Cách đọc mà main laptop

Xem thông số laptop, máy tính là công việc thường ngày của những ai đam mê tìm hiểu về máy tính cũng như các game thủ khi họ luôn luôn muốn kiểm tra cấu hình máy tính của mình có thể chơi được game này, game kia hay không, tuy nhiên việc kiểm tra cấu hình máy tính chỉ dừng lại ở mức cơ bản như RAM, CPU hay VGA mà thôi. Các thông số còn lại không có nhiều ý nghĩa cũng như lợi ích lắm.

Tuy nhiên nếu tìm hiểu sâu khi xem thông số máy tính bạn sẽ hiểu hơn về các thiết bị, công nghệ áp dụng hay các thông số cần thiết của một bộ phận nào đó thông qua các phần mềm.

Cách xem thông số máy tính, laptop.

1. Xem thông số máy tính, laptop không cần phần mềm

Bước 1: Đây là cách phổ biến với người sử dụng máy tính đó là truy cập công cụ dxdiag trên máy. Để làm được như vậy bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Windows + R sau đó nhập dxdiag và nhấn OK để thực thi câu lệnh.

Bước 2: Tại đây ngay phần System xuất hiện các thông số cơ bản cho chúng ta biết thêm về cấu hình máy tính

- Current Date/Times: Thời gian hiện tại khi bạn truy cập dxdiag.
- Computer Name: Tên máy tính của bạn.
- Operating System: Hệ điều hành đang sử dụng.
- Language: Ngôn ngữ sử dụng, thông thường là tiếng Anh.
- System Manufacturer: Nhà sản xuất, hãng sản xuất.
- System Model: Mã hiệu, tên gọi của chiếc máy bạn đang sử dụng.
- BIOS: Thông số của BIOS
- Processor: Vi xử lý bao gồm mã, tên gọi cũng như tốc độ Ghz, số luồng hỗ trợ.
- Memory: Dung lượng RAM, bộ nhớ tạm thời để xử lý các phần mềm.
- Page file: Bộ nhớ ảo sử dụng ổ cứng của bạn. Nếu máy RAM cao có thể bỏ đi vì nó trở nên không cần thiết
- DirectX: Phiên bản directX đang sử dụng, hỗ trợ.

Bước 3: Tiếp tục sang phần Display, tại đây sẽ hiển vị VGA onboard trên máy tính, laptop của bạn nếu có.

- Name: Tên gọi mã của VGA tích hợp.
- Manufacturer: Nhà sản xuất, thông thường là Intell.
- Chip Type: Loại vi xử lý sử dụng cho VGA, thông thường là Intell HD.
- DAC Type: Thiết bị chuyển tín hiệu từ số sang analogue, dòng thông báo Internal tức là có tích hợp
- Device Type: Kiểu thiết bị, hỗ trợ toàn màn hình.
- Total Memory: Tổng dung lượng VGA tích hợp có
- Display Memory: Dung lượng đã sử dụng cho bộ nhớ hiển thị.
- Share Memory: Dung lượng còn lại của VGA tích hợp.
- Current Display Mode: Độ phân giải máy tính đang để hiện tại.

Bước 4: Phần tiếp theo là Render, đây chính là phần đồ họa rời được tích hợp trên laptop và chỉ có máy nào hỗ trợ VGA rời mới có phần này. Các thông số và tên gọi tương đồng như phần trên

Như vậy chúng ta vừa hoàn tất xem thông số laptop, máy tính cơ bản mà không sử dụng phần mềm rồi đó.

2. Xem thông số laptop, máy tính sử dụng CPU Z.

CPU Z là phần mềm cho phép xem cấu hình máy tính một cách chi tiết nhất, giúp bạn hiểu rõ hơn về chi tiết các thiết bị có trên laptop, máy tính của bạn.

- Tải CPU Z về máy tính tại đây.

Bước 1: Sau khi tải CPU Z xong và cài đặt, hãy nhớ mở phần mềm này bằng quyền Admin [Run as administrator] nhé.

