Cách trị tiêu chảy cho bà bầu 3 tháng đầu

Niềm vui của các mẹ bầu là biết được con yêu đang phát triển từng ngày thông qua kích thước bụng bầu. Suốt hành trình mang thai đầy vất vả, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có cả việc đau bụng đi ngoài. Bà bầu bị đau bụng đi ngoài có sao không? Đau bụng đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi? Tất cả những thắc mắc này của bạn sẽ được giải đáp thông qua những chia sẻ của bác sĩ Tạ Trung Kiên cùng Hello Bacsi trong bài biết sau.

Đau bụng đi ngoài khi mang thai có sao không?

Bà bầu bị đau bụng đi ngoài là triệu chứng khá phổ biến, chứng bệnh này có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Một nghiên cứu khảo sát trên 3.682 thai phụ cho kết quả, có khoảng 14.3% mẹ bầu từng ít nhất một lần bị đau bụng tiêu chảy.

Đau bụng đi ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không? Thực tế, dù tình trạng này không đe dọa trực tiếp đến tính mạng thai nhi nhưng nếu bà bầu đi ngoài nhiều lần trong ngày có thể dẫn đến nguy cơ mất nước nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cả mẹ lẫn con. Ngoài ra, khi phụ nữ có bầu bị đau bụng đi ngoài liên tục còn kích thích tử cung co bóp, dễ dẫn đến sinh non, thậm chí là sảy thai.

Do đó, nếu thấy các triệu chứng đau bụng đi ngoài kéo dài, đặc biệt là đau bụng đi ngoài khi mang thai tháng đầu hoặc đau bụng khi mang thai tháng cuối thì cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân khiến bà bầu đau bụng đi ngoài

Hiện tượng bà bầu đau bụng đi ngoài hay tiêu chảy thường xuất phát từ 5 nguyên nhân cơ bản có liên quan trực tiếp đến thai kỳ là:

1. Thay đổi trong khẩu phần ăn và chế độ dinh dưỡng

Sau khi biết được mình đang mang “một thiên thần nhỏ”, nhiều mẹ bầu vội vã thay đổi thực đơn ăn uống. Tuy nhiên, sự thay đổi quá đột ngột về chế độ ăn rất dễ khiến cho bụng và dạ dày khó chịu, từ đó dẫn đến việc đi ngoài hay có bầu bị tiêu chảy.

2. Nhạy cảm với thức ăn mới khi mang thai

Vấn đề nhạy cảm với thức ăn đã khiến không ít mẹ bầu phải khổ sở trong thai kỳ. Việc tiêu thụ một số thực phẩm trước khi mang thai không gây ảnh hưởng nhiều nhưng giờ đây lại có thể gây đầy hơi, chướng bụng và thậm chí còn khiến bà bầu đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày.

3. Tác dụng phụ của các loại vitamin thai kỳ

Việc cung cấp thêm các loại vitamin cần bổ sung khi mang thai là điều rất cần thiết cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé. Tuy nhiên, việc tiêu thụ một số loại viên uống bổ sung dưỡng chất nhất định cũng có nguy cơ làm dạ dày khó chịu, chướng bụng và gây tiêu chảy hay ngược lại là táo bón, chẳng hạn như viên bổ sung sắt.

4. Sự thay đổi hormone thai kỳ

Hormone thai kỳ thay đổi, đặc biệt là sự gia tăng của progesterone khiến hệ tiêu hóa làm việc chậm lại, nhu động ruột kéo dài thời gian làm việc và thư giãn quá nhiều dẫn tới tình trạng thức ăn nằm lại trong dạ dày và đại tràng lâu hơn, gây đầy hơi, khó chịu ở bụng dưới. Hormone thay đổi là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng táo bón thai kỳ lẫn tiêu chảy. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch cơ thể suy giảm cũng tạo cơ hội cho các mầm bệnh từ bên ngoài môi trường dễ tấn công khiến mẹ bầu dễ bị đau bụng đi ngoài khi mang thai hơn trước.

5. Không dung nạp đường lactose

Phụ nữ mang thai thường phải tăng cường uống sữa để có đủ canxi cho bé phát triển. Tùy theo cơ địa, một số chị em gặp phải tình trạng không dung nạp đường lactose khiến ruột non không chuyển hóa được đường lactose và chuyển xuống ruột già. Tại đây, các vi khuẩn sẽ phân hủy lactose thành chất lỏng và khí. Từ đó, cơ thể xuất hiện các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy.

