Cách luyện tay trái Piano

Luyện ngón là công việc song song không thể thiếu cùng với việc bổ sung kiến thức nhạc lý khi học đàn piano, mặc dù có phần khô khan nhưng kết quả sẽ rất bất ngờ sau khoảng thời gian chăm chỉ luyện tập.

Trên thực tế những bản nhạc piano có kết cấu phức tạp và đỏi hỏi những kỹ thuật khó sẽ có âm thanh đầy đặn và tiết tấu ít gây nhàm chán hơn những bản nhạc dễ đánh. Đặc biệt đối với những ai yêu dòng nhạc cổ điển thì việc chinh phục những kỹ thuật khó khi chơi đàn là điều gần như bắt buộc.

Trước khi bắt đầu vào những bài luyện ngón piano bạn phải chắc chắn rằng bạn đã thuộc 5 nốt nhạc từ C – G tương đương với 5 ngón tay của bạn. Đô Rê Mi Fa Sol La Si – C D E F G A B và tập luyện nhiều lần cho thành thạo.

Học đàn piano cần có thời gian trong một quá trình lâu dài, chính vì thế bạn không nên quá nôn nóng, hãy từ từ tập luyện những bài luyện ngón piano là bạn sẽ thành thạo. Bạn cần kiểm soát được lực đánh của 5 ngón tay lên những nốt tương ứng phải theo một lực nhất định, tức cường độ âm thanh chúng đều giống nhau. Khi đánh ngón tay lên bàn phím cần phải đặt đúng tư thế, ngón tay phải thẳng trực diện với phím đàn piano, bung ra một lực ổn định và không được kéo thả phím từ ngón này sang phím khác.

Những bài luyện ngón piano không cần phải tập quá khó hay phải luyện ngón cả 3 tháng đầu học đàn Piano [rất mất thời gian đối với người lớn cũng như gây nhàm chán, chán nản cho người mới học]. Dưới đây là một số bài tập gợi ý cho bạn:

Bài tập 1

Tập chơi trên các phím đàn Piano liền kề nhau nhanh dần, từng tay từ nốt trắng này qua nốt trắng khác trên đàn, từ nốt trắng sang nốt đen liên tiếp sau trên đàn, đi lên, sau đó đi xuống, từng tay. Mỗi lần tập như vậy, bạn hãy cố gắng thả lỏng tay, tập tốc độ nhanh dần lên [coi như là 1 bài khởi động làm nóng ngón tay trước khi chơi đàn].

Bài tập 2

Chơi 1 bài hát mình đã biết chơi nhưng tốc độ mỗi lúc một nhanh dần, cho từng tay, và cho cả 2 tay. Đối với người chơi Piano để biểu diễn thì trước khi biểu diễn họ có thể luyện ngón hoặc tập thể dục ngón tay để bàn tay nóng lên, nó giống như một bài thể dục khởi động vậy. Khi khởi động tay bằng các bài tập luyện ngón, lâu dần sẽ là một thói quen tốt giúp tay bạn mềm hơn và uyển chuyển hơn khi bạn chơi Piano.

Bài tập 3

Chạy scale [tức là chạy hợp âm 2 bàn tay nối đuôi nhau trên các quãng của đàn], sao cho khi bàn tay này vừa dứt bàn tay kia phải nối tiếp và liền mạch. Ban đầu bạn sẽ tập chỉ được ở tốc độ chậm, từ từ tập hàng ngày mới có thể nhanh hơn được [đây là kiểu luyện ngón dùng cho chạy ngón – fill-in trong đệm hát hoặc Piano solo mà bạn hay thấy những người chơi Piano lâu lâu chạy những nốt nhạc rất nhanh bằng 1 tay hoặc 2 tay].

Ví dụ: Tay trái chơi C – E – G trên tất cả các quãng trên đàn, hoặc đi xuống chơi G – E – C trên tất cả các quãng trên đàn. Chạy scale 2 tay: tay trái chơi C – E – G, tay phải nối tiếp chơi C – E – G ở quãng trên nó, cứ thế 2 tay nối tiếp [tương tự đi xuống 2 tay nối tiếp nhau đi G – E – C trên tất cả các quãng].

Có thể xem thế bấm của 14 hợp âm cơ bản và làm tương tự cho các hợp âm khác – đây cũng là 1 cách để nhớ thế bấm các hợp âm.

