Cách khắc phục sai số dụng cụ

Sai số là giá trị chênh lệch giữa giá trị đo được hoặc tính được và giá trị thực hay giá trị chính xác của một đại lượng nào đó.

Khi đo đạc nhiều lần một đại lượng nào đó, thông thường dù cẩn thận đến mấy, vẫn thấy các kết quả giữa các lần đo được hầu như đều khác nhau. Điều đó chứng tỏ rằng trong kết quả đo được luôn luôn có sai số và kết quả chúng ta nhận được chỉ là giá trị gần đúng của nó mà thôi.

Ta ký hiệu:

  • ∆i = X – Li gọi là sai số thực
  • Vi = x – Li gọi là sai số gần đúng

Trong đó:

  • X là trị thực
  • x là trị gần đúng nhất [trị xác suất]
  • Li là trị đo lần thứ i

Do điều kiện đo khác nhau, dẫn đến ∆i và Vi cũng khác nhau giữa các lần đo.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây nên sai số, nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:

  • Do máy móc và dụng cụ đo thiếu chính xác, thiếu tinh vi
  • Do người đo với trình độ tay nghề chưa cao, khả năng các giác quan bị hạn chế
  • Do điều kiện ngoại cảnh bên ngoài tác động tới, như thời tiết thay đổi, mưa gió, nóng lạnh bất thường,…

Phân loại

Theo quy luật xuất hiện của sai số, người ta chia sai số thành các loại sau:

Sai số hệ thống

Giả sử dùng thước 20m để đo một đoạn thẳng nào đó, nhưng chiều dài thật của thước lúc đó lại là 20,001m. Như vậy trong kết quả một lần kéo thước có chứa 1mm, sai số này được gọi là sai số hệ thống.

Sai số hệ thống có hai loại: Sai số hệ thống cố định và sai số hệ thống thay đổi.

Sai số hệ thống là những sai số thường có trị số và dấu không đổi, được lặp đi, lặp lại trong tất cả các lần đo.

Nguyên nhân gây ra sai số hệ thống do máy móc, dụng cụ chế tạo chưa chuẩn, đôi khi do tật của người đo. Sai số này xuất hiện có quy luật, dễ tính toán và hiệu chỉnh.

Sai số ngẫu nhiên

Giả sử thước có vạch chia nhỏ nhất đến 1mm, thì sai số đọc thước ở phần ước lượng nhỏ hơn 1 mm là sai số ngẫu nhiên.

Sai số ngẫu nhiên là những sai số mà trị số và đặc điểm ảnh hưởng của nó đến mỗi kết quả đo đạc không rõ ràng, khi thì xuất hiện thế này, khi thì xuất hiện thế kia, ta không thể biết trước trị số và dấu của nó.

Vì vậy sai số ngẫu nhiên xuất hiện ngoài ý muốn chủ quan của con người, chủ yếu do điều kiện bên ngoài, ta khó khắc phục mà chỉ có thể tìm cách hạn chế ảnh hưởng của nó.

Sai số ngẫu nhiên có các đặc tính sau. Sai số ngẫu nhiên có trị số và dấu xuất hiện không theo quy luật, nhưng trong cùng một điều kiện đo nhất định, sai số ngẫu nhiên sẽ xuất hiện theo những quy luật.

  • Đặc tính giới hạn: Trong những điều kiện đo đạc cụ thể, trị tuyệt đối của sai số ngẫu nhiên không vượt quá một giới hạn nhất định.
  • Đặc tính tập trung: Sai số ngẫu nhiên có trị tuyệt đối càng nhỏ, thì có khả năng xuất hiện càng nhiều.
  • Đặc tính đối xứng: Sai số ngẫu nhiên dương và âm với trị số tuyệt đối bé có số lần xuất hiện gần bằng nhau.
  • Đặc tính bù trừ: Khi số lần đo tiến tới vô cùng,thì số trung bình cộng của các sai số đo đạc ngẫu nhiên của cùng một đại lượng sẽ tiến tới không. Tức là:

10/05/2017 - Lượt xem: 7154

Những điều cần làm để hạn chế sai số trong máy toàn đạc điện tử?

