Các sân bay vũ trụ trên thế giới

Các sân bay vũ trụ trên thế giới

Ed White là người Mỹ đầu tiên đi bộ ngoài không gian năm 1965 - Ảnh: NASA

NASA (Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ)

Đây có lẽ là cơ quan vũ trụ lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới.

Năm 1958, Tổng thống Mỹ Eisenhower thành lập NASA và hướng đến những mục đích dân sự trong khoa học không gian, đồng thời không để kém cạnh với đối thủ lớn lúc bấy giờ là Liên Xô.

Với tiềm lực tài chính hùng hậu, hầu hết các phi vụ thám hiểm không gian cho đến nay đều do NASA đảm nhiệm.

Có thể kể đến một số phi vụ nổi tiếng như bao gồm nhiệm vụ đáp xuống mặt trăng trong chương trình Apollo (1961-1972), chương trình Mercury (1959-1963), chương trình Gemini (1961-1966), trạm không gian Skylab (1965-1979) - trạm không gian đầu tiên do Hoa Kỳ xây dựng độc lập, và chương trình tàu con thoi (1972 - 2011)…

NASA chuyên tập trung vào tìm hiểu Trái đất thông qua những hệ thống quan sát Trái đất tiên tiến nhất.

Đồng thời, NASA còn nghiên cứu mặt trời và các hành tinh với những vệ tinh chuyên biệt như Juno bay vòng quanh Sao Mộc, Cassini vòng quanh sao Thổ, hay Magellan khám phá Sao Kim.

Ngoài ra, NASA còn nghiên cứu nghiên mặt trời, các thiên thể ngoài Hệ mặt trời, đồng thời thực hiện những sứ mạng lớn, điển hình là mục tiêu đưa con người lên sao Hỏa.

ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu)

Các sân bay vũ trụ trên thế giới

Hình ảnh sân bay vũ trụ Guyane của ESA - một trong những sân bay có vị trí đắc địa nhất thế giới - Ảnh: ARIANE SPACE

ESA là một tổ chức liên chính phủ thành lập năm 1975 đảm nhiệm sứ mạng khám phá vũ trụ của Liên minh châu Âu.

Lúc mới thành lập, ESA thường hợp tác với NASA trong những phi vụ thám hiểm nhằm cùng cạnh tranh với ngành công nghiệp vũ trụ của Liên Xô.

Chiến lược lúc đầu của ESA là phát triển ngành công nghiệp vũ trụ không người lái, tuy nhiên dần dần mở rộng thị trường và bớt lệ thuộc vào NASA.

Trong những năm 1990, với hệ thống tên lửa đẩy tiên tiến Ariane-4, ESA đã trở thành người tiên phong trong lĩnh vực tên lửa đẩy thương mại.

ESA hiện có 22 quốc gia thành viên và đặt trụ sở chính tại Paris, Pháp. Ngân sách của ESA trong năm 2017 ước tính 5,75 tỉ euro.

ESA hiện sở hữu một trong những sân bay vũ trụ đắc địa nhất thế giới: Guyane (tiếng Pháp: Centre Spatial Guyananis) ở Kourou tại Guyane thuộc Pháp.

Sân bay thường được dùng làm nơi phóng tên lửa đẩy do nằm ở gần xích đạo khiến quỹ đạo phóng lên các quỹ đạo chính xác và ít tốn chi phí hơn vì lợi dụng được tốc độ quay của Trái đất.

CSA (Cơ quan Vũ trụ Canada)

Các sân bay vũ trụ trên thế giới

Các nhà khoa học kiểm tra vệ tinh Anik A vào đầu thập niên 70 - Ảnh: CSA

Đây là cơ quan chịu trách nhiệm các chương trình không gian của Canada, được thành lập vào tháng 3-1989, sau đó lấy tên Canada Space Agency (CSA) vào tháng 10-1990.

Từ lâu, Canada đã được biết đến là một trong những quốc gia tiếp cận đầu tiên đến hàng không vũ trụ. Cụ thể, Alouette-1 ra đời vào năm 1962 là vệ tinh đầu tiên trên thế giới không phải do 2 cường quốc Liên Xô và Mỹ chế tạo.

Ngoài ra, vệ tinh Anik A của Canada cũng là vệ tinh nội địa đầu tiên trên thế giới.

Những thành công này cùng với nhiều sự kiện nổi bật khác đã thôi thúc chính phủ Canada thành lập cơ quan chuyên trách đảm nhiệm công việc nghiên cứu vũ trụ.

