Cách chữa ngộ độc rượu tại nhà

Trong dịp cuối năm, nguy cơ ngộ độc rượu tăng cao đáng kể do nhu cầu sử dụng rượu tăng trong các buổi tiệc liên hoan, họp mặt gia đình.Việc người dân sử dụng rượu trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày hiện nay khá phổ biến, đặc biệt trong dịp cuối năm và Tết đến xuân về thì tình trạng này có chiều hướng gia tăng đáng báo động.

Ngoài các tai nạn giao thông gây ra bởi những người sử dụng rượu thì bản thân họ cũng có thể bị ngộ độc rượu, nhẹ thì cơ quan tiêu hóa bị tổn thương, nặng có thể dẫn tới hôn mê và tử vong. Do đó, chúng ta không nên chủ quan mà cần phải có kiến thức nhận biết tình trạng ngộ độc rượu và sơ cứu kịp thời.

Biểu hiện khi bị ngộ độc rượu

Các biểu hiện ngộ độc rượu cấp tính từ nhẹ đến nặng thường có biểu hiện như sau: Kích thích, cảm xúc không ổn định, thích giao du với người khác, hưng cảm, nói nhiều; Chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, không điều khiển được các vận động đòi hỏi độ chính xác, giọng nói bất thường; Nhìn đôi (nhìn một vật thành hai vật), bạo lực, mất định hướng, lẫn lộn, vô cảm, sững sờ,...

Các biểu hiện ngộ độc nặng, nguy hiểm: Bất tỉnh, gọi hỏi không biết, co giật, nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng, tiểu, đại tiện ra quần, tiểu ít, hô hấp bị ức chế (thở yếu, thở chậm, ngừng thở, thở khò khè, ứ đọng đờm rãi), ho hoặc khạc yếu, giảm thân nhiệt (da lạnh), tụt huyết áp, hôn mê, trụy tim mạch,... có thể dẫn tới tử vong.

Cách sơ cứu

Khi thấy nạn nhân có biểu hiện ngộ độc rượu, người nhà cần kê gối cho bệnh nhân nằm, đầu và vai cao hơn. Nếu ứ đọng đờm rãi, thở khò khè, bất tỉnh cho nằm nghiêng sang một bên. Sau đó, tìm cách gây nôn hết, xát mạnh hai bên má.

Nếu thời tiết lạnh cần ủ ấm cho bệnh nhân. Cần chú ý chăm sóc và theo dõi người bệnh (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết), tuyệt đối không để bệnh nhân ngủ li bì suốt ngày hoặc suốt đêm. Cứ vài giờ phải đánh thức bệnh nhân dậy, nếu bệnh nhân tỉnh và có thể ăn uống được thì cho ăn cháo loãng,... để tránh hạ đường huyết.

Cho người bệnh uống nhiều nước ấm để tránh mất nước và để pha loãng nồng độ rượu trong cơ thể, giúp cho quá trình đào thải rượu được nhanh chóng và thuận lợi. Có thể cho người bệnh uống nước gừng tươi, nước chè xanh, sữa nóng, cam vắt, nước chanh, nước cà chua, nước ép bưởi... có thể giúp giải độc rượu dạng nhẹ.

Không để người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật cứng, không cho các vật cứng vào miệng.

Luôn quan sát kỹ người bệnh, nếu người bệnh không tỉnh, ứ đọng đờm rãi nhiều, lay gọi không tỉnh, thở nhanh và thở sâu, thậm chí có co giật... Hoặc nếu bệnh nhân tỉnh dậy nhưng đau đầu nhiều, chóng mặt và nhìn mờ, sợ ánh sáng, đau mắt, nhìn đôi, giảm hoặc mất thị lực, vã mồ hôi, tay chân lạnh, da xanh tái,... thì vẫn giữ bệnh nhân ở tư thế đầu cao, nằm nghiêng an toàn, sau đó nhanh chóng gọi người đến hỗ trợ hoặc xe cấp cứu vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.

