Cách sử dụng đồng tiền hợp lý

Nguồn: The Bank

Mỗi người nằm trong hoàn cảnh và điều kiện tài chính khác nhau nên sẽ có cách quản lý tiền bạc và chi tiêu hợp lý riêng. Bên cạnh đó, tham gia bảo hiểm nhân thọ là cách bạn nên thử ngay để mang lại hiệu quả cao nhất. 

Kiếm tiền đã khó, chi tiêu như thế nào để hợp lý càng khó hơn gấp bội. Đó là lý do vì sao tất cả chúng ta phải học cách quản lý tiền bạc và chi tiêu hợp lý.

Sự cần thiết phải học cách quản lý tiền bạc và chi tiêu hợp lý

Khi quản lý tiền bạc và chi tiêu hợp lý bạn luôn kiểm soát được tài chính, an tâm thực hiện các dự án trong tương lai một cách hiệu quả mà gần như không bao giờ rơi vào cảnh vay nợ:

Giúp cân bằng tài chính: Trong cuộc sống có quá nhiều thứ hấp dẫn khiến bạn ngay lập tức chi hết số tiền mình có, đôi khi thâm hụt ngân sách trong thời gian dài. Nhưng khi bạn quản lý được nguồn thu nhập, số tiền tiết kiệm và chi tiêu hợp lý trong số còn lại sẽ giúp bạn cân bằng cuộc sống hiện tại, ổn định trong tương lai và tránh sự lãng phí không cần thiết.

Dễ dàng thực hiện được những kế hoạch trong tương lai: Khi nguồn tài chính được cân đối hài hòa cho hiện tại và tương lai thì chắc chắn bạn sẽ có một khoản tiết kiệm, dự phòng cho những rủi ro. Khoản tiền này sẽ giúp bạn trong những lúc cần thiết như ốm đau, bệnh tật hoặc nhưng kế hoạch quan trọng như cho con đi du học, đi du lịch, mua sắm cho gia đình, hưu trí an nhàn...

Cuộc sống ổn định và không còn những lo lắng về gánh nặng tài chính: Biết quản lý tài chính thì dù với mức thu nhập nào bạn vẫn sống tốt. Khi tiền bạc được dự phòng và chuẩn bị cho mọi thứ trong tương lai thì chắc chắn bạn sẽ luôn sống lạc quan, vui vẻ và an tâm.

Đừng để tiền bạc trở thành gánh nặng, căng thẳng khiến bạn giảm sút tinh thần, ảnh hưởng đến sức khỏe bằng cách tìm hiểu và áp dụng ngay những phương pháp quản lý tiền bạc và chi tiêu hợp lý.

Quy tắc 6 chiếc lọ - Bí quyết quản lý tiền thông minh và dễ thực hiện

Bạn đã từng gặp khó khăn trong việc quản lý tiền bạc và cân đối chi tiêu? Đã bao giờ bạn cảm thấy việc cố gắng tiết kiệm tiền trở thành áp lực cho cuộc sống hàng ngày của bạn? Nếu bạn có cảm giác như vậy, hãy tìm hiểu ngay công thức 6 chiếc lọ - bí quyết quản lý tiền bạc nổi tiếng khắp thế giới,được giới thiệubởiT.Harv Eker, doanh nhân - diễn giả - tác giả cuốn best-seller "Bí mật tư duy triệu phú".

Để quản lý tiền bạc thành công và hướng tới sự tự do tài chính, việc đầu tiên cần làm là lên kế hoạch sử dụng tiền bạc một cách hợp lý. Khi áp dụng quy tắc 6 chiếc lọ, số tiền của mỗi người sẽ được chia thành 6 quỹ tài chính [hay gọi là chiếc lọ]như sau:

Quản lý và sử dụng tiền bạc một cách thông minh không phải là việc có những khoản đầu tư lợi nhuận tốt đi kèm với rủi ro cao, không phải là việc tài khoản ngân hàng của bạn có hàng dài chữ số 0. Cho dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, bạn cũng có thể chi tiêu và sử dụng đồng tiền mình kiếm được một cách hợp lý hơn.

Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình lại tốn quá nhiều tiền cho bộ quần áo này, cho bữa ăn này, cho các thú vui giải trí này? Đọc bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu được những bước cơ bản để có khả năng tài chính vững vàng.

>>> 23 Cơ hội kiếm tiền Online trong năm nay

Các Bước Quản Lý Và Sử Dụng Tiền Bạc

1. Đặt ra một mục tiêu về tài chính

Thấu hiểu tình trạng hiện tại sẽ giúp bạn xây dựng được ngân sách phù hợp với nhu cầu của bản thân. Bạn có đang tiết kiệm để mua một đôi giày, một chiếc xe mới, hay dùng chúng để trả nợ tiền nhà? Hãy liệt kê đầy đủ các công việc ưu tiên cần sử dụng đến tiền bạc của mình ra một tờ giấy, từ đó bạn sẽ đặt được mục tiêu về tài chính phù hợp.

2. Thống kê thu nhập theo tháng từ tất cả các nguồn.

Hãy bắt đầu tính tổng thu nhập của bạn trong một tháng để cân đối giữa thu và chi. Bạn cần chắc chắn rằng mọi chi tiêu của mình sẽ không vượt quá thu nhập cá nhân để phòng trừ các trường hợp khẩn cấp cần phải sử dụng đến tiền bac.

>>> 9 Lý do thất bại trong kinh doanh

3. Tính toán các chi phí cần thiết.

Liệt kê đầy đủ các khoản chi phí cố định theo tháng của bạn. Những khoản chi phí đó có thể là tiền nhà, tiền điện thoại, tiền xe cộ đi lại, tiền ăn hàng ngày, tiền đi chơi với người yêu và các khoản chi phí khác nữa.

Tính toán xong có lẽ bạn sẽ hơi giật mình một chút đấy.

4. Tìm kiếm những khoản tiền có thể tiết kiệm được.

Tiếp đó hãy rà soát tất cả các khoản chi phí mà bạn phải bỏ ra theo ngày, theo tháng. Đừng bỏ qua những khoản nhỏ như tiền vé xe, tiền trà đá, tiền cà phê.. bởi gộp lại theo tháng cũng là một con số lớn đấy.

Bạn có thể phát hiện ra những khoản tiền bị phung phí có thể tiết kiệm được mà bản thân không hề hay biết.

>>> 5 Cách kiếm tiền cho học sinh

5. Theo dõi chi tiêu của bản thân.

Bạn có thể liệt kê các khoản chi tiêu của mình ra giấy, ra excel hoặc các phần mềm quản lý tài chính cá nhân trên điện thoại. Việc theo dõi chi tiêu hàng ngày sẽ giúp bạn tránh chi tiêu quá tay, cuối tháng phải ăn mỳ tôm 3 bữa 1 ngày.

6. Đặt ra các mục tiêu tiết kiệm.

Việc tiết kiệm sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết rõ mình tiết kiệm vì lý do gì. Hãy đặt ra các mục tiêu cụ thể như, khoản rủi ro khẩn cấp, khoản mua nhà, sửa nhà, khoản hưu trí, khoản du lịch,.. Rõ ràng việc đặt ra các mục tiêu tiết kiệm sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực hơn.

7. Đầu tư cho bản thân.

Tất nhiên rồi, đừng quên đầu tư cho bản thân chính là ưu tiên số một. Dành tiền bạc và thời gian mua một vài quyển sách hay, tham dự những khóa học của chuyên gia sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, tăng được thu nhập của mình trong tương lai.

Khám phá thêm các kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp khác tại Blog của Uplevo

Sử dụng đồng tiền thông minh giúp bạn sống thoải mái và an tâm hơn. Cùng xem 4 bí quyết của Prudential dưới đây nhé!

