Cách ta vải trong vẽ tĩnh vật

[ 16-06-2021 - 01:17 PM ] - Lượt xem: 29771

Điều đầu tiên cần quan sát thật kỹ tĩnh vật, đặc điểm cấu trúc, quy các hình về những hình học cơ bản, phác họa sơ trong đầu các bước cần làm.

Bước 1: Phần đầu tiên cũng là phần quan trọng nhất, nếu bạn phác hình sai thì những bước sau sẽ sai theo đấy!

Cần dựng khung hình chung xác định diện tích của ba vật thể đặt chúng ở giữa tờ giấy, sau đó chia các tỉ lệ của từng vật, cần đo tỉ lệ chính xác của các vật vẽ các đường phác, đường kỷ hà với nét chì nhạt cho dễ dàng chỉnh sửa.

Lưu ý:

+ Nên sử dụng bút chì HB để dựng hình, tránh những đường nét quá đậm và in hằng lên giấy.

+ Với cái bình và tách cà phê cần vẽ trục giữa, vẽ đối xứng để tránh bị lệch.

Bước 2: Vẽ cấu trúc của tĩnh vật.

Cần vẽ những những vật ở xa trước rồi mới bắt đầu vẽ tiếp vật ở gần hơn. Như trong bài vẽ này: chúng ta sẽ vẽ bình sứ trước, sau đó là tách cà phê và cuối cùng là chùm nho.

Bước 3: Lên sáng tối cho bài vẽ nhé!

Xác định nguồn sáng, lên sáng tối, lên chì theo thứ tự HB, 2B,4B,6B,... vẽ tĩnh vật nên chú ý chất liệu và tả sáng tối, bóng đổ. Quan sát mẫu và tăng chì bên tối nhiều hơn. Thêm chi tiết cho các tĩnh vật rồi tả các nếp vải để chạy mảng tối xuống nền làm cho bài vẽ được hài hòa hơn.

Bước 4: Thêm một số chi tiết cho bài dần hoàn thiện hơn bạn nhé!

Bước này bạn phải thật cẩn thận khi đặt nhấc bút chì vì bút sa là gà chết đấy! Đây là bước cần tăng độ đậm nhất và sáng nhất thêm cho bài vẽ. Cắt gôm tạo thành gốc thật nhọn lấy sáng cho những quả nho, gôm chữ coffee và lấy độ bóng cho bình sứ. Dùng bút chì 6B để vẽ độ đậm nhất cho các vật. Nhấn độ đậm phần nền và phần vải để bức tranh hài hòa hơn về sáng tối.

DoArt xin chia sẽ thêm một số lưu ý nhỏ cho các bạn:

+ Nên sử dụng bút chì đậm B để tả được độ đậm của từng chất liệu.

+ Thường xuyên chuốt chì nhọn để thấy được nét vẽ.

+ Độ sáng trong tối phải tối hơn độ sáng ở ngoài sáng và ngược lại.

DoArt chúc các bạn thực hiện bài vẽ tĩnh vật thành công.

[ 12-03-2016 - 07:22 AM ] - Lượt xem: 38051

Bài tổ hợp khối là bài kiểm tra cuối cùng trong giai đoạn này. Chúng tôi xin trình bày các bước thực hiện một bài mẫu vẽ tổ hợp khối căn bản.

Bước 1:

- Bước đầu quan sát xem tỉ lệ chiều ngang tổng & chiều cao tổng của cả cụm khối, tỉ lệ nào nhỏ hơn, ta lấy tỉ lệ đó làm chuẩn để so sánh với tỉ lệ còn lại, chấm ra bốn điểm tượng trưng cho chiều ngang tổng & chiều dài tổng. Từ đấy sử dụng cảm giác để phác ra chu vi hình của cả cụm khối.

- Sau khi đã có chu vi hình, ta đo lại tỉ lệ của từng khối trong cụm khối, ưu tiên đo tỉ lệ từ khối lớn nhất cho đến khối nhỏ nhất.

- Có được tỉ lệ của từng khối, ta so sánh chúng với nhau thêm một lần nữa để kiểm tra, từ đấy bắt đầu vẽ cấu trúc hình học của chúng vào.

- Luôn luôn chú ý với những khối mang tính chất đối xứng phải dựng trục dọc thường xuyên để tránh trường hợp vẽ bị bên to bên nhỏ.

Bước 2:

- Sử dụng chì nhạt B để lên sáng tối lớn tổng thể cho bài vẽ, luôn chú ý phải chuốt chì nhọn vừa phải, đan nét vào từng mảng chứ không nên tô chì.

- Để ý tương quan sắc độ giữa khối và nền vải, nền vải có màu sắc đậm hơn thạch cao, phải lên sắc độ nền vải thật rõ ràng ngay từ đầu, chia diện cho từng nếp nhăn trên vải và tập trung lên sáng tối cho chúng nhiều hơn cho khối.

- Lưu ý nguyên tắc lên đậm nhạt là đi từ đậm nhất đến nhạt dần. Và trong một bài vẽ phải đảm bảo được ít nhất năm sắc độ: sáng - mờ - tối - bóng đổ - phản quang.

Bước 3:

- Ưu tiên tăng đậm sáng tối của nền vải nhiều hơn, vì nền vải có sắc độ đậm hơn khối thạch cao rất nhiều. Chú ý vẽ thêm các nếp nhăn vải, theo quy luật thì tấm vải bị chống ở đâu thì ở đó đa số tập trung nhiều nếp nhăn hơn những chỗ còn lại. Đặc biệt lưu ý không gian nền luôn có hai mặt phẳng khác nhau, riêng trong bức vẽ này có tới ba mặt phẳng, bao gồm không gian sau khối, không gian nằm dưới khối & không gian vải rũ xuống hoàn toàn. Mỗi không gian như vậy cũng có sắc độ riêng biệt, không gian nào gần hơn sẽ được ta chú ý vẽ đậm nhiều hơn theo quy luật "gần rõ - xa mờ".

