Cách mua cổ phiếu trên sàn otc

Để tìm được các mã cổ phiếu tiềm năng, có nhu cầu đầu tư lâu dài thì mọi người phải tìm đến sàn OTC, đây là một trong những sàn môi giới chứng khoán với rất nhiều mã cổ phiếu chưa niếm yết tại Việt Nam. Để có thể hiểu rõ hơn về sàn OTC, giá mua, thủ tục cũng như cách mua như thế nào mọi người tham khảo thông tin dưới đây của Infofinance.vn

Mục lục

  • 1 Sàn OTC là gì
    • 1.1 Thị trường OTC là gì?
    • 1.2 Sàn giao dịch OTC là gì?
  • 2 Ưu điểm và hạn chế của sàn OTC
    • 2.1 Ưu điểm của sàn OTC
    • 2.2 Hạn chế của sàn OTC
  • 3 So sánh sàn OTC với sàn giao dịch chứng khoán khác
    • 3.1 So sánh sàn OTC với sàn UPcom
    • 3.2 So sánh thị trường OTC với thị trường sở giao dịch
  • 4 Có nên giao dịch trên sàn OTC không
  • 5 Hướng dẫn giao dịch cổ phiếu trên sàn OTC
    • 5.1 Giá cổ phiếu trên sàn OTC như thế nào
    • 5.2 Làm thế nào để mua cổ phiếu trên sàn OTC
    • 5.3 Thủ tục mua cổ phiếu trên sàn OTC
  • 6 Những rủi ro khi giao dịch thị trường OTC
    • 6.1 Rủi ro từ công ty phát hành cổ phiếu
    • 6.2 Rủi ro từ thị trường
    • 6.3 Tính thanh khoản thấp
  • 7 Sàn OTC có lừa đảo không?

Thị trường OTC là gì?

OTC là một thì trường chứng khoán phi tập trung, khác với các sàn giao dịch tập trung khác là việc mua bán cổ phiếu trên sàn này được tiến hành thủ công, trao đổi giữa những người có nhu cầu với nhau  dựa trên  giá cả thương lượng giữa 2 bên.  Có nghĩa thay vì mọi người giao dịch trên sàn, giao dịch tại các quầy giao dịch của công ty chứng khoán thì giao dịch OTC là giao dịch ngoài quầy.

Đặc điểm của thị trường OTC ở Việt Nam:

  • Không hoạt động độc lập, hoạt động thành đội nhóm, diễn đàn
  • Các cổ phiếu trên thị trường đa phần là chưa đăng ký giao dịch sàn Upcom và chưa niêm yết sàn HOSE, HNX
  • Có dạng cổ phiếu chính đó là: cổ phiếu  đã có lưu ký  được quản lý ở Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) và cổ phiếu chưa có mã lưu ký, sẽ được quản lý bởi phòng Quản lý cổ đông của chính công ty phát hành, hoặc Công ty chứng khoán quản lý sổ cổ đông.
  • Việc giao dịch được tiến hành dựa trên thương lượng và thỏa thuận cá nhân

Sàn giao dịch OTC là gì?

Sàn chứng khoán OTC được thành lập từ năm 2006 với tên gọi là công ty cổ phần công nghệ Hoàng Minh.  Với hơn 1.700 công ty chưa niêm yết có thông tin mua bán duy nhất trên Sanotc và có hơn  215.000 thành viên tham gia mua bán cổ phiếu OTC và tìm thông tin tài chính, chứng khoán.

Sàn OTC có thể xem như là một nơi để mọi người tìm thấy thông tin về các mã cổ phiếu hiếm, các công ty nhỏ, các công ty có tiềm năng để đầu tư lâu dài với giá thành rẻ nhất. Đến năm 2019 thì tên gọi được đổi thành công ty cổ phần OTC Việt Nam.

Thông tin về sàn OTC: 

  • Địa chỉ trụ sở: Tầng L, Tòa nhà Platium, số 6 Nguyễn Công Hoan, Ba Đình, Hà Nội
  • Số điện thoại: +84 093 638 83 38
  • Website: https://sanotc.com/
  • Email: [email protected]

Ưu điểm và hạn chế của sàn OTC

Để có thể nắm bắt được các thông tin cơ bản về sàn chứng khoán này, từ đó đưa ra các quyết định giao dịch tốt nhất .

