Cặp đôi lgbt là gì

Từ “Hủ nữ” bắt nguồn từ các nhân vật nữ trong truyện tranh Nhật Bản là viết tóm gọn lại của từ “Hủ nữ tử”. Đây là thuật ngữ các bạn trẻ dùng để chỉ những cô gái yêu thích các cặp đôi đồng tính luyến ái nam.

Đặc điểm của hủ nữ

+ Hủ nữ không thuộc cộng đồng LGBT tuy vẫn có vẻ quan tâm, theo dõi. Nhưng trên thực tế thì họ không đòi hỏi hay có các hành động gì cụ thể liên quan đến các quyền của người đồng tính, chuyển giới,..

+ Có rất nhiều người lầm nghĩ họ là les nhưng không phải vậy họ vẫn rất rõ ràng trong việc mình là phụ nữ. Họ vẫn yêu đàn ông đặc biệt là các chàng trai đẹp, song họ lại thích ghép đôi các chàng trai với nhau. Thích được ngắm nhìn cảnh các chàng trai yêu nhau. Hôn nhau như trong những câu chuyện đam mỹ và luôn bị thu hút bởi chuyện tình nam-nam.

Cặp đôi lgbt là gì

+ Hủ nữ được chia thành nhiều dạng như

Hủ nữ thần tượng

Tâm lí chung là thần tượng các nhóm nhạc hay diễn viên điện ảnh,… thích ghép đôi các diễn viên nam hoặc các thành viên nam trong nhóm nhạc với nhau

Hủ nữ đam mỹ

Đây là dạng hủ nữ phổ thông, họ hay đọc tiểu thuyết đam mỹ và xem những video hoặc xem phim về đồng tính nam (còn gọi là gay)

Hủ nữ Fujoshi

Là hội hũ nữ yêu thích Mang, Yaoi, còn có tên gọi khác Otaku.

+ Tình yêu giữa nam và nữ trong quan điểm của họ chỉ là cách để duy trì nòi giống chứ không phải tình yêu đích thực. Chỉ có tình yêu giữa nam giới với nhau mới khiến họ cảm thấy thoả mãn

+ Đa số hủ nữ đều “ế” đơn giản là vì quan niệm về tình cảm trai gái của họ không phải là chính. Nên họ thường dành thời gian để ghép đôi các chàng trai mình thích với nhau. Tưởng tượng và suy nghĩ về quan hệ, hành động giữa các chàng trai khi yêu nhau.

+ Và điều đặc biệt cũng như dễ dàng nhận biết được hử nữ nhất là đi đâu cũng thấy gay. Khi thấy trai đẹp tâm lí chung của con gái thường là ngưỡng mộ, muốn kết bạn làm quen.. Nhưng đối với hủ nữ họ chỉ muốn tìm ngay một mỹ nam để ghép đôi cho người đó. Họ chỉ thích “bẻ cong” và chỉ khi “cong” thì mới được xem là đẹp nhất. Thậm chí khi đi ngoài đường gặp 2 chàng trai “thẳng” bình thường họ cũng dễ dàng liên tưởng đến việc 2 người kia đang yêu nhau thế nào. Họ nghĩ về tâm lí, niềm vui nỗi buồn của các chàng khi yêu nhau..

Cặp đôi lgbt là gì

Hủ nữ có nghĩa là gì

Tại sao hủ nữ lại bị nhiều người kì thị ?

Vì một số bạn hủ nữ thể hiện hành động và suy nghĩ của mình về việc gán ghép các bạn trai với nhau một cách vô tội vạ. Cười đùa, chỉ trỏ quá mức sẽ khiến cho nhưng người xung quanh đặc biệt là những người bị gán ghép sẽ cảm thấy khó chịu, xa lánh.

Có một số khác lại vì quá mê xem truyện, phim đắm chìm trong suy nghĩ và tưởng tượng về đồng tính nam khiến bản thân tự xa cách biệt lập với cộng đồng.

Tuy nhiên vẫn có những bạn với thái độ và hành vi biết giữ ý tứ, tế nhị. Cho dù có sở thích ngắm nhìn các cặp đôi nam-nam nhưng cử chỉ, lời nói nhẹ nhàng, lịch sự không khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu hay tức giận. Điều đó vẫn được mọi người cảm thông và chấp nhận.

