Các ký hiệu an toàn trên nhãn hóa chấ

Bạn có biết cách nhận diện các hóa chất nguy hiểm? Bạn có biết cách phân loại ghi nhãn hóa chất được thống nhất tại tất cả các quốc gia theo hệ thống GHS?

Từ trước năm 1992 mỗi quốc gia trên thế giới đều có hệ thống quy định phân loại hóa chất riêng lẻ. Nhưng từ 1992 Hệ thống hài hoà toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hoá chất - Globally Harmonized System of Classification and Labeling of Chemicals đã thống nhất hệ thống phân loại hoá chất thành một quy định chung.

Mặc dù hệ thống này được thừa nhận bởi Liên hiệp quốc nhưng không bị bắt buộc với tất cả các quốc gia. Việt Nam là một trong số các nước công nhận hệ thống Hài Hòa. theo đó năm 2012 bộ công thương ra Thông tư số 04/2012/TT-BCT của Bộ Công thương : Quy định phân loại và ghi nhãn hóa chất vào ngày 13 tháng 02 năm 2012

Công ty hóa chất Đông Á xin đưa tập hợp một số nhãn hàng hóa nguy hiểm để giúp bạn có thể nhận diện:

Giới thiệu các biểu tượng cảnh báo hóa chất nguy hiểm, ý nghĩa ký hiệu các biển cảnh báo hóa chất nguy hiểm. Các ký hiệu an toàn ghi trên nhãn hóa chất sẽ giúp cho khách hàng cẩn thận hơn khi tiếp xúc và sử dụng. Cũng như lưu ý về các khu lưu trữ, bảo quản, vận chuyển các hóa chất nguy hiểm và độc hại.?

Dưới đây là 1 số thông tin liên quan đến các cảnh báo nguy hiểm và các ký hiệu an toàn ghi trên nhãn hóa chất mà các bạn cần biết:

1. Bảng dữ liệu an toàn hóa chất

Các ký hiệu an toàn trên nhãn hóa chấ

Bảng dữ liệu an toàn hóa chất MSDS (Material Safety Data Sheet) là một dạng văn bản chứa những thông tin liên quan đến các thuộc tính của hóa chất cụ thể.

Nó được đưa ra để cảnh báo cho những người tiếp xúc hay làm việc với hóa chất một cách an toàn. Hay các xử lý đúng cách khi bị ảnh hưởng của nó dù ngắn hạn hay dài hạn.

2. Các biển cảnh báo nguy hiểm trong sản xuất – biển báo nguy hiểm trong nhà máy

Biển cảnh báo nguy hiểm trong sản xuất giúp người lao động nâng cao ý thức cảnh giác về tính chất công việc mình đang thực hiện. Điều này giúp họ đảm bảo thực hiện đúng theo các yêu cầu bảo vệ sức khỏe của mình.

Ví dụ như biển cảnh báo kẹt tay, biển cảnh báo cấm lửa, biển cảnh báo điện nguy hiểm,…

3. Các biển cảnh báo an toàn hóa chất

Mục đích các biển cảnh báo an toàn hóa chất: dùng để cảnh báo cho người lao động biết các thùng (bồn) chứa hóa chất độc hại. Yêu cầu cẩn trọng khi ở gần các khu vực lưu trữ hoặc khi làm việc với các hóa chất này tránh gây cháy .

Vị trí đặt biển: Đặt trên các thùng (bồn) chứa hoặc đường vào khu vực lưu trữ, những nơi dễ quan sát nhất.

4. Các biển cảnh báo hóa chất nguy hiểm

Biển cảnh báo hóa chất nguy hiểm để cảnh báo chú ý về các hóa chất nguy hiểm. Chúng thường được lắp đặt trong nhà máy, các xí nghiệp, công trình xây dựng, các cao ốc văn phòng, khách sạn…. Giúp người lao động hạn chế rủi ro khi làm việc và xảy ra sự cố.

Một số biểu tượng cảnh báo hóa chất độc hại, nguy hiểm trong ngành khí

Dưới đây chúng tôi giới thiệu với các bạn một số biểu tượng cảnh báo hóa chất độc hại nguy hiểm cơ bản để bạn lưu ý khi sử dụng.

Các ký hiệu an toàn trên nhãn hóa chấ
Các biểu tượng cảnh báo nguy hiểm

1. Biểu tượng cảnh báo nguy hiểm vật lý

Tên biển báo GHS01: Chất nổ

Sử dụng cho :

  • Chất nổ không ổn định.
  • Chất nổ thuộc nhóm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4.
  • Chất tự phản ứng và các hỗn hợp loại A, B.
  • Peroxit hữu cơ loại A, B.

Tên biển báo GHS02: Dễ cháy

Sử dụng cho :

  • Khí ga cháy, loại 1.
  • Aerosol dễ cháy, loại 1, 2.
  • Chất lỏng dễ cháy thuộc loại 1, 2, 3, 4.
  • Chất rắn dễ cháy thuộc loại 1, 2.
  • Chất tự phản ứng và các hỗn hợp loại B, C, D, E, F.
  • Chất lỏng tự cháy thuộc loại 1.
  • Chất rắn tự cháy thuộc loại 1.
  • Chất rắn cháy thuộc loại 3.
  • Chất lỏng cháy thuộc loại 3.
  • Chất tự làm nóng và các hỗn hợp loại 1, 2.
  • Chất và hỗn hợp khi tiếp xúc phản ứng với nước sinh ra khí dễ cháy loại 1, 2, 3.
  • Peroxit hữu cơ thuộc loại B, C, D, E, F.

