Các dịch vụ của điện toán đám mây

Với sự phát triển không ngừng và đổi mới của kỷ nguyên số, nhân loại ngày càng có cơ hội được tiếp cận nhiều hơn với công nghệ thông tin hiện đại. Và chắc chắn ai trong chúng ta cũng đều quen thuộc với cụm từ Điện toán đám mây (Cloud Computing) vậy thì dịch vụ điện toán đám mây là gì? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng thongtinkythuat.com tìm hiểu rõ hơn về khái niệm này nhé!

Dịch vụ điện toán đám mây là gì?

Dịch vụ điện toán đám mây (tiếng Anh: Cloud services) là thuật ngữ đề cập đến các loại dịch vụ cung cấp cơ sở hạ tầng như lưu trữ, phần mềm cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân thông qua Internet. Cloud services đem đến nhiều loại hình khác nhau, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của con người.

Vậy hệ thống điện toán đám mây hướng đến đối tượng cụ thể nào? Các tổ chức thuộc mọi ngành nghề/lĩnh vực đều có thể sử dụng Cloud services như một công cụ để hỗ trợ cho quá trình sao lưu, khôi phục dữ liệu, lưu trữ email. Ví dụ trong thực tế, những tổ chức y tế đang sử dụng dịch vụ điện toán đám mây để nâng cao vấn đề giám sát và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.

Các dịch vụ của điện toán đám mây

Dịch vụ điện toán đám mây là gì?

Các dịch vụ điện toán đám mây mang lại những lợi ích vượt trội. Nó cho phép người dùng có thể dễ dàng tiếp cận các thành tựu của công nghệ hiện đại từ Machine learning, IoT, Big data,.. từ đó áp dụng để triển khai vào quá trình kinh doanh một cách nhanh chóng, ví dụ như chuyển đổi trải nghiệm khách hàng.

Không chỉ dừng lại ở đó, hệ thống điện toán đám mây còn giúp người dùng có thể mở rộng và triển khai các hoạt động của mình trên toàn thế giới. Có thể thấy rõ Amazon đã thành công trong việc sử dụng AWS (Amazon Web Services) để cung cấp hàng trăm dịch vụ đến nhiều khách hàng khác nhau.

Chỉ với một cú nhấp chuột, bạn đã có thể quảng cáo cho sản phẩm của mình không chỉ trong mà còn ngoài nước. Ngoài AWS, còn có một số cái tên cung cấp dịch vụ điện toán đám mây nổi bật khác như Microsoft Azure, Google Cloud, Alibaba Cloud, IBM Cloud, Oracle,..

Dịch vụ điện toán đám mây loại bỏ các hình thức trả tiền phần mềm tại chỗ, đồng thời tạo điều kiện cho việc tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian bảo trì, nâng cấp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể mở rộng quy mô khi nhu cầu của khách hàng thay đổi nhưng vẫn nâng cao được chất lượng dịch vụ.

Với các dịch vụ điện toán đám mây, con người không phải đưa ra quá nhiều tài nguyên để phục vụ cho cơ sở hạ tầng hiện tại hay tương lai mà chỉ cần cung cấp một lượng vừa đủ. Có thể tăng giảm tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu, số lượng khách hàng của công ty.

Xem thêm: 

Dịch vụ điện toán đám mây phổ biến hiện nay

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại thì dịch vụ điện toán đám mây cũng có những bước tiến nổi bật. Từ thuật ngữ dịch vụ điện toán đám mây là gì và dựa vào bốn loại điện toán đám mây, gồm Public Cloud, Private Cloud, Hybrid Cloud và Community Cloud thì Cloud Services cũng được chia thành ba hình thức phổ biến.

SaaS (Software as a Service)

Là một trong những loại dịch vụ điện toán đám mây được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. SaaS là mô hình phân phối, cung cấp các ứng dụng dịch vụ. Điều này có nghĩa, các nhà cung cấp sẽ không trực tiếp bán sản phẩm mà kinh doanh dựa trên việc tạo ra một phần mềm chạy trên web và bằng việc trả phí, khách hàng có thể truy cập bất cứ lúc nào.

Các dịch vụ của điện toán đám mây

SaaS (Software as a Service)

Để dễ hiểu hơn về thuật ngữ này thì bạn chỉ cần hình dung đến việc, chủ đầu tư xây một ngôi nhà và cho thuê, người thuê nhà sẽ sử dụng nó như thể đó là tài sản của họ. Chúng ta có thể thấy một số ứng dụng của SaaS là Slack, MailChimp, Microsoft Office 365 và Salesforce.