- Song song việc xử lý đậm nhạt của nền vải, ta bắt đầu đẩy mạnh tương quan sáng tối các khối thạch cao theo thứ tự từ đậm nhất đến nhạt dần [bóng đổ > đỉnh khối > diện tối > diện mờ > sáng].

- Luôn luôn để ý giữ cho chì luôn nhọn ở mức độ vừa phải, đan nét theo chiều của khối giúp cho khối khỏe và chắc hơn. Để đan nét cho rõ ràng, không nên vẽ chì quá cùn.

Bước 4:

- Bắt đầu hoàn thiện nền vải trước, đến giai đoạn này chú ý phải luôn giữ chì nhọn vừa phải, đan nét cẩn thận tránh dây chì lung tung làm mất nét, đan đậm từ trong góc đậm ra.

- Nền vải nằm gần hơn nền vải đứng, ta cho chúng đậm hơn nữa để thấy rõ sự xa gần. Các nếp nhăn vải phác ra ngay từ đầu cố gắng vẽ cho ra khối từng nếp một bằng cách quy chúng về khối căn bản để dễ hình dung khối.

- Dùng chì nhạt B để chuyển độ cho êm, sắc độ sáng trên vải rất nhẹ nhàng, không quá rõ chứ không phải không có, vì vậy đừng nên vẽ độ tương phản mạnh quá sẽ làm hỏng tính chất vải.

- Dùng chì nhạt B tiếp tục tả sáng tối cho khối, vì là khối bằng chất liệu thạch cao nên độ tương phản sẽ mạnh hơn chất liệu vải, phản quang của chất liệu thạch cao cũng rõ ràng hơn chất liệu vải. Vẽ đậm nhạt theo thứ tự từ đậm nhất đến nhạt dần. 

Chúc các bạn vẽ đẹp!

Ban biên tập DoArt

Tiếp tục series “PHÂN TÍCH CHẤT LIỆU – VẼ TĨNH VẬT” như đã hứa với các bạn ở bài viết Phân tích chất liệu [Thạch cao – Gạch – Gỗ], hôm nay mình sẽ phân tích “Vải – Kim loại – Nhựa”. Hãy cùng đến với mục đầu tiên và không thể thiếu trong bài viết chia sẻ ngày hôm nay:  

Đặc điểm chất liệu: Vải – Kim loại – Nhựa  

1. Tương phản

  • Đối với cả ba chất liệu vải, kim loại và nhựa đều có sắc độ tương phản rất rõ ràng, dễ dàng để chúng ta nhận biết.  

2. Highlight

  • Vải: Ở vải thì highlight khá mờ, không rõ nét  
  • Kim Loại: Ngược với vải thì highlight ở kim loại cực kì rõ ràng và dễ thấy  
  • Nhựa: Có lẽ đây là vật liệu có highlight khá đặc biệt vì độ đậm nhạt của của highlight sẽ tùy thuộc vào độ bóng của vật.  

3. Đường tối  

  • Đối với cả ba chất liệu vải, kim loại và nhựa đều có sắc độ đường tối rất rõ ràng, dễ dàng để chúng ta nhận biết.  

4. Phản quang

  • Ở vải và nhựa đề có phản quang rõ ràng, dễ nhận biết  
  • Riêng với kim loại thì phản quang mờ nhạt  

5. Hình phản chiếu

  • Cả ba vật đều không có hình phản chiếu  

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết đánh bóng sáng tối 

Texture bề mặt chất liệu  

1. Vải

  • Bề mặt vải mịn  
  • Để tả vải đúng, chúng ta chủ yếu nhắm đến việc xác định ánh sáng và hiểu rõ được hình dạng nếp vải và đánh nét theo khối.  

2. Kim loại

  • Inox: Có độ bóng cao và phản chiếu khá mạnh nguồn và các yếu tố môi trường xung quanh  
  • Nét: Chúng ta sẽ sử dụng nét thẳng đứng, đi theo chiều của các vệt bóng. Bên cạnh đó kết hợp với các nét khác chiều để tả khối.  

Lưu ý: Không nên đan nét quá nhiều. 

3. Nhựa

  • Ở nhựa thì bề mặt trơn nhẵn, đường tối và phản chiếu không rõ ràng  
  • Nét: Nét đan đều tương tự với khi tả chết thạch cao  

Vậy là hôm nay mình cũng đã đi qua hơn nửa chặng đường trong series “Phân tích chất liệu” rồi nè. Chỉ còn một phần cuối nữa thôi là chúng ta kết thúc rồi. Mong là series này sẽ giúp đỡ các bạn trong việc miêu tả chất liệu các vật tốt hơn cũng như hiểu rõ hơn về từng loại vật liệu nhé 😍  

Chúc các bạn áp dụng bài học này thành công vào bài vẽ của mình. Còn những ai chưa áp dụng được thì cũng đừng nản lòng nhé, thay vào đó hãy luyện tập nhiều hơn nữa và các bạn sẽ thấy được thành quả xứng đáng với công sức của mình ♥️  

Học vẽ tại nhà với các tips vẽ do Zest chia sẻ: Tự học vẽ cùng Zest      

Tác giả: GV Uyên Nhy – Team Zest luyện thi       

Lưu ý: Bài viết thuộc sở hữu trí tuệ của Zest Art, nghiêm cấm sao chép nội dung và hình ảnh dưới mọi hình thức.

Video liên quan

Chủ Đề