Ưu điểm của sàn OTC

  • Hỗ trợ giao dịch nhanh chóng, không qua sàn giao dịch nên khá linh hoạt không cần tuân thủ các quy định của thị trường chung như Hose, Hnx
  • Thanh toán linh hoạt: Thay vì áp dụng thanh toán với quy định T+3 như sàn giao dịch khác thì với sàn OTC bạn có thể thanh toán linh hoạt theo nhu cầu
  • Giao dịch nhanh chóng: Không cần phụ thuộc sàn giao dịch, ngày giờ giao dịch bởi có thể trao đổi mua bán bất kỳ lúc nào giữa người mua và người bán
  • Sàn có thời gian hoạt động lâu năm, đạt nhiều thành tựu trong hoạt động giao dịch lẫn đầu tư
  • Cung cấp số lượng cổ phiếu của thị trường, tìm thấy nhiều mã cổ phiếu tiềm năng, mã cổ phiếu hiếm có trên thị trường chứng khoán
  • Cung cấp thông tin thị trường mới nhất, nhanh nhất cho nhà đầu tư
  • Giá cả linh hoạt
Cách mua cổ phiếu trên sàn otc
Có nên mua cổ phiếu OTC không?

Hạn chế của sàn OTC

Với sàn OTC tuy có nhiều ưu điểm nhưng cũng không ít hạn chế và khi đầu tư bạn nhất định phải biết nếu không sẽ gặp những rắc rối lớn:

  • Sàn giao dịch này có nhiều rủi ro hơn so với thị trường chứng khoán sở giao dịch
  • Không có các quy định cụ thể và rõ ràng về giao dịch, nên thị trường không thống nhất
  • Cổ phiếu trên đây đôi khi không minh bạch và rõ ràng, gây rủi ro lớn cho nhà giao dịch
  • Giá có thể cao và thấp không tuân theo thị trường chung

So sánh sàn OTC với sàn giao dịch chứng khoán khác

So sánh sàn OTC với sàn UPcom

Upcom là sàn giao dịch chứng khoán chưa niếm yết hoặc bị hủy niêm yết, có nghĩa là các công ty chưa được niếm yết trên sàn giao dịch Hose và HNX. Sàn UPcom là nền tảng tốt để các công ty chứng khoán chưa niêm yết có cơ hội được niêm yết trên sàn Hose hoặc sàn HNX.

Để so sánh thì có rất nhiều điểm để xem xét:

Sàn OTC  Sàn Upcom
  • Giao dịch cổ phiếu: Thông qua các diễn đàn, qua nhà môi giới, qua các forum=> Khó khăn\
  • Giá cả không được công khai, được định giá thông qua việc trao đổi thương lượng giữa 2 bên => Giá biến động mạnh
  • Rủi ro lớn về mặt pháp lý bởi sàn được quản lý bởi cơ quan chức năng hoặc chính công ty phát hành, nên khi có vấn đề người mua không được bảo vệ.
  • Cổ phiếu  trên sàn OTC được nhận định là có tiềm năng hơn so với sàn Upcom, tuy nhiên cũng không hoàn toàn.
  • Giao dịch đơn giản: Lệnh mua và bán
  • Giá cả công khai, minh bạch
  • Được quản lý bởi sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, tuân theo quy định của luật chứng khoán nên khi vấn đề người mua được bảo vệ quyền lợi.
  • Cổ phiếu trên sàn Upcom chỉ số ít là tiềm năng, vậy nên lợi nhuận thu về là có ít hơn so với sàn OTC

=> Tìm hiểu thêm: Upcom là sàn gì

So sánh thị trường OTC với thị trường sở giao dịch

Nếu so sánh với thị trường sở giao dịch, cụ thể là sàn chứng khoán HNX và sàn HOSE thì có rất nhiều điểm khác biệt.

Thị trường OTC Thị trường Sở giao dịch 
– Hoạt động không tập trung qua sàn giao dịch, tiến hành đơn lẻ theo từng loại cổ phiếu
  • Giao dịch vào thứ 7, chủ nhật hay ngày lễ đều được
  • Thanh toán linh hoạt, ngay sau khi giao dịch chứng khoán đều được
  • Cổ phiếu có giá bán, mua biến động theo thỏa thuận giữa người mua và người bán.
  • Rủi ro cao
  • Quản lý bởi công ty phát hành hoặc VSD quản lý
  • Chi phí giao dịch thấp hơn
– Hoạt động tập trung qua sàn, đa phần các công ty môi giới đều giao dịch trên 2 sàn này.
  • Chỉ giao dịch từ thứ 2 – thứ 6, nghỉ lễ theo quy định
  • Tuân thủ quy định thanh toán: T+2 về tiền và T+3 về giao dịch cổ phiếu
  • Giá cổ phiếu minh bạch, được niêm yết
  • Rủi ro thấp, bởi chủ yếu là các cổ phiếu của các công ty tiềm năng
  • Quản lý bởi sở giao dịch chứng khoán
  • Chi phí giao dịch và các phí khác cao

Có nên giao dịch trên sàn OTC không

Giao dịch trên sàn OTC thì có rất nhiều ưu điểm, nhưng cũng không ít rủi ro vậy nên không phải đối tượng nào cũng có thể giao dịch trên sàn này.