Bài tập 4

Tập chuyển hợp âm 2 tay cho 1 bài hát cũng là cách tập tốt cho người mới bắt đầu để di chuyển và nhớ vị trí hợp âm nhanh trên đàn Piano, có thể tập nhắm mắt hoặc nhìn lên bảng hợp âm [không nhìn xuống đàn], tập chuyển từng tay hoặc 2 tay từ hợp âm này sang hợp âm khác, từ chậm đến nhanh dần.

Lưu ý: Bạn nên tập luyện những bài luyện ngón piano theo cấp độ từ dễ rồi đến khó dần để có thể nằm vững bài bản, và điều này vừa tạo cho bạn một cảm giác thoải mái cũng như sẽ làm ngón tay sẽ lưu nhớ vị trí các nốt một cách dễ dàng đến khi bạn chơi không cần suy nghĩ đến nốt. Học đàn piano không phải chỉ cần sự khéo léo mà cần người học có tính kiêng trì và siêng năng!

19h54 ngày 14-02-2021      1609 lượt xem

Ngay cả những người chơi có năng khiếu bẩm sinh thì cũng đều phải có những phương pháp hiệu quả để luyện tập và đặc biệt là bí quyết để giữ cho các ngón tay của họ luôn có đủ sức lực và sẵn sàng cho mọi cuộc chơi.

Charles Louis Hanon, một nghệ sĩ piano cổ điển và chuyên gia dạy piano khuyến nghị rằng tất cả người chơi piano chuyên nghiệp để phải luyện tập hàng ngày để cải thiện sức mạnh và sự khéo léo của ngón tay. Cuốn sách của ông "The Virtuoso Pianist" vẫn là nguồn cảm hứng chính cho các bài học piano kể từ năm 1873, vì vậy chúng ta có thể cho rằng điều đó là đúng đắn.

Bất cứ ai đã từng chơi hết một bản nhạc trên piano đềusẽ biết rằng các ngón tay của bạn có thể trở nên thực sự mệt mỏi và thậm chí bắt đầu chuột rút sau một thời gian dài cử dộng. Cũng giống như bất kỳ bộ phận nào khác trên cơ thể, tay của bạn cần phải được luyện tập làm quen với cường độ này thông qua các bài tập.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể luyện tập trực tiếp trên đàn piano mỗi ngày? Bạn vẫn có thể luyện tập kỹ năng cho mình bằng các bài tập ngón tay.

Bạn nên cố gắng tập luyện cho bàn tay của mình ít nhất 3 lần một tuần, hãy bạn tăng mức độ gắng sức từ từ, bạn có thể thực hiện các bài tập ngón tay piano này bất cứ khi nào bạn có thời gian rảnh. Những lúc rảnh như xem TV, tắm năng, hóng mát là cơ hội tuyệt vời để rèn luyện các ngón tay.

Dưới đây là 7 mẹo tập luyện cho ngón tay mà bạn có thể làm bất cứ khi nào rảnh tay.

1. Nắm tay

Đây là phương pháp đơn giản nhất của các bài tập kéo giãn. Hãy nắm tay thành nắm đấm lỏng với tất cả các ngón tay bao quanh ngón cái. Giữ trong 30 giây và sau đó duỗi thẳng các ngón tay của bạn. Lặp lại 10 lần.

2. Bóp bóng

Bóp một quả bóng giải tả căng thẳng là một trong những bài tập ngón đàn piano nổi tiếng nhất.

Loại bài tập này là một liều thuốc giảm căng thẳng tuyệt vời, do đó có tên là "Bóng căng thẳng" và cũng rất tốt để tăng cường sức cơ bắp ở tay của bạn. Nếu bạn không có một quả bóng căng thẳng, có thể thay thế bằng một quả bóng quần vợt.

Bóp quả bóng càng chặt càng tốt và giữ trong 30 giây, và thả ra và nghỉ trong 15 giây. Lặp lại bài tập trong 10 lần.

3. Nâng các ngón tay của bạn

Đặt lòng bàn tay của bạn xuống bàn hoặc bề mặt phẳng khác. Bắt đầu với ngón trỏ của bạn, lần lượt nhấc từng ngón tay lên cao nhất có thể.