Xuyên suốt nhiều thập kỷ qua, một số thuật ngữ đã xuất hiện nhằm mục đích mô tả những người không đi theo những chuẩn mực tính dục truyền thống. Những người này hình thành nên một cộng đồng lớn mạnh. Vì không phải là một tổ chức chính thức, không có một cái tên “chính thức” nào được đặt ra cho họ. Các cái tên như “LGBT” hoặc “LGBTQ”, thậm chí là 2SLGBTQ+, LGBTTIQQ2SA, LGBTQQIP2SAA hay LGBTQ2SAPQ+ thường được dùng để chỉ cộng đồng đó.

Mỗi cái tên được nhắc đến ở trên không phải là bản “đầy đủ”, nhưng cũng chẳng phải bản “thiếu”. Và cũng chính vì lẽ này mà rất nhiều bạn vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tìm hiểu về ý nghĩa của những chữ cái trong những cái tên này.

Ở bài viết này, Vietnam Youth Alliance xin phép được mang đến cho các bạn các định nghĩa và thông tin liên quan của từng chữ cái đã và đang được sử dụng trong các tên gọi của cộng đồng LGBT cũng như các thuật ngữ khác nhé. 

Mục lục

Chữ viết tắt 

L  – “Lesbian” (Đồng tính nữ)

Đồng tính nữ là người có giới nữ, có trải nghiệm thu hút về mặt tình dục/tình cảm với giới nữ. Sự thu hút này có tính bền vững, không phải là một lựa chọn và không thể thay đổi. Ngoài từ “lesbian” ra, từ “gay” cũng được dùng để chỉ những người đồng tính nữ.

Trong quá khứ, người đồng tính nữ thường được phân ra thành:

  • Butch (gọi tắt là B): chỉ người đồng tính nữ có khuynh hướng ăn mặc, cá tính như nam giới. Ngoài ra, nếu cá tính của họ mềm mỏng hơn một “butch” thông thường, họ sẽ được gọi là “soft-butch”;
  • Femme: Những người đồng tính nữ có khuynh hướng ăn mặc và cá tính như nữ giới.

Tuy nhiên, tới thời điểm hiện nay, việc phân vai trò trong mối quan hệ nữ – nữ đã không còn phù hợp. Nhiều người cho rằng điều đó sẽ khiến mối quan hệ bị dị tính hóa, không còn đúng nghĩa đồng giới nữa.

G  – “Gay” (Đồng tính nam)

Cặp đôi lgbt là gì
Troye Sivan & Jacob Bixenman                                                              Nguồn ảnh: https://www.photoshelter.com

Đồng tính nam là người có giới nam, trải nghiệm thu hút về mặt tình cảm/tình dục với giới nam. Sự thu hút này bền vững, khó bị thay đổi và không phải là một lựa chọn.

Mặt khác, từ “gay” còn chỉ đồng tính luyến ái nói chung. Ví dụ:

  • Gay bar – quán bar dành cho người đồng tính;
  • Gay wedding – đám cưới của đồng tính.

Khi quan hệ tình dục, người ta thường sẽ phân ra thành:

  • Top: Những người đồng tính nam chủ động trong việc quan hệ tình dục;
  • Bottom: những người đồng tính nam bị động trong việc quan hệ tình dục.

Thông thường, người “top” được xem là “chồng” trong mối quan hệ đồng tính. Ngược lại, người “bottom” thường được xem là “vợ”. Nhiều người coi việc này là dị tính hoá quan hệ đồng tính. 

Tuy nhiên, không phải cặp đồng tính nào cũng chọn dị tính hoá mối quan hệ của mình. Dị tính hoá có thể đem đến sự kỳ thị không mong muốn cho các cặp đôi đồng tính và cộng đồng LGBT.

Đọc thêm: Bạn có đang vô thức kỳ thị đồng tính?

Tóm lại, mỗi người đồng tính sẽ có lựa chọn khác nhau trong việc xác định vai trò của mình trong mối quan hệ. Chúng ta nên tôn trọng quyết định của họ trong vấn đề này.