Hiện nay, các mô hình SaaS đều tập trung vào việc triển khai bán các loại dịch vụ dưới dạng Freemium và Premium. Có thể nhìn vào ứng dụng nghe nhạc, xem phim trên thiết bị thông minh là Spotify, Netflix,.. Người dùng có thể đăng ký tùy vào nhu cầu của mình và cũng có thể hủy SaaS bất kỳ lúc nào.

Với dịch vụ điện toán đám mây SaaS, chỉ cần sở hữu một thiết bị thông minh có kết nối Internet, đối tượng người dùng có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi. Với chức năng đa hệ điều hành, bạn có thể đăng nhập tài khoảng cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình ở nhiều tài khoản khác nhau.

Vấn đề tối đa hệ thống lưu trữ và sử dụng dữ liệu cũng được SaaS giải quyết triệt để. Với hệ thống điện toán đám mây này, người dùng có thể chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng, chính xác hơn bao giờ hết. Điều này tạo cơ hội cho việc cải thiện năng suất, đạt hiệu quả cao.

PaaS (Platform as a Service)

Không giống với Saas, khi sử dụng mô hình dịch vụ điện toán đám mây PaaS, đối tượng người dùng sẽ phải chi trả cho các nền tảng giúp họ xây dựng những ứng dụng phần mềm của riêng mình. Để dễ hiểu hơn, PaaS giống như một bản thiết kế ngôi nhà và bạn phải trả tiền vật liệu để xây lên nó.

Các dịch vụ của điện toán đám mây

PaaS (Platform as a Service)

PaaS có nhiều loại khác nhau là PaaS công cộng, PaaS tư nhân, CPaaS, mPaaS và OpenPaaS. Bằng cách tự động hóa và giải xóa bỏ các tác vụ bảo trì, PaaS giúp doanh nghiệp có thể giảm gánh nặng trong việc quản lý hay vận hành bất kỳ ứng dụng khổng lồ nào trong quá trình hoạt động.

AWS Elastic Beanstalk, Microsoft Azure và Heroku là một trong những ứng dụng nổi bật của PaaS. Việc sử dụng loại hình dịch vụ PaaS giúp chúng ta có thể tiết kiệm được thời gian lập trình nhờ các tài nguyên đã có sẵn, theo đó các chi phí về nhân sự cũng giảm đến đáng kể.

Nhờ có PaaS mà các công ty từ nhỏ đến lớn đều có thể phát triển mạnh mẽ thông qua nhiều phần mềm tại chỗ, từ đó tập trung chuyên sâu, không cần phải quá lo lắng về việc duy trì, bảo vệ cơ sở hạ tầng. Đồng thời, công nghệ này còn tăng cường tính bảo mật và tăng tốc độ làm việc của nhân viên.

IaaS (Infrastructure as a Service)

Đây là dịch vụ cho phép người có thể sử dụng tài nguyên máy tính thông qua Internet, bỏ qua các bước mua và quản lý phức tạp của trung tâm dữ liệu. Từ đó, lựa chọn thông số kỹ thuật phần cứng và phần mềm để xây dựng nền tảng công nghệ thông tin, thiết lập hệ điều hành.

IaaS có tính linh hoạt hơn so với SaaS và PaaS. Để dễ hiểu hơn, bạn có thể hình dung đến việc công ty thuê người khác thuê một khu đất, người thuê đó có thể xây bất cứ thứ gì nhưng công ty phải cung cấp thiết bị vật liệu của họ cho người thuê. Chúng ta có thể kể đến một số nhà cung cấp lớn như Google Compute Engine, OpenStack, DigitalOcean,..

Các dịch vụ của điện toán đám mây

IaaS (Infrastructure as a Service)

Với những ưu điểm nổi bật, IaaS đã tạo được vô số điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp. Khi sử dụng IaaS, công ty tổ chức sẽ giảm thiểu được những chi phí và thời gian lao động thủ công. Bên cạnh đó, bằng các sử dụng chung một trung tâm dữ liệu, nó còn tối đa hoá được số tiền phải bỏ ra để mua cấu hình giúp đối tượng sử dụng có thể chuyển đổi kế hoạch và đưa ra quyết định nhanh chóng, linh hoạt hơn.