Bước 2: Sau khi chạy xong thì phần đầu tiên hiển thị lên chính là CPU, là vi xử lý đang hoạt động. Tất nhiên chúng ta sẽ không tìm hiểu hết các thông số và chỉ tập trung vào các thông số chính, các thông số cần biết thêm để phân biệt.

Phần Processor - vi xử lý

- Name: Tên chip xử lý đang sử dụng.
- Code Name: Mã chip sử dụng cũng là thông số cho biết đời chip hiện tại [ví dụ Boardwell U thuộc đời chip Boardwell dòng U tiết kiệm điện]
- Max TDP: Công suất tiêu thụ điện tối đa của chip.
- Package: Cho biết chip bạn sử dụng thuộc socket nào, loại nào.
- Technology: Công nghệ sử dụng, tiến trình bao nhiêu nhhư trong hình là 14nm.
- Core Voltage: Điện áp cung cấp cho chip

Phần Clocks - tốc độ chạy của mỗi nhân

Đây là xung nhịp của bộ vi xử lý được tính bằng số phép tính mà bộ vi xử lý tính được trong 1 giây. Vậy con số 2.494GHz cho ta biết 5200U có thể tính được 2,494 triệu phép tính trong 1 giây trên mỗi nhân, vì 5200U là bộ vi xử lý lõi kép với 2 nhân hoạt động độc lập.

Bước 3: Sang tiếp theo là phần Caches, là dung lượng của vùng nhớ đệm cấp 2 [L2-cache]. Đây là nơi lưu trữ các dữ liệu nằm chờ phần cứng xử lý. Mục đích của nó là để tăng tốc độ xử lý của chip. Chỉ số này càng cao sẽ giúp cho CPU xử lý nhanh và mượt mà hơn.

Bước 4: Đây là phần thông tin liên quan đến các thông tin của Mainboard, bo mạch chủ của máy tính, laptop bạn đang sử dụng. Không có nhiều thông tin cần chú ý trong này vì nó đã nói ở cả các phần trước, chỉ bao gồm thông tin hãng sản xuất và Model tên gì mà thôi.

Bước 5: Phần tiếp theo chính là Memory hay chính là bộ nhớ RAM của bạn.

- Type: Loại RAM đang sử dụng [DDR1, DDR2, DDR3, DDR4]
- Size: Tổng dung lượng RAM đang có trên máy tính, laptop
- Channel: Kiểu hoạt động của RAM, thông thường là chạy Dual - song song.
- NB Frequency: Độ xung của RAM khi hoạt động
- DRAM Frequency: Bus thực của RAM khi hoạt động.-
- FSB:DRAM: Tỉ lệ của RAM so với Chip, tỉ lệ càng cao thì hiệu xuất càng tốt.

Bước 6: Graphics hay chính là VGA của bạn, tại phần này sẽ hiển thị toàn bộ VGA mà máy tính, laptop đang sử dụng.

- Name: Tên Model bạn đang sử dụng cho máy tính, laptop. Có thể là Nvidia hoặc AMD.
- Broad Manuf: Tên công ty tích hợp công nghệ của Nvidia, AMD vào máy.
- Code Name: Mã của GPU.
- Technology: Tiến trình 28 nm, càng bé thì càng ít tốn điện hơn
- Core: Tốc độ xử lý của GPU.
- Memory: Tốc độ chạy bộ nhớ của GPU
- Size: Dung lượng RAM trên VGA.
- Type: Loại RAM đang sử dụng [DDR1, DDR2, DDR3, DDR4]

Tương tự với các thông số đó nếu như máy tính, laptop bạn không có VGA rời. Nhưng tất nhiên thông sô này khá hạn chế và không được xem đầy đủ dù là trên CPU Z.