Như chúng tôi đã nói ở trên, sai số trong Trắc Địa là một điều không tránh khỏi. Và để hạn chế những nguồn sai số đó chúng ta phải làm như thế nào? Bài viết sau đâu chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách khắc phục, để hạn chế sai số.

Các nguồn sai số và cách khắc phục:

- Sai số sai lầm:

- Sai số hệ thống:

- Sai số ngẫu nhiên:

       Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách hạn chế sai số hệ thống. Một trong những sai số hệ thống là sai số về máy móc dụng cụ đo.

Với máy toàn đạc điện tử:

  • Kiểm tra và hiệu chỉnh bọt thủy [bao gồm bọt thủy tròn và bọt thủy dài]

  • Kiểm tra và hiệu chỉnh bộ phận dọi tâm

  • Kiểm nghiệm sai số 2C

  • Kiểm nghiệm sai số Mo

​Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra và kiểm nghiệm máy toàn đạc điện tử.

1. Kiểm tra và hiệu chỉnh bọt thủy.

a. Bọt thủy dài:

Đặt máy tại vị trí thật chắc chắn, tiến hành cân bằng máy theo các bước như sau:

Đặt thân máy song song với 2 ốc cân, xoay ngược chiều nhau đưa bọt thủy dài vào giữa. Sau đó qua máy một góc 90° dùng ốc cân thứ 3 đưa bọt thủy dài vào giữa. Tiếp theo, quay máy một góc 180° và kiểm tra bọt thủy dài. Nếu bọt thủy nằm giữa hoặc nằm trong phạm vi cho phép thì không phải hiệu chỉnh. Nếu lệch ra khỏi vị trí khắc vạch thì ta tiến hành hiệu chỉnh.

Hiệu chỉnh bằng cách dùng tăm chỉnh máy đưa bọt thủy vào giữa, và tiến hành thao tác cân máy như từ đầu và kiểm tra lại.

b. Bọt thủy tròn:

Đối với bọt thủy tròn chúng ta sẽ hiệu chỉnh sau khi đưa bọt thủy dài vào chính xác. Và cũng dùng tăm chỉnh đưa bọt thủy vào giữa.

2. Kiểm tra và hiệu chỉnh dọi tâm:

a. Kiểm tra:

Đặt máy lên chân máy cân bằng máy thật chính xác

Đánh dấu 1 điểm dưới mặt đất thông qua kính dọi tâm.

Nhìn qua kính dọi tâm, hiệu chỉnh các ốc cân đưa ảnh tâm dấu về trùng tâm của kính dọi tâm.

Xoay 180° nếu ảnh tâm dấu  vẫn nằm ở tâm kính dọi tâm thì không cần hiệu chỉnh, nếu nằm ngoài thì hiệu chỉnh như sau:

b. Hiệu chỉnh:

Dùng vít lục lăng và các ốc cân máy đưa tâm dấu thẳng hàng với vị trí 

3. Kiểm nghiệm sai số 2C:

 [Nguyên nhân của sai số 2C là do trục ngắm không vuông góc với trục quay của ống kính]

Sau khi chúng ta cân bằng máy chính xác, ta ngắm về một mục tiêu xa

VD: như tiêu của hệ thống chống sét chẳng hạn.

Ngắm và bắt mục tiêu, sau đó siết chặt ốc hãm bàn độ ngang để cố định máy, xoay núm vi động ngang sao cho đưa chỉ đứng chữ thập về đúng giữa mục tiêu.

Ở màn hình máy toàn đạc ta nhấn phím [ANG] chọn 1.[Offset] để đưa góc bằng về giá trị 0°00'00''. Sau đó ta xoay máy toàn đạc 1 góc 180° và đảo ngược ống kính lại, bắt mục tiêu lúc nãy, bắt thật chính xác và kiểm tra xem 2C bị lệch như thế nào.

