Cách cho trẻ 3 tuổi ăn

Trẻ 3 tuổi đang nằm trong độ tuổi tò mò khám phá mọi thứ xung quanh. Vì vậy nguồn năng lượng và dinh dưỡng của các bé lúc này rất cần được đảm bảo đầy đủ. Nhiều phụ huynh cho biết rằng bé 3 tuổi nhà mình thường chán ăn, bỏ bữa khiến họ rất lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân và cha mẹ nên chăm sóc trẻ ra sao để con có thể ăn ngon miệng trở lại, chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Trẻ 3 tuổi biếng ăn

Có rất nhiều lý do gây nên hiện tượng biếng ăn ở trẻ 3 tuổi. Các nguyên nhân này thường xuất phát từ những vấn đề hàng ngày khiến mà mẹ có thể phát hiện kịp thời ở trẻ:

Các vị phụ huynh đều mong muốn con em mình có một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn trí tuệ. Chính vì vậy, việc “nhồi nhét” hoặc “ép” bé ăn quá nhiều từ phụ huynh khiến con trở nên sợ hãi và dần dần mất hết hứng thú đối với việc ăn uống gây nên tình trạng biếng ăn.

Khi bé 3 tuổi đang gặp phải một chứng bệnh nào đó nhất là các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa hoặc hô hấp sẽ khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Bởi khi hệ tiêu hóa gặp vấn đề các loại thức ăn khi hấp thụ sẽ không được tiêu hóa tốt khiến trẻ trở nên biếng ăn, lười ăn.

Nếu bố mẹ quá nuông chiều trẻ khi thường xuyên cho con xem tv, điện thoại hoặc chơi đồ chơi sẽ khiến bé bị xao nhãng, không tập trung vào việc ăn uống dẫn đến tình trạng biếng ăn. Ngoài ra việc mẹ cho con ăn quá nhiều đồ ăn vặt trước bữa ăn khiến bé ngang bụng và không còn cảm giác thèm ăn, muốn ăn khi đến bữa.

Việc làm sao để bé ăn ngon miệng và chăm sóc cho bé được tốt hơn luôn là nỗi băn khoăn của bậc làm cha làm mẹ. Dưới đây là những lưu ý giúp cha mẹ chăm sóc con một cách tốt nhất hết biếng ăn và phát triển toàn diện hơn.

Chăm sóc trẻ nhỏ không bao giờ là chuyện dễ dàng cả. Cho nên, việc bỏ túi được các bí kíp siêu đẳng dưới đây sẽ giúp mẹ bớt được phần nào áp lực trong việc chăm sóc bé yêu:

  • Mẹ cần tạo cho bé thói quen ăn uống khoa học. Với các bé 3 tuổi ngoài các bữa chính, mẹ cần bổ sung dinh dưỡng qua 3 bữa phụ hàng ngày để con yêu có đủ nguồn năng lượng hàng ngày.
  • Cho trẻ “được đói”. Mẹ nên tạo cho con thói quen vận động vui chơi hàng ngày thay vì việc để bé xem tv hàng ngày, hàng giờ. Việc vận động không chỉ giúp bé có một sức đề kháng tốt mà còn giúp con nhanh có cảm giác đói và thèm ăn hơn.
  • Ăn theo một thực đơn khoa học. Mẹ có thể tham khảo các thực đơn dinh dưỡng từ các chuyên gia để cung cấp đủ nguồn dinh dưỡng hoàn chỉnh cho con mỗi ngày.
  • Đa dạng thực đơn. Thay vì các loại thực phẩm quen thuộc mẹ hay thay đổi thực đơn liên tục để giúp con đỡ nhàm chán cũng như đảm bảo nguồn dinh dưỡng thiết yếu.
  • Với các bé biếng ăn, việc mẹ trang trí món ăn bắt mắt sẽ hấp dẫn được các bé thay vì các loại thực phẩm đơn điệu. Mẹ có thể trang trí bằng các loại bát, đĩa có hình thù nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh hoặc các món ăn nhiều màu sắc để các con thích thú hơn với việc ăn uống hàng ngày.
  • Mẹ cần tập cho con thói quen chủ động hơn trong ăn uống hàng ngày. Hãy cho bé cùng ăn với gia đình vừa tạo không khí đầm ấm lại khiến các bé biết “bắt chước” người lớn khi gắp thức ăn.
  • Ngoài ra, thay vì chiều chuộng các bé các mẹ cũng nên tập cho con làm quen với các thói quen hàng ngày như ngừng chơi đồ chơi khi đến bữa hoặc không dùng smartphone trong trong lúc ăn cơm.
  • Mẹ cũng nên chú ý hơn trong việc quan sát trạng thái và tâm lý của trẻ. Hãy tìm hiểu lý do trẻ không muốn ăn là gì thay vì việc ép buộc con mỗi ngày.
  • Tập thể dục hàng ngày cũng là vấn đề không thể bỏ qua. Mẹ hãy cùng con tập luyện thể thao mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt cũng như kích thích bé ăn ngon miệng hơn.

