Các nhà văn nhà thơ ở Kiên Giang

Nhà thơ Kiên Giang tên thật là Trương Khương Trinh sinh tháng 2 năm 1928 tại làng Đông Thái, huyện An Biên, Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, là con thứ trong một gia đình gồm năm anh em. Ông lấy tên quê hương đặt thành bút hiệu Kiên Giang cho mình sau này.

Sinh ra trong một gia đình thuần nông miền sông nước, tuổi thơ của Kiên Giang trải qua những nhọc nhằn từ vùng U Minh Thượng. Đến năm 1943, ông theo học Trường tư thục Lê Bá Cang ở Sài Gòn. Năm 1944, ông đến ở tại Cần Thơ đi học Trường tư thục Nam Hưng, nơi ông có mối tình với cô bạn cùng lớp, là cảm hứng cho tác phẩm nổi tiếng Hoa trắng thôi cài trên áo tím.

Đến năm 1948, ông đi theo tiếng gọi non sông, rồi làm thơ ở báo Tiếng súng kháng địch thuộc Chiến khu 9, miền Tây U Minh. Năm 1955, ông lên Sài Gòn viết báo cho các tờ: Dân chủ mới, Tiếng chuông, Dân ta, Dân tiến… Ban đầu ông làm người sửa morasse cho báo Tiếng chuông, rồi dần dần ông viết bài và trở thành ký giả của báo với bút danh là Hà Huy Hà chuyên viết về phóng sự xã hội và kịch trường.

Viết báo, làm thơ không đủ sống, ông tiếp tục viết cải lương và vọng cổ để kiếm sống, và cũng từ năm 1955, nhà thơ – soạn giả Kiên Giang – Hà Huy Hà xuất hiện nhiều trên văn đàn Sài Gòn. Ông nổi tiếng cùng thời với Năm Châu, Hà Triều, Hoa Phượng, Viễn Châu, Quy Sắc… với tác phẩm đầu tay là Ngưu Lang Chức Nữ được viết theo hình thức “thi ca vũ nhạc”. Vở Người vợ không bao giờ cưới do ông viết đã giúp cho nghệ sĩ Thanh Nga đạt giải Thanh Tâm và trở thành một ngôi sao trong giới cải lương. Trước năm 1975, ông còn phụ trách ban thi văn Mây Tần trên Đài Phát thanh Sài Gòn, làm ký giả kịch trường cho nhiều tờ báo lớn ở Sài Gòn. Ông từng tham gia phong trào ký giả ăn mày và dẫn đầu đoàn biểu tình chống lại những quy chế khắt khe của chính quyền cũ áp đặt lên giới báo chí. Vì hành động này, Kiên Giang đã bị đi tù.

Sau năm 1975, soạn giả Kiên Giang – Hà Huy Hà được cử làm Phó đoàn cải lương Thanh Minh – Thanh Nga đồng thời làm việc tại phòng nghệ thuật sân khấu, là Ủy viên Ban chấp hành Hội Sân khấu thành phố Hồ Chí Minh qua ba nhiệm kỳ. Ông từng sống cô độc trong nhiều năm tại Hội Ái hữu Nghệ sĩ Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh nằm trên đường Cô Bắc.

Năm 2013 do tuổi già, ông quay về An Giang sống cùng gia đình người con gái.

Ngày 28 tháng 10 năm 2014 Kiên Giang bị đột quỵ khi đang ở Sài Gòn để giúp đỡ một gia đình ở An Giang gặp khó khăn. Ông được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Nguyễn Tri Phương với chẩn đoán xuất huyết não. Ông mất vào lúc 6 giờ 30 sáng ngày 31 tháng 10, hưởng thọ 87 tuổi. Ông được an táng tại Nghĩa trang Bình Dương, xã Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Tác phẩm chính:

Thơ: Hoa trắng thôi cài trên áo tím [1962], Lúa sạ miền Nam [1970], Quê hương thơ ấu.

Cải lương: Người đẹp bán tơ [1956], Con đò Thủ Thiêm [1957], Người vợ không bao giờ cưới [1958 – với Phúc – Nguyên], Ngưu Lang Chức Nữ, Áo cưới trước cổng chùa, Phấn lá men rừng, Từ trường học đến trường làng, Dòng nước ngược, Chia đều hạnh phúc, Trương Chi Mỵ Nương, Mây chiều xuyên nguyệt thôn, Sương phủ nửa chừng xuân, Chén cơm sông núi, Hồi trống trường làng, Lưu Bình – Dương Lễ.

