Cá rô phi sống ở tầng nước nào

Cá rô phi dòng GIFT là một dòng cá rô phi sông Nile (Oreochromis niloticus) được lai tạo có chọn lọc. Cá rô phi GIFT hình thành vào đầu những năm 1990 là kết quả của 8 dòng cá rô phi khác nhau, trong đó có 4 dòng lấy từ ngoài tự nhiên Châu Phi và 4 dòng cá đã được nuôi ở các nước khác nhau thuộc châu Á.

Sau năm thế hệ chọn lọc, dòng GIFT cho thấy mức tăng di truyền tích lũy là 67% đối với trọng lượng cơ thể khi thu hoạch so với quần thể cơ sở. Cá rô phi đơn tính GIFT đã được nuôi phổ biến hơn trong những năm gần đây vì có khả năng chống chịu tốt với điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Điều kiện môi trường tối ưu cho cá sinh trưởng, nhiệt độ 28-30oC, hàm lượng oxy hòa tan 4-6mg/L, pH 7.5-8.5, NH3 <0.2mg/L.

Ưu điểm của rô phi Gift:

  • Thích hợp với nhiều hệ thống canh tác
  • Thích ứng rộng với nhiều nguồn dinh dưỡng
  • Hệ số chuyển hóa thức ăn thấp
  • Khả năng chống chịu và kháng bệnh cao với điều kiện môi trường khắc nghiệt
  • Tốc độ tăng trưởng nhanh hơn
  • Thời gian thu hoạch ngắn hơn
  • Mật độ nuôi cao, chi phí sản xuất thấp, chất lượng thịt thơm, ngon
  • Nhu cầu thị trường cao
  • Sau khoảng 5-6 tháng nuôi cá rô phi dòng Gift (chuyển giới tính) có thể đạt từ 500 – 600g/con.

Trong các dòng cá rô phi nuôi phổ biến hiện nay, dòng GIFT có tốc độ lớn nhanh hơn dòng Thái

Cá rô phi dòng Đường Nghiệp

Cá rô phi sống ở tầng nước nào
Cá rô phi Đường nghiệp (Ảnh: ngheca.com)

Rô phi Đường nghiệp là thế hệ F1 của 2 loài rô phi xanh (Oreochronis aureaus) và rô phi vằn (Oreochromis niloticus).

Về đặc điểm hình thái dòng cá rô phi Đường nghiệp: Mình ngắn, đầu nhỏ, lưng cao; mắt lồi và sếch, mõm gẫy, mồm vểnh ngược lên. Khi còn nhỏ khó nhận biết với dòng Gift.

Ưu điểm:

  • So với cá rô phi thông thường, dòng này có tốc độ tăng trưởng trung bình cao khoảng 125-142g/con/tháng, gấp 1,4-1,6 lần dòng Gift, có thể đạt trọng lượng lên đến 4kg/con.
  • Cá có thời gian nuôi ngắn, hệ số chuyển hóa thức ăn thấp, ít bị phân đàn thuận lợi cho quá trình chăm sóc, quản lý và thu hoạch.
  • Rô phi đơn tính Đường nghiệp là loài dễ nuôi, có khả năng thích ứng với thời tiết và điều kiện môi trường khắc nghiệt. Loài này có khả năng chịu nhiệt tốt và hàm lượng oxy trong nước thấp. Khả năng chịu sốc nước, chênh lệch pH trong thời gian dài.
  • Có thể nuôi ở môi trường nước ngọt, lợ và mặn, tốc độ sinh trưởng nhanh, ít bệnh tật đồng thời cho hiệu quả kinh tế cao.

Rô phi dòng NOVIT 4

Cá rô phi sống ở tầng nước nào
Rô phi dòng NOVIT 4 (Ảnh: hcm-nbac.edu.vn)

NOVIT 4 là sản phẩm nghiên cứu của chương trình chọn lọc giống cá rô phi dưới sự hỗ trợ của Dự án Nâng cao năng lực nghiên cứu, Khuyến ngư và Đào tạo cho Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 (NORAD) được chọn giống theo phương pháp chọn lọc gia đình từ đàn cá bố mẹ có tốc độ sinh trưởng như dòng Gift.

Cá rô phi NOVIT 4 có đặc điểm thân cao, hình hơi bầu dục, dẹp bên, đầu ngắn, toàn thân phủ vảy, ở phàn lưng có màu sáng vàng nhạt hoặc xám nhạt, phần bụng có màu trắng ngà hoặc xanh nhạt, trên thân có 6-8 vạch sắc tố chjay từ lưng xuống bụng.