Một hiểu lầm thường thấy khác là người chuyển giới chỉ yêu người khác bản dạng giới, cùng giới tính với họ. Tuy nhiên, bản dạng giới và xu hướng tính dục là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, một người chuyển giới nam hoàn toàn có thể yêu người cùng bản dạng giới với họ.

B  – “Bisexual” (Song tính)

Song tính là người có trải nghiệm thu hút về mặt tình cảm/tình dục với 2 giới khác nhau. Hai giới được thu hút có thể là nam, nữ, hoặc nằm ngoài nhị nguyên giới. Sự thu hút này có tính bền vững, khó bị thay đổi và không phải là một lựa chọn.

Người song tính có thể khám phá, tìm hiểu về tính dục của họ theo nhiều cách khác nhau. Họ không nhất thiết phải có một trải nghiệm tình dục cụ thể mới nhận ra được xu hướng tính dục của họ. Trên thực tế, có rất nhiều người song tính chưa thật sự hẹn hò/quan hệ tình dục với nhóm giới mà họ thấy thu hút. Điều quan trọng là sự nhận thức của mỗi người, chứ không phải là trải nghiệm để hình thành nên xu hướng tính dục.

Ngoài ra, chúng ta có thuật ngữ “bi-curious”. Họ là những người chưa thật sự nhận thức rõ về xu hướng tính dục của mình. Tuy nhiên, họ vẫn tò mò về các mối quan hệ tình dục/tình cảm với các nhóm giới khác nhau.

T  – “Transgender” (Chuyển giới)

Chuyển giới là một khái niệm rất rộng lớn, dùng để chỉ bản dạng giới của con người. Khi bản dạng giới của một người không trùng với giới tính sinh học của họ, họ là người chuyển giới. Từ “Transgender/Trans” – “Chuyển giới” thường được dùng để chỉ người chuyển giới. Tuy nhiên, cũng có trường hợp từ này được dùng để chỉ một phổ bản dạng giới rộng lớn.

Người trong phổ chuyển giới có thể miêu tả bản dạng giới của mình là nam hoặc nữ. Trong nhiều trường hợp, họ có thể là cả nam và nữ hoặc đơn giản là không có giới. Việc sử dụng các từ ngữ miêu tả phù hợp là tùy vào lựa chọn cá nhân từng người.

Các phân nhánh khác nhau của chuyển giới

Người chuyển giới thường được chia thành:

  • Chuyển giới nam (Transguy/Transman/Female-to-male): Người có giới tính sinh học là nữ nhưng bản dạng giới là nam. Đa số những người chuyển giới nam thường chọn các tên gọi nam tính hoặc trung tính;
  • Chuyển giới nữ (Transgirl/Transwoman/Male-to-female): Người có giới tính sinh học là nam nhưng bản dạng giới là nữ. Đa số những người chuyển giới nữ chọn các tên nữ tính hoặc trung tính.

Phẫu thuật can thiệp xác định giới

Hiện nay, có những cuộc tranh luận cho rằng người chưa can thiệp xác định giới không phải là người chuyển giới.  Tuy nhiên, chúng ta cần ghi nhớ rằng việc một người có là người chuyển giới hay không không hề phụ thuộc vào ngoại hình của họ hay các thủ tục y tế. Nhiều người chuyển giới lựa chọn sử dụng nội tiết tố (hay còn gọi là hormone) phù hợp do bác sĩ kê đơn để xác định lại giới tính, một số lại tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, không phải người chuyển giới nào cũng mong muốn hoặc có cơ hội thực hiện những lựa chọn trên. Chúng ta chỉ cần tôn trọng cảm xúc và suy nghĩ cá nhân của họ về chính mình là đủ.

Cặp đôi lgbt là gì
Cặp đôi lgbt là gì
Laverne Cox
Nguồn ảnh: Google

Q  – “Queer” hoặc “Questioning”

“Queer” từng là một từ lóng xúc phạm dùng để chỉ cộng đồng LGBT. Từ này tương tự như “bê đê”, “đồng bóng” trong tiếng Việt và “Pédé” trong tiếng Pháp. Hiện nay, từ queer đã được bình thường hóa, dùng để chỉ những người có tính dục thiểu số. Những người cảm thấy mình nằm ngoài những khuôn mẫu tiêu chuẩn của xã hội (như nghệ sĩ trình diễn, người drag,…) cũng thường được gọi là queer. 