Trong bất cứ tình huống nào, dù là xấu nhất thì IaaS vẫn có thể phục hồi được dữ liệu tài nguyên có trên máy chủ, ngay cả khi máy chủ gặp sự cố hay lỗi phần cứng thì dịch vụ công nghệ điện toán đám mây này vẫn có thể tiến hành phục hồi mà không bị gián đoạn bởi bất kỳ tác động nào.

Như vậy, từ khái niệm dịch vụ điện toán đám mây là gì thì chúng ta đã có thể tìm hiểu thêm được những thông tin về các loại dịch vụ điện toán đám mây. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích, bạn hãy để lại bình luận ngay bên dưới để cùng thảo luận cũng như theo dõi thêm nhiều thông tin khác!

DỊCH VỤ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO   Bạn chắc đã nghe nhiều tới Điện toán đám mây (Cloud Computing), và để hiểu về Điện toán đám mây cách dễ hiểu nhất chính là tìm hiểu dịch vụ của Google. Bài viết này sẽ cho bạn cái nhìn đơn giản nhất về điện toán đám mây và cách dịch vụ điện toán đám mây của Google.

Bài viết có có 5 phần

  • Điện toán đám mây là gì
  • Tìm hiểu hoạt động đám mây điện toán của Google
  • Google Cloud Connect
  • Google Cloud Print
  • Google Cloud Music.

Điện toán đám mây là gì?

Cloud computing là một thuật ngữ công nghệ ngày càng phổ biết và có vẻ thời thượng, nhưng với nhiều người thuật ngữ này vẫn khá mập mờ. Vậy thực chất điện toán đám mây là gì?

Định nghĩa ở mức cơ bản nhất, điện toán đám mây là một mô hình truy nhập từ xa. Ý tưởng này khá đơn giản: bạn sử dụng máy tính của bạn thông qua internet kết nối và tương tác với một máy chủ đặt ở đâu đó rất xa. Máy chủ này, về bản chất cũng chỉ là một chiếc máy tính, nó có ứng dụng của nó và chạy trên phần cứng, thông thưởng là khá mạnh. Bạn sẽ sử dụng những ứng dụng trên máy chủ bằng cách thực hiện các câu lệnh thông qua trình duyện web hoặc cũng có thể là giao diện khác. Máy chủ đầu xa khi này sẽ thực hiện các công việc nặng nhọc mà bạn vừa ra lệnh.

Vậy tại sao bạn lại muốn sử dụng điện toán đám mây? Có thể là do máy tính của bạn không có khả năng chạy ứng dụng mà bạn muốn chạy, nó đòi hỏi quá nhiều tài nguyện (CPU, Ram…). Trong hầu hết ứng dụng chạy trên điện toán đám mây, phần mềm client chạy trên máy của bạn đòi hỏi rất ít tài nguyên, và vì vậy bạn có thể dùng nhiều chương trình, nhiều dịch vụ mà không cần phải liên tục mua những chiếc máy tính nhanh nhất ngoài thị trường. Các dịch vụ điện toán đám mây sẽ thực hiện tất cả các phần việc tính toán, bạn chỉ cần một chiếc máy tính thậm chí là máy tính bảng và kết nối nó tới internet.

Các dịch vụ của điện toán đám mây

Một điểm quan trọng để các dịch vụ điện toán đám mây phát triển. Đó là nó cho phép bạn truy nhập tới dữ liệu của bạn ở bất cứ nơi đâu. Nếu bạn dùng máy tính của bạn để chạy các chương trình bạn muốn, bạn sẽ bị hạn chế bới chính chiếc máy đó. Chắc chắn đã nhiều lần bạn phải gửi email một tập tin, chỉ để bạn có thể dùng nó ở một máy tính khác. Bạn có thể nhầm lẫn vì file bạn gửi có thể bị trùng lặp. Với dịch vụ điện toán đám mây, thông tin của bạn sẽ được lưu trữ ở máy chủ đầu xa. Bạn có thể truy xuất thông tin này bằng bất cứ máy tính nào và ở bất cứ đâu.
 

Google ở vị trí rất tốt để phát triển dịch vụ điện toán đám mây. Họ là một công ty lớn, ổn định. Tức là khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng rằng dịch vụ của Google và dữ liệu của họ sẽ không bị biến mất sau một đêm. Google có đội ngũ kỹ sư tuyệt vời nhất để tạo ra những trong tâm dữ liệu sử dụng những hệ thống có giá thành vừa phải  thay vì các hệ thống máy chủ đắt tiền.