Ngoài 5 nguyên nhân kể trên, mẹ bầu bị đau bụng đi ngoài cũng có thể là do các vấn đề ít phổ biến hơn như:

  • Ngộ độc thực phẩm khi mang thai
  • Rối loạn tiêu hóa do nhóm các virus gây nôn mửa và tiêu chảy
  • Nhiễm ký sinh trùng đường ruột
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Một số loại thuốc
  • Bệnh viêm loét đại tràng
  • Hội chứng Crohn
  • Bệnh Celiac

Tình trạng đau bụng đi ngoài khi mang thai cuối cũng rất thường xảy ra. Theo Hiệp hội Sản khoa Hoa Kỳ, đôi khi đây có thể là một trong những dấu hiệu sắp sinh thường gặp. Tuy nhiên, không phải tất cả mẹ bầu đều có dấu hiệu này ở những tháng cuối thai kỳ.

Tiêu chảy là tình trạng khá thường gặp ở nhiều chị em trong thai kỳ. Có một số nguyên nhân gây ra tiêu chảy trong 3 tháng đầu mang thai, tuy nhiên hầu hết đều không quá nghiêm trọng và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Tiêu chảy cùng với buồn nôn và ói mửa sẽ đòi hỏi phải có các biện pháp để mẹ bầu tránh bị mất nước. Tiêu chảy kèm theo sốt, đau hoặc có chất nhầy lẫn trong phân là dấu hiệu bất thường, cảnh báo tình trạng nguy hiểm, cần điều trị y tế ngay.

Tiêu chảy, cùng với đầy hơi và táo bón, thường là do hormone.

Thay đổi về hormoneTiêu chảy, cùng với đầy hơi và táo bón, thường là do hormone. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, cơ thể sẽ sản xuất ra một lượng lớn hormone thai kỳ để thư giãn và làm chậm quá trình tiêu hóa. Điều này cho phép thai nhi có thể hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển. Mặc dù rất tốt cho em bé, sự thay đổi về hormone này lại gây ra nhiều phiền toái cho hệ tiêu hóa, khiến người mẹ cảm thấy hơi khó chịu.

Thay đổi về chế độ ăn uống


Nhiều phụ nữ điều chỉnh thói quen ăn uống ngay sau khi biết mình có thai. Thông thường bà bầu sẽ cố gắng ăn uống đa dạng và cân bằng, bao gồm các loại thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau quả đồng thời uống thêm nhiều nước. Những thay đổi này rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé nhưng một hậu quả có lẽ không lường trước được là nhiều chị em sẽ bị tiêu chảy nhẹ trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Tiêu chảy cũng có thể là do chứng không dung nạp lactose, xuất phát từ tình trạng phụ nữ mang thai tăng tiêu thụ sữa như một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh.

Tiêu chảy cũng có thể là do chứng không dung nạp lactose, xuất phát từ tình trạng phụ nữ mang thai tăng tiêu thụ sữa như một phần trong chế độ ăn uống lành mạnh. Theo đó các bác sĩ khuyến cáo, người mẹ có thể tạm thời ngừng uống sữa trong vài ngày để xem tình trạng tiêu chảy có thuyên giảm hay không. Trong khi thực hiện biện pháp này, vẫn phải đảm bảo cơ thể nhận đủ canxi cần thiết từ các loại thực phẩm khác thay thế sữa.
Các loại vitamin cho bà bầu
Trong khi các chất sắt trong một số loại vitamin trước khi sinh có thể gây táo bón cho một số người, các thành phần khác lại có thể dẫn đến phân lỏng. Tương tự như chứng không dung nạp lactose, hãy ngừng sử dụng vitamin trong vài ngày để theo dõi xem tình trạng phân lỏng có được cải thiện hay không.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Bà bầu bị tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa vô cùng phổ biến. Nếu tình trạng này trở nên nặng hơn, kèm theo một số triệu chứng bất thường có thể gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai

Rất nhiều bà bầu mắc chứng tiêu chảy khi mang thai. Một trong những dấu hiệu của tình trạng này là đau bụng, đi ngoài ra phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ ngày. Căn bệnh này có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như:

Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy

1.1. Mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai do thói quen ăn uống

Một trong những nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng tiêu chảy khi mang thai là do thói quen ăn uống của mẹ bầu. Khi phát hiện mình mang thai lần đầu tiên, mẹ bầu thường thay đổi chế độ ăn uống của mình một cách đột ngột để bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng một cách đột ngột này có thể khiến mẹ bị đau bụng và đi ngoài.

Khi mẹ ăn phải thực phẩm lạ, nhiều đạm và nhiều dầu mỡ sẽ khiến mẹ bầu bị khó tiêu, gây ra tình trạng tiêu chảy. Ngoài ra, việc tiêu thụ những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh sẽ khiến đường ruột của mẹ bị nhiễm khuẩn, gây tiêu chảy.

