Cấy môi sinh học vanalis có tốt không

Các thợ xăm đều cho rằng cấy tinh chất tạo màu môi chỉ là chiêu trò quảng cáo mới. Thực chất, đây vẫn là kỹ thuật phun xăm thông thường.

"Không cần phun môi vẫn có màu môi đẹp như ý! Cấy tinh chất tạo màu môi đẹp ngay sau khi làm, không đau, không bong tróc", đây là những lời quảng cáo về công nghệ làm đẹp mới đang tràn lan trên Facebook.

Không chỉ vậy, các cơ sở thẩm mỹ còn giới thiệu kỹ thuật cấy tinh chất tạo màu môi không cần ủ tê và gây sưng đau như cách phun, xăm môi thông thường, độ bền màu có thể lên tới 10 năm.

Quảng cáo có đúng sự thật?

Một trong những cơ sở có rất nhiều bài quảng cáo về phương pháp làm đẹp trên là Viện thẩm mỹ J.D. Nhân viên tư vấn tại đây cho biết: "Công nghệ cấy màu môi bên em không dùng mực và cách phun xăm thông thường mà sử dụng tinh chất hữu cơ kết hợp tế bào gốc giúp nuôi dưỡng môi từ sâu bên trong. Mặc dù không xâm lấn nhưng bên em cam kết và bảo hành độ bền màu môi lên đến 10 năm".

Tới trực tiếp cơ sở làm đẹp này tại đường Mai Hắc Đế, Hai Bà Trưng, Hà Nội, nhân viên tư vấn tiếp tục khẳng định công nghệ mới không phải phun xăm như trước đây. Các kỹ thuật viên sẽ dùng một loại máy có đầu kim siêu nhỏ đưa mực và tinh chất tạo màu môi xuống dưới da.

Nhân viên này cũng cho hay tinh chất thêm vào khi thực hiện cấy màu là collagen, sử dụng cùng mực hữu cơ có nguồn gốc từ Nga hoặc Đức.

Khi phóng viên hỏi về việc không sử dụng thuốc tê và gây sưng đau, bong tróc, nữ nhân viên tư vấn nói: "Nếu khách hàng chịu được đau, bên em sẽ không dùng thuốc tê. Trường hợp đau, kỹ thuật viên sẽ thêm một lượng thuốc tê nhỏ khoảng 2%. Sau 1-3 ngày, môi khách hàng sẽ bong một lớp rất trong và mỏng".

Cơ sở thẩm mỹ có nhiều bài quảng cáo về phương pháp cấy tinh chất tạo màu môi tại Hà Nội. Ảnh: TA.

Với những lời quảng cáo tương tự, trang fanpage Phun Xăm Thẩm Mỹ Quốc Tế V.S.-C.M., giải thích với khách hàng họ sẽ kết hợp phun xăm và cấy tinh chất.

Khách hàng thắc mắc vì sao quảng cáo không cần phun môi nhưng khi thực hiện vẫn cần phun kết hợp cấy tinh chất, cơ sở làm đẹp cho hay: "Cấy màu môi hay phun môi nano để làm mờ viền môi, kỹ thuật này nhẹ hơn xăm môi. Bằng cách đâm kim vào da bên ngoài, phương pháp cấy nhẹ này không làm tổn thương mô da".

Như vậy, dù quảng cáo không cần phun xăm, không dùng thuốc tê, không gây sưng đau, song khi tư vấn trực tiếp cho khách hàng, các đơn vị trên đều thừa nhận có sử dụng kỹ thuật phun môi, mực tạo màu và thuốc tê...

Chiêu trò quảng cáo mới

Trên các hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm phun xăm thẩm mỹ, khá nhiều bài viết của khách hàng nhờ giải đáp về công nghệ cấy tinh chất tạo màu môi này. Đa số thợ phun xăm đều cho rằng đây chỉ là một chiêu trò quảng cáo.

"Họ đổi tên, dùng từ ngữ mỹ miều để quảng cáo. Phun, xăm môi hay cấy tinh chất thực chất là biện pháp dùng đầu kim siêu nhỏ đưa một lượng chất tạo màu vào sâu dưới lớp thượng bì của da. Điểm khác biệt là cấy tinh chất sẽ phun nhẹ trên trên bề mặt môi, độ bền không cao. Dù là phun môi hay cấy tinh chất, thợ xăm đều phải dùng thuốc tê nên khách không có cảm giác đau nhiều", chị Đinh Thu Hiền, thợ xăm tại TP.HCM cho biết.

Đồng quan điểm, chị Phương Thảo [thợ phun xăm tại Hà Nội] cho rằng các cơ sở thẩm mỹ trên đang đánh tráo khái niệm. "Nếu không dùng kim đưa vào màu môi thì không thể có màu môi như ý. Về việc không sử dụng thuốc tê, họ có thể dùng khi đang làm cho khách hàng, tức không ủ thuốc tê trước khi làm như thông thường. Lúc này, khách hàng không thể biết thợ xăm có dùng thuốc tê hay không", chị Thảo nói.

