Hướng dẫn chấm thi môn văn 2022

[Dân trí] - Bộ GD-ĐT vừa công bố đáp án và thang điểm chấm thi môn Ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Năm nay, đề thi đưa vào 2 nội dung là trích "Bí mật của nước" và bài thơ "Sóng" của Xuân Quỳnh.

Nhiều thí sinh than khó bởi đề thi không có các dạng câu xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ giúp thí sinh "kiếm điểm".

Dưới đây là đáp án môn Ngữ văn chính thức thi tốt nghiệp THPT 2021 của Bộ GD-ĐT:

Mỹ Hà

Tin liên quan

ĐANG ĐƯỢC QUAN TÂM

Bộ GD-ĐT đã công bố đáp án, thang điểm bài thi Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, đợt 1.

Đáp án các môn thi được công bố theo tiến độ chấm thi. Môn Ngữ văn là môn thi tự luận duy nhất trong số các môn thi, do giáo viên chấm nên có đáp án sớm nhất. Các môn còn lại thi trắc nghiệm đều chấm bằng máy.

Công tác chấm thi đã được các địa phương khởi động từ ngày 9-7.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, công tác chấm thi được thực hiện theo quy chế gồm: chấm bài thi tự luận và chấm thi trắc nghiệm. Phần chấm thi tự luận sẽ thực hiện theo nguyên tắc: một bài thi phải được 2 giám khảo ở 2 tổ khác nhau chấm độc lập, nhằm bảo đảm tính minh bạch, khách quan. Việc chấm thi sẽ thực hiện theo quy trình hai vòng độc lập.

Cụ thể, bài thi phải được giám khảo 1 chấm trước; sau đó trả về cho tổ thư ký để tổ này chuyển tiếp bài thi đó cho giám khảo 2. Giám khảo 2 chấm xong sẽ lại trả lại bài về tổ thư ký. Có đủ điểm của 2 giám khảo, một bộ phận sẽ thực hiện việc thống nhất điểm. Trường hợp điểm được chấm bởi 2 giám khảo có độ chênh lớn mà 2 giám khảo không thống nhất được, phải có thống nhất của người thứ 3. Trong quy chế đã quy định rất rõ cách xử lý với những tình huống tương tự.

Cũng theo quy chế, mỗi hội đồng thi phải chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi tự luận. Khi chấm kiểm tra, nếu thấy có sự chênh lệch phải điều chỉnh; nếu phát hiện chấm sai sẽ kịp thời uốn nắn. Cán bộ chấm kiểm tra có thể kiến nghị, đề xuất với Trưởng ban chấm tự luận áp dụng các biện pháp phù hợp giúp cho việc chấm thi được công bằng, khách quan, nghiêm túc.

Bộ GD-ĐT khẳng định, với quy định như vậy, nếu giám khảo làm việc nghiêm túc, chặt chẽ sẽ khó xảy ra gian lận và hạn chế tối đa những sai sót có thể xảy ra. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi cho thí sinh, còn có hoạt động chấm phúc khảo và chấm thẩm định với những quy định cụ thể đã được nêu rõ trong quy chế. Bộ cũng đưa ra quy chế bắt buộc phải chấm chung trong toàn ban Ban chấm thi tự luận [ít nhất 10 bài] để thống nhất nhận thức, biểu điểm và nhận định tình hình.

“Theo quy định, hội đồng có dưới 30.000 thí sinh phải chấm chung. Theo đó, trong điều kiện dịch Covid-19 sẽ có một số nơi gặp khó khăn. Tuy nhiên, các tổ chấm thi có thể họp trực tuyến. Qua đó, vừa thực hiện giãn cách, vừa có thể thực hiện việc chấm chung; từ đó thống nhất nhận thức, rồi triển khai thực hiện. Còn với những hội đồng trên 30.000 bài thi, có thể chia về các tổ chấm. Việc này các tỉnh sẽ quyết định”, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết.

Môn Ngữ văn là môn thi tự luận duy nhất trong số các môn thi, do giáo viên chấm. Do đó, nhiều người băn khoăn về việc chấm thi sẽ không đều tay giữa các địa phương. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT khẳng định, thực tế đã có sự thống nhất về hướng dẫn chi tiết việc chấm bài thi tự luận nên việc điều chỉnh điểm trong một câu rất ít. Nếu cán bộ chấm thi thực hiện theo đúng hướng dẫn là bảo đảm công bằng và không có sự chênh lệch.

Còn với bài thi trắc nghiệm, quy trình chấm bài thi trắc nghiệm được thể hiện rất rõ trong quy chế. Quy trình đưa ra 4 đĩa CD rất chặt chẽ. Đầu tiên là quét ảnh bài thi, đưa ra một đĩa CD, gọi là CD0. Theo đó, một CD0 gửi cho Chủ tịch Hội đồng, một gửi về Bộ GD-ĐT và Ban chấm thi giữ một bản. Có CD0 rồi sẽ chuyển thành định dạng chấm là CD1... Từ CD0 sang CD1 có mật khẩu. Mật khẩu đó phải được Chủ tịch Hội đồng [Giám đốc Sở GD-ĐT] nắm giữ, khi làm hết thao tác quy trình bước 1, giám đốc sở mới cho mật khẩu chuyển sang bước 2; sau đó đến bước 3, bước 4, tất cả đều có mật khẩu riêng. Việc lùi quy trình [ví dụ đang ở quy trình 3, sang quy trình 1, 2] sẽ không làm được. Việc này chỉ thực hiện được khi báo cáo với Bộ GD-ĐT và phải được sự thống nhất chỉ đạo. Khi đó, mới có thể xem ngược lại quy trình. Các dữ liệu được quản lý chặt chẽ.