Ưu điểm:

  • Cá có tốc độ sinh trưởng cao hơn 32% so với dòng Gift và có khả năng chịu lạnh ở 8-10o
  • Sinh trưởng trong nước ngọt, nước lợ và có thể phát triển ở nước biển có độ mặn 32 (phát triển tối ưu ở độ mặn 5)
  • Cá sống ở tầng nước dưới và đáy, có thể chịu đựng được vùng nước có hàm lượng oxy hòa tan thấp 1mg/L; pH 5-11; NH3 2,4mg/L.
  • Cá lớn nhanh, tốc độ lớn phụ thuộc vào nhiệt độ, dinh dưỡng, mật độ nuôi.
  • Cá thương phẩm đạt 500-700g/con sau 5-6 tháng nuôi, tăng trọng trung bình đạt trên 100g/cá/tháng

Rô phi dòng Thái Lan

Cá rô phi sống ở tầng nước nào
Cá rô phi dòng Thái Lan (Nguồn: Thủy sản 365)

Dòng rô phi No.1 Thái Lan là một trong những dòng phổ biến được nuôi thành công hiện nay thuộc dòng rô phi Thái Lan. Cá có đặc điểm hình thái và điều kiện sống tương tự như dòng Gift. Tuy nhiên cá có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, trọng lượng trung bình sau 6-7 tháng nuôi khoảng 1.2-1.5kg. Đây là loài cá nhiệt đới nên có thể thích nghi tốt với điều kiện khí hậu tại Việt Nam. Cá thương phẩm có mình dày hơn các dòng Đường nghiệp.

Nghề nuôi tôm ở nước ta có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nước ta. Mô hình nuôi tôm được người nuôi nhân rộng và phát triển, tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường. Để tiết kiệm chi phí nâng cao năng suất, lợi nhuận kinh tế bà con nuôi tôm tìm ra nhiều phương pháp nuôi tôm vừa toàn, giảm dịch bệnh vừa tiết kiệm được nhiều chi phí. Hiện nay mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng trước khi cấp vào ao nuôi giúp xử lý nước, lọc sạch nước và ngăn chặn sự phát triển mầm bệnh trong môi trường đang mang lại nhiều hiệu quả. Vậy lợi ích nuôi cá rô phi trong ao lắng xử lý nguồn nước ao nuôi tôm như thế nào mời bà con cùng tìm hiểu nhé.

Cá rô phi sống ở tầng nước nào
Lợi ích nuôi cá rô phi trong ao lắng xử lý nguồn nước ao nuôi tôm

Nguồn ảnh: Internet

Đặc tính lọc nước của cá rô phi

Cá rô phi có thể sinh trưởng và phát triển trong môi trường nước ngọt, nước lợ và có thể sống trong nước biển có độ mặn 25o/oo. Cá rô phi là loài rất dễ sống trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, chúng sống ở tầng dưới và tầng đáy ao, có thể sống được những vùng nước có hàm lượng oxy thấp.

Cá rô phi là loài cá ăn các loại thực vật gồm tảo sợi, tảo đơn bào, rong cỏ, mùn bã hữu cơ và ăn động vật phù du, ấu trùng, côn trùng, một số loài động vật nhỏ sống ở nước.

Điểm đặc biệt cá rô phi là loài cá lọc nước bằng cách mang tiết ra nhiều chất nhầy để bắt các hạt lơ lửng trong nước, tạo thành cục nhầy dính đầy tảo, động vật phù du, thức ăn hữu cơ… làm thức ăn. Nên cá rô phi được mệnh danh là “máy lọc nước sinh học” tạo ra môi trường nước xanh, sạch do khả năng lọc tảo trong nước rất hiệu quả, có khả năng làm sạch môi trường, tiêu diệt các loài động vật nhỏ mang mầm bệnh.

Cá rô phi sống ở tầng nước nào
Lợi ích nuôi cá rô phi trong ao lắng xử lý nguồn nước ao nuôi tôm

Nguồn ảnh: Internet

Lợi ích của việc nuôi cá rô phi trong ao lắng

Cá rô phi sống ở tầng nước nào
Lợi ích nuôi cá rô phi trong ao lắng xử lý nguồn nước ao nuôi tôm

Nhiều nhà khoa học cho rằng với mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng có khả năng chống lại dịch bệnh, giảm sự phát triển của vi khuẩn Vibrio gây hại trong nước. Đồng thời việc lấy nước nuôi cá rô phi phục vụ nuôi tôm có lợi ích khá lớn, vì nguồn nước này chứa vi khuẩn có lợi, giúp khống chế bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm, giảm sự phát triển của bệnh phát sáng, ngăn cản sự phát sinh mầm bệnh, giảm tỉ lệ tôm chết, đồng thời giúp năng suất nuôi tôm tăng lên, tiết kiệm chi phí và tăng thu nhập cho bà con.