JAXA (Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản)

Các sân bay vũ trụ trên thế giới

Tên lửa H-IIA được phóng lên năm 2014 mang theo tàu Hayabusa-2 của JAXA - Ảnh: AP

Được thành lập vào tháng 10-2003, JAXA là cơ quan độc lập có chức năng là nghiên cứu, phát triển, thám hiểm và khai thác tiềm năng vũ trụ của Nhật Bản.

JAXA nhận trách nhiệm nghiên cứu, phát triển và phóng các vệ tinh đồng thời nghiên cứu các thiên thạch.

Vào tháng 7 tới đây, tàu vũ trụ Hayabusa-2 của JAXA sẽ tiến đến thiên thạch tên 1162173 Ryugu, sau khi được phóng đi vào năm 2014 từ Trung tâm Không gian Tanegashima tại miền nam Nhật bằng tên lửa H-IIA. Đây là một trong những sự kiện của ngành hàng không vũ trụ được trong đợi trong năm 2018.

Nhiệm vụ của tàu vũ trụ này là thu thập các mẫu đất đá trên thiên thạch và quay về Trái đất dự kiến năm 2020.

RKA (Cơ quan vũ trụ Nga)

Các sân bay vũ trụ trên thế giới

Các phi hành gia người Nga đang lắp ráp một số chi tiết của Trạm vũ trụ quốc tế ISS - Ảnh: NASA

Được thành lập vào tháng 12-1992, RKA, còn có tên khác là Roskosmos, tiếp nối sứ mệnh của chương trình khám phá vũ trụ bị đứt đoạn sau sự kiện tan rã của Liên Xô.

Thời gian đầu cơ quan này gặp không ít khó khăn, tuy nhiên đến những năm 2005-2006, khi kinh tế Nga khởi sắc trở lại sau khủng hoảng, RKA có thêm kinh phí để theo đuổi những phi vụ của mình.

Đến năm 2015, tổng ngân sách dành cho chương trình không gian của RKA là khoảng 186,5 tỉ rúp, tương đương 3,31 tỉ USD.

TRỌNG NHÂN

Các sân bay vũ trụ trên thế giới
Phóng to
Tàu vũ trụ Spaceship Two (giữa) sẽ tách khỏi tàu mẹ WhiteKnight Two sau khi đạt độ cao 16km - Ảnh: AFP

Sân bay Spaceport America được xây dựng để phục vụ các chuyến bay du lịch vũ trụ. Công ty Virgin Galatic của tỉ phú Branson cho biết sẽ thực hiện các chuyến bay thử vào cuối năm 2012, còn các chuyến du lịch thám hiểm không gian sẽ bắt đầu vào năm 2013. Hiện Virgin Galatic đã nhận được hơn 450 vé đặt trước.

Virgin Galatic sẽ sử dụng tàu vũ trụ Spaceship Two dài 18m, đường kính hơn 2m, có tốc độ tối đa gần gấp bốn lần tốc độ âm thanh, sức chứa sáu du khách cùng hai phi hành gia. Trong các chuyến bay lên quỹ đạo, du khách sẽ có khoảng sáu phút tận hưởng tình trạng không trọng lực.

Các sân bay vũ trụ trên thế giới
Phóng to
Sân bay vũ trụ Spaceport America - Ảnh: AFP

ANH THƯ (Theo Daily Mail)

Ngày 12/2/1955, Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô số 292-181, về việc tạo ra một địa điểm nghiên cứu của Bộ Quốc phòng để thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) được ban hành. Để xây dựng dự án này cần đến một khu vực rộng đáng kể hoang vắng giữa 2 trung tâm hành chính của vùng Kzyl-Orda thuộc Kazakhstan là Kazalinsky và Dzhusaly, gần ngã ba Tura-Tam của tuyến Đường sắt Trung Á.

Văn kiện xác định khu vực rơi đầu đạn của tên lửa là Kamchatka, ở Mũi Ozerny, Liên Xô (cũ). Khu vực rơi của những bộ phận đầu tiên của ICBM R-7 đã được lên kế hoạch trên lãnh thổ của vùng Akmola, Kazakhstan, gần hồ Tengiz. Những người có trách nhiệm cam kết đệ trình lên Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô “các biện pháp để đảm bảo việc tổ chức và xây dựng bãi thử nghiệm này”. Văn kiện do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nikolai Bulganin ký. Dự án được Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô phê duyệt.