1.2. Thay đổi hormone nội tiết tố trong thai kỳ gây ra tình trạng tiêu chảy

Trong quá trình mang thai, các hormone trong cơ thể của mẹ bầu thường có sự biến đổi mạnh mẽ. Theo các nghiên cứu khoa học, việc mất cân bằng hormone có thể ảnh hưởng tới sự co bóp của nhu động ruột. Theo đó, nếu nhu động ruột co bóp yếu sẽ dẫn tới tình trạng táo bón và nếu nhu động ruột co bóp mạnh sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy.

1.3. Tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh

Một số loại thuốc như thuốc kháng acid, sắt, thuốc kháng sinh… được sử dụng để xử lý các bệnh lý nền của bà bầu có thể gây ra chứng tiêu chảy khi mang thai. Bên cạnh đó, việc bổ sung các viên vitamin trước sinh không đúng cách cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng tiêu chảy.

1.4. Mẹ bầu bị dị ứng thực phẩm

Việc cơ thể không dung nạp được đường lactose trong sữa và ngộ độc, dị ứng thực phẩm cũng khiến mẹ bầu bị đau bụng và đi ngoài phân lỏng.

1.5. Mắc các bệnh lý đường ruột

Mẹ bầu mắc các căn bệnh về đường ruột như: hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn… sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài, phân lỏng.

2. Mẹ bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm hay không? 

Mẹ bầu bị tiêu chảy khi mang thai có nguy hiểm hay không

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân khác nhau mà tình trạng tiêu chảy khi mang thai ở bà bầu có thể kéo dài từ 1 – 10 ngày. Với những mẹ bầu bị tiêu chảy ở mức độ nhẹ, do những nguyên nhân thông thường như thói quen ăn uống, tác dụng phụ của thuốc,… thì căn bệnh này sẽ tự hết trong vòng vài ngày. 

Tuy nhiên, khi bị tiêu chảy kèm theo những dấu hiệu đáng lo ngại như sốt cao do nhiễm vi khuẩn tả, nôn mửa, hoặc virus rota, bà bầu cần đặc biệt chú ý và tới bệnh viện để bác sĩ đưa ra phương pháp xử lý kịp thời. Bởi lẽ khi nôn mửa và tiêu chảy quá lâu sẽ khiến cơ thể mẹ bầu trở nên mệt mỏi hơn, mất nước dẫn tới kiệt sức, thậm chí là đe dọa tới tính mạng của cả hai mẹ con.

Thông thường, bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai hay gặp những cơn đau bụng quanh rốn và muốn đi ngoài. Điều đáng lo ngại hơn cả là những cơn đau bụng này có thể gây ra hiện tượng kích thích co bóp tử cung, gây ra tình trạng đẻ non hoặc sẩy thai. Do đó, khi bà bầu gặp tình trạng tiêu chảy kéo dài kèm theo những triệu chứng mệt mỏi khác thì cần tới các cơ sở uy tín ngay lập tức để được bác sĩ kiểm tra, thăm khám và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé.

3. Cách xử trí khi mẹ bầu bị tiêu chảy

Các mẹ bầu thường có tâm lý lo lắng khi bị tiêu chảy. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi, hãy tham khảo những cách xử trí dưới đây nhé.

Mẹ bầu bị tiêu chảy nên uống nhiều nước

3.1. Bổ sung thêm nước và chất điện giải

Mẹ bầu bị tiêu chảy kéo dài thường dẫn tới tình trạng mất nước, gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Do đó, lúc này, các mẹ cần uống nhiều nước hơn, đồng thời bổ sung thêm oresol để chất điện giải và nước cho cơ thể.

3.2. Điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày

Những loại thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi bị tiêu chảy là:

  • Bổ sung những loại hoa quả như chuối, táo,…
  • Bổ sung thêm các loại protein dễ tiêu hóa như thịt nạc, sữa  chua, cà rốt, khoai tây, ngũ cốc,…
  • Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu sắt như thịt gà,…
  • Bổ sung lợi khuẩn Bacillus clausii và bacillus subtilis mỗi ngày để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm táo bón, tiêu chảy, viêm đại tràng, ngăn ngừa và bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi những tác nhân gây hại,…

Những loại thực phẩm mẹ bầu nên kiêng ăn khi bị tiêu chảy là:

  • Không nên ăn những loại thực phẩm khó tiêu như những thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng,…
  • Không nên sử dụng thức uống có ga, có cồn, caffein,…
  • Không nên uống sữa nếu cơ thể không dung nạp lactose
  • Không nên ăn những loại hải sản như tôm, cá biển, ốc, hoặc những loại thực phẩm từng khiến mẹ bầu bị tiêu chảy, đau bụng.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng bà bầu bị tiêu chảy khi mang thai. Tốt nhất, ngay khi xuất hiện tình trạng tiêu chảy, mẹ bầu nên tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Video liên quan

Chủ Đề