Cần làm gì để góp phần phát triển phong trào thể dục the thao trong gia đình và xã hội

Đa dạng phương pháp bảo vệ sức khỏe

Mấy ngày qua, đều đặn vào lúc 17 giờ, gia đình anh Đỗ Ngọc Hùng [phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, TP Hà Nội] thường lên trang mạng//huongdantapluyen.tdtt.gov.vntìm hiểu kiến thức, kỹ thuật tập luyện TDTT tại nhà. Anh Hùng chọn đọc “những bài tập cho nam giới đốt mỡ nhanh”, vợ anh-chị Lê Thúy Anh nghiền ngẫm “5 bài tập hiệu quả cho vùng bụng”. Hai con của anh Hùng [một cháu lớp 11, một cháu lớp 7] xem hướng dẫn các động tác squat [đứng lên, ngồi xuống], plank [giữ tư thế chống đẩy bằng khuỷu tay] đúng kỹ thuật. Những kiến thức ở trang mạng trên nằm trong bộ tài liệu hướng dẫn rèn luyện thân thể với phương châm "Cả nhà tập ngay, đánh bay Covid" do Tổng cục TDTT [Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch] xây dựng, nhằm khuyến khích toàn dân tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe trong mùa dịch. Theo đó, bộ tài liệu cung cấp kiến thức 7 nhóm bài hướng dẫn thể dục phù hợp cho từng lứa tuổi và 5 nhóm bài tập phù hợp khi làm việc tại nhà, khu công nghiệp, khu cách ly và công sở.

Môn khiêu vũ thể thao giúp tăng sức đề kháng hiệu quả.Ảnh:PHAN HIỂN

Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học sinh là một trong những đối tượng bị tác động nhiều nhất. Không chỉ ảnh hưởng bởi chuyện học tập, thi cử, các em đã có một mùa hè quẩn quanh trong 4 bức tường nhà. Không được ra ngoài, không vui chơi giải trí, không vận động chân tay khiến cho tâm lý trẻ dễ bị ảnh hưởng. Nắm bắt được thực tế trên, từ ngày 5-8 đến nay, vào mỗi buổi tối thứ năm hằng tuần, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phường Phúc La [quận Hà Đông, TP Hà Nội] tổ chức hoạt động sinh hoạt hè trực tuyến lớp võ tự vệ cho các đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi trên địa bàn. Tại buổi học, giáo viên hướng dẫn các em khởi động, tập luyện một số bài tăng cường sức khỏe, trang bị các kỹ năng tự vệ khi bị tấn công. Chị Bùi Thị Thu Trang, Phó bí thư Quận đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam quận Hà Đông đánh giá: “Việc sinh hoạt hè trực tuyến đã được Đoàn TNCS Hồ Chí Minh quận Hà Đông chỉ đạo thực hiện tới 100% các cơ sở đoàn khối phường nhằm tạo sân chơi lành mạnh cho thanh thiếu niên trong thời gian giãn cách xã hội. Ngoài mô hình dạy võ thuật, quận Hà Đông còn có mô hình dạy dân vũ trực tuyến ở phường Kiến Hưng thu hút 200 người tham gia mỗi buổi”.

Ở trong không gian chật hẹp lâu ngày khiến con người dễ phát sinh một số bệnh tật như: Béo phì, huyết áp, mỡ máu... Bởi vậy, việc rèn luyện thân thể là nhu cầu đặc biệt cần thiết để người dân giảm căng thẳng, tăng sức đề kháng phòng, chống bệnh tật. Tùy thuộc vào không gian của mỗi gia đình, khu cách ly, khu công nghiệp mà người dân cần lựa chọn những bài tập phù hợp. PGS, Tiến sĩ, bác sĩ Võ Tường Kha, Giám đốc Bệnh viện Thể thao Việt Nam khuyến cáo: “Muốn việc tập luyện TDTT đạt hiệu quả cao thì không gian phải đủ thông thoáng. Tập luyện không đủ không gian, không đúng kỹ thuật rất dễ dẫn đến chấn thương bong gân, trật khớp. Người dân nên tận dụng các phương tiện tại chỗ để tập nhưng phải phù hợp với yêu cầu của từng môn. Mọi người nên tập từ bài dễ đến khó, cường độ từ thấp đến cao và lưu ý bổ sung đủ nước trong suốt quá trình tập luyện. Hiện nay, nhiều người tập luyện thường mắc lỗi chọn bài tập không đúng với thể trạng, thể lực của mình vì không có người tư vấn. Sau khi tập luyện, cần nghỉ ngơi ít nhất 20 phút trước khi tắm, bởi nếu không tuân thủ quy định này người tập rất dễ bị ốm, thậm chí đột quỵ”.