Bên cạnh những bí kíp tuyệt vời, bố mẹ cũng nên tránh những vấn đề sau khi chăm sóc trẻ, đặc biệt là trẻ bị biếng ăn:

  • Thứ nhất, tuyệt đối không nên nhồi nhét trẻ và bắt bé ăn hết lượng đồ ăn mẹ đã chuẩn bị. Việc này chỉ khiến bé sợ ăn và tình trạng biếng ăn trở nên nặng nề hơn.
  • Thứ hai, trước giờ dùng bữa mẹ nên hạn chế tối đa các loại đồ ăn vặt để bé cảm thấy đói khi đến bữa.
  • Không sử dụng các loại phần thưởng … để dụ trẻ ăn. Việc này sẽ làm các bé có thói quen không tốt.
  • Không đi rong, chơi đồ chơi, xem tv trong bữa ăn… Việc này sẽ khiến bé mất tập trung trong ăn uống và quấy khóc khi không được đáp ứng.
Trẻ 3 tuổi biếng ăn phải làm sao?

Ngoài việc chăm sóc bé yêu để giúp con giảm thiểu tình trạng biếng ăn của mình các mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng về những nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển về thể chất và trí tuệ của bé 3 tuổi.

Với các bé lên 3, bé đã có thể đi lại, chạy nhảy, ca hát và bắt chước mọi hoạt động cũng như cử chỉ của người lớn. Vì vậy, để giúp con phát triển toàn diện về mọi mặt, bố mẹ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất cho con trong các bữa ăn hàng ngày. Đó là chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Các mẹ cần cho bé ăn đầy đủ 3 bữa chính và bữa phụ hàng ngày để con có đủ năng lượng. Trong các bữa chính mẹ nên bổ sung đủ các thành phần dinh dưỡng từ các món ăn, sau đó bữa phụ nên bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, vitamin, sữa chua, hoa quả. Ngoài ra mẹ cũng nên bổ sung cho bé khoảng 500ml sữa mỗi ngày.

Ngoài ra, mẹ cần biết cách cân bằng khẩu phần dinh dưỡng của trẻ sau cho các bữa chính có đầy đủ 4 nhóm chất là tinh bột, đạm, rau xanh, chất béo. Cụ thể:

  • 200g tinh bột
  • 150g đạm
  • 200g rau xanh
  • 30, 40g chất béo

Bên cạnh đó, với các bé mắc chứng biếng ăn để giúp con có thể hấp thụ tốt hơn cũng như có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh mẹ có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng mang tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt. Một trong số các sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường cùng với việc nhiều chuyên gia y tế khuyên nên sử dụng cho trẻ đó là men vi sinh.

Men vi sinh là các chế phẩm sinh học có chứa các lợi khuẩn có lợi giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Khi bổ sung men vi sinh cho trẻ mẹ sẽ giúp trẻ có hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón và các chứng bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Men vi sinh cũng giúp con hấp thu thức ăn dễ hơn, ăn ngon miệng hơn đẩy lùi chứng biếng ăn ở trẻ. Vì vậy, sử dụng men vi sinh cho trẻ là một trong những liệu pháp an toàn và tin cậy.

Tuy nhiên, khi lựa chọn men vi sinh, các mẹ nên tìm hiểu loại men có nguồn gốc từ tự nhiên như kim chi Hàn Quốc, được bào chế theo công nghệ hiện đại Lab2pro để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị chứng biếng ăn cho trẻ nhỏ. Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.

Trên đây là những “bí kíp” mẹ cần bỏ túi để giúp bé 3 tuổi không còn tình trạng biếng ăn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp ích cho mẹ trong việc khắc phục tình trạng biếng ăn của bé yêu nhà mình.