Bạn đã bao giờ ngẫu hứng sắm một chiếc đầm dự tiệc hàng hiệu để rồi chỉ mặc đúng một lần sau đó đem cất? Những món hàng xa xỉ này sẽ tiêu tốn của bạn một khoản tiền lớn và đột xuất, và dễ dẫn đến việc bạn cần phải vay nợ ai đó để chi trả cho chúng. Hậu quả là bạn vừa tốn tiền, vừa mang nợ, hơn thế nữa đồ vật mua về không được sử dụng hết chức năng của chúng.

Với tình huống này, hãy nghĩ xem thay vì mua mới, bạn có thể thuê những món đồ ít sử dụng đó ở đâu. Bạn sẽ không muốn mặc cùng một chiếc đầm hàng hiệu đến dự buổi tiệc thứ hai, hay đội cùng một chiếc nón đi biển trong những chuyến du lịch. Bạn cũng không cần đầu tư hẳn bộ cắm trại ngoài trời chỉ để “chạy trốn” khỏi thành phố một hai lần mỗi năm. Ngoài ra, sách truyện, tạp chí, đĩa phim, đồ trang trí tiệc sinh nhật…. tuy không xa xỉ nhưng đều là những món có thể đi thuê với giá rẻ hơn nhiều so với mua mới. Việc thuê đồ không chỉ tiết kiệm chi phí, mà còn giúp bạn tiết kiệm không gian phòng và thời gian dọn dẹp.

Bạn chỉ nên mua mới nếu đó là những vật dụng cần thiết trong thời gian dài. Hãy thử làm một bài tính khấu hao đơn giản để có được lựa chọn tiêu dùng sáng suốt nhất. Lấy ví dụ, một chiếc áo dài thiết kế trị giá 4 triệu đồng được bạn dự kiến mặc 2 lần trong 3 năm, vị chi là 2 triệu đồng mỗi lần mặc. Bạn sẽ chọn mua mới hay đi thuê 2 chiếc áo dài kiểu dáng khác nhau với giá trung bình khoảng 300 ngàn mỗi lượt thuê?

Trong “thời đại số” hiện nay, bạn dễ dàng tìm được mọi thông tin sản phẩm trên mạng. Hãy vào những trang web hay diễn đàn so sánh giá để tìm nơi bán hàng chất lượng với giá tốt nhất hoặc khuyến mãi hấp dẫn nhất. Mua hàng theo nhóm qua các trang như muachung, nhommua, hotdeal,… sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn so với mua lẻ ngoài cửa hàng. Ngoài ra, sự bùng nổ của thương mại điện tử ngày nay giúp bạn tiết kiệm cả thời gian, công sức lẫn chi phí mua sắm với các chức năng thanh toán trực tuyến và miễn phí giao hàng có điều kiện. Đọc kỹ bình luận trên các trang này cũng giúp bạn biết được trải nghiệm của những người từng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ bạn cần mua, và có quyết định mua sắm phù hợp.

Sai lầm của rất nhiều người khi sử dụng thẻ tín dụng là xem nó như một "kho" tiền không đáy và thoải mái tiêu xài không để ý đến hạn mức cho phép của mình. Sử dụng thẻ tín dụng đúng mức sẽ giúp bạn tránh được việc trả phí vượt hạn mức. Hãy đặc biệt lưu ý đến số ngày trả nợ tín dụng, một số ngân hàng tại Việt Nam hiện nay cung cấp cho người dùng thẻ đến 55 ngày trước khi bạn bị tính phí vượt hạn mức, trong khi các ngân hàng thông thường chỉ cho phép 45 ngày.

Hãy cố gắng chi tiêu trong phạm vi số tiền bạn kiếm được mỗi tháng, trừ những trường hợp khẩn cấp. Việc làm này sẽ giúp bạn tránh được cảnh nợ nần không đáng có và để dành tốt hơn cho tương lai.

Nguồn: Theo WikiHow & VNExpress

Video liên quan

Chủ Đề