Nhạc: Trái gùi Bến Cát, Đội gạo đường xa, Tim đá mạ vàng, Ngồi trâu thổi sáo, Ánh đèn soi ếch, Người đẹp bán tơ, Hương cao quê ngoại, Trái tim cò trắng, Vắt sữa nai nuôi mẹ, Hương sắc gái Cà Mau, Lập quán kén chồng, Ni cô và lão ăn mày, Khói lò gạch, Cô gái miền Tây…


  • August5

    […]

    Tàu súp lê mộtTàu súp lê baCon sông Cái Lớn… làng xa… khói mờ.Trưa buồn nghẹn tiếng hít cô

    Xót xa chim vịt bơ vơ gọi bầy.

    *

    Ới sông Cái LớnỚi ngọn bần gieLửa đom đóm chẳng lập lòe,

    Bao giờ mới thấy lối về quê xưa.

    Từ khóa: Mẹ, Quê hương


  • July23

    […]

    Tiếng trống cơm hòa nhạc ngũ âm,Trong ngày Đưa Nước, hội trăng rằm,Dù Kê hát bội vui chùa miễu,

    Sống thái bình, quên cả tháng năm.

    Hơi nước còn thơm mùi bánh ống,Còn thơm tà áo sắc thiên thanh,Cô em bán bánh sao hiền quá,

    Lóng lánh mắt huyền in bóng anh.

    […]

    Từ khóa: Miền Nam, Quê hương, Trà Vinh


  • February8

    […]

    Tiếng chày nằng nặng trên không gianCùng tiếng gà trưa gáy trễ tràngTiếng tập đánh vần cùng nhịp thước

    Buồn như nước chảy giữa trường giang

    Ai quên cho được mái tranh nâuLuống đất bờ ao với nhịp cầuMồ mả ông bà nằm giữ đất

    Lòng người lòng đất cảm thương nhau

    […]

    Từ khóa: Đất nước, Quê hương


  • December16

    […]

    Bây giờ mẹ quá tám mươi rồiXuồng tản cư ghé mấy bến đờiKhói đốt đồng mờ che xóm cũ

    Ngày xanh của mẹ sớm tàn phai

    Tóc trắng bông gòn màu tuyết phủTuổi già như bóng xế hoàng hônMáu khô, sữa cạn, chân mò mẫm

    Vẫn sống hẩm hiu kiếp mỏi mòn

    […]

    Từ khóa: Mẹ


  • October31

    […]

    Yêu làm sao, trời đất, nước miền NamVẹt màn rêu trên bia đá núi SamGhi công đức Thoại Ngọc Hầu thuở trướcNgười xưa bảo: “Đây là vùng đất phướcĐất oai hùng toàn nhân kiệt địa linh”Khi trời xanh trở xám lửa đao binhLúa lặn xuống tránh mùi tanh thuốc súngThân lúa mềm nhưng dẻo mềm chân đứngĐứng cùng người cùng lịch sử miền NamDù đớn đau bầm dập chẳng rên than

    Khi gục xuống là hẹn hò quật khởi

    Cò trắng ngàn năm bay chẳng mỏiLưng trâu, sáo đậu ngóng mây chiềuBếp un dệt khói đan mùng lưới

    Giấc ngủ ru theo tiếng sáo diều

    Nước càng cao lúa càng caoLúa lên theo nước vẫy chào áng mâyMồ hôi chảy xuống đất lầy

    Cho dài lá lúa cho đầy chén cơm

    […]

    Từ khóa: Lúa, Miền Tây


  • February4

    […]

    Lâu quá không về thăm xóm đạoKhông còn đứng nép ở lầu chuôngNhững khi chuông đổ anh liên tưởng

    Người cũ cầu kinh giữa thánh đường

    “Lạy Chúa con là người ngoại đạoNhưng tin có Chúa ở trên caoTrong lòng còn giữ màu hoa trắng

    Cứu rỗi linh hồn con, Chúa ơi !”

    Từ khóa: Hoài niệm, Mất mát, Thơ phổ nhạc, Tình yêu

Kiên Giang [sinh năm 1929] là một trong các nghệ danh của nhà thơ, soạn giả cải lương Việt Nam, nổi tiếng với bài thơ "Hoa trắng thôi cài trên áo tím". Ông còn được xem là thầy của 2 soạn giả nổi tiếng khác là Hà Triều - Hoa Phượng.