Như vậy Taimienphi.vn vừa hoàn tất bài viết giúp bạn đọc xem thông số laptop, máy tính có thể hiểu rõ hơn các thông số, ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên đọc thêm các tờ báo công nghệ hoặc theo dõi các bài viết từ Taimienphi.vn để biết nhiều hơn về công nghệ, dám chắc bạ sẽ thích thú với các con số khi xem thông số máy tính, laptop.

Tại đây Taimienphi.vn cũng đề xuất cho bạn đọc các phần mềm kiểm tra cấu hình máy tính để bạn có thể kiểm tra cũng như xem thông số máy tính, laptop theo nhiều tiêu chí khác nhau. Truy cập liên kết tại đây để xem các phần mềm kiểm tra cấu hình máy tính và tải về cho máy bạn nhé.

Cấu hình máy tính luôn là đề tài mà nhiều người quan tâm đặc biệt là game thủ. Nhưng ngoài xem thông số laptop, máy tính đơn giản thì các con số còn lại có ý nghĩa gì, bạn đã bao giờ tìm hiểu kĩ về nó khi xem thông số máy tính, laptop hay chưa?

Cách xem cấu hình máy tính bằng CPU Z Kiểm tra phần cứng máy tính với CPU Z, kiểm tra cpu bằng CPU Z CPU-Z hỗ trợ thêm vi xử lý Intel thế hệ thứ 9 Cách tải và cài đặt CPU Z trên PC Tại sao máy tính không có Rated FSB khi check bằng CPU-Z ? Phím tắt CPU Z trên máy tính

Để cập nhật driver, kiểm tra tính tương thích khi lắp phần cứng mới [bạn cần có khe cắm mở rộng thích hợp nếu muốn lắp thêm RAM,...], hay đơn giản là tò mò muốn biết mainboard trong máy được sản xuất từ đâu thì bạn phải biết những thông tin về mainboard của mình. Thông tin này có sẵn trong các giấy tờ đi kèm khi mua máy tính, nhưng lỡ vứt nó đi rồi thì phải làm sao? Mở case hay tháo vỏ laptop ra xem?

Việc tìm ra model bo mạch chủ hay thông tin về nhà sản xuất không quá khó, nhưng nhiều nhà sản xuất không in tên của họ hay số model trên bo mạch chủ. Cũng vậy, bạn có thể muốn check xem bo mạch chủ đã được cài đặt trong PC của mình có thực sự là model mà bạn đặt hàng hay không. Thông thường việc bảo hành cũng không cho bạn biết điều này, chính vì vậy bạn sẽ cần phải học về cách tìm ra thông tin này mà không cần mở PC.

Vậy có cách nào để có thể biết được tên của nhà sản xuất thông qua phần mềm? Bên trong BIOS máy tính có một số serial, số này có một mã cho nhà sản xuất. Chính vì vậy, bạn có thể sử dụng phần mềm nhận diện phần cứng để đọc số serial của BIOS và giải mã nó.

Trong bài viết này, Quản Trị Mạng sẽ giúp bạn xem thông tin bo mạch chủ, bao gồm cả dùng phần mềm của bên thứ 3 và sử dụng công cụ CMD quen thuộc. Nếu muốn kiểm tra thông tin máy tính nhiều hơn, mời bạn đọc bài viết: 4 cách đơn giản để kiểm tra cấu hình, thông tin phần cứng máy tính, laptop

Sandra

Sau khi cài đặt Sandra, chạy nó và vào các phần Modules, Information Modules, Mainboard Information hoặc đơn giản chỉ cần kích đúp vào biểu tượng Mainboard Information hiển thị trên màn hình chính của chương trình.

Sandra sẽ cần một phút để thu lượm tất cả các thông tin về máy tính của bạn. Trên màn hình hiển thị, bạn có thể dễ dàng thấy được nhà sản xuất bo mạch chủ dưới Manufacturer và model của nó dưới Model. Hãy quan sát trên hình 1 và bạn sẽ thấy được rằng chúng ta đã đang sử dụng bo mạch chủ Gigabyte GA-7VAXP Ultra.