Những việc không nên làm trong trường hợp bị ngộ độc rượu

Ngộ độc rượu cấp tính sẽ rất nguy hiểm. Dân gian có nhiều mẹo chữa say rượu, ngộ độc rượu nhưng thực tế có thể khiến bệnh trầm trọng thêm.

Hãy lưu ý những việc không nên làm khi gặp tình huống ngộ độc rượu như sau:

- Để người bệnh ngủ li bì: Ngay cả khi người bệnh đã bất tỉnh hoặc ngừng uống rượu, nhưng rượu vẫn tiếp tục được thải ra từ dạ dày và ruột vào trong máu, do đó lượng cồn trong cơ thể tiếp tục tăng, dẫn đến tình trạng ngộ độc thêm nặng. Vì vậy, cần phải tiến hành các biện pháp giải rượu và kiểm tra biểu hiện của người bệnh thường xuyên. 

- Cho người bệnh uống cà phê: Rượu làm cơ thể bị mất nước và cà phê sẽ làm cho họ cảm thấy "khô" hơn nữa. Hiện tượng mất nước nghiêm trọng có thể gây tổn thương não vĩnh viễn.

- Để người bệnh tự di chuyển: Rượu làm chậm chức năng của não và ảnh hưởng đến việc giữ thăng bằng. Nếu sau khi uống rượu mà người bệnh tự di chuyển có thể gây ra tai nạn.

- Để cho người bệnh tắm nước lạnh: Rượu làm giảm nhiệt độ cơ thể, điều này có thể dẫn đến tình trạng hạ thân nhiệt. Việc tắm nước lạnh sẽ làm cho người bệnh bị hạ thân nhiệt sâu hơn.

- Để cho họ uống thêm rượu: Tất nhiên đây là việc không nên và không được phép làm, tình trạng ngộ độc sẽ càng tăng thêm./.

Mai Liên (tổng hợp)

 

Ngộ độc rượu chắc hẳn là thuật ngữ khá quen thuộc đối với chúng ta đặc biệt là trong những năm gần đây tỷ lệ sử dụng rượu bia tại Việt Nam đang tăng lên đáng kể. Ngộ độc rượu cực kỳ nguy hiểm và đe dọa trực tiếp đến tính mạng chính vì thế xử trí ngộ rượu khẩn cấp là kiến thức mà chúng ta nên trang bị để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân.

16/11/2021 | Dấu hiệu đau bụng do ngộ độc thực phẩm khác gì với kiểu đau bụng khác?
08/11/2021 | Hiện tượng chướng căng bụng kèm nôn ói có phải ngộ độc thức ăn không và làm sao để hết?
11/04/2021 | Ngộ độc nước - Bạn biết gì về hội chứng kỳ lạ này
24/04/2020 | Dấu hiệu cảnh báo ngộ độc thực phẩm bạn không nên bỏ qua

1. Ngộ độc rượu là gì?

Rượu là từ phổ biến dành cho các loại thức uống có chứa cồn hay còn gọi là chất ethanol. Khi nạp rượu vào cơ thể chất ethanol sẽ mang đến cho cơ thể cảm giác hưng phấn, kích thích hệ thần kinh gây giảm khả năng kiềm chế. Khi sử dụng nhiều rượu liên tục sẽ khiến con người dễ mất kiểm soát về hành vi của mình như hoa mắt, ù tai, nói lảm nhảm hoặc có thể bộc phát những cảm xúc tiêu cực. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Ngộ độc rượu là hiện tượng ngộ độc khi sử dụng quá nhiều đồ uống có chứa chất cồn trong thời gian ngắn. Ngộ độc rượu hiện nay rất phổ biến và thường xuyên xảy ra đặc biệt là đối với những người nghiện rượu. 

Cách chữa ngộ độc rượu tại nhà

Ngộ độc rượu là gì?

Khi kiểm tra trong 100ml máu có chứa lượng cồn với nồng độ từ 80mg trở lên là lúc cơ thể đang bị ngộ độc rượu. Nguy cơ ngộ độc rượu càng cao khi uống càng nhiều rượu trong khoảng thời gian ngắn. Ngộ độc rượu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn, chính vì thế việc trang bị kiến thức sơ cứu, xử trí ngộ độc rượu là vô cùng cần thiết.

