Các trung tâm công nghiệp có giá trị sản xuất công nghiệp cao nhất nước ta tập trung ở vùng

Hướng dẫn trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và bài tập trắc nghiệm Địa lí 9 bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp
A. CÂU HỎI VÀ TRẢ LỜI
I. Cơ cấu ngành công nghiệp
Câu hỏi: Hệ thống công nghiệp bao gồm các cơ sở nào? Khu vực nào đóng vai trò chủ đạo?
Trả lời:
Gồm có các cơ sở: Nhà nước, ngoài Nhà nước và các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài. Khu vực Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Câu hỏi: Dựa vào hình 12.1, hãy xếp thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ.

Hình 12.1. Biểu đồ tỉ trọng của các ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, năm 2002 [%]
Trả lời:
Căn cứ vào độ lớn tỉ trọng các ngành công nghiệp để sắp xếp theo thứ tự các ngành công nghiệp trọng điểm. Trong các ngành công nghiệp trọng điểm, các ngành có tỉ trọng lớn nhất là: công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; cơ khí điện tử và khai thác nhiên liệu.

II. Các ngành công nghiệp trọng điểm
1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu
Câu hỏi: Công nghiệp khai thác nhiên liệu phân bố chủ yếu ở đâu? Cho biết sản lượng khai thác hàng năm?
Trả lời:
– Phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh, chiếm 90% trữ lượng cả nước.
– Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh, mỗi năm từ 15 đến 20 triệu tấn.

Câu hỏi: Hãy xác định trên hình 12.3 [SGK trang 45] các mỏ than và dầu khí đang được khai thác.
Trả lời:
– Các mỏ than chủ yếu ở Đông Triều, Hòn Gai, Cẩm Phả.
– Dầu mỏ: gồm các mỏ Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, mỏ Rồng, Đại Hùng.
– Khí đốt: Tiền Hải, Lan Tây, Lan Đỏ.
2. Công nghiệp điện
Câu hỏi: Cho biết sự phát triển của ngành công nghiệp điện ở nước ta và tình hình phân bố.
Trả lời:
Công nghiệp điện ở nước ta phát triển dựa vào nguồn năng lượng dồi dào, mỗi năm sản xuất trên 40 tỉ kWh, sản lượng ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế.
Các nhà máy thủy điện lớn: Hòa Bình, Y-a-ly, Trị An. Nhà máy thủy điện Sơn La đang xây dựng là nhà máy thủy điện lớn nhất nước ta. Tổ hợp nhiệt điện Phú Mỹ [Bà Rịa – Vũng Tàu] chạy bằng khí.

3. Một số ngành công nghiệp nặng khác
Câu hỏi: Dựa vào hình 12.3 [SGK trang 45], lược đồ các trung tâm công nghiệp tiêu biểu của Việt Nam, cho biết các trung tâm công nghiệp cơ khí, điện tử lớn nhất phân bố ở đâu?
Trả lời:
Trung tâm cơ khí điện tử lớn nhất là: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.

Câu hỏi: Nêu các trung tâm công nghiệp hóa chất lớn nhất.
Trả lời:
Trung tâm công nghiệp hóa chất lớn nhất: TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Biên Hòa, Việt Trì, Lâm Thao.

Câu hỏi: Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng phân bố chủ yếu ở đâu?
Trả lời:
Phân bố chủ yếu ở Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ.

4. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm
Câu hỏi: Dựa vào hình 12.1 và 12.3, cho biết trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp, ngành nào có tỉ trọng cao nhất? Phân bố.
Trả lời:
Tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến lương thực cao nhất, phân bố rộng khắp cả nước, tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.

5. Công nghiệp dệt may
Câu hỏi: Ngành dệt may ở nước ta có ưu thế gì? Phân bố ở đâu? Tại sao các thành phố trên là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta?
Trả lời:
Ngành dệt may là ngành sản xuất hàng tiêu dùng quan trọng của nước ta dựa trên ưu thế nguồn lao động rẻ, dồi dào, tập trung ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, là những trung tâm dệt may lớn nhất ở nước ta.
Những thành phố trên là những trung tâm dệt may lớn nhất ở nước ta vì cơ sở vật chất – kĩ thuật hiện đại, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao, thu hút đầu tư nước ngoài.

III. Các trung tâm công nghiệp lớn
Câu hỏi: Dựa vào hình 12.3 [SGK trang 45], hãy xác định hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước. Kể tên một số trung tâm công nghiệp tiêu biểu cho hai khu vực trên.
Trả lời:
Hai khu vực tập trung công nghiệp lớn nhất cả nước là: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội là hai trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Ngành công nghiệp trọng điểm là ngành:
A. Có thế mạnh lâu dài [tài nguyên, nguồn lao động, …].
B. Chiếm giá trị cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế.
C. Tác động đến sự phát triển các ngành khác.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D

Câu 2: Dựa vào hình 12.1, biểu đồ tỉ trọng các ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu giá trị xuất khẩu công nghiệp năm 2002 [%], cho biết ngành tỉ trọng lớn nhất là:
A. Chế biến lương thực, thực phẩm.
B. Cơ khí điện tử và khai thác nhiên liệu.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai. 
Trả lời:
Đáp án: C

Câu 3: Dựa vào hình 12.2, lược đồ khai thác nhiên liệu và công nghiệp điện, nêu rõ phân bố các nhà máy nhiệt điện trên 1.00 MW.

Hình 12.2. Lược đồ công nghiệp khai thác nhiên liệu và công nghiệp điện
A. Nhà máy nhiệt điện Phả Lại.
B. Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai. 
Trả lời:
Đáp án: C

Câu 4: Các nhà máy thủy điện lớn nhất ở nước ta là: A. Hòa Bình. B. Trị An. C. Y-a-lu. D. Cả A, B, C đều đúng.

Trả lời:


Đáp án: D  

Câu 5: Quan sát hình 12.3, các trung tâm công nghiệp cơ khí điện tử lớn nhất phân bố chủ yếu:



Hình 12.3. Lược đồ các trung tâm công nghiệp tiêu biểu của Việt Nam, năm 2002
A. Thành phố Hồ Chí Minh.
B. Hà Nội.
C. Đà Nẵng.
D. Cả A, B, C đều đúng. 
Trả lời:
Đáp án: D

Câu 6: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng tập trung chủ yếu ở vùng:
A. Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.
B. Duyên hải miền Trung.
C. Tây Nguyên.
D. Đông Nam Bộ.
Trả lời:
Đáp án: A

Câu 7: Các phân ngành chính của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là:
A. Chế biến sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi.
B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi, thủy sản và sản phẩm trồng trọt.
C. Chế biến sản phẩm chăn nuôi và thủy sản.
D. Chế biến thủy sản, thực phẩm đông lạnh, đồ hộp.
Trả lời:
Đáp án: B

Câu 8: Tại sao Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định là những trung tâm dệt may lớn nhất của nước ta?
A. Tập trung nhiều lao động lành nghề, rẻ.
B. Có nhiều cơ sở vật chất – kĩ thuật, máy móc hiện đại.
C. Được chú trọng đầu tư.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Trả lời:
Đáp án: D

Video liên quan

Chủ Đề