Tên lửa đẩy mang theo tàu vũ trụ Soyuz-9 trên bệ phóng, năm 1970. (Ảnh: TASS)

Từ đó, lịch sử của Khu thử nghiệm khoa học số 5 của Bộ Quốc phòng Liên Xô, sau này được biết đến rộng rãi với tên gọi sân bay vũ trụ Baikonur, bắt đầu.

Nhu cầu của ICBM R-7, loại tên lửa được thiết kể để mang theo một quả bom hydro và sau đó được sử dụng làm nguyên mẫu để chế tạo các phương tiện phóng cho các nhiệm vụ không gian có người lái, cần tạo ra một địa điểm thử nghiệm mới. Bãi thử nghiệm Kapustin Yar trước đây ở vùng Astrakhan không còn có thể đáp ứng các nhu cầu của ngành công nghiệp tên lửa và vũ trụ đang phát triển năng động. Ban đầu có nhiều địa điểm được cân nhắc để xây dựng cơ sở này, tuy nhiên chỉ có vùng Kzyl-Orda thuộc Kazakhstan là đáp ứng được tất cả các tiêu chí cần thiết.

Các điều kiện của một khu vực rộng lớn và dân cư thưa thớt ở phía đông biển Aral khiến cho có thể đặt 3 điểm chỉ huy vô tuyến mặt đất ở khoảng cách cần thiết so với vị trí phóng. Có nguồn nước ngọt để cung cấp cho bãi thử nghiệm với khối lượng lớn, và tuyến đường sắt Matxcơva-Tashkent để vận chuyển thiết bị.

Yuri Gagarin tại sân bay vũ trị Baikonur trước khi thực hiện chuyến bay vào vũ trụ, ngày 12/4/1961. (Ảnh: TASS)

“Không có sự ngẫu nhiên nào trong việc lựa chọn địa điểm. Khu vực gần xích đạo hơn cho phép tận dụng tối đa tốc độ quay của Trái đất, giúp giảm lực đẩy động cơ trên một đơn vị tải trọng. Ở vĩ độ này, kho phóng một tên lửa không gian theo hướng đông, nó nhận thêm được gần 4% vận tốc quỹ đạo – tức 316 m/s” - nhà lãnh đạo đầu tiên của Baikonur Alexei Nesterenko từng viết.

Đầu những năm 1950, ga xe lửa Tyura-Tam là một ga tránh nhỏ, nơi các chuyến tàu rất hiếm khi dừng lại. Ở đây lúc đó chỉ có vài túp lều, 3 tòa nhà gạch, một tháp nước và một số căn nhà đất sét nện của công nhân đường sắt.

Viện sĩ hàn lâm Boris Chertok, cộng sự thân cận nhất của kỹ sư tên lửa hàng đầu Liên Xô Sergei Korolev, trong lần đầu đến nhà ga Tyura-Tam vào đầu năm 1957, đã mô tả trong cuốn hồi ký “Tên lửa và con người” về những ấn tượng với sân bay vũ trụ tương lai:

“Ấn tượng đầu tiên là nỗi buồn và sự khao khát từ cảnh những túp lều tồi tàn và những con đường đường bùn đất của một khu định cư nguyên sơ. Nhưng ngay sau cảnh quan khó coi đầu tiên này, một bức tranh toàn cảnh đã mở ra với các tính năng đặc trưng của một công trường xây dựng tuyệt vời”.

Phóng tàu vũ trụ Vostok với sự có mặt của Yuri Gagarin trên tàu, ngày 12/4/1961. (Ảnh: TASS)

Khu thử nghiệm khoa học số 5, sau khi được Bộ Quốc phòng phê chuẩn vào ngày 2/6/1955, đã lấy ngày này là ngay ra đời chính thức của sân bay vũ trụ. Để đảm bảo bí mật, cơ sở được đặt tên theo tên thành phố nhỏ Baikonur, nằm cách khu thử nghiệm 320 km. Để thông tin sai lệch cho tình báo nước ngoài, trên các đỉnh phía bắc của sườn núi Alatau ở vùng Karaganda, một sân bay vũ trụ giả đã được dựng lên. Các bệ phóng, khối lắp ráp thử nghiệm, các tòa nhà và cơ sở hạ tầng khác được làm bằng gỗ và được cho là để đánh lừa Mỹ.

Vị trí thực sự của khu thử nghiệm tên lửa của Liên Xô chỉ được người Mỹ thực sự biết đến vào ngày 5/8/1957 sau chuyến bay của máy bay trinh sát Lockheed U-2 qua lãnh thổ Liên Xô.

