Các trường Đại học tuyển thẳng TOEIC

Các chứng chỉ quốc tế [bao gồm SAT, IELTS và các chứng chỉ khác] đã không còn xa lạ gì đối với các bạn học sinh. Ở thời điểm hiện tại, SAT và IELTS là những chứng chỉ phổ biến mà các trường đại học thường sử dụng để xét tuyển đại học. Hãy cùng IEE khám phá danh sách các trường Đại học ở Việt Nam sử dụng chứng chỉ quốc tế [SAT

và IELTS] để xét tuyển đại học nhé.

Trường Đại học Ngoại thương yêu cầu về chứng chỉ quốc tế

Cách đây vài tháng, trường Đại học Ngoại thương đã công bố đề án tuyển sinh chính thức năm 2021. Theo thông tin chính thức, trường Đại học Ngoại thương tuyển sinh theo 4

cách bao gồm:

- Kết hợp chứng
chỉ quốc tế và kết quả học tập 3 năm THPT

- Kết hợp chứng
chỉ quốc tế và kết quả thi THPTQG năm 2021

- Xét tuyển dựa
trên kết quả THPTQG năm 2021

- Xét tuyển
thẳng với quy đổi điểm chứng chỉ quốc tế sang điểm Đại học Ngoại
thương.


Cụ thể bao gồm
các tiêu chí sau:

- IELTS
[Academic] từ 6.5 trở lên còn trong thời hạn. Hoặc TOEFL PBT từ 550 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 79 trở lên, hoặc giải ba quốc gia môn Tiếng Anh trở lên với phương thức kết

hợp với kết quả học tập 3 năm THPT.

- SAT [tối thiểu 1260 điểm] hoặc điểm ACT
[tối thiểu 27 điểm]

Trường Đại học Ngoại thương được biết đến là một ngôi trường có chất lượng đào tạo về các ngành kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh đứng đầu cả nước về khối ngành kinh tế trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là trường Đại học công lập chuyên đào tạo về kinh tế danh tiếng nhất cả nước, đào tạo từ cử

nhân cho đến thạc sĩ, tiến sĩ với nhiều loại hình đào tạo khác nhau.

Điểm chuẩn của trường Đại học Ngoại thương dao động từ 27-36.6 theo điểm chuẩn năm 2020 [một

số ngành ngoại ngữ có môn ngoại ngữ nhân đôi hệ số]

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân yêu cầu về chứng chỉ quốc tế

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức xét tuyển năm 2021 với 3 phương thức: tuyển thẳng, xét

tuyển theo kết quả thi THPTQG và xét tuyển kết hợp.

Cụ thể về yêu
cầu điểm từ các chứng chỉ quốc tế:

- IELTS 6.5 trở
lên hoặc TOEFL ITP 550 trở lên hoặc TOEFL iBT 90 trở lên.

- Đối với điểm SAT: SAT từ 1200 điểm trở lên hoặc ACT từ
26 điểm trở lên.



Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đào tạo rất nhiều ngành hot bao gồm như: Kinh tế Quốc tế, Marketing, Thương mại điện tử, Kinh doanh thương mại, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị nhân lực, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng, Quan

hệ công chúng...

Đây là một trong những trường TOP của cả nước nên điểm chuẩn các năm khá cao. Điểm chuẩn của trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2020 dao động từ 24.5 - 35.6 [một số

chuyên ngành ngoại ngữ có điểm ngoại ngữ nhân đôi].

Trường Đại học Quốc gia Hà Nội sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển

Theo đề án tuyển sinh chính thức, Đại học Quốc gia Hà Nội xét tuyển đại học dựa trên các

hình thức:

- Theo kết quả
kỳ thi THPT theo tổ hợp môn học tương ứng

- Xét tuyển
chứng chỉ quốc tế của Trung tâm Khảo thí ĐH Cambridge [A-Level]

- Xét kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt điểm theo quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng

đầu vào của Đại học Quốc gia Hà Nội

- Xét tuyển
chứng chỉ Tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương
và tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm.