Phần tiếp theo: Trẻ 4 tuổi biếng ăn

Nuôi Dạy ConThg 4 27, 2020

Vai trò của cha mẹ và trẻ

Cha mẹ quyết định sẽ cung cấp loại thức ăn và đồ uống nào cho trẻ. Còn quyết định sẽ ăn thực phẩm nào và ăn bao nhiêu lại phụ thuộc vào trẻ.

Nếu bạn cung cấp cho trẻ những loại thực phẩm và đồ uống phong phú, bạn sẽ biết được bất cứ thứ gì trẻ chọn sẽ bổ dưỡng.

Trẻ em rất giỏi trong việc biết được khi nào trẻ đói và khi nào trẻ no. Kỹ năng này có thể dễ dàng mất đi nếu trẻ bị ép phải ăn, hoặc bắt buộc trẻ ăn hết tất cả các thức ăn ở trong bát của trẻ. Trẻ có thể học được cách tiếp tục ăn dù trẻ đã no. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về cân nặng sau này.

Cha mẹ quyết định cho trẻ ăn loại thực phẩm nào. Trẻ quyết định ăn số lượng bao nhiêu

Trẻ sẽ biết được khi nào trẻ đói và khi nào trẻ no. Hãy để sự thèm ăn của trẻ hướng cho trẻ ăn bao nhiêu.  

Vào giờ ăn

  • Tắt Ti Vi, để những đồ chơi ra xa và thú nuôi ra khỏi nhà để trẻ có thể tập trung ăn uống.  
  • Ăn uống cùng nhau như một gia đình để trẻ có thể tận hưởng thời gian gia đình bên nhau và nhìn thấy các thành viên trong gia đình đang tận hưởng những món ăn ngon.
  • Đầu tiên, cho trẻ một lượng nhỏ thức ăn mới. Thử  kết hợp với thức ăn mà bạn biết là trẻ thích. Có thể mất 10 lần hoặc nhiều hơn nữa trước khi trẻ chấp nhận ăn thức ăn mới.
  • Thật kiên nhẫn. Nếu trẻ từ chối thức ăn, cố gắng không phản ứng lại trẻ. Trẻ có thể biết được cách dễ dàng để từ chối thức ăn. Hãy mang thức ăn đi mà không bình luận gì thêm.
  • Hãy thử cho trẻ ăn tối sớm hơn trước khi trẻ mệt hoặc làm bữa trưa là bữa ăn chính của trẻ. Trẻ có thể ăn ít hơn khi ngồi cùng với gia đình sau đó.
  • Đặt một tấm khăn trải bàn và một cái yếm ăn cho trẻ. Trẻ vẫn đang học tự xúc ăn và điều đó có thể làm mọi thứ trở nên lộn xộn. Trẻ càng tập luyện nhiều thì trẻ sẽ học được sớm hơn. Động viên những nỗ lực của trẻ.  

Những mẹo có thể giúp bạn:

  • Có một số phong tục gia đình thú vị, chẳng hạn như làm bánh vào buổi sáng chủ nhật. Trẻ sẽ thích thú hơn với những món ăn làm trẻ cảm thấy thú vị.
  • Có một người bạn cùng ăn với trẻ. Điều này có thể khuyến khích trẻ ăn.
  • Thay đổi địa điểm và cách dọn thức ăn, ví dụ: có một bữa ăn ngoài trời trong vườn, hoặc đặt thức ăn vào giữa bàn ăn để mọi người có thể tự lấy thức ăn.

  • Khuyến khích trẻ quan tâm đến thực phẩm. Nói với trẻ về thực phẩm. Ví dụ: khi bạn đang đi siêu thị. Để trẻ tham gia vào việc chuẩn bị bữa ăn. Để trẻ làm những công việc đơn giản như đảo thức ăn. Trẻ cũng có thể giúp trồng các cây thực phẩm ở nhà.

Những điều không nên làm

Tốt nhất bạn nên tránh:

  • Đe dọa, nhiếc móc, dụ dỗ trẻ
  • Để trẻ ngồi vào bàn ăn quá lâu
  • So sánh trẻ với những đứa trẻ khác
  • Dùng thủ thuật hoặc trò chơi để kích thích trẻ ăn uống
  • Cung cấp một số thức ăn đặc biệt chẳng hạn kem như một phần thưởng, hoặc nói rằng trẻ sẽ không được ăn kem. Cả hai cách này sẽ làm cho trẻ mong muốn ăn kem hơn.
  • Cung cấp một số thức ăn ngọt như là một phần thưởng, ví dụ: bạn nói “nếu con ăn tất cả đĩa rau này con sẽ được ăn món tráng miệng”. Làm như thế sẽ gửi cho trẻ một thông điệp rằng món tráng miệng hấp dẫn hơn món rau, đây không phải là thông điệp tốt cho trẻ. Nếu bạn có món tráng miệng, hãy đảm bảo tốt cho sức khỏe, ví dụ: trái cây hoặc bánh sữa tráng miệng. Cung cấp cho trẻ các bữa ăn nhỏ. 
  • Ép trẻ ăn hết thức ăn. Sẽ tốt nhất khi sự thèm ăn của trẻ hướng dẫn cho trẻ biết lượng thức ăn trẻ ăn và trẻ sẽ dừng lại khi đã no.

Không bao giờ ép trẻ ăn. Điều đó có thể làm trẻ nghẹn hoặc ghét thức ăn đó.

Trẻ nên ăn gì

Trẻ nên ăn nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng mỗi ngày.

  • Rau củ: Ít nhất 2 khẩu phần ăn mỗi ngày, ví dụ: 1 bát Salad và ½ rau củ nấu chín.  
  • Trái cây: Ít nhất một khẩu phần mỗi ngày, ví dụ: 1 quả chuối hoặc 1 miếng dưa gang.
  • Các sản phẩm từ sữa: Ít nhất 1 hoặc ½ khẩu phần ăn mỗi ngày, ví dụ: ¾ hũ sữa chua hoặc sữa trứng và 1 cốc sữa. 
  • Thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, các loại đậu: Ít nhất một khẩu phần ăn mỗi ngày, ví dụ: 2 miếng thịt, 2 quả trứng và 1 chén đậu.
  • Ngũ cốc: Ít nhất 4 khẩu phần ăn mỗi ngày, ví dụ: 1 miếng bánh mỳ, ½ bát cơm hoặc mỳ, 2 bánh quy vào bữa sáng

Đừng lo lắng nếu trẻ không ăn tất cả những thực phẩm trên mỗi ngày. Sự thèm ăn của trẻ khác nhau mỗi ngày và phụ thuộc vào mức độ hoạt động của trẻ hoặc nếu trẻ đang mệt, không khỏe.

Trẻ cần ăn những khẩu phần ăn nhỏ thường xuyên, ví dụ: 3 bữa ăn nhỏ và 2-3 bữa ăn phụ mỗi ngày. Cung cấp cho trẻ những khẩu phần ăn nhỏ và dọn những món ăn trẻ không ăn mà không cằn nhằn trẻ.

Những thực phẩm như bánh quy, khoai tây rán, nước ngọt và nước giải khát chỉ nên cung cấp cho trẻ  thỉnh thoảng, ví dụ: tại các bữa tiệc. Đừng bị cám dỗ bởi những quảng cáo về các loại đồ ăn nhanh trên Ti vi. Có nhiều sự lựa chọn lành mạnh cho gia đình của bạn.

Thực đơn ví dụ:

Bữa sáng

 1 bánh quy nguyên hạt với ½ cốc sữa, hoặc một miếng bánh mỳ nướng phết bơ.

Bữa giữa buổi sáng

 1 lát trái cây hoặc 4 bánh quy nhỏ.

 Bữa trưa

 ½ Bát đậu nướng với một miếng bánh mỳ, hoặc 1 bánh sandwich với thịt và pho mát, cà rốt nghiền và cà chua

Bữa chiều

 1 cốc sữa chua hoặc 1 miếng bánh mỳ hoa quả

Bữa tối

 1 bát mỳ ống với sốt  và ½ bát rau, 2 miếng thịt nướng thái mỏng, ½ cốc sinh tố khoai tây nghiền và rau.

Các bữa ăn phụ

1 cốc sữa chua hoặc sữa trứng với trái cây.

Thức uống

 Nước lọc và 2-3 cốc sữa [không quá 500ml] hoặc 2-3 lần bú sữa.