Cần quản lý hoạt động hướng dẫn tập thể dục thể thao

Việc tập luyện TDTT trực tuyến được nhiều người lựa chọn từ trước khi có dịch Covid-19, bởi đặc thù công việc nên không phải ai cũng có thời gian, điều kiện đến phòng tập. Chỉ cần gõ từ khóa “hướng dẫn tập TDTT trực tuyến”, công cụ tìm kiếm google cho hơn 96 triệu kết quả chỉ trong 0,35 giây. Ngoài những tài liệu là bài viết, người dân có thể dễ dàng tiếp cận những bài hướng dẫn tập TDTT bằng video đa dạng từ các cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, người dân nên lựa chọn đơn vị cung cấp bài hướng dẫn tập TDTT uy tín bởi không phải cơ sở nào cũng có đủ thẩm quyền, chuyên môn để hướng dẫn. Nếu tập luyện sai cách không những không mang lại hiệu quả về sức khỏe, trái lại dễ khiến cho người tập bị chấn thương dẫn đến tâm lý sợ rèn luyện thân thể về sau.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối.Ảnh:TUYẾT MINH

Trao đổi với phóng viên Báo Quân đội nhân dân, bà Nguyễn Thị Chiên, Phó vụ trưởng Vụ TDTT quần chúng, Tổng cục TDTT cho biết: “Hiện nay, nhiều cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TDTT đã chủ động tiếp thu những kinh nghiệm ở trong nước và quốc tế để xây dựng, phổ biến những bài tập hướng dẫn đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên, trên internet cũng có những tài liệu, bài tập chưa đạt chuẩn về chuyên môn mà không nhiều người có thể nhận biết. Ngoài ra, việc tổ chức giảng dạy tập luyện TDTT trên mạng xã hội kết hợp giới thiệu thực phẩm chức năng giảm béo, thon eo... đang tràn lan. Để giải quyết vấn đề này, Vụ TDTT quần chúng đã tham mưu với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ sở cung cấp dịch vụ tập luyện TDTT bảo đảm các quy định về dinh dưỡng, thực phẩm, vệ sinh, an toàn và các quy định hướng dẫn tập luyện TDTT trên mạng xã hội”.

Tính đến nay, cả nước có hơn 14.000 cơ sở kinh doanh hoạt động TDTT được cấp phép. Trong bối cảnh nhu cầu rèn luyện thân thể của người dân tăng cao, việc đẩy mạnh xã hội hóa các tổ chức doanh nghiệp trong xây dựng chương trình hướng dẫn tập luyện TDTT là rất quan trọng. Bởi nhu cầu người dân bây giờ không chỉ là tập đúng kỹ thuật mà họ còn lựa chọn bài tập nâng cao. Ông Nguyễn Hồng Minh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục TDTT cho biết: "Tổng cục TDTT đang tích cực xây dựng tài liệu hướng dẫn tập luyện TDTT; đồng thời phối hợp với các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia để tiếp nhận nhiều nguồn tài liệu trong nước và quốc tế. Sau đó, chúng tôi sẽ tổ chức điều chỉnh, thẩm định, đánh giá chất lượng tài liệu để sử dụng bảo đảmtính khoa học, đáp ứng yêu cầu chuyên môn và các quy định của pháp luật".

Kế hoạch số 2796/KH-BVHTTDL ngày 6-8-2021 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về “Hướng dẫn toàn dân tập luyện TDTT nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc, thể lực, phòng, chống bệnh tật giai đoạn 2021-2025” đề ra các nhiệm vụ và giải pháp, gồm: Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, vận động toàn dân tích cực tập luyện TDTT thường xuyên; xây dựng và phổ biến tài liệu hướng dẫn tập luyện TDTT đúng cách, góp phần nâng cao chất lượng phong trào TDTT; nâng cao năng lực cho đội ngũ hướng dẫn viên, cộng tác viên về kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ hướng dẫn tập luyện TDTT; phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các sơ sở, doanh nghiệp tổ chức hướng dẫn tập luyện, thi đấu các môn thể thao...

HỮU TRƯỞNG

Ngày 27/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 38 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ quốc gia Giáo dục; ngày 29/1/1991, Hội đồng Bộ trưởng [nay là Chính phủ] ban hành Quyết định số 25 lấy ngày 27/3 hằng năm là Ngày Thể thao Việt Nam. Trải qua 74 năm xây dựng và phát triển, sự nghiệp TDTT đã có những đóng góp quan trọng vào việc nâng cao sức khỏe toàn dân và thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trong cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang và nhân dân.

 

Thi việt dã nam 5km tại Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XIV, do tỉnh Sơn La đăng cai tổ chức.

Ảnh: PV

Với mục tiêu “Khỏe để học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, quá trình xây dựng và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, HLV, VĐV của thể thao Việt Nam đã và đang cống hiến tài năng, sức lực cho nền thể thao nước nhà. Các phong trào: “khỏe vì nước”, tập luyện 5 môn “chạy, nhảy, bơi, bắn, võ” trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và hiện nay là cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã động viên, khích lệ hàng triệu người hưởng ứng tham gia. Phong trào tập luyện TDTT phát triển rộng khắp trên mọi miền của Tổ quốc. Cùng với phong trào TDTT quần chúng, sự quan tâm, đầu tư thích đáng của các cấp, các ngành, thể thao thành tích cao của Việt Nam đã và đang gặt hái được nhiều kết quả trên đấu trường quốc tế.