Thông thường, đối với người queer, các thuật ngữ đồng tính nữ/ nam, song tính,… đều bị cho là quá gò bó. Đồng thời, những thuật ngữ này thường có các ý nghĩa văn hoá. Vì vậy, người queer có thể cảm thấy rằng những định nghĩa đó không phù hợp với bản thân mình.

Mặc dù đã được chấp nhận rộng rãi, chúng ta cũng nên thật thận trọng khi dùng từ queer. Có vài người cảm thấy không phù hợp, thậm chí xúc phạm khi được gọi bằng từ này. Hãy đảm bảo rằng bạn tôn trọng người khác và không vô tình xúc phạm họ nhé!

Ký tự Q thường có một nghĩa ít thông dụng hơn là “Questioning”. Questioning chỉ một người vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về tính dục của bản thân. Ngoài ta đây còn là một từ dùng để chỉ quá trình tự khám phá tính dục của một người.

2S  – “Two-spirit”

Đây là một thuật ngữ đề cập đến bản sắc của cộng đồng người bản địa Bắc Mỹ. Cộng đồng tính dục thiểu số nơi đây có một vai trò quan tâm linh và lễ nghi quan trọng. Nhiều nền văn hóa bản địa chính thống không coi tính dục chỉ có nam, nữ, và dị tính. Do bị quá trình thực dân hóa tác động, vai trò văn hóa của “two-spirit” đã bị mai một ít nhiều. Từ năm 1990, đã có nhiều nỗ lực được thực hiện nhằm khôi phục lại bản sắc tâm linh đặc sắc này. Đây là một bước tiến lớn nhằm ngăn chặn sự mất mát bản sắc văn hóa này.

Đây là một thuật ngữ chỉ được dùng bởi người bản địa ở Bắc Mỹ. Vì vậy, những người thuộc các nền văn hóa khác không nên dùng. 

P – “Pansexual” (Toàn tính)

Toàn tính là người bị thu hút về mặt tình cảm/tình dục với mọi giới. Họ thường được coi là “mù giới” (gender blind). Điều này có nghĩa rằng họ không có bất kỳ quan niệm nào về giới của con người. Họ bị thu hút nhiều hơn bởi những đặc tính khác, thay vì là giới. Đây là điểm khác biệt lớn giữa người toàn tính và các xu hướng tính dục thường gặp khác.

Trong toàn tính luyến ái còn một phân nhánh nhỏ ít được chú ý tới, đó là “Omnisexual”. Đây là những người bị thu hút về mặt tình dục/tình cảm với mọi giới. Tuy nhiên, họ không “mù giới”. Họ vẫn có sự quan tâm và nhận thức rõ ràng về giới của đối phương.

P –  “Polysexual” (Đa tính)

Đa tính là người có trải nghiệm hấp dẫn về mặt tình cảm/tình dục với nhiều hơn 2 giới khác nhau. Các giới được thu hút có thể là nam, nữ, hoặc nằm ngoài nhị nguyên giới. Sự thu hút này có tính bền vững, khó bị thay đổi và không phải là một lựa chọn. Người đa tính nhận thức rõ rằng có rất nhiều giới họ cảm thấy bị thu hút. Tuy nhiên, họ thường không xác định số bản dạng giới này.

A –  “Asexual” (Vô tính)

Vô tính là những người ít/không trải nghiệm sự thu hút tình cảm/tình dục theo nhiều phương diện. Ngoài định nghĩa là một thuật ngữ tính dục, đây còn là một phổ xu hướng tính dục. Vô tính không phải một lựa chọn như chủ nghĩa độc thân, kiêng khem tình dục, thề nguyện trinh tiết,… Thay vào đó, xu hướng vô tính phát triển một cách vững chắc, kéo dài và khó thay đổi.

Cần lưu ý rằng có rất nhiều xu hướng khác nhau trong phổ vô tính. Không phải người vô tính nào cũng không quan hệ tình dục hoặc có một mối quan hệ lãng mạn. Thay vào đó, họ không/ít có nhu cầu, bị thu hút trên phương diện tình dục và tình cảm.