Bữa sáng

  • Ngũ cốc nguyên hạt, ví dụ: cháo
  • Trứng rán với bánh mỳ nướng hoặc bánh xốp
  • Bánh kếp với trái cây và sữa chua
  • Bánh mỳ nướng vị trái cây hoặc bánh nướng xốp.
  • Bánh gạo với bơ đậu phộng, bơ.
  • Chuối nghiền với chiết xuất nấm men hoặc pho mát

Bữa trưa

  • Rau, súp đậu cùng với một cuộn bánh mỳ
  • Bánh mỳ sandwich nướng với cá ngừ, sữa bắp hoặc đậu nướng, giăm bông hoặc cà chua
  • Một hộp cơm trưa với cà chua [bổ làm đôi], rau diếp, dưa chuột, đậu xanh, trứng pho mát và một cuộn bánh mỳ nhỏ.
  • Salad với gà, đậu và rau củ
  • Nước lọc, bánh mỳ cuộn, cà chua, cà rốt nạo

Bữa tối

  • 2 lát mỏng thịt nướng, ½ cốc khoai tây nghiền, súp lơ xanh luộc, cà rốt và bí ngô
  • 1 bát mỳ ống và sốt bolognaise và  ½ bát rau củ trộn
  • Rau xào và thịt, với 1/3 bát mỳ hoặc cơm.

Bữa phụ

  • Trái cây tươi hoặc nước ép trái cây hoặc một hũ sữa chua nhỏ.
  • Các loại rau củ như cà rốt, cần tây, đậu xanh
  • Bánh ngọt hoặc bánh nướng với bơ thực vật và mứt
  • Bánh mỳ nướng vị trái cây hoặc bánh xốp phết bơ thực vật hoặc bơ đậu phộng
  • Bánh mì, bánh mì nướng, bánh quy giòn hoặc bánh gạo phết bơ đậu phộng, bơ nghiền hoặc chuối, chiết xuất nấm men, phô mai.
  • Bánh quy/bánh xốp tự làm. Giảm lượng chất béo hoặc đường, thêm bột mì, yến mạch, trái cây sấy khô hoặc tươi hoặc rau củ

Thức uống

Nước lọc

Nước lọc là thức uống tốt nhất cho mọi người kể cả trẻ em. Nước lọc có giá thành rẻ, không thêm đường hoặc hương liệu và giúp ngăn ngừa sâu răng. Hầu hết trẻ thích thú uống nước lọc nếu trẻ được cho uống nước lọc sớm.

Sữa

Sữa là thức uống quan trọng cho trẻ. Mặc dù trẻ có thể uống no sữa và ít thèm ăn những thực phẩm khác, tuy nhiên chỉ 500 ml sữa mỗi ngày là đủ. Tốt nhất là uống sữa bằng cốc, không uống sữa bằng bình để ngăn ngừa sâu răng. Sữa mẹ cung cấp những lợi ích sức khỏe tốt cho trẻ ở 2 năm đầu đời. Cho trẻ bú sữa mẹ theo mong muốn của người mẹ và trẻ.

Trẻ em từ 1-2 tuổi cần sữa nguyên kem. Sữa ít chất béo được khuyến khích cho trẻ trên 2 tuổi sử dụng.

Thức uống khác

Nước ép trái cây, nước ngọt là không cần thiết. Chỉ cho trẻ vào những dịp đặc biệt và không nên có những loại đồ uống này trong nhà. Nếu bạn cho trẻ uống nước ép trái cây, hãy trộn lẫn với nước lọc và hạn chế uống ½ cốc mỗi ngày trong bữa ăn. Hạn chế uống đồ ngọt ở những dịp đặc biệt. Đừng cho trẻ uống trà, cà phê, thức uống thể thao, nước tăng lực, rượu.

Lưu ý cho trẻ ăn uống an toàn

Trẻ dưới 4 tuổi có nguy cơ nghẹn các thức ăn cứng, vì trẻ chưa có răng hàm để nhai thức ăn tốt. Do đó cần lưu ý:

  • Luôn để trẻ ngồi xuống khi ăn. Đừng cho trẻ ăn hoặc uống khi trẻ đang chạy, vui chơi, cười hoặc khóc.
  • Ở gần trẻ và quan sát trẻ trong khi trẻ ăn.  
  • Khuyến khích trẻ ăn chậm và nhai kỹ.
  • Nấu, nghiền, xay kỹ trái cây và rau củ, ví dụ: táo, cà rốt.
  • Đừng để thức ăn bị dai và chưa chín kỹ, ví dụ: một số loại thịt.
  • Bổ đôi một số thực phẩm. Ví dụ: nho, cà chua, anh đào
  • Bóc lớp vỏ bên ngoài xúc xích và thái thành miếng nhỏ.
  • Bóc hạt, gỡ xương. Ví dụ: Hoa quả, cá
  • Không cho trẻ ăn khoai tây rán, bắp rang, đậu phộng, kẹo cứng, dính, bánh quy giòn cứng.

Video liên quan

Chủ Đề