Trên màn hình bạn cũng có thể tìm thấy một số thông tin hữu dụng khác về bo mạch của bạn, như nó có bao nhiêu slot và slot nào được sử dụng và model của chipset bo mạch chủ có là gì. Bạn cũng có thể xem được cả số serial của BIOS trong System BIOS.

Everest

Sau khi cài đặt Everest, bạn hãy chạy nó và vào phần Motherboard, Motherboard. Màn hình trên hình 2 sẽ được hiển thị. Model và nhà sản xuất của bạn sẽ được hiển thị dưới Motherboard Name. Như những gì bạn có thể thấy, chúng ta đã đang sử dụng bo mạch chủ Gigabyte GA-7VAXP Ultra.


Trên màn hình, bạn có thể tìm ra một số thông tin hữu dụng khác về bo mạch chủ, như tốc độ clock mà bộ nhớ đang chạy, có bao nhiêu khe mở rộng và bao nhiêu khe nhớ và những cái nào được sử dụng, model của chipset mà bo mạch chủ của bạn sử dụng. Bạn cũng có thể xem số serial của BIOS ở phần cuối của màn hình, hãy kéo thanh cuộn xuống dưới cùng. Tính năng này thực sự thuận thiện nếu bạn đang có kế hoạch nâng cấp BIOS bo mạch chủ của mình.

Kiểm tra bo mạch chủ bằng CMD

Nếu không muốn cài đặt thêm phần mềm, bạn có thể sử dụng công cụ dòng lệnh cmd để kiểm tra thông tin về bo mạch chủ. Windows có một công cụ WMI mạnh mẽ đi kèm với giao diện dòng lệnh Windows Management Instrumentation Command-line [WMIC], cung cấp cho người dùng những thống kê về phần cứng và bo mạch chủ.

Với WMIC chúng ta có thể nhập vào bảng điều khiển truy vấn để kiểm tra thống kê của bo mạch chủ và sau đó bổ sung các sửa đổi truy vấn cụ thể như lấy thông tin nhà sản xuất, model, tên, mã phụ tùng, slotlayout, số series để biết thêm thông tin về bo mạch chủ.

Mở cửa sổ cmd trong Windows bằng cách nhập cmd vào Run [WIN+R] hoặc thông qua tìm kiếm trong menu Start, không cần khởi chạy cmd với quyền admin. Nhập vào cmd lệnh sau:

wmic baseboard get product,Manufacturer,version,serialnumber

Nó sẽ truy tìm ra dữ liệu tương ứng.

Trong hình trên, thông tin được kiểm tra từ hệ thống của chúng tôi: nhà sản xuất là MSI, bảng mạch là Z87-G45 [MS-7821], WMIC đã cố kiểm tra số sê-ri nhưng MSI đã bỏ trống thông tin này. Dù sao, công cụ WMIC vẫn cung cấp được thông tin chúng ta mong muốn mà không cần tháo máy hoặc sử dụng bất cứ công cụ thứ ba nào.

Speccy

Nếu bạn muốn sử dụng GUI để kiểm tra model bo mạch chủ [cũng như một phương pháp mang lại nhiều thông tim hơn so với WMIC], công cụ miễn phí Speccy của Piriform – đồng nhà sản xuất với CCleaner là một ứng dụng hữu ích.

Speccy không hiển thị model như đã thấy ở trên ngay đâu, bạn cần nhấp chuột vào mục Motherboard – bo mạch chủ trong cột tùy chỉnh bên trái, ngoài ra có thể kiểm tra thêm thông tin về bo mạch chủ như chipset và cài đặt điện áp.

System Information for Windows [SIW]

SIW là một tiện ích Windows portable, dễ sử dụng và cung cấp rất nhiều thông tin. Nó rất chi tiết đến mức mọi thứ được chia thành ba phần dễ điều hướng có tên: Software, HardwareNetwork. Ở đây, bạn sẽ tìm thấy thông số kỹ thuật chi tiết cho bo mạch chủ, CPU, BIOS, lưu lượng mạng, bộ nhớ, sử dụng page file, chia sẻ mạng, thời gian hoạt động của hệ thống, file mở, người dùng, số sê-ri, tiến trình, chương trình đã cài đặt, hệ điều hành, thiết bị ngoại vi, cổng, ổ đĩa, video, mật khẩu ẩn, v.v...