Xu hướng tính dục này cũng bao gồm người có xu hướng tình cảm trong phổ aromantic (người vô ái). Điều này có nghĩa là họ không/ít bị ảnh hưởng bởi sự hấp dẫn về mặt tình cảm.

Các phân nhánh nhỏ của vô tính

  • Vô tính hữu ái: người không/ít hấp dẫn tình dục nhưng có hấp dẫn về mặt tình cảm;
  • Người vô tính đồng ái: người không/ít hấp dẫn tình dục. Tuy nhiên, họ có hấp dẫn tình cảm đồng giới;
  • Vô tính song ái: người không/ít hấp dẫn tình dục. Đồng thời, họ có hấp dẫn tình cảm song giới;
  • Người vô tính đa ái: người không/ít hấp dẫn tình dục. Thế nhưng, họ có hấp dẫn tình cảm với trên 2 giới;
  • Vô tính toàn ái: người không/ít hấp dẫn tình dục. Đồng thời, họ có hấp dẫn tình cảm với tất cả các giới;
  • Người vô tính vô ái/Người vô tính: người không/ít hấp dẫn tình dục. Đồng thời, họ không có/ít hấp dẫn tình cảm;
  • Á tính: người bị thu hút/hấp dẫn tình dục chỉ khi có kết nối tình cảm lâu dài. Họ có một sự gắn bó mật thiết với người họ yêu thương. Trong dải phổ tính dục, á tính nghiêng về màu của vô tính hữu ái. Á tính được xác định dựa vào mức độ hấp dẫn tình dục (ở đây là ít/cực ít) và các yếu tố khác như thời gian, tình cảm của đối tác kia mà thu hút;
  • Bán tính/Bán vô tính: người ít thu hút/hấp dẫn tình dục/tình cảm. Thế nhưng, họ vẫn tham gia sinh hoạt tình dục/tình cảm. Nhìn chung, họ có sự thu hút hay việc sinh hoạt tình dục/tình cảm. Tuy nhiên, điều này vẫn ít hơn người ở những xu hướng tính dục khác.

“+”  – Dấu cộng

Nhiều tên viết tắt của cộng đồng LGBT được kết thúc bằng một dấu cộng. Vì sao thế nhỉ? Bởi còn một số lượng lớn những nhãn tính dục khác có thể biểu diễn bởi chữ cái, nhưng được tóm gọn lại thành một dấu “+”. Những nhóm này không hề kém rõ ràng hay không quan trọng, nhưng do quá dài nên hầu hết mọi người chọn cách viết ngắn gọn cụm từ.

Xu hướng tính dục, bản dạng giới và các thuật ngữ liên quan

Như đã được nhắc ở trên, cộng đồng LGBT có nhiều nhãn tính dục (bản dạng giới, xu hướng tính dục, v.v.) mà không hay được nêu tên. Vậy nên, Vietnam Youth Alliance xin cung cấp thêm một số định nghĩa cho các xu hướng tính dục, bản dạng giới và thuật ngữ thường không nằm trong LGBT .

MSM (Men having sex with men)

Đây là những người nam có quan hệ tình dục đồng giới với nam. Nhiều người thường hiểu lầm và đánh đồng MSM với đồng tính nam. Tuy nhiên, mọi thứ không hẳn là như vậy. MSM bao gồm cả đồng tính nam và những người có hành vi quan hệ tình dục đồng giới. Người MSM có thể có các xu hướng tính dục khác như song tính, toàn tính,… Đồng thời, không phải ai có quan hệ tình dục đồng giới cũng tự xác định mình bị thu hút bởi giới nam.

WSW (Women having sex with women)

Đây là những người nữ có quan hệ tình dục đồng giới với nữ, tương tự như MSM.

Androsexual/Androphilic 

Từ chỉ người cảm thấy hấp dẫn về tình cảm, thể chất và/hoặc tinh thần với phái nam, người có cơ thể nam, hoặc các đặc điểm nam tính.