Hòa chung với thể thao nước nhà, sự nghiệp TDTT của tỉnh ta từng bước đóng góp tích cực trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân. Năm 1957, Ủy ban hành chính khu Tây Bắc quyết định thành lập Ban TDTT khu Tây Bắc và đến năm 1962 là Ban TDTT tỉnh Sơn La. Trải qua nhiều thời kỳ với các mô hình tổ chức bộ máy khác nhau, từ Ban Thể dục Thể thao, đến Ty Thể dục Thể thao, Sở Y tế - Thể thao, Sở Thể dục Thể thao, Sở Văn hóa - Thông tin - Thể thao và nay là Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, phong trào thể dục thể thao Sơn La luôn phát triển, khẳng định là một trong những tỉnh có phong trào TDTT mạnh trong các tỉnh miền núi phía Bắc.

 

Các VĐV thi môn đi cà kheo tại Chương trình Hội Xuân dâng Bác lần thứ nhất năm 2020 của thành phố Sơn La.

Phong trào thể thao quần chúng tiếp tục được đầu tư và nhân rộng, đến nay, toàn tỉnh có 28% dân số tham gia tập luyện TDTT thường xuyên, 23% số hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình thể thao, 500 câu lạc bộ TDTT với hàng ngàn hội viên tham gia. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động TDTT đã và đang được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư xây dựng, nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cho thể thao thành tích cao và nhu cầu tập luyện của đông đảo quần chúng. Công tác xã hội hóa các hoạt động thể thao đạt được những kết quả thiết thực, huy động được hàng chục tỷ đồng trong xã hội đầu tư xây dựng các công trình thể thao, hoặc tài trợ cho các hoạt động thể thao. Đến nay, phong trào thể dục thể thao phát triển mạnh và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó, các trường học được chú trọng theo hướng nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên, với các giải đá cầu, bóng đá thiếu niên, nhi đồng, cầu lông, điền kinh, cờ vua, bóng bàn, bơi lội... qua đó, phát hiện các em có năng khiếu để đào tạo, bồi dưỡng trở thành những VĐV triển vọng của tỉnh. Trong các cơ quan, đơn vị, việc tập luyện TDTT thực sự là nhu cầu thiết yếu của đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; phong trào TDTT trong lực lượng vũ trang luôn được duy trì, thu hút trên 90% số cán bộ, chiến sỹ tham gia tập luyện. Ở khối nông thôn, số người tập luyện TDTT tăng dần qua các năm, phát huy các môn thể thao truyền thống, như: Đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, đánh tu lu..., kết hợp các môn thể thao hiện đại, như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn... Năm 2019, tổ chức thành công 12 giải thi đấu cấp tỉnh; tham gia thi đấu 7 giải thể thao quần chúng khu vực và toàn quốc đoạt 114 huy chương các loại, trong đó 36 HCV, 34 HCB 44 HCĐ. Đặc biệt, tỉnh đã đăng cai tổ chức thành công Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh vùng Tây Bắc, Sơn La đứng thứ nhất toàn đoàn; đồng thời, phối hợp với Liên đoàn Bóng đá Việt Nam tổ chức thành công giải bóng đá nữ U16 toàn quốc năm 2019.

Thể thao thành tích cao luôn được quan tâm, gắn với thực hiện Đề án đào tạo vận động viên năng khiếu, vận động viên thành tích cao của tỉnh giai đoạn 2011-2020. Duy trì, củng cố và phát triển các đội tuyển tỉnh, đội tuyển trẻ và đội tuyển năng khiếu tại Trung tâm đào tạo và huấn luyện VĐV thể thao tỉnh [đội tuyển tỉnh có 31 VĐV, đội tuyển trẻ 98 VĐV và đội tuyển năng khiếu 38 VĐV]. Qua các giải đấu đã gặt hái được nhiều thành tích trên cả đấu trường trong nước, khu vực, châu lục và trên thế giới. Năm 2019, tham gia 35 giải đoạt 121 huy chương các loại [31 HCV, 33 HCB, 57 HCĐ]. Nổi bật là tại Giải điền kinh quốc tế thành phố Hồ Chí Minh mở rộng lần thứ 26 năm 2019, Sơn La đoạt 1 HCĐ; tham dự Giải vô địch thế giới Pencak Silat bãi biển tại Phuket-Thailan đoạt 1 HCV; 26 lượt VĐV của tỉnh đạt đẳng cấp quốc gia [16 lượt VĐV cấp I; 10 lượt VĐV được phong kiện tướng quốc gia].

Với mục tiêu tạo sự chuyển biến về quy mô và chất lượng TDTT, nâng cao sức khỏe của người dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ hơn về lợi ích, tác dụng của TDTT đối với sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình. Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, từng bước đảm bảo phát triển bền vững TDTT quần chúng, trong đó chú trọng xây dựng các gia đình thể thao, câu lạc bộ TDTT, đội ngũ cán bộ, hướng dẫn viên thể thao quần chúng làm nền tảng thúc đẩy thể thao thành tích cao của tỉnh không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, từng bước xác lập được vị thế tại các giải thể thao trong nước và quốc tế.

Video liên quan

Chủ Đề