2. Các triệu chứng nhận biết ngộ độc rượu

  • Co giật, sùi bọt mép.

  • Thân nhiệt thấp. 

Cách chữa ngộ độc rượu tại nhà

Các triệu chứng của ngộ độc rượu

  • Mê man, bất tỉnh, không phản ứng khi có người gọi.

  • Nói ngọng, tê, yếu chân tay một bên hoặc một bên mặt.

  • Khó thở, giọng thở khò khè, ho yếu.

  • Thở yếu, nhịp thở, mạch đập không đều.

  • Da tím tái, tay chân nhợt nhạt và có dấu hiệu lạnh.

  • Không kiểm soát được vệ sinh tại chỗ.

  • Hoa mắt, chóng mặt, không thể nhìn rõ xung quanh.

  • Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.

3. Các loại ngộ độc rượu

3.1. Ngộ độc mạn tính 

Ngộ độc mạn tính thường xảy ra đối với những người nghiện rượu khi nạp rượu liên tục thời gian trong nhiều ngày liên tiếp. Thông thường đối với những người nghiện rượu thì tửu lượng tăng theo thời gian nhưng việc ngộ độc mạn tính thường diễn ra tìm ẩn và âm thầm tàn phá các bộ phận trong cơ thể. Khi ngộ độc rượu mạn tính thường xuất hiện các triệu chứng thường xuyên và thường có nguy cơ tái ngộ độc nếu người bệnh tiếp tục sử dụng rượu.

Cách chữa ngộ độc rượu tại nhà

Các loại ngộ độc rượu thường gặp

3.2. Ngộ độc cấp tính 

Ngộ độc cấp tính thường phải nhập viện do uống quá nhiều rượu hoặc uống phải rượu giả, rượu kém chất lượng được pha chế từ cồn công nghiệp chứa độc tố Methanol gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần mức cho phép (vì chất hóa học Methanol độc hại này chỉ được dùng trong công nghiệp như chế biến sơn, đánh bóng đồ gỗ…).

3.3. Ngộ độc rượu Ethanol, Methanol

Ngộ độc rượu Ethanol thường xuất phát từ triệu chứng nhẹ như mất kiểm soát, kích thích, hung hăng đến các triệu chứng chuyển nặng như khó thở, hôn mê, hạ thân nhiệt, tụt huyết áp. Hầu hết các trường hợp ngộ độc rượu Ethanol chuyển biến nặng thường xuất hiện từ 3 - 4 giờ khi có các dấu hiệu ngộ độc nhẹ. 

Đối với trường hợp ngộ độc rượu methanol thường xuất hiện khi sử dụng các loại rượu pha chế. So với ngộ độc ethanol thì methanol cũng gây ra các triệu chứng ngộ độc nhẹ tương tự. Điểm khác biệt chính là ngộ độc methanol sẽ xuất hiện các triệu chứng nặng sau 8 tiếng kể từ uống rượu. Đối với trường hợp sử dụng kết hợp 2 dạng cồn này sẽ có thời gian biểu hiện ngộ độc rượu sau từ 18 - 24 giờ. Biến chứng ngộ độc rượu methanol thể hiện mạnh và nguy hiểm hơn như thở nhanh, tắt đường thở, giãn đồng tử, mạch nhanh, co giật, sùi bọt mép,…

4. Biến chứng nghiêm trọng khi ngộ độc rượu

  • Nghẹt thở: khi nôn do rượu trong tình trạng ngộ độc sẽ dễ khiến cho người bệnh nghẹt thở.

Cách chữa ngộ độc rượu tại nhà

Biến chứng nghiêm trọng khi ngộ độc rượu

  • Ngưng thở do vô tình hít ngược lại chất nôn vào bên trong phổi khiến cho hô hấp bị rối loạn tạm thời gây nguy hiểm và có thể ngạt thở.

  • Khi ngộ độc rượu khiến cho cơ thể mất nhiều nước do các chất cồn khiến cơ thể nóng lên và cùng với đó khi ngộ độc sẽ khiến cơ thể hạ nhiệt, toát mồ hôi. Bên cạnh đó, nôn cũng là nguyên nhân gây mất nước.