Dị tính luyến ái (Heterosexual)

Dị tính là những người bị thu hút về mặt tình cảm/tình dục với những người khác bản dạng giới. Người nam thường bị thu hút bởi người nữ và ngược lại. Họ là những người không thuộc cộng đồng LGBT.

Trong cuộc sống đời thường, người ta còn dùng từ “straight” (“thẳng”) để chỉ những người dị tính luyến ái.

Cặp đôi lgbt là gì
Ảnh từ phim “About time”

Ally (Đồng minh)

Đây không phải là một nhãn tính dục. Từ này chỉ những người ủng hộ, tôn trọng, và đồng hành cùng cộng đồng LGBT. Trong thực tế, đồng minh tích cực là những người thường có nhiều hoạt động thể hiện quan điểm của mình, và công khai ủng hộ mạnh mẽ với người LGBT. Điều này cũng thể hiện để xã hội thấy được mình là đồng minh của người LGBT.

Công khai trở thành một đồng minh là quá trình xảy ra khi bạn bắt đầu nói và thể hiện những hành động cụ thể nhằm ủng hộ, tôn trọng cộng đồng LGBT. Nhưng đôi khi việc bạn là một đồng minh tích cực cũng có thể khiến bạn bị kỳ thị. Vì thế, đồng minh cũng có thể phải trải qua quá trình “công khai về bản thân,” mặc dù điều này ít được ghi nhận.

Non-binary (Phi nhị nguyên)

Hầu hết mọi người, kể cả người chuyển giới, có giới tính là nam hoặc là nữ. Tuy nhiên, giới tính sinh học là một định nghĩa thiên về y học. Ngược lại, bản dạng giới là một định nghĩa thiên về xã hội. Vì vậy, bản dạng giới rất đa dạng.

Trong cuộc sống, có những người cảm thấy những từ “đàn ông”/“phụ nữ”, “nam”/“nữ” không phù hợp với mình. Ví dụ, có những người có bản dạng giới pha trộn giữa nam hay là nữ. Số khác lại xác định mình không phải là nam và nữ. Một số người còn có bản dạng giới không cố định. Vậy nên, những người có giới xã hội khác nam hoặc nữ thường miêu tả bản thân bằng các thuật ngữ khác nhau. Trong số đó, “non-binary” hay phi nhị nguyên là thông dụng nhất.

Ở trong phạm trù của phi nhị nguyên (non-binary), có rất nhiều những bản dạng giới khác nhau.

Intersex (Liên giới tính)

Đây là thuật ngữ y khoa chỉ người có cơ thể không rõ giới tính nhị nguyên (tỷ lệ 1/1000 trẻ). Hiện nay người ta đã tìm ra khoảng 17 dạng liên giới tính khác nhau. Người có 2 bộ phận sinh dục (lưỡng tính –  hermaphrodite hay hermaphroditic) chỉ là 1 trong số đó.

Lĩnh vực chăm sóc y tế chẩn đoán trẻ sơ sinh có thể mắc hội chứng DSD – Rối loạn phát triển giới tính lâm sàng (“Differing/Disorders of Sex Development”). Đây thường bị coi là một bệnh lý đáng ngại ở trẻ nhỏ. Trong suốt một thời gian dài, trạng thái liên giới tính được cho là một vấn đề khẩn cấp. Do vậy, cần phải được bác sĩ can thiệp nhanh để “chữa” cho trẻ sơ sinh.

Hiện nay, càng ngày càng có nhiều các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức và vận động quyền cho người liên giới tính. Nhiều người yêu cầu ngừng coi liên giới tính là một bệnh hay vấn đề y tế. Đồng thời, họ yêu cần cấm phẫu thuật xác định lại giới tính không cần thiết đối với trẻ sơ sinh. Đứa trẻ khi đủ lớn có thể hiểu và tự quyết định phẫu thuật xác định giới tính.

Liên giới tính cũng đã được coi là một giới tính sinh học bên cạnh hai giới tính sinh học cơ bản là nam và nữ.