Theo kinh nghiệm thực tế của bà con trong thời gian qua, mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng góp phần loại bỏ các loại vi khuẩn có hại cho tôm rất là hiệu quả. Giúp xử lý lọc lấy nước sạch trước khi cấp vào ao nuôi tôm đã được nhiều bà con áp dụng thành công.

Lấy nước bơm trực tiếp từ sông vào trữ trong ao lắng. Trong ao lắng bà con tiến hành thả cá rô phi trong khoảng một tháng với mật độ cá rô phi 4-5 con/m2, không cho cá ăn. Trong thời gian này, chúng sẽ sử dụng nguồn thức ăn là xác tôm, cá, động vật thủy sản chết, động vật phù du, chất hữu cơ và các loại tảo có trong nước. Việc làm này giúp tạo ổn định cho môi trường nước, hạn chế sự phát tán của các sinh vật gây bệnh từ bên ngoài.

Ngoài mô hình nuôi cá rô phi trong ao lắng bà con có thể tham khảo một số mô hình nuôi ghép cá rô phi với tôm nhằm tận dụng nguồn thức ăn thừa, chất thải từ tôm làm giảm sự tích tụ chất thải, giảm khí độc, giảm phát sinh mầm bệnh trong ao nuôi.

  • Nuôi cá rô phi trong lồng lưới đặt trong ao nuôi tôm
  • Nuôi cá rô phi ở một ao riêng sau đó lấy nước ao cá rô phi cấp cho ao tôm và có bổ sung cá rô phi vào ao tôm.
  • Nuôi tôm luân canh với cá rô phi nhằm cải thiện đáy ao, giảm chất thải, khí độc, và giảm sử dụng thuốc, hoá chất hạn chế dịch bệnh cho tôm nuôi vụ sau.
    Cá rô phi sống ở tầng nước nào
    Lợi ích nuôi cá rô phi trong ao lắng xử lý nguồn nước ao nuôi tôm

Nguồn ảnh: Internet

Việc thả nuôi cá rô phi trong ao lắng là một phương pháp giúp xử lý, vệ sinh nguồn nước trước khi cấp vào ao nuôi, vừa hạn chế tối đa phát sinh mầm bệnh trong ao nuôi, vừa tạo ra nguồn nước sạch xanh an toàn cấp vào ao nuôi mà còn giúp bà con tiết kiệm được nhiều chi phí xử lý nước.

Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8) Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3) Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7) Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5) Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
  • Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người nuôi ứng dụng vào mùa vụ một cách tốt nhất. Hẹn gặp lại quý bà con ở những bài chia sẻ tiếp theo!

Cá rô phi vẫn sống ở đâu?

Nó có thể sống ở môi trường nước ngọt, nước lợ (mà có thể độ mặn tới 32%o) và cả nước phèn nhẹ. Cá nói chung rất sợ nước bẩn nhưng con rô phi chịu được cả ở nguồn nước có hàm lượng amoniac tới 2,4 mg/lít và lượng oxy chỉ có 1 mg/lít. Nó chịu nhiệt tới tận 42 độ C và chịu lạnh được tới 5 độ C.

Tại sao không nên ăn nhiều cá rô phi?

Thường xuyên ăn cá rô phi trong thời gian dài, những chất ô nhiễm được cơ thể hấp thụ quá nhiều sẽ không kịp thanh lọc bài tiết, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn tránh ăn cá rô phi hoàn toàn. Vì cá rô phi là nguồn cung cấp omega-3, các loại vitamin, khoáng chất dồi dào.

Cá rô phi thích ăn gì nhất?

Bên cạnh đó, cá rô phi là loài ăn tạp, ăn thực vật phù du, sinh vật sống dưới nước, thực vật thủy sinh, động vật không xương sống nhỏ, động vật đáy, mảnh vụn và màng vi khuẩn có liên quan đến mảnh vụn.

Cá rô phi thích mùi gì nhất?

Cá rô phi sinh sống và phát triển tốt ở nước ngọt, nước lợ và nước mặn 25%, chúng sống ở tầng dưới và tầng đáy, nhiệt độ sinh sống thích hợp nhất từ 25-32 độ C. Do rô phi ăn tạp, thiên về thực vật, mùi vị thiên về thơm, tanh và hơi chua, do đó làm mồi câu rô phi thường rất đơn giản.