu mỗi luận điểm, lùi bút vào 2 ô giấy để giám khảo dễ nhìn bố cục của mình hơn. – Đối với thơ hay truyện thì phải lấy nghệ thuật để phân tích phần nội dung [Nhất là phân tích thơ]. – Khi hành văn, cần tránh những câu từ sáo rỗng. Cần viết thật cô đọng, giọng văn phải kết hợp được chất lý luận và suy tư cảm xúc. – Tránh gạch bỏ quá nhiều trong bài làm, làm bẩn bài làm sẽ gây phản cảm cho người chấm. – Để tăng chiều sâu cho bài viết, cần có sự so sánh, đối chiếu giữa nhân vật này, nhân vật kia, tác phẩm này, tác phẩm nọ. Cần đưa một số lời phê bình, nhận định văn học vào trong bài làm. Cần có dẫn chứng thêm ngoài tác phẩm. Những yếu tố vừa nói trên đây sẽ làm cho bài văn của các em thêm phong phú và có chiều sâu, chắc chắn sẽ được giám khảo cân nhắc mà cho điểm cao.

3. Phần tổng kết nghệ thuật: theo đáp án, trước khi kết bài sẽ có phần tổng kết nghệ thuật. Học sinh cần có đánh giá, nhận xét chung về nghệ thuật của tác phẩm [phần này đáp án cho từ 0,5 – 1,0 điểm]. Thực ra phần nghệ thuật này đã nói trong khi chúng ta làm bài. Đây chỉ là bước đệm cuối cùng cho đủ bố cục bài văn.


III. Kết bài: đánh giá chung về vấn đề.

Phần này các em cố gắng viết cho lắng đọng, vì sẽ có cảm tình rất lớn với người chấm [giống như khi ca sĩ hát, cuối bài hát thường rất hay, mà hay thì tiếng vỗ tay không ngớt]

[Trích Cẩm Nang Luyện Thi Quốc Gia Ngữ Văn – Ths. Phan Danh Hiếu]

Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận, trả lời câu hỏi bài tập luyện tập trang 30 SGK Ngữ Văn 7 tập 2.

Đang xem: Bố cục của văn nghị luận là gì

1. Kiến thức cần nắm vững2. Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận chi tiết2. 1. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận2. 2. Luyện tập

Tài liệu hướng dẫn soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận được biên soạn chi tiết giúp các em trả lời tốt các câu hỏi bài tập luyện tập và nắm chắc kiến thức về bố cục, phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này. Cùng tham khảo…

Kiến thức cần nắm vững

• Bố cục bài văn nghị luận có 3 phần:- Mở bài : Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội [luận điểm xuất phát, tổng quát].- Thân bài : Trình bày nội dung chủ yếu của bài [có thể có nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn có một luận điểm phụ].- Kết bài : Nếu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.• Để xác lập luận điểm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, người ta có thể sử dụng các phương pháp lập luận khác nhau như suy luận nhân quả, suy luận tương đồng…

Xem thêm: Giải Vở Bài Tập Toán Lớp 5 Tập 2 Trang 92 : Luyện Tập Diện Tích Hình Thang

Soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận chi tiết

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

* Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” có 3 phần lớn:- Phần Mở bài nêu lên vấn đề sẽ bàn luận: tinh thần yêu nước của nhân dân ta – luận điểm lớn;
Đọc văn bản [trang 31, 32 – SGK Ngữ văn 7 tập 2] và trả lời câu hỏi:a] Bài văn nêu lên tư tưởng gì? Tư tưởng ấy thể hiện ở những luận điểm nào? Tìm những câu mang luận điểm.b] Bài có bố cục mấy phần? Hãy cho biết cách lập luận được sử dụng ở trong bài.Trả lời:a] Bài văn nêu tư tưởng luận điểm ở nhan đề bài: Vai trò của học cơ bản đối với một nhân tài.Luận điểm chính của bài văn thể hiện rõ từ nhan đề của bài văn: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn; nói cách khác: để trở thành tài phải học từ cơ bản.Để thể hiện được luận điểm, người viết đã thiết lập lí lẽ và dẫn chứng:- Ở đời có nhiều người đi học, nhưng ít ai biết học cho thành tài.- Tác giả nêu chuyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học vẽ trứng [người viết đã mượn câu chuyện về hoạ sĩ thiên tài làm thành luận cứ thuyết phục cho tư tưởng học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn.]- Chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt, thật tinh thì mới có tiền đồ.b] Bài văn bố cục ba phần:Mở bài: Dùng lối lập luận đối chiếu so sánh để nêu luận điểm: ít ai biết học cho thành tài.Thân bài:
Kể lại câu chuyện danh họa Lê-ô-na đơ Vanh-xi vẽ trứng muốn nói đến cách học cơ bản thông qua một sự dạy dỗ có khoa học và sự kiên trì của thầy trò nhà danh họa.

Xem thêm: Nghị Luận Văn Học Chữ Người Tử Tù Nhân Vật Viên Quản Ngục Hay Nhất [13 Mẫu]

Kết bài: Lập luận theo lối nguyên nhân – kết quả.=> Lập luận của toàn bài, lập luận chiều dọc: Quan hệ tổng phân hợp.-/-Trên đây là nội dung chi tiết hướng dẫn soạn bài Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận dành cho các em tham khảo. Đừng quên tìm tham khảo những bài soạn văn 7 theo chương trình học với 34 bài xuyên suốt tập 1 và 2 SGK do chúng tôi tổng hợp và biên soạn. Chúc các em học tốt và đạt kết quả cao !

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn

Video liên quan

Chủ Đề