  • Co giật xuất hiện khi đường huyết bị hạ đột ngột do không xử trí ngộ độc rượu kịp thời.

  • Rối loạn nhịp tim có thể khiến tim ngừng đập bất kỳ lúc nào hoặc mất mạch, tim đập không đều.

  • Ảnh hưởng tổn thương trực tiếp đến não nếu người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê. Phần lớn những bệnh nhân hôn mê do ngộ độc rượu thường khó hồi phục như trạng thái ban đầu.

  • Tử vong bất kỳ lúc nào nếu không được xử trí ngộ độc rượu kịp thời.

5. Cách xử trí ngộ độc rượu khẩn cấp 

Cách xử trí ngộ độc rượu khẩn cấp và an toàn nhất chính là gọi ngay đến số điện thoại cấp cứu và đưa người có dấu hiệu ngộ độc đến cơ sở y tế gần nhất. Trong thời gian chờ đợi thì người thân hoặc người xung quanh cần thực hiện một số cách sơ cứu tạm thời như:

Cách chữa ngộ độc rượu tại nhà

Cách xử trí ngộ độc rượu

  • Giữ bệnh nhân tỉnh táo nhất có thể cho đến khi có y tế cấp cứu.

  • Không nên để người bất tỉnh một mình để giúp tránh tình trạng nôn mửa có thể gây nghẹt đường thở. Lúc này có thể đặt bệnh nhân nằm đầu cao hoặc ngồi. Trường hợp nếu không thể ngồi thì nên đặt người bệnh nằm nghiêng để tránh ngạt thở khi nôn mửa.

  • Hô hấp nhân tạo khi có dấu hiệu ngưng thở cho đến khi có hỗ trợ từ y tế chuyên nghiệp. Quan sát các diễn tiến của bệnh nhân để thông tin ngay khi có bác sĩ cấp cứu. 

  • Giữ người bệnh nằm yên và hạn chế cử động để tránh va đập vào các vật cứng.

  • Giữ ấm cơ thể cho người bệnh để tránh hạ thân nhiệt đột ngột gây tử vong

  • Ghi nhớ về loại rượu hoặc lấy mẫu loại rượu bệnh nhân đã uống để cung cấp cho bệnh viện. Điều này sẽ giúp các bác sĩ có thể xác định đúng loại ngộ độc để có thể xử trí ngộ độc cấp cứu kịp thời.

6. Phòng chống ngộ độc rượu như thế nào?

  • Tuyệt đối không uống các loại rượu không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. 

  • Chỉ uống rượu với nồng độ cồn vừa phải phù hợp với tửu lượng của cơ thể.

  • Không nên sử dụng các loại rượu được pha từ nhiều loại rượu khác nhau.

  • Không được sử dụng các loại rượu có chứa cồn công nghiệp.

  • Không uống rượu khi bụng đói hoặc khi có các dấu hiệu mệt mỏi trước đó.

  • Khi có biểu hiện ngộ độc rượu thì cần tìm ngay đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Ngộ độc rượu là tình trạng khẩn cấp cần được cấp cứu ngay khi phát hiện các triệu chứng để tránh trường hợp chuyển biến nặng hoặc nghiệm trọng hơn là tử vong. Việc xử trí ngộ độc rượu kịp thời không chỉ giúp giảm tỷ lệ tử vong mà còn giúp cho người bệnh tránh được các biến chứng nguy hiểm.

Nếu bạn đang gặp bất kỳ thắc mắc về sức khỏe hoặc cần tư vấn rõ hơn về cách xử trí ngộ độc rượu thì đừng ngần ngại liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thông qua hotline 1900 56 56 56 nhé. Với 26 năm kinh nghiệm điều trị đa khoa cùng những chứng nhận y khoa uy tín như chứng chỉ CAP đầu tiên tại Việt Nam (dành cho các phòng LAB trên toàn thế giới), Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hy vọng sẽ là người đồng hành đáng tin cậy cho sức khỏe của bạn và gia đình.