Tìm hiểu đám mây điện toán của Google

 
Nếu bạn nghĩ công ty trị giá hàng tỉ đô la như Google sẽ đầu tư những trung tâm dữ liệu lớn với hàng loạt máy chủ cao cấp, và mạnh mẽ nhất thì bạn sẽ phải nghĩ lại.

Các dịch vụ của điện toán đám mây

Google có cách xây dựng trung tâm dữ liệu thực dụng hơn nhiều, họ chỉ mua những máy chủ tầm trung (mid-range). Cách đầu tư này giúp cho việc sửa chữa và thay thế rẻ hơn rất nhiều, những nhà quản trị trung tâm dữ liệu lớn đều biết chi phí duy tu và sửa chữa máy chủ sẽ rất lớn với các trung tâm dữ liệu có hàng nghìn mày chủ. Điều này càng đặc biệt quan trọng với một công ty như Google, các dịch vụ do Google cung cấp đương nhiên phải luôn online với hàng triệu người dùng. Vì thế, Google phải sử dụng rất nhiều máy chủ để đảm bảo một chức năng hoạt động ổn định. Bất cứ một máy chủ nào bị hỏng hóc, lập tức sẽ có chiếc khác thay thế và hầu như không có sự gián đoạn dịch vụ nào diễn ra.
 

Google giữ cho hệ thống của họ đơn giản nhất có thể, bởi vì, khi hệ thống càng trở nên phức tạp thì càng nhiều lỗi xảy ra. Nền tảng của đám mây Google là hệ thống với tên gọi Google File System. Đó là một hệ thống máy tính phân tán xử lý các yêu cầu thông tin nhờ các lệnh xử lý tập tin cơ bản như  open, read và write (mở, đọc và ghi).

Toàn bộ hệ thống file này bao gồm những mạng lưới được gọi là clusters. Google File System sẽ dựa vào các máy chủ chính (master server) để điều phối các yêu cầu dữ liệu (data request) – mỗi một cluster sẽ bao gồm một máy chủ chính.Khi bạn tương tác với thông tin lưu trữ trên đám mây, các hành động của bạn sẽ được chuyển thành các yêu cầu dữ liệu. Có thể là các yêu cầu đơn giản, như xem một file, hoặc lưu file mới lên đám mây. Máy tính của bạn lúc này được coi là một client (máy trạm) – là thiết bị gửi yêu cầu dữ liệu tới các máy khác trong đám mây của Google. Cuối cùng, một máy chủ master sẽ nhận các yêu cầu này và gửi một bản tin tới những cỗ máy chứa dữ liệu của Google – những cỗ máy này được Googe gọi là chunkservers. Chunkserver sẽ gửi dữ liệu trực tiếp cho máy client – thông tin không bao giờ chạy qua máy chủ master.

Các dịch vụ của điện toán đám mây

Google lưu trữ nhiều bản copy của dữ liệu nhằm mục đích dự phòng (đề phòng mất dữ liệu khi hỏng phần cứng). Vì thế, thay đổi dữ liệu trong đám mây sẽ phức tạp hơn. Ví dụ bạn muốn lưu một dữ liệu mới, quá trình này diễn ra như sau.Đầu tiên, yêu cầu ghi dữ liệu của bạn sẽ được gửi tới máy chủ master. Máy chủ này sẽ chọn một chunkserver lưu  chữ dữ liệu tích hợp để phản hồi lại yêu cầu của bạn – chunkserver này sẽ được gọi là primary replica chunkserver. Máy chủ master sẽ cho máy client biết vị trí của các replica chunkserver lưu trữ tập tin của bạn. Khi bạn thay đổi nội dung tập tin, sự thây đổi này sẽ gửi tới replica chunkserver đầu tiên mà máy của bạn kết nối tới. Yêu cầu ghi dữ liệu này sẽ được lặp lại trong hệ thống tới tất cả repleca chunkserver còn lại, bao gồm cả primary replica. Lúc này, primary replica mới ghi dư liệu thực sự và gửi một bản tin tới các replica khác để các replica này cùng ghi dữ liệu. Khi tất cả các replica ghi dữ liệu thành công và gửi bản tin xác nhận lại cho primary replica, thì primary replica mới thông báo tới máy client.
 

Đó là nguyên tắc hoạt động của hệ thống lưu trữ dữ liệu của Google. Phần sau sẽ là những việc mà bạn có thể làm với đám mây Google. Trong những phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiều kỹ hơn về Google Cloud Connect, Google Cloud Print, Google Cloud Music.

 
iPMAC R&D