Cách xét học bạ Học viện Ngân hàng 2022

Trong kỳ tuyển sinh năm 2022 của Học viện Ngân hàng, cơ hội vẫn rộng mở với các thí sinh xét điểm tốt nghiệp.

Cách xét học bạ Học viện Ngân hàng 2022

5 phương thức tuyển sinh năm 2022 của Học viện Ngân hàng gồm:

1. Xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD&ĐT.

2. Xét điểm học bạ THPT (chiếm 25% tổng chỉ tiêu).

– Dựa trên kết quả học tập năm học lớp 10, lớp 11 và lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển.

– Điều kiện xét học bạ:  điểm trung bình cộng 3 năm học của từng môn học thuộc tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 8,0.

– Thí sinh xét học bạ có tổng điểm thi tốt nghiệp của 3 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng điểm sàn của học viện.

3. Xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

– Xét tuyển các thí sinh có chứng chỉ IELTS Academic, TOEFL iBT: chiếm 15% tổng chỉ tiêu.
4. Xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Đây là phương thức dành cho thí sinh có điểm thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt từ 100 điểm trở lên.  Học viện sẽ căn cứ vào điểm thi của thí sinh, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

5. Xét điểm thi Tốt nghiệp THPT năm 2022

Học viện Ngân hàng xét tuyển dựa vào tổng điểm 3 môn thi trong tổ hợp cộng điểm ưu tiên. Đây là phương thức xét tuyển chiếm 50% chỉ tiêu của trường năm 2022.

học viện ngân hàng hv ngân hàng HVNH tuyển sinh 2022 xét tuyển

Năm 2022, Học viện Ngân hàng tuyển 3.200 sinh viên bằng 5 phương thức gồm xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo, xét kết quả thi tốt nghiệp THPT, dựa vào học bạ THPT, xét năng lực ngoại ngữ và kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Cụ thể, Học viện Ngân hàng dành tới 50% chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp THPT, 25% chỉ tiêu xét học bạ THPT; 15% chỉ tiêu xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (IELTS Academic, TOEFL iBT).

Ngoài ra, nhà trường còn xét tuyển dựa trên kết quả thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (chiếm 10% chỉ tiêu).

Một, với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học bạ THPT, Học viện Ngân hàng tuyển 802 chỉ tiêu. Thí sinh được xét là đủ điều kiện trúng tuyển đối với ngành đăng ký, nếu thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện: Có học lực năm lớp 12 đạt loại giỏi và có điểm xét tuyển cao hơn hoặc bằng mức điểm đủ điều kiện trúng tuyển của ngành xét tuyển, cụ thể:

Điểm xét tuyển theo phương thức xét học bạ của Học viện Ngân hàng được tính theo công thức:

Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên + Điểm cộng đối tượng.

Trong đó, M1, M2, M3 là điểm trung bình cộng ba năm học THPT của các môn thuộc tổ hợp xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân. Điểm ưu tiên bao gồm cả khu vực, đối tượng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ngoài ra, trường thêm 1,5 điểm cộng đối tượng với thí sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên.

Như vậy, theo công thức này, nếu không có điểm ưu tiên và điểm cộng đối tượng, thí sinh cần đạt trung bình gần 8,7 điểm mỗi môn trong tổ hợp xét tuyển mới đỗ vào ngành lấy điểm thấp nhất. Với những ngành lấy 28,25 điểm, các em cần đạt trung bình hơn 9,4 mỗi môn.

Hai, với phương thức xét tuyển dựa trên điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, thí sinh được xét là đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) đối với ngành đăng ký nếu thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện: Thứ nhất phải có học lực năm lớp 12 đạt loại giỏi. Thứ hai phải có điểm thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt từ 100 điểm trở lên. Trường tuyển 320 chỉ tiêu theo phương thức này.

Ba, với phương thức xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế, thí sinh được xét là đủ điều kiện trúng tuyển (trừ điều kiện tốt nghiệp THPT) đối với ngành đăng ký nếu thoả mãn đồng thời cả hai điều kiện: Có học lực năm lớp 12 đạt loại giỏi; có chứng chỉ ngoại ngữ IELTS đạt từ 6.0 trở lên, TOEFL iBT đạt từ 72 điểm trở lên hoặc chứng chỉ tiếng Nhật đạt từ N3 trở lên (chỉ riêng đối với chương trình đào tạo Kế toán định hướng Nhật bản và Công nghệ thông tin định hướng Nhật Bản).

Học viện Ngân hàng dành 478 chỉ tiêu xét tuyển bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Thí sinh đăng ký xét bằng phương thức này cũng cần có học lực lớp 12 đạt loại giỏi, có chứng chỉ IELTS đạt từ 6.0 trở lên, TOEFL iBT từ 72 điểm hoặc tiếng Nhật N3 trở lên (đối với chương trình đào tạo Kế toán và Công nghệ thông tin định hướng Nhật Bản).

Các mức điểm và điều kiện như trên đủ để trúng tuyển Học viện Ngân hàng. Tuy nhiên theo quy chế tuyển sinh năm nay, để trúng tuyển chính thức, thí sinh phải được công nhận tốt nghiệp THPT, đồng thời đăng ký nguyện vọng xét tuyển bằng mọi phương thức lên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 22/7 đến 20/8.