Đây là công thức tính sai số 2C:  2C = T-P±1800

Nếu 2C vượt quá hạn sai theo quy định của từng máy thì ta cần phải hiệu chỉnh. Chúng ta nên đưa máy đi hiệu chỉnh tại những trung tâm Kiểm định và hiệu chỉnh máy đo đạc có phòng Vilas. Mà không tự ý hiệu chỉnh, bởi vì tự hiệu chỉnh sẽ dẫn tới sai số rất lớn trong quá trình đo đạc.

TRUNG TÂM KIỂM ĐỊNH - HIỆU CHUẨN DAKCOM 

->>> Chi nhánh Công ty Cổ phần Danh Kiệt - 108 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội. Đã được đánh giá và phù hợp với các yêu cầu của ISO/IEC 17025: 2005  - Lĩnh vực công nhận ĐO LƯỜNG - HIỆU CHUẨN VILAS 829.

4. Kiểm nghiệm sai số Mo:

Nguyên nhân: Khi trục ngắm nằm ngang thì vạch khắc bàn độ đứng [00 -1800] hay [900 -2700]; [00 -00] lại không trùng với vạch chuẩn đọc số hoặc vạch “0” trên thang đọc số

Thao tác: Đặt máy trên chân máy, cân bằng chính xác, chọn một mục tiêu ở xa và rõ

– Ở bàn độ trái: Dùng chỉ ngang bắt chính xác mục tiêu, cân bằng bọt thủy bàn độ đứng và đọc số trên bàn độ đứng là T.

– Ở bàn độ phải: Bắt chính xác mục tiêu bằng chỉ ngang, cân bằng bọt thủy bàn độ đứng và đọc số trên bàn độ đứng là P.

MO = [T+P – 3600]/2                                           Máy khắc 900 -2700
MO = [T+P – 1800]/2                                           Máy khắc 00 – 1800
MO = [T+P]/2                                                      Máy khắc 00 – 00

 Nếu MO vượt hạn sai theo quy định của từng máy thì điều chỉnh.

5. Kiểm tra hằng số gương:

Hằng số gương là phần bù của gương hay nói cách khác đó là sự chênh lệch khoảng cách khi đo mà mỗi gương có một hằng số khác nhau.

Kiểm tra bằng cách: đặt máy và cân bằng máy thật chính xác. Kéo 1 đoạn thẳng từ tâm máy ra khoảng 5.000 [m] gọi là AB. Đánh dấu vị trí đó, sau đó thao tác trên máy [vd: Ở đây ta dùng máy toàn đạc Nikon DTM-352] bằng cách nhấn và giữ phím [MSR1]/[MSR2] khoảng 5 giây.

máy sẽ xuất hiện bẳng thông số để thay đổi hằng số gương.

Đầu tiên ta đặt ở dòng Const: = 0. Sau đó ấn phím [ENT]

Thứ hai ta đặt gương vào vị trí đã đánh giấu, mà nhấn phím [MSR1]/[MSR2] để đo. Kết quả thu được là khoảng chênh giữa đoạn thẳng ta kéo bằng thước thép trên thực địa trừ đi số đọc trên máy toàn đạc.

Công thức tính:

Hằng số gương [K] = Khoảng cách AB thực tế - Khoảng cách ngang trên máy [HD]

Xem ngay máy toàn đạc có độ chính xác cao 

Như vậy để hạn chế những sai số không mong muốn và để có một kết quả thật chính xác. Đảm bảo tiến độ thi công công trình, chúng ta nên kiểm tra máy móc và dụng cụ trước khi đưa vào sử dụng. 

Khuyến cáo : 6 tháng kiểm định chất lượng máy 1 lần tại Trung tâm kiểm định.

---> Để có kết quả đo lường chính xác nhất !

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

MÁY TRẮC ĐỊA - MÁY ĐO ĐẠC DANH KIỆT HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
MUA CHỮ TÍN – BÁN NIỀM TIN //danhkiet.com //dakcom.vn/

Địa chỉ HN: 108 Láng Hạ - Đống Đa - Hà Nội


Địa chỉ HCM: Số 85 Trường Sơn - F2- Tân Bình- HCM
Hotline: 0989880099

Video liên quan

Chủ Đề