Ngoài các thông tin hệ thống, SIW cũng cung cấp thông tin chi tiết về tất cả các ứng dụng đã cài đặt. Bạn có thể tạo báo cáo tóm tắt và SIW cho phép bạn xuất thông tin sang file HTML. Nó chứa rất nhiều thông tin nên phải mất chút thời gian để ứng dụng khởi chạy.

ASTRA32

ASTRA32 là một công cụ portable đa nền tảng cho Windows được thiết kế để cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về phần cứng máy tính. Nó quét qua một loạt các thành phần rồi đưa ra thông tin chi tiết về thông số kỹ thuật của hệ thống. ASTRA32 có 9 phần, cung cấp báo cáo chi tiết về bo mạch chủ máy tính, hệ điều hành, mạng, cạc video, màn hình, thiết bị lưu trữ, bộ nhớ và cổng.

ASTRA 32 cung cấp thông tin rất chi tiết về bo mạch chủ và bộ vi xử lý. Các chi tiết về bo mạch chủ bao gồm số model, nhà cung cấp, chipset, ngày BIOS cũng như các tính năng hỗ trợ BIOS như ACPI, PnP và một số tùy chọn khởi động nhất định. Thông tin về bộ vi xử lý bao gồm brand ID, tốc độ xung nhịp của bộ vi xử lý, điện áp, tốc độ hiện tại, nhiệt độ, thông tin bộ nhớ cache, hỗ trợ, v.v... ASTRA32 cũng hiển thị danh sách chi tiết tất cả các ứng dụng được cài đặt trên máy tính. Đây là một phần mềm miễn phí và tương thích với tất cả các phiên bản của Windows.

Link tải: //www.astra32.com/download.htm

Belarc Advisor

Belarc Advisor là một tiện ích miễn phí khác cung cấp cho bạn tất cả thông tin về hệ điều hành và thông số phần cứng bằng cách thực hiện quét toàn bộ hệ thống. Mặc dù không chi tiết như các tiện ích khác đã được đề cập ở trên nhưng các thông tin cơ bản về bo mạch chủ, hệ điều hành, bộ nhớ, bộ vi xử lý, màn hình hiển thị và bus adapter vẫn được hiển thị.

Ngoài thông tin phần cứng, Belarc Advisor cũng hiển thị danh sách đầy đủ tất cả các thiết bị lưu trữ USB được kết nối với máy tính vòng trong 30 ngày qua. Nó thậm chí còn liệt kê cho bạn tất cả các bản cập nhật bảo mật mà Windows đang thiếu.

Link tải: //www.belarc.com/products_belarc_advisor

CPU-Z

CPU-Z là một công cụ rất phổ biến để kiểm tra tất cả các thông tin tài nguyên phần cứng và nó cũng có thể được sử dụng để kiểm tra thông tin quan trọng về bo mạch chủ. Sau khi cài đặt, chuyển đến tab 'Mainboard' và CPU-Z sẽ cung cấp cho bạn tất cả thông tin liên quan về bo mạch chủ như nhà cung cấp, model, phiên bản, chipset, BIOS, v.v... Nếu bạn cần biết thêm về CPU, nó sẽ cho bạn thông tin về tên, core, clock speed, điện áp, thông tin bộ nhớ cache, v.v... Nó cũng cung cấp cho bạn thông tin về bộ nhớ và đồ họa.

HWiNFO

HWiNFO là một tiện ích hệ thống tuyệt vời cung cấp một đánh giá chuyên sâu về tài nguyên phần cứng máy tính. Trong khi các công cụ khác hiển thị thêm thông số phần mềm, HWiNFO chỉ tập trung vào thông tin phần cứng. Thông tin thu thập được phân loại thành 10 phần: Motherboard, CPU, Network, Audio, Drivers, Monitor, Ports, Bus, Memory, Video adapter và Central Processor[s].