Giữ nó ở đó trong 5 giây và sau đó đặt nó trở lại. Mẹo cho động tác này là giữ cho lòng bàn tay và các ngón tay khác của bạn phẳng cùng một lúc.

Lần lượt chuyển sang từng ngón tay rồi sang tay tiếp theo. Khi bạn đã hoàn thành tất cả các ngón tay trên cả hai tay, bạn có thể đánh dấu vào một lần lặp lại. Lặp lại bài tập, đảo ngược thứ tự các ngón tay mỗi lần, trong 10 lần lặp lại.

Một biến thể khác của bài tập này là cố gắng nâng các ngón tay của bạn theo trình tự nhanh nhất có thể, hết ngón này đến ngón khác hoặc nhấc tất cả các ngón tay của bạn cùng một lúc.

Bài tập này không chỉ giúp tăng cường các ngón tay của bạn mà còn tăng cường sự khéo léo của bạn.

4. Chạm ngón tay cái

Uốn cong ngón cái và ngón trỏ của bạn cho đến khi các đầu ngón tay gặp nhau để tạo thành hình chữ ‘O’, tạo thành dấu hiệu ‘Ok’. Giữ trong 30 giây và lặp lại cho từng ngón tay.

Tiếp tục cho đến khi mỗi ngón tay trên cả hai tay thực hiện được 5 đến 10 lần lặp lại.

5. Đường cong ngón tay cái

Ngửa lòng bàn tay của bạn lên. Duỗi các ngón tay ra và uốn cong ngón tay cái vào trong sao cho nó chạm vào gốc ngón út của bạn. Nhấn hết sức có thể, thả ra và lặp lại, lần lượt chạm vào đáy của từng ngón tay.

Bài tập này có thể gây chuột rút, vì vậy ban đầu hãy bắt đầu nhẹ nhàng. Nếu bạn bị đau, hãy giảm áp lực lại một chút. Bạn có thể mong đợi được cải thiện sức mạnh và tính linh hoạt nếu bạn kiên trì.

6. Nhấn và đẩy

Đây là một trong những lựa chọn tuyệt vời khác cho ràn puyện sự linh hoạt và sức mạnh của ngón tay. Đặt bàn tay của bạn lại với nhau với các đầu ngón tay chạm và lòng bàn tay úp vào nhau - như thể bạn đang cầu nguyện.

Nhấn hai lần các đầu ngón tay cái vào nhau. Đẩy ngón cái bên phải của bạn về phía trước sang bên phải, sử dụng ngón cái bên trái và ngược lại. Làm tương tự với tất cả các ngón tay khác của bạn và lặp lại toàn bộ quá trình từ 6 đến 10 lần.

7. Bấm đầu ngón tay

Một biến thể đơn giản hơn của cách trên là bắt đầu với cùng một tư thế cầu nguyện, sau đó di chuyển lòng bàn tay ra xa, uốn cong các ngón tay. Hãy tưởng tượng bạn đang giữ một quả bóng vô hình giữa chúng.

Di chuyển các đầu ngón tay của bạn lên trên bằng cách nhấn chúng vào nhau. Tăng áp lực cho đến khi ngón tay của bạn cuối cùng duỗi thẳng.

Để tránh tình trạng mệt mỏi của các ngón tay trước khi thực hiện một bài tập đàn piano, đừng quên công việc khở động tay:

  • Nắm bàn tay lại thành nắm đấm thật chặt
  • Giữ trong 3 giây
  • Mở bàn tay ra
  • Lặp lại nhiều lần cho đến khi các ngón tay trở lên ấm áp, linh hoạt.
  • Tiếp theo, uốn từng ngón tay một cách độc lập và cuối cùng là xoa hai bàn tay vào nhau để sẵn sàng.

Địa chỉ mua đàn Piano uy tín tại TP. HCM?

Hoàng Piano là nhà phân phối nhạc cụ chính hãng uy tín tại TP.HCM, với tiềm lực và khả năng qua thời gian dài xây dựng và phát triển chúng tôi tự tin có đủ năng lực tư vấn, hỗ trợ, thi công lắp đặt các phòng học nhạc cho trường học với đầy đủ các nhạc cụ và các thiết bị phụ kiện âm nhạc theo yêu cầu. Tất cả các sản phẩm của chúng tôi được sử dụng đều có giấy tờ chứng minh nguồn gốc và được bảo hành theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất.

Video liên quan

Chủ Đề