Cặp đôi lgbt là gì
Kha Nhits – một người liên giới tính ở Việt Nam
Nguồn ảnh: Soha

Agender (Vô giới)

Đây là một thuật ngữ có thể được dịch đơn giản là “không có bản dạng giới”. Người xác định bản thân là người vô giới sẽ thường miêu tả bản thân theo một trong những kiểu dưới đây:

  • Không có bản dạng giới hoặc thiếu bản dạng giới;
  • Giới trung tính, có nghĩa là bạn không phải là nam, cũng chẳng phải nữ, nhưng vẫn có giới.
  • “Neutrois” (trung tính) về bản dạng giới;
  • Có bản dạng giới không xác định hoặc không thể xác định. Bản giới này không nằm trong cả nhị nguyên lẫn phi nhị nguyên giới;
  • Không có bất kỳ nhãn nào phù hợp với bản dạng giới của họ;
  • Không hiểu hoặc không quan tâm về bản dạng giới;
  • Quyết định không dán nhãn bản thân;
  • Tự nhận diện là một con người hơn là một bản dạng giới nào đó.

Genderqueer (Đa dạng giới)

Đây là một khái niệm chung có thể dùng để miêu tả bất kỳ bản dạng giới nào vượt ngoài phạm vi của nhị nguyên (nam và nữ). Genderqueer có thể bao gồm một hoặc nhiều kiểu dưới đây:

  • Bản dạng giới gồm cả nam lẫn nữ;
  • Không phải cả giới nam hay giới nữ (genderless, agender, neutrois);
  • Linh hoạt giữa các giới (genderfluid);
  • Giới thứ ba (third gender) hoặc giới khác;
  • Người không hoặc không thể gọi tên chính xác giới của mình;
  • Có sự chồng chéo hoặc mờ nhạt giữa các xu hướng tính dục và các bản dạng giới.

Bigender (Song giới)

Song giới (Bigender) là người có trải nghiệm bản thân thuộc về 2 bản dạng giới riêng biệt, hoặc đồng thời, hoặc có sự chênh lệch giữa 2 giới. Hai bản dạng giới này có thể là nam và nữ, hoặc những bản dạng phi nhị nguyên khác.

Genderfluid (Linh hoạt giữa các giới)

Đây là một bản dạng giới đề cập tới một giới thay đổi theo thời gian. Một người linh hoạt giới có thể trong lúc này nhận diện bản thân là nam, hoặc là nữ, hoặc là trung tính, hay cũng có thể là bất kỳ bản dạng phi nhị nguyên khác, hoặc là sự kết hợp giữa các bản dạng giới khác nhau.

Người linh hoạt giới có thể nhận diện bản thân là người đa giới, phi nhị nguyên giới và/hoặc là người chuyển giới. Họ cũng cảm thấy thoải mái hơn với việc sử dụng danh xưng trung tính hoặc thể hiện giới một cách trung tính giữa nam và nữ. 

Người linh hoạt giới cảm thấy độ ảnh hưởng của (các) giới thay đổi theo thời gian, nên có khi họ cảm thấy mình vô giới, hoặc đôi lúc là bán vô giới. Nếu họ cảm nhận bản thân trải qua tất cả các giới thì được gọi là “genderflux” (một dạng của genderfluid).

Androgynous (Trung tính)

Đây là một loại thể hiện giới với những đặc điểm bên ngoài của cả nam tính và nữ tính.


Ngoài các thuật ngữ chúng mình đã đề cập như trên, trong cộng đồng vẫn còn vô số các thuật ngữ ít được mọi người chú ý tới. Hãy theo dõi trang Facebook Vietnam Youth Alliance và trang web http://vnyouthally.org/ của chúng mình để cập nhật thêm nhiều thuật ngữ khác nhé!


Tài liệu tham khảo

https://gender.wikia.org/wiki/Gender_Wiki

http://www.supportiveparents.ca/lgbtq2s/

http://lgbtq2stoolkit.learningcommunity.ca/wp/wp-content/uploads/2014/12/LGBTQ2S-Definitions.pdf

https://transequality.org/issues/resources/understanding-non-binary-people-how-to-be-respectful-and-supportive

 

Share on facebook

Facebook

Share on twitter

Twitter

Share on linkedin

LinkedIn

2 Responses

  1. T says:

    Rất hay, mình là non-binary transgender tìm hiểu cộng động cũng một thời gian rồi mà đọc vẫn thấy thú vị và có kiến thức mới ❤