Thông tin bo mạch chủ được thu thập bao gồm tên nhà cung cấp, model, số lượng slot đang mở và được sử dụng, chipset, phiên bản USB được hỗ trợ và danh sách thiết bị ACPI. Nó cũng hiển thị thông tin BIOS và thông tin chi tiết về bộ vi xử lý. HWiNFO là phần mềm miễn phí và tương thích với tất cả các phiên bản của Windows.

Sử dụng công cụ System Information

Nếu bạn không cảm thấy thoải mái với các ứng dụng của bên thứ ba nêu trên, bạn cũng có thể sử dụng tiện ích System Information để kiểm tra chi tiết phần cứng máy tính, bao gồm thông tin bo mạch chủ. Tất cả những gì bạn phải làm là gõ "System Information" trong menu Start của Windows và kích vào biểu tượng System Information. Nó sẽ hiển thị tất cả các chi tiết của phần cứng bao gồm cả model của bo mạch chủ. Kiểm tra các thông tin như Baseboard Product, Baseboard Version, Manufacturer, v.v...

Sử dụng công cụ System Information để xem thông tin bo mạch chủ

Tuy nhiên, nếu bạn cần thông tin chi tiết hơn về bo mạch chủ, hãy sử dụng một trong những phần mềm cung cấp thông tin bo mạch chủ được đề cập ở trên.

Kiểm tra vật lý hoặc tìm hướng dẫn sử dụng

Một cách khác để kiểm tra xem bạn có bo mạch chủ nào là mở trực tiếp máy ra để kiểm tra. Nếu sở hữu một máy tính để bàn, bạn sẽ có thể mở một bên của case máy tính ra. Hầu hết các máy tính để bàn hiện đại đều có mặt kính giúp bạn dễ dàng nhìn qua và nhìn thấy bo mạch chủ bên trong.

OEM in số model ở đâu đó trên bo mạch chủ. Bạn sẽ phải xem xét kỹ lưỡng số này và tìm kiếm thông tin trên Internet.

Bo mạch chủ có 3 kích thước khác nhau: ATX, Micro-ATX và Mini-ITX. Tuy kích thước nhỏ giúp tiết kiệm nhiều diện tích nhưng cũng làm giảm bớt các tính năng. Cách tốt nhất để kiểm tra thông số kỹ thuật bo mạch chủ là đọc hướng dẫn sử dụng hoặc khi bạn đã tìm thấy số model chính xác, hãy thực hiện tìm kiếm thông tin chi tiết trực tuyến. Hầu hết các OEM đều cung cấp thông tin chi tiết về bo mạch chủ trên mạng và có thể cung cấp cho bạn một ý tưởng rõ ràng về thông số kỹ thuật của bo mạch chủ.

Làm thế nào để tìm model bo mạch chủ nếu sử dụng Linux?

Mở Terminal trên Linux, nhập và thực hiện lệnh sau:

sudo dmidecode -t 2

Hoặc:

sudo apt-get install hardinfo

Lệnh sẽ hiển thị tóm tắt về bo mạch chủ, bao gồm thương hiệu, model và số sê-ri.

Làm thế nào để tìm thông tin bo mạch chủ của Macbook?

Nhấp vào biểu tượng Apple ở trên cùng bên trái của màn hình, sau đó nhấp vào tùy chọn About This Mac. Từ thông tin hiển thị, sao chép số sê-ri. Sau đó, bạn có thể truy cập chipmunk.nl/klantenservice/applemodel, dán số model vào và thông tin bo mạch chủ sẽ hiển thị chi tiết.

Xem thêm:

  • Hướng dẫn kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, ổ cứng máy tính, laptop
  • Hướng dẫn test, kiểm tra Laptop cũ khi mua

Video liên quan

Chủ Đề