Tên biển báo GHS03: Chất oxi hóa

Sử dụng cho :

  • Chất khí oxi hóa, loại 1.
  • Chất lỏng oxy hóa thuộc loại 1, 2, 3.
  • Chất rắn oxi hóa thuộc loại 1, 2, 3.

Tên biển báo GHS04: Khí nén

Sử dụng cho :

  • Khí nén.
  • Khí hóa lỏng.
  • Khí hóa lỏng lạnh.
  • Khí hoà tan.

Tên biển báo GHS05: Chất ăn mòn sử dụng cho các chất ăn mòn kim loại loại 1

Nếu biển báo không cần ký hiệu thì sử dụng cho:

  • Chất nổ thuộc vào nhóm 1.5, 1.6.
  • Khí ga dễ cháy thuộc loại 2.
  • Chất tự phản ứng và các hỗn hợp loại G.
  • Peroxit hữu cơ loại G.

2. Các biểu tượng cảnh báo hóa chất độc hại về thể chất và sức khỏe

Các ký hiệu an toàn trên nhãn hóa chấ

Tên biển báo GHS06: Độc, sử dụng cho các chất độc cấp tính (ảnh hưởng miệng, da, hô hấp), loại 1, 2, 3.

Tên biển báo GHS07: Nguy hại, sử dụng cho

  • Độc cấp tính (miệng, da, hô hấp) thuộc loại 4.
  • Kích ứng lên da thuộc loại 2, 3.
  • Kích ứng mắt thuộc loại 2A.
  • Mẫn cảm da thuộc loại 1.
  • Độc tính các cơ quan cụ thể sau một lần phơi nhiễm, loại 3.
  • Kích ứng đường hô hấp.
  • Các tác động ma túy.
  • Không sử dụng với ký hiệu “đầu lâu xương chéo hay để chỉ kích ứng da hoặc mắt nếu như thấy cũng có ký hiệu ăn mòn và nguy hiểm sức khỏe, mẫn cảm hô hấp.

Tên biển báo GHS08: Nguy hiểm sức khỏe, sử dụng cho

  • Mẫn cảm hô hấp, loại 1.
  • Đột biến nguyên bào, loại 1A, 1B, 2.
  • Tính gây ung thư, loại 1A, 1B, 2.
  • Độc tính về sinh sản, loại 1A, 1B, 2.
  • Độc tính lên cơ quan đích sau một lần phơi nhiễm, loại 1, 2.
  • Độc tính cho cơ quan đích sau phơi nhiễm lặp lại, loại 1, 2.
  • Nguy hiểm hít vào, loại 1, 2.
  • Nếu biển báo không cần ký hiệu, sử dụng cho:
  • Độc cấp tính (tác động lên miệng, da, hô hấp) loại 5.
  • Kích ứng mắt thuộc loại 2B.
  • Độc tính sinh sản (thông qua cho bú).

Tên biển báo Chất ăn mòn, sử dụng cho:

  • Ăn mòn da, loại 1A, 1B, 1C.
  • Nguy hiểm nghiêm trọng cho mắt thuộc loại 1.

3. Biểu tượng hình cảnh báo nguy hiểm môi trường

Biển báo GHS09: Nguy hiểm môi trường

Sử dụng biểu thị:

  • Nguy hiểm tức thời lên môi trường thủy sinh, loại 1.
  • Nguy hiểm lâu dài lên môi trường thủy sinh, loại 1, 2.

4. Ký hiệu tượng nguy hiểm vận chuyển

Lớp 1: Chất nổ từ phân lớp 1.1 đến 1.3 ( Các dấu sao sẽ được thay thế bằng số lớp và các mã tương thích

♦ Phân lớp 1.1: Các chất và vật phẩm có nguy cơ gây nổ hàng loạt.

♦ Phân lớp 1.2: Các chất và vật phẩm có mối nguy hiểm bắn ra nhưng lại không phải là nguy cơ nổ hàng loạt.

♦ Phân lớp 1.3: Các chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và có nguy cơ gây nổ nhỏ. Nguy cơ bắn ra nhỏ hay là cả hai nhưng không gây nổ hàng loạt.

♦ Phân lớp 1.4: Các chất và vật phẩm sẽ được phân loại là chất nổ nhưng lại không có mối nguy hiểm đáng kể

♦ Phân lớp 1.5: là các chất rất nhạy cảm có nguy cơ gây nổ hàng loạt.

♦ Phân lớp 1.6: Không tuyên bố về nguy hiểm

Lớp 2: Khí ga

♦ Phân lớp 2.1 là Khí ga dễ cháy

Các khí ở điều kiện nhiệt độ 20 °C và áp suất tiêu chuẩn mức 101,3 kPa thì có thể bắt lửa với tỉ lệ từ 13% trở xuống trong hỗn hợp theo thể tích với không khí.