Quy chế cũng nêu rõ, việc tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm phải được thực hiện theo đúng yêu cầu và quy trình các bước theo quy định. Những vấn đề phát sinh trong quá trình chấm bài thi trắc nghiệm phải được Ban chấm thi trắc nghiệm lập biên bản ghi nhận, mô tả sự việc và báo cáo Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp quốc gia để có quyết định xử lý kịp thời, phù hợp.

Đáp án, thang điểm bài thi môn Ngữ văn


PHAN THẢO

Công bố đáp án thang điểm bài thi Ngữ văn kỳ thi THPT 2021

Theo quy trình chấm thi tốt nghiệp THPT 2021, các bài thi trắc nghiệm sẽ được chấm bằng phần mềm do Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] cung cấp. Vậy đối với môn Ngữ văn thì quy trình này diễn ra như thế nào để đảm bảo khách quan, chính xác?

Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, bài thi môn Ngữ văn là bài tự luận duy nhất. Các bài thi còn lại đều theo hình thức trắc nghiệm khách quan.

Hiện tại, Hội đồng chấm thi của Sở GDĐT Hà Nội đang triển khai công tác chấm thi bài thi tự luận, cụ thể là bài thi Ngữ văn. Để đảm bảo kết quả chấm thi chính xác, khách quan, Sở GDĐT Hà Nội yêu cầu, các cán bộ chấm thi tuân thủ quy trình chấm theo đúng Quy chế thi do Bộ GDĐT tạo ban hành.

Cụ thể, mỗi bài thi tự luận được chấm hai vòng độc lập bởi 2 cán bộ chấm thi thuộc 2 tổ chấm thi khác nhau. Sở yêu cầu cán bộ chấm thi thực hiện chấm bài theo đúng hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm của Bộ GDĐT đã công bố.

Trong trường hợp điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau dưới 1,0 điểm thì hai cán bộ chấm thi thảo luận thống nhất điểm, cán bộ chấm thi lần chấm thứ hai ghi điểm, hai cán bộ chấm thi cùng ký và ghi rõ họ tên vào tất cả tờ giấy làm bài thi của thí sinh.

Trường hợp điểm toàn bài hoặc điểm thành phần chấm lệch nhau từ 1,0 - 1,5 điểm thì hai cán bộ chấm thi thảo luận và phải ghi lại biên bản, báo cáo trưởng môn chấm thi để thống nhất điểm; cán bộ chấm thi lần thứ hai ghi điểm; hai cán bộ chấm thi cùng ký và ghi rõ họ tên vào tất cả tờ giấy làm bài của thí sinh.

Nếu hai cán bộ chấm thi không thống nhất được điểm thì trưởng môn chấm thi lập biên bản quyết định điểm, ghi điểm và cùng hai cán bộ chấm thi ký, ghi rõ họ tên vào tất cả tờ giấy làm bài của thí sinh.

Trong trường hợp điểm toàn bài hoặc điểm thành phần lệch nhau trên 1,5 điểm thì trưởng môn chấm thi tổ chức chấm lần thứ ba trực tiếp vào bài thi của thí sinh bằng màu mực khác.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong 2 ngày 7,8.7.2021 và công tác chấm thi được triển khai ngay sau đó. Theo quy định của Bộ GDĐT, các địa phương phải hoàn thành công tác chấm thi và công bố điểm thi cho thí sinh biết vào ngày 26.7.2021.

Đáp án môn Ngữ văn chính thức của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 vừa được Bộ GD-ĐT công bố. VietNamNet sẽ cập nhật đáp án môn thi tốt nghiệp THPT nhanh nhất tới thí sinh và phụ huynh.

Sau đây là đáp án, thang điểm chi tiết bài thi môn Ngữ văn chính thức thi tốt nghiệp THPT 2021 của Bộ GD-ĐT:

Năm 2018, phần Đọc hiểu ra bài thơ Đánh thức tiềm lực của Nguyễn Duy. Phần Làm văn yêu cầu thí sinh trình bày suy nghĩ về sứ mệnh đánh thức tiềm lực đất nước và ra tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa và Hai đứa trẻ. Điểm trung bình môn Ngữ Văn năm 2018 là 5,45. Trước đó năm 2017, mức điểm trung bình của môn Ngữ văn đạt 5,51 điểm.

Năm 2019, phần Đọc hiểu ra tác phẩm Trước biển của Vũ Quần Phương. Phần Làm văn ra tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Năm 2019 môn Ngữ văn có điểm trung bình là 5,49. Có 27,84% bài thi có điểm dưới 5. Môn Ngữ văn không có điểm 10 nào và có 1.265 bài thi bị điểm liệt [>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Bài thi Ngữ văn kéo dài 120 phút là môn thi tự luận duy nhất. VietNamNet cập nhật nhanh nhất Đáp án môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2021 và nhận định của các thầy cô giáo về độ khó của đề thi Văn năm nay.

Đây là nhận xét của nhiều giáo viên, giảng viên về đề thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT sáng nay 7/7. Đề thi năm nay cũng được đánh giá cao hơn năm trước.

Đề Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT được đánh giá khá hay và logic với chủ đề Sóng nước để đi đến bản ngã cá nhân, khát vọng, lẽ sống, sự cống hiến của con người. 

Video liên quan

Chủ Đề