Học viện Ngân hàng là trường đại học đào tạo nhân lực chất lượng cao và nghiên cứu khoa học chuyên sâu trong các lĩnh vực của nền kinh tế tri thức, là nơi người học được chủ động, sáng tạo để thích nghi và phát triển toàn diện. Vậy Học viện Ngân hàng có xét tuyển học bạ 2022 không?

Giới thiệu Học viện Ngân hàng

Trường Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng được thành lập theo Quyết định số 3072-VG ngày 13/9/1961 của Thủ tướng Chính phủ với nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo học sinh phổ thông trở thành cán bộ trung cấp ngân hàng, bổ túc cán bộ sơ cấp, trung cấp nghiệp vụ thành cán bộ có trình độ Cao cấp nghiệp vụ Ngân hàng và trình độ đại học chuyên tu, tại chức cho đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Đến năm 2030 Học viện Ngân hàng là trường Đại học đa ngành theo định hướng nghiên cứu ứng dụng, nằm trong nhóm các trường hàng đầu của Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế.

Học viện Ngân hàng đề ra mục tiêu chiến lược trong thời gian tới như sau:

– Thực hiện tự chủ đại học phù hợp quy định của pháp luật

– Đa dạng hóa lĩnh vực, phương thức đào tạo, đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng đối với cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam và quốc tế

– Trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đa ngành có khả năng giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn của nền kinh tế với trọng tâm là lĩnh vực tài chính – ngân hàng

– Thực hiện mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số, phát triển môi trường số cho các hoạt động quản trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học trong toàn Học viện

– Tăng cường sự gắn kết với cộng đồng đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành và nền kinh tế.

Học viện Ngân hàng có xét tuyển học bạ 2022 không?

Năm 2022, Học viện ngân hàng xét tuyển học bạ dựa trên các phương thức sau:

– Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển;

– Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT (xét học bạ);

–  Xét tuyển dựa trên chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế;

– Xét tuyển dựa trên kết quả kì thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội;

– Đăng ký nguyện vọng xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT;

Đối với phương thức xét tuyển học bạ, thí sinh phải đáp ứng đủ cả 2 điều kiện sau:

+ Điều kiện 1: Thí sinh có điểm trung bình cộng 03 năm học của từng môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt từ 8.0 trở lên.

+ Điều kiện 2: Thí sinh đăng ký xét tuyển tổ hợp nào thì phải có kết quả thi THPT 2022 của tổ hợp đó. Tổng điểm thi THPT 2022 của 03 môn thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng chung của Học viện được thông báo sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022.

Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (hay còn gọi là điểm sàn) là mức điểm xét tuyển tối thiểu trường đề ra sau khi có điểm thi để các thí sinh đăng kí xét tuyển. Từ đó, các trường không được xét tuyển thí sinh có điểm thi thấp hơn mức điểm này.

Nguyên tắc xét tuyển: căn cứ vào điểm xét tuyển, xếp từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.

Cách tính điểm xét tuyển

Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên + Điểm cộng

Trong đó: M1, M2, M3: là điểm trung bình cộng 03 năm học của các môn học thuộc tổ hợp của ngành đăng ký xét tuyển, được làm tròn đến hai chữ số thập phân (sau dấu phẩy hai số).

M1 = (điểm TB cả năm lớp 10 môn 1 + điểm TB cả năm lớp 11 môn 1 + điểm TB cả năm lớp 12 môn 1)/3

M2 = (điểm TB cả năm lớp 10 môn 2 + điểm TB cả năm lớp 11 môn 2 + điểm TB cả năm lớp 12 môn 2)/3

M3 = (điểm TB cả năm lớp 10 môn 3 + điểm TB cả năm lớp 11 môn 3 + điểm TB cả năm lớp 12 môn 3)/3

+ Điểm ưu tiên: điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo Quy chế tuyển sinh hiện hành.

+ Điểm cộng:

*Cộng 2.0 điểm đối với thí sinh hệ chuyên của trường chuyên quốc gia (xem phụ lục 1)

*Cộng 1.0 điểm đối với thí sinh hệ không chuyên của trường chuyên quốc gia và thí sinh hệ chuyên của trường chuyên tỉnh/thành phố (xem phụ lục 2).

Học viện Ngân hàng có những ngành gì?

Chuyên ngành đào tạo chính của Học viện Ngân hàng bao gồm:

– Tài chính – Ngân hàng (Gồm các chuyên ngành: Ngân hàng thương mại, Thanh toán quốc tế, Kinh doanh Chứng khoán, Tài chính doanh nghiệp)

– Kế toán (Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp)

– Quản trị kinh doanh (Gồm các chuyên ngành: Quản trị Marketing, Quản trị DN)

– Hệ thống thông tin quản lý

– Ngôn ngữ Anh (Tiếng Anh Tài chính – Ngân hàng)

– Kinh doanh quốc tế

– Luật Kinh Tế

– Kinh tế (chuyên ngành Kinh tế đầu tư)

Trên đây là nội dung bài viết Học viện Ngân hàng có xét tuyển học bạ 2022 không? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.