Lúc mới xuất hiện, vào nửa đầu năm 1955, khu vực xây dựng bãi thử nghiệm có tên mã là “Taiga”. Đến cuối năm, 2,5 nghìn công nhân quân sự và dân sự và gần 20 nghìn lính công binh làm việc tại cơ sở. Họ đã phải chịu đựng cái nóng mùa hè (lên tới +40 độ C trong bóng râm) và giá buốt mùa đông (xuống đến -40 độ C). Hầu hết những người tham gia dự án đều có kinh nghiệm chiến đấu trên các mặt trận của Thế chiến II. Trong số đó, có các cựu chiến binh là giám đốc xây dựng Georgy Shubnikov và giám đốc đầu tiên của Khu thử nghiệm khoa học số 5 Nesterenko, người làm công tác điều phối dự án và tiến độ xây dựng, lựa chọn nhân sự, thành lập các đơn vị và các bộ phận.

Công tác chuẩn bị cho chuyến bay vào vũ trụ của Liên Xô-Mỹ theo chương trình Soyuz - Apollo, năm 1975. (Ảnh: TASS)

“Càng tính đến nền kinh tế khu vực, chúng tôi càng thấy khó khăn. Tất cả mọi thứ đều thiếu hụt nghiêm trọng hoặc không có hoàn toàn” - kỹ sư trưởng của Tổng cục xây dựng đặc biệt Mikhail Grigorenko cho biết.

“Không có nguồn lao động địa phương, không có nguyên vật liệu tại chỗ. Ngành công nghiệp khu vực là kém phát triển và không thể cung cấp cho chúng tôi bất kỳ sự trợ giúp nào. Hệ thống năng lượng của các khu vực xung quanh có thể cung cấp công suất cực kỳ hạn chế cho công trường xây dựng. Nước ngầm trên thực tế là không có. Nguồn cung cấp nước duy nhất là một con sông nhỏ, mà tại đó cần phải xây dựng các công trình cấp nước đường dài. Công trình xây dựng hoành tráng phải được bắt đầu từ con số không và các nguồn lực cần thiết phải được cung cấp thông qua tuyến đường sắt duy nhất Matxcơva – Tashkent, một phần phải sử dụng vận tải hàng không” - ông Grigorenko cho biết thêm.

Song song với các cơ sở kỹ thuật, một khu dân cư dành cho các nhân viên sắp tới sẽ làm việc tại sân bay vũ trụ cũng được xât dựng cách vài km về phía Nam. Bắt đầu với các khu nhà bằng gỗ, sau đó nó được xây dựng với các tòa nhà cao tầng đặc trưng của Liên Xô. Ngôi làng, và sau đó là thành phố, đã được nhiều lần đổi tên. Năm 1995, nó được đổi tên thành Baikonur. Thành phố và sân bay này được Nga thuê của Kazakhstan đến năm 2050.

Tiến sĩ Vật lý và Toán học, nhà thiên văn học Vladimir Kurt, sau lần đầu tiên được đến thăm Baikonur vào năm 1961, đã nói với Gazeta.ru về mức độ bí mật được thiết lập tại sân bay vũ trụ:

“Họ yêu cầu chúng tôi ký cam kết về việc không tiết lộ thông tin, hướng dẫn cách ứng xử, những gì có thể và không thể nói với người thân. Tôi nhớ chúng tôi được yêu cầu không mang về bất kỳ món đồ lưu niệm nào có thể được sử dụng để xác định nơi chúng tôi đã ở. Có những sự cấm đoán nghiêm ngặt. Tất cả các chất có cồn như vodka và rượu vang đều được lấy lại và đổ đi tại trạm kiểm soát. Không thể mang theo máy ảnh và các thiết bị nghe nhìn khác”.

Video: Đầu tiên và lớn nhất thế giới: Sân bay vũ trụ Baikonur.

Việc chế tạo bệ phóng đầu tiên bắt đầu vào ngày 20/7/1955, và vào ngày 15/5/1957, tên lửa R-7 đầu tiên được phóng. Tuy nhiên, lần phóng đó lại không thành công: sau khi truyền lệnh để khởi động hệ thống đẩy, một đám cháy đã bùng phát ở phần đuôi của một trong các khối cạnh bên. Lần phóng thành công đầu tiên là vào ngày 21/8 năm đó. Tên lửa được phóng tại Khu thử nghiệm khoa học số 5 đã hoàn thành kế hoạch bay theo kế hoạch, mang theo đầu đạn giả định đến Kamchatka.

Văn Đức (Nguồn: Gazeta.ru)