Nhà thơ Kiên Giang tên thật là Trương Khương Trinh, sinh ngày 17 tháng 2 năm 1929 tại làng Đông Thái, huyện An Biên, tỉnh Rạch Giá [nay là tỉnh Kiên Giang]. Ông là đồng hương của nhà văn Sơn Nam. Năm 1943 ông theo học trường tư Lê Bá Cang ở Sài Gòn.

Ngoài làm thơ, Kiên Giang, với nghệ danh là Hà Huy Hà, còn là một soạn giả cải lương rất nổi tiếng thời đó, cùng với Năm Châu, Viễn Châu, Hà Triều - Hoa Phượng, Quy Sắc,... Các tác phẩm cải lương của ông có thể kể đến Áo cưới trước cổng chùa, Người vợ không bao giờ cưới, trong đó Người vợ không bao giờ cưới đã giúp cho nghệ sĩ Thanh Nga đạt giải Thanh Tâm và trở thành một ngôi sao trong giới cải lương.

Trước 1975, Kiên Giang còn làm ký giả kịch trường cho nhiều tờ báo lớn của Sài Gòn như Tiếng Chuông, Tiếng Dội, Lập Trường, Điện Tín, Tia Sáng,... Ông từng tham gia phong trào ký giả ăn mày và dẫn đầu đoàn biểu tình chống lại những quy chế khắt khe của chính quyền cũ áp đặt lên giới báo chí. Vì hành động này, Kiên Giang đã bị đi tù.

Sau 1975, Kiên Giang làm Phó đoàn cải lương Thanh Nga, kiêm cán bộ phòng nghệ thuật sân khấu.

Ông từng làm Ủy viên Ban chấp hành Hội Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh qua 3 nhiệm kì.

Hiện nay, nhà thơ - soạn giả Kiên Giang đang tá túc tại nhà một người quen ở Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, sống thiếu thốn, không có người thân bên cạnh.

Hoa trắng thôi cài trên áo tím có lẽ là bài thơ nổi tiếng nhất của Kiên Giang, đã được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc và được nhiều ca sĩ thể hiện rất thành công. Theo Kiên Giang: "Đây là tâm tình người trai ngoại đạo đối với cô gái có đạo. Mối tình học trò tinh khiết, ngây thơ, không nhuốm bụi trần. Năm 1944, tôi ở Cần Thơ học trường tư thục Nam Hưng, dốt toán nhưng giỏi luận chuyên làm bài giùm cho bạn cùng lớp, trong đó có NH - cô bạn dễ thương thường mặc áo bà ba trắng, quần đen, mang guốc mộc. Có những buổi tan học lẽo đẽo đi theo sau NH. đến tận nhà cô ở xóm nhà thờ. Cách mạng nổ ra, không có tiền đi đò về quê, NH. biết ý gửi cho, rồi đi kháng chiến, gặp người quen trong đội quân nhạc nhắn: 'Con Tám NH. vẫn chờ mày'. Năm 1955 tôi ghé ngang Cần Thơ, xin phép má của NH. tâm tình suốt đêm bên ánh đèn dầu huê kỳ. Sau đó tôi nghe tin NH. lấy chồng có con đầu lòng đặt tên là tên ghép lại của tôi và NH. vì thế chồng cô biết rất ghen tức. Chính vì lý do nầy tôi đổi bốn câu kết bài thơ này, giống như tống tiễn mối tình học trò trinh trắng.

Xe tang đã khuất nẻo đời Chuông nhà thờ khóc tiễn người ngàn thu Từ nay tóc rũ khăn sô

Em cài hoa tím trên mồ người xưa

thành cái kết:

Lạy Chúa! Con là người ngoại đạo Nhưng tin có chúa ở trên trời Trong lòng con, giữa màu hoa trắng

Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi !

Năm 1999, hãng phim TFS Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh có làm phim "Chiếc giỏ đời người" về sự nghiệp hoạt động văn nghệ của tôi, khi trở về Cần Thơ quay lại cảnh trường cũ, mới hay tin là NH. mất năm 1998. Tôi mua bó huệ trắng, ra thăm mộ NH. ở nghĩa trang Cái Su. Đúng là

Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh Từng cài trên áo tím ngây thơ Hôm nay vẫn đóa hoa màu trắng

Anh kết tình tang gởi xuống mồ"

Theo wikipedia.org

Video liên quan

Chủ Đề