Cụ thể, về yêu
cầu của các điểm chứng chỉ quốc tế như sau:

- IELTS từ 5.5
trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương

- SAT từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 [chứng chỉ còn hạn  sử dụng trong khoảng thời

gian 02 năm kể từ ngày dự thi]

Đại học Quốc
gia Hà
Nội là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ có cơ cấu đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, trong đó tập trung vào lĩnh vực khoa học, công nghệ cao và một số lĩnh vực kinh tế - xã hội mũi nhọn. Hệ thống giáo dục của Đại học Quốc gia Hà Nội rất đa dạng với nhiều ngành/chuyên ngành/khối đào

tạo khác nhau.

Điểm chuẩn của trường Đại học Quốc gia năm 2020 rất đa dạng ở từng khối đào tạo khác nhau.

Điểm chuẩn cao nhất thuộc vào khối Đại học Công nghệ với điểm số lên đến 28.1.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền xét tuyển dựa trên chứng chỉ quốc tế

Học viện Báo chí và Tuyên truyền có phương thức tuyển sinh quy đổi điểm tiếng Anh từ chứng chỉ quốc tế [từ 4.5-6.0 IELTS và các chứng chỉ khác tương đương]. Mức điểm quy đổi tiếng Anh sang điểm thi đại học xét tuyển được Học viện Báo chí và Tuyên truyền

thực hiện áp dụng với các chứng chỉ TOEFL ITP, TOEFL iBT và IELTS.

Trong đó mức điểm tối đa có thể quy đổi là 10, tương ứng với 6.0 IELTS, 550 TOEFL ITP, 77 TOEFL iBT trở lên. Thí sinh có các chứng chỉ trên cần nộp bản sao công chứng chứng chỉ về Học viện để quy đổi IELTS và các chứng chỉ quốc tế khác sang điểm

Đại học 2021 xét tuyển sinh.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là trường đại học trọng điểm quốc gia của Việt Nam, trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là ngôi trường nằm trên địa

bàn Thành
phố Hà Nội [trường chỉ có duy nhất một cơ sở tại Hà Nội]. Học

viện luôn đi đầu trong việc đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực lí luận, báo chí - truyền thông đứng đầu cả nước. Sinh viên tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc đa dạng như: Phóng viên,

biên tập viên, MC, chuyên viên Marketing, các nhà lí luận chính trị…


Các ngành học HOT có thể kể đến tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Báo chí, Quan hệ công

chúng, Quảng cáo, Quan hệ quốc tế…

Điểm chuẩn của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2020 dao động từ 16 - 36.75 [một số ngành

có tiếng Anh nhân đôi hệ số].

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xét tuyển bằng chứng chỉ quốc tế

Theo đề án tuyển sinh chính thức của trường, quy định cộng điểm ưu tiên xét tuyển của Đại học Bách khoa Hà Nội với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ 5.5 IELTS trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác được quy đổi tương đương về điểm IELTS

theo quy chiếu của nhà trường.

- Mức cộng điểm tối đa là 2 điểm với các ngành mà không xét tuyển tổ hợp các môn không có tiếng

Anh còn nếu có tiếng Anh thì chỉ được cộng tối đa 1 điểm.

- Đối với các
Chương trình đào tạo quốc tế, thí sinh có chứng chỉ A-Level, SAT với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo quy định của trường được tuyển

thẳng.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học kỹ thuật đa ngành hàng đầu tại Việt Nam và là trường đại học trọng điểm quốc gia. Trường thuộc trong 13 thành viên của Hiệp hội các trường đại học kỹ thuật hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương AOTULE

[Asia-Oceania Top University League on Engineering].


Một số ngành HOT tại trường Đại học Bách khoa có thể kể đến như: Công nghệ thông tin, kỹ

thuật điện, Kỹ thuật điều khiển - Tự động hóa, Kỹ thuật Cơ điện tử…

Điểm chuẩn của
trường Đại học Bách khoa Hà Nội dao động từ 19 - 29.04 điểm.

Các trường Đại học khác sử dụng chứng chỉ quốc tế trong xét tuyển Đại
học

Trường

Yêu cầu

Học viện Tài Chính

IELTS 5.5 [hoặc các chứng chỉ khác tương đương]
trở lên

Đại học FPT

IELTS [Academic] từ 6.0 trở lên hoặc TOEFL iBT từ
80 hoặc quy đổi điểm tương đương.