Thứ nhất, các nhà đầu tư phải có kinh nghiệm lâu năm thì nên đầu tư, bởi việc mọi người tìm được mã cổ phiếu của công ty để đầu tư ở đây không hề dễ dàng, yêu cầu cá nhân có đủ kiến thức, đủ năng lực để chọn được hoặc nhận định, thẩm định được cổ phiếu.

Thứ hai, cá nhân có tài chính đủ mạnh bởi đa số là giao dịch thỏa thuận nên giá có thể cao hơn rất nhiều các cổ phiếu trên thị trường, hiện nay có rất nhiều ngân hàng lớn cũng đang giao dịch cổ phiếu trên sàn giao dịch này.

Cách mua cổ phiếu trên sàn otc
Sàn OTC có tốt không

Thứ ba, đây là sàn đầu tư mà đối tượng chủ yếu là các công ty, tập thể họ muốn mở rộng thị trường bằng cách mua cổ phiếu của các công ty nhỏ hơn và lâu dần sẽ chiếm cổ phần lớn trong công ty.

Nhưng có một điều mà khiến cho nhiều nhà đầu tư thích thú khi đầu tư sàn này đó chính lợi nhuận khủng, bởi vậy có thể nói rằng đầy là một trong những sàn đầu tư dành cho những ai thích mạo hiểm và tham vọng lớn. Vậy nên nếu bạn muốn tìm những cổ phiếu an toàn hơn thì nên tìm đến sàn Hose, HNX.

OTC không phải là lựa chọn, bạn có thể xem qua thông tin, chắc chắn sẽ chọn được sàn tốt nhất: Top 10 Sàn Chứng Khoán Việt Nam

Hướng dẫn giao dịch cổ phiếu trên sàn OTC

Giá cổ phiếu trên sàn OTC như thế nào

Giá cổ phiếu mua bán trên sàn OTC sẽ không có giá niêm yết mà giá sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận và thương lượng giữa 2 bên mua bán, sàn giao dịch chỉ có nhiệm vụ giới thiệu, kết nối người mua và người bán mà thôi.  Tuy nhiên, một số mã cổ phiếu đã được giới thiệu lâu, bên công ty phát hành sẽ đưa ra mức giá cụ thể để người mua tham khảo lựa chọn phù hợp hơn.

Vậy nên nếu như bạn có nhu cầu mua cổ phiếu của công ty nào đó trên sàn OTC thì liên hệ trực tiếp đến bên cung cấp và phát hành cổ phiếu, sau đó đi đến thỏa thuận chung về giá.

Làm thế nào để mua cổ phiếu trên sàn OTC

Để mua cổ phiếu hay đăng tin rao bán cổ phiếu trên sàn OTC mọi người đăng ký nhanh qua sàn hoặc đến trực tiếp trụ sở hay chi nhánh của sàn để đăng ký mua, đăng ký ban.

  • Truy cập vào website của sàn: sanotc.com
Cách mua cổ phiếu trên sàn otc
Mua cổ phiếu chứng khoán sàn OTC
  • Sau đó nhấp vào mở tài khoản
  • Điền thông tin cơ bản
  • Điền thông tin về liên hệ
  • Tìm kiếm các mã cổ phiếu được đăng lên trên bảng tin rao bán của sàn OTC, muốn mua mã nào  của công ty nào đó thì nhấp vào nghiên cứu, tìm hiểu thêm. Sau đó tiến hành liên hệ và thỏa thuận giao dịch với bên phát hành cổ phiếu đó.

Thủ tục mua cổ phiếu trên sàn OTC

Khi mọi người tiến hành giao dịch trực tiếp, thỏa thuận thì sẽ có thống nhất về hình thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao dịch. Có thể là giao dịch với nhau trực tiếp hoặc thông qua môi giới chứng khoán.

Có 2 địa điểm giao dịch:

  • Tại công ty chuyển nhượng cổ phiếu: Nhớ mang theo các giấy tờ cá nhân để làm thủ tục
  • Tại công ty giao dịch chứng khóa được ủy quyền, trường hợp này mọi người sẽ tiến hành thủ tục với sàn OTC, bên này sẽ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, mọi người chỉ cần có giấy tờ cá nhân với tiền là được.

