Các phương pháp dự trữ thức an gồm những phương pháp nào

Để chủ động nguồn thức ăn thô xanh bổ sung cho trâu, bò trong mùa hè người chăn nuôi có thể áp dụng một số phương pháp dự trữ thức ăn sau: thức ăn ủ chua, rơm ủ urê, phơi khô và bảo quản cỏ, rơm


Nếu như trước đây, người chăn nuôi gia súc chỉ biết đến khái niệm “dự trữ thức ăn trong mùa đông” thì giờ đây cần bổ sung khái niệm này vào mùa hè. Bởi thực tế, những năm gần đây khi mùa hè đến thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài nhiều nơi trâu bò đã bị thiếu thức ăn trầm trọng ngay trong mùa hè. Vậy nên “dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa hè” cũng là điều cần thiết đặt ra với người chăn nuôi.

Để chủ động nguồn thức ăn thô xanh bổ sung cho trâu, bò trong mùa hè người chăn nuôi có thể áp dụng một số phương pháp dự trữ thức ăn sau:

1. Thức ăn ủ chua

* Nguyên liệu:

  Cỏ tự nhiên, cỏ voi, thân cây ngô, cây họ đậu. Cỏ non cắt vào thời điểm trước khi ra hoa, không quá non, chứa nhiều nước khó ủ, cũng không để quá già. Nếu là cỏ trồng nên thu cắt sau 45 ngày. Có thể ủ nhiều loại cỏ với nhau. Cỏ họ đậu nên ủ chung với thân cây ngô sau khi thu bắp hoặc cỏ voi.

  Các nguyên liệu bổ sung (cho 100 kg thức ăn xanh tươi) gồm: Rỉ mật đường 4 kg, muối ăn 0,5 kg.

* Phương pháp ủ:

  Tùy điều kiện cụ thể có thể ủ bằng túi nilon hoặc sử dụng hố ủ. Hiện nay đa số các hộ sử dụng túi ủ vì đảm bảo tính tiện lợi. 

  Cách ủ: Đây là khâu kỹ thuật quan trọng, quyết định chất lượng cỏ ủ về sau. Công việc này phải làm trong ngày, không để qua ngày khác. Cỏ cắt ngắn 5 - 10 cm, nếu cỏ có tỷ lệ nước cao trên 75% đem phơi héo hoặc bổ sung rơm, bã mía cắt ngắn 5 - 15%. Trường hợp cỏ ủ quá khô, dùng lượng nước hoà rỉ mật đường (1 - 2%) tưới vào cỏ cho đủ độ ẩm 65 - 70%.

  Ủ trong hố: Cho vào hố ủ một lớp cỏ dày 20 - 30 cm, rồi rải đều một lớp muối và rỉ mật đường. Nếu rỉ mật đường quá đặc có thể pha với một ít nước cho dễ trộn vào cỏ. Sau đó đảo qua đảo lại cho ngấm hết lượng nước vừa tưới và dùng chân nén chặt, sau đó lại tiếp tục trải một lớp cỏ mới lên rồi lại tiếp tục tưới rỉ mật đường đã hoà lẫn muối và lại nén chặt (nên chú ý nén chặt xung quanh hố ủ). Cứ tiếp tục làm như vậy cho tới khi cỏ đầy và cao hơn thành hố ủ 30cm, tổ chức đầm nén thật chặt ở thành hố ủ và bề mặt hố ủ.

  Ủ trong túi nilon: Cũng làm tương tự như phương pháp ủ trong hố. Nhưng phương pháp ủ trong túi nilon thì sau khi ủ phải buộc chặt miệng túi và để nơi sạch sẽ, thoáng mát tránh nắng mưa, ẩm ướt.

* Thời gian ủ: Mùa hè: Từ 7 - 10 ngày, Mùa đông: 15 - 20 ngày.

* Chất lượng và thời gian sử dụng thức ăn: Thức ăn ủ tốt có màu vàng xanh, giống như màu của dưa cải muối và có mùi của axít Lactic. Thức ăn ủ không tốt thường có màu đen, nâu và mềm nhũn, có mùi chua (của giấm), hoặc bị mốc.

* Thời gian sử dụng: Thức ăn ủ tốt có thể sử dụng trong vòng 6 tháng

2. Rơm ủ urê (có thể ủ rơm khô hoặc rơm tươi)

* Nguyên liệu: Rơm khô 100 kg, urê 3 - 4 kg (nếu ủ rơm tươi thì chỉ cần 1,5 – 02kg), vôi tôi 0,5 kg, nước sạch 80 - 100 lít

* Phương pháp ủ: cũng giống như ủ xanh có thể ủ trong hố ủ hoặc ủ trong túi nilnon.

* Cách ủ:  Urê và vôi được hoà vào nước cho tan đều. Nếu ủ trong hố thì rải từng lớp  một dày khoảng 20cm rồi tưới nước urê đã hoà lẫn vôi sao cho đều rơm, sau đó đảo qua đảo lại để rơm ngấm hết lượng nuớc vừa tưới, rồi dùng chân nén chặt. Sau đó phủ nilông thật kín để ngăn không khí, nước mưa lọt vào và khí amoniac trong hố ủ bay ra. Hoặc dùng phương pháp trộn đều rơm với nước urê sau đó cho từng lớp, từng lớp vào nén chặt. Nếu ủ trong túi nilon thì trình tự cũng làm tương tự như trên.

* Thời gian và cách sử dụng: Thời gian ủ: Mùa hè sau 2 tuần và mùa đông sau 3 tuần thì lấy rơm ra cho trâu bò ăn. Cách sử dụng: Lấy lượng vừa phải theo nhu cầu từng bữa lấy xong lại đậy kín hố hay buộc chặt túi. Rơm ủ bằng phương pháp này có thể dự trữ và bảo quản trong vòng 6 tháng. Chú ý: Không đưa rơm mà gia súc đã ăn thừa vào trong hố ủ.