Đại học Kinh tế TP.HCM

IELTS 6.0 trở lên [hoặc TOEFL iBT từ 60 điểm trở
lên]

Ngoài ra, sinh viên có IELTS 5.5 còn đủ tiêu
chuẩn dự tuyển Chương trình Cử nhân Tài năng của Viện ISB – Đại học Kinh tế.

Đại học Y Dược TP.HCM

IELTS 6.0 [hoặc TOEFL iBT từ 60 điểm trở lên] quy
đổi 9 điểm môn Tiếng Anh

Đại học RMIT

IELTS 6.5 trở lên [không có kỹ năng nào dưới 6.0]
và điểm trung bình lớp 12 là 7.0 trở lên

Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM

IELTS 5.0 trở lên

SAT từ 1100 điểm trở lên

ACT từ 25 điểm trở lên

VinUniversity [Hà Nội]

IELTS tối thiểu 6.5, không band nào dưới 6.0.

TOEFL iBT tối thiểu 79 [tối thiểu writing 60,
speaking 18, reading 15, listening 15].

PTE Academic tối thiểu 58 với kỹ năng giao tiếp
không thấp hơn 50.

CAE tối thiểu 176, không có kĩ năng nào thấp hơn
169.

Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

IELTS từ 5.0 trở lên hoặc tương đương [TOEFL,
TOEFL iBT, TOEIC,…]

SAT từ 800 điểm trở lên [được ưu tiên xét tuyển].

Đại học Kiến Trúc TP.HCM

Trình độ tiếng Anh tương đương IELTS 4.5


Lợi ích của việc sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển Đại học

Như các bạn đã thấy, ngoài việc có nhiều quyền lợi trong xét tuyển đầu vào đại học, chứng chỉ quốc tế còn có thêm nhiều "đặc quyền" khi chúng ta đang và sau khi

đào tạo đại học nữa đó. Cùng IEE điểm qua một vài quyền lợi khi có


chứng chỉ quốc tế để xét tuyển đại học nhé.


Miễn học học phần Tiếng Anh tại đại học khi sử dụng chứng chỉ quốc tế

Khi các bạn có chứng chỉ quốc tế, ngoài việc được tuyển thẳng/ưu tiên xét tuyển đầu vào thì các bạn còn được miễn các học phần tiếng anh nữa đó. Thay vì phải học các học phần tiếng anh ở trường, các bạn sẽ được quy thành điểm GPA hạng giỏi của học

phần đó luôn.

Điều này sẽ giúp bạn tập trung nhiều vào các môn học khác mà không cần phải suy nghĩ về các

học phần tiếng Anh ở trường nữa. Một công đôi việc luôn đúng không nào?

Chứng chỉ quốc tế đáp ứng tiêu chuẩn đầu ra Tiếng Anh tại đại học

Bên cạnh việc được miễn học tiếng Anh thì các chứng chỉ quốc tế cũng là chứng chỉ chứng thực khả năng sử dụng tiếng Anh mà nhiều trường đại học áp dụng chuẩn đầu ra cho

sinh viên.

Các trường đại học hiện nay đều bắt buộc cần chuẩn đầu ra tiếng Anh dù cơ bản hay theo chứng chỉ. Do đó, có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sẽ đáp ứng được yêu cầu đó cho các

bạn, giúp các bạn ra trường đúng thời hạn.

Nắm bắt các cơ hội học tập, giao lưu, trao đổi quốc tế tại đại học khi
có chứng chỉ quốc tế

Khi các bạn có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, vậy thì bạn đã có sẵn cho bản thân “một chiếc vé thông hành” để trở thành công dân toàn cầu với rất nhiều cơ hội học tập, giao

lưu, trao đổi sinh viên với các trường đại học nước ngoài. Điều này chắc

chắn sẽ đem đến cho các bạn nhiều cơ hội giao lưu với bạn bè quốc tế, rèn luyện

thêm kĩ năng giao tiếp và được hiểu thêm về nền văn hóa nước bạn…

//iee.edu.vn/vi/bai-viet/chi-tiet/3097-xet-tuyen-dai-hoc-danh-sach-cac-truong-dai-hoc-viet-nam-su-dung-chung-chi-quoc-te-de-xet-tuyen-dai-hoc

Video liên quan

Chủ Đề