Những rủi ro khi giao dịch thị trường OTC

Cũng như các giao dịch, đầu tư trên sàn giao dịch lớn thì sàn OTC cũng có rất nhiều rủi ro, nhưng các rủi ro này sẽ lớn hơn so với các rủi ro mà bạn phải đối mặt khi mua chứng khoán trên sàn của sở giao dịch.

Cách mua cổ phiếu trên sàn otc
Giao dịch chứng khoán thị trường OTC có tiềm năng không

Rủi ro từ công ty phát hành cổ phiếu

Đa số các rủi ro đều đến từ công ty phát hành cổ phiếu, do là không quản lý bởi sở giao dịch mà do các công ty quản lý hoặc trung tâm lưu ký chứng khoán vậy nên về các quy định trong giao dịch là hoàn toàn do 2 bên thỏa thuận.

Rủi ro có thể là do bản thân cổ phiếu của các công ty bán đó có vấn đề sẵn và đặc biệt là vấn đề tài chính của công ty đó không công khai nên rất khó để biết được nó hoạt động như thế nào, báo cáo tài chính ra sao, có hoạt động phi pháp hay không. Chính vì không minh bạch, không có người thẩm định nên khi mua sẽ gặp rủi ro lớn.

Rủi ro từ thị trường

Tất nhiên là tất cả các cổ phiếu đều chịu rủi ro lớn thù thị trường, có thể là tiêu cực hoặc tích cực, nhưng ít nhất với các công ty lớn bạn có thể đưa ra dự đoán được bởi thông tin cập nhật liên tục nhưng đối với các loại cổ phiếu mua trên OTC bạn sẽ khó có thể biết được thông tin bởi thông tin cập nhật rất ít.

Khi thị trường biến động mạnh là cơ hội lớn cho chứng khoán OTC, bởi nó có thể một bước lên mây, nhưng cũng có thể là biến mất hoàn toàn. Vậy nên khi đầu tư cổ phiếu OTC mọi người cần nghiên cứu và phân tích được các rủi ro của nó, để đảm bảo bản thân nắm đầy đủ thông tin.

Tính thanh khoản thấp

Trên các sàn giao dịch thì việc mọi người mua cổ phiếu khá nhanh và tín thanh khoản cũng rất cao bởi sàn đã kết nối sẵn các đơn vị thanh khoản hoặc các công ty phát hành có nhu cầu mua lại cổ phiếu của mình lớn. Nhưng đối với sàn OTC thì khác hoàn toàn, do việc giao dịch sẽ được tiến hành thông qua việc mua đi bán lại, vậy nên khi muốn bán lại bạn phải tìm được người mua.

Chưa kể giá mua bán sẽ không rõ ràng, bạn sẽ bị ép giá khi có các khủng hoảng xảy ra đối với công ty phát hành cổ phiếu đó.

Sàn OTC có lừa đảo không?

Sàn OTC đến nay đã có rất nhiều năm kinh nghiệm, công ty được cấp phép hoạt động và tất cả phải tuân thủ theo luật chứng khoán Việt Nam, vậy nên việc mua bán và trao đổi là hoàn toàn hợp pháp không có bất kỳ vấn đề nào về phi pháp cả. Tuy nhiên, giao dịch trên các sàn giao dịch như thế nào yêu cầu bản thân nhà giao dịch phải nắm rõ thông tin cơ bản nhất, có năng lực thẩm định.

Vấn đề ở đây đó chính là các công ty phát hành cổ phiếu, bởi đôi khi các công ty phát hành cổ phiếu là công ty ma, công ty có hoạt động phi pháp nhưng lại phát hành cổ phiếu. Vậy nên khi nhà đầu tư mua vào sẽ mất trắng tiền, và có rất nhiều vụ lừa đảo cổ phiếu kiểu  này thông qua các sàn chứng khoán OTC khác.

Trong khi có rất nhiều cổ phiếu giả, công ty ma hoạt động trong khi sàn OTC lại không có quy trình thẩm định, bảo vệ người đầu tư vậy nên bản thân nhà đầu tư khi quyết định mua cổ phiếu trên sàn giao dịch này cần cẩn trọng hơn, bởi hiện nay hoạt động lừa đảo ngày vàng tinh vi hơn.

Trên đây là những thông tin cơ bản để mọi người nắm bắt kỹ hơn về sàn OTC, hy vọng qua đây cung cấp cho mọi người những kiến thức cơ bản nhất khi tham gia vào thị trường chứng khoán phi tập trung. Không chỉ sàn OTC mà tất cả các sàn hoạt động theo mô hình cổ phiếu OTC thì cũng nên cân nhắc trước khi tiến hành đầu tư.

Xem thêm: Giá cổ phiếu MSB trên sàn OTC