* Chất lượng rơm ủ: Rơm sau khi ủ có chất lượng tốt là rơm có màu vàng đậm, mềm và ẩm, mùi urê, không có mùi mốc.

* Phương pháp cho ăn: Trâu bò lần đầu ăn rơm ủ urê do mùi đặc trưng của amoniac nên chưa quen ngay. Do vậy ta phải tập dần cho ăn ít một. Lấy rơm ủ ra rải dưới bóng mát khoảng 1 tiếng đồng hồ để mùi urê bay bớt rồi hãy cho trâu bò ăn hoặc trộn lẫn với thức ăn khác (trộn 1-2 kg cỏ xanh lên lớp trên để hấp dẫn trâu bò). Khi trâu bò đã quen ăn rơm ủ urê thì cho ăn bình thường.

3. Phơi khô và bảo quản cỏ, rơm

Cỏ khô là hình thức dự trữ thức ăn thô xanh rẻ tiền, dễ làm và phổ biến.

Cỏ khô loại tốt là một trong những nguồn cung cấp Protein, Gluxit, vitamin (đặc biệt là vitamin D chỉ có trong cỏ phơi nắng) và khoáng chất chủ yếu cho gia súc ăn cỏ.

Biện pháp thực hiện rất đơn giản là khi cỏ đến lứa (không nên để quá già) đem thu hoạch về phơi khô. Trước khi thu hoạch cỏ cần theo dõi diễn biến thời tiết để tránh mưa làm hỏng cỏ. Mùa thu hoạch lúa đem phơi rơm thật khô chất đống để ủ rơm với urê như công thức trên làm thức ăn cho trâu, bò.

http://nguoichannuoi.vn/du-tru-thuc-an-cho-trau-bo-trong-mua-he-fm360.html


32736-ntm.002108_phuong-phap-du-tru-thuc-an-cho-trau-bo.pdf

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 7: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 7 – Bài 39: Chế biến và dự trữ thức ăn cho vật nuôi giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

  • Giải Vở Bài Tập Công Nghệ Lớp 7

    • Sách Giáo Khoa Công Nghệ Lớp 7
    • Sách Giáo Viên Công Nghệ Lớp 7

    (trang 104 sgk Công nghệ 7): Hãy quan sát hình 66 rồi hoàn thiện các câu dưới đây vào vở bài tập.

    Các phương pháp dự trữ thức an gồm những phương pháp nào

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: …..

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: …..

    Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình:…..

    Trả lời:

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vật lí biểu thị trên các hình: 1,2,3.

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp hóa học trên các hình: 6,7.

    – Thức ăn vật nuôi được chế biến bằng phương pháp vi sinh vật biểu thị trên hình 4.

    (trang 106 sgk Công nghệ 7): Hãy quan sát hình 67 rồi điền từ thích hợp vào các chỗ trống ở các câu trong bài tập sao cho phù hợp với phương pháp dữ trữ thức ăn.

    Các phương pháp dự trữ thức an gồm những phương pháp nào
    Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp …với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ … với các loại rau cỏ tươi xanh.

    Trả lời:

    Để dữ trữ thức ăn trong chăn nuôi, người ta thường dùng phương pháp dữ trữ thức ăn ở dạng khô như phơi với cỏ, rơm và các loại củ hạt. Dùng phương pháp dự trữ ở dạng nhiều nước như ủ xanh với các loại rau cỏ tươi xanh.

    Câu 1 trang 106 sgk Công nghệ 7: Tại sao phải chế biến và dự trữ thức ăn vật nuôi?

    Lời giải:

    – Mục đích chế biến thức ăn:

    + Nhiều loại thức ăn phải qua chế biến vật nuôi mới ăn được.

    + Tăng mùi vị, tăng tính ngon miệng, dễ tiêu hoá.

    + Giảm khối lượng, giảm độ thô cứng.

    + Loại trừ chất độc hại.

    + Ví dụ: Làm chin hạt đậu tương sẽ giúp cho vật nuôi tiêu hóa tốt hơn, thức ăn nhiều tinh bột đem ủ với men rượu sẽ tạo ra mùi thơm, giúp vật nuôi ngon miệng

    – Mục đích của dự trữ thức ăn:

    + Giữ cho thức ăn lâu bị hỏng.

    + Luôn có đủ thức ăn cho vật nuôi.

    + Ví dụ: Vũ xuân, hè thu có nhiều thức ăn xanh, vật nuôi không ăn hết nên người ta phơi khô hoặc ủ xanh để dự trữ đến mùa đông cho vật nuôi ăn.

    Câu 2 trang 106 sgk Công nghệ 7: Em hãy kể tên một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi?

    Lời giải:

    Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

    – Cắt ngắn:

    – Nghiền nhỏ.

    – Xử lí nhiệt.

    – Ủ men.

    – Hỗn hợp.

    – Đường hóa tinh bột.

    – Kiềm hóa rơm rạ.

    Câu 3 trang 106 sgk Công nghệ 7: Phương pháp nào thường hay dùng để dự trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta?

    Lời giải:

    Nước ta sử dụng hai cách sau để dữ trữ thức ăn vật nuôi ở nước ta:

    – Dữ trữ thức ăn ở dạng khô bằng nguồn nhiệt từ Mặt Trời hoặc sấy bằng điện, bằng than… (Phơi rơm, ngô, thóc, sắn khoai lang)

    – Dữ trữ thức ăn ở dạnh nhiều nước như ủ xanh thức ăn. (Ủ xanh rau).