Ngoài ra, thợ xăm trên cũng phân tích hình ảnh quảng cáo công nghệ cấy tinh chất tạo màu môi có thấy rõ môi đang sưng đau, không đúng như cam kết. "Thợ xăm đi lớp màu mỏng, xâm lấn nhẹ thì môi sẽ bớt đau và sưng nhưng không thể không sưng như quảng cáo".

Các thợ xăm cho rằng cấy tinh chất tạo màu môi chỉ là chiêu trò quảng cáo mới. Ảnh minh họa: Orbitmetro.

Các thợ xăm khác cũng khẳng định phương pháp này không có hiệu quả rõ rệt, độ bền được 10 năm như quảng cáo. Ngay cả với phương pháp phun xăm thông thường độ bền cao nhất khoảng 4-5 năm.

Rủi ro

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Da Liễu - Thẩm mỹ Trần Trà My [tốt nghiệp Đại học Y Dược TP.HCM], phun xăm môi, lông mày là trào lưu làm đẹp rất phổ biến. Phương pháp làm đẹp này khá an toàn nhưng khách hàng có thể đối diện với nguy cơ nhiễm những căn bệnh nguy hiểm.

Khi phun xăm thẩm mỹ, khách hàng có thể gặp nguy cơ nhiễm trùng tại chỗ, dị ứng da, viêm đỏ da, tróc da,... Dị ứng khi phun, xăm môi thường biểu hiện bằng việc da bị viêm, tróc kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Những loại mực xăm hiện có trên thị trường đều chứa các thành phần hóa học độc hại. Những sản phẩm sản xuất ở Âu Mỹ hoặc chiết xuất từ thành phần thảo mộc ít gây tác dụng phụ hơn các loại mực xăm xuất xứ không rõ ràng, đặc biệt nguồn gốc từ Trung Quốc. Đáng lo ngại hơn, vì lợi nhuận, nhiều cơ sở lại hay chọn mực xăm trôi nổi, không nhãn mác. Do vậy, rất dễ xảy ra tình trạng cơ thể phản ứng với mực xăm, nhất là những khách hàng có cơ địa nhạy cảm.

Ngoài ra, người dân còn có nguy cơ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm như giang mai, HIV, viêm gan B, viêm gan C,… do không tiệt trùng đúng cách, vật dụng, máy móc dùng trong quá trình phun.

"Khi làm đẹp bằng phương pháp phun xăm môi, lông mày, chị em nên tìm đến những cơ sở thẩm mỹ có uy tín. Để tránh phun xăm không như ý, bạn nên chọn kỹ thuật viên lành nghề, muốn tái phun cần chờ từ 3 tháng tới một năm", bác sĩ My khuyến cáo.

Trước sự bùng nổ của ngành làm đẹp, nhiều Thẩm mỹ viện bất chấp quy định của pháp luật để kinh doanh trục lợi, cơ sở Vanadis – Beauty Clinic đang hoạt động như một phòng khám chuyên khoa phẫu thuật Thẩm mỹ với hàng loạt các chiêu trò quảng cáo lừa đảo khách hàng.

Hành trình lừa bịp từ khâu quảng cảo

Chị em nào cần đẹp cỡ nào “Vanadis cân được hết”… Tại trang page: //www.facebook.com/vanadisbeautyclinic/, cơ sở này ngang nhiên quảng cáo các dịch vụ như: Tiêm tinh chất trị thâm quầng mắt, tiêm giảm béo, nhấn mí chỉ vi sợi, nhấn má lúm bằng chỉ...Những hình ảnh nhân viên cơ sở này dùng bơm kim tiêm để tiêm vào cơ thể khách hàng được đăng tải hàng loạt. Kèm theo những lời quảng cáo có cánh như: “Tiêm giảm béo Vana Lipo, ưu đãi hot trong tháng -60% chi phí. Mỡ hóa thành dịch lỏng và đào thải ra khỏi cơ thể bằng nước tiểu, mồ hôi... Được chứng nhận về độ an toàn và tính hiệu quả bởi các tổ chức FDA [Mỹ], CE [Châu Âu] và KFDA [Hàn Quốc]. Vóc dáng thanh mảnh với đường cong chữ S quyến rũ. Hotline: 0976 666 846. Inbox: m.me/vanadisbeautyclinic. Địa chỉ: 46 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP. HCM.

Hình ảnh một vị khách phẫu thuật mũi.

Biến khách hàng thành “chuột bạch”                           

Mặc dù giấy phép hoạt động kinh doanh là Spa, nhưng bất chấp để trục lợi, cơ sở Thẩm mỹ viện Vanadis đã biến khách hàng của mình thành “chuột bạch”, các bà, các mẹ, các chị đã vô tình rơi vào cái bẫy của sự cám dỗ được làm đẹp để được đẹp hơn mà không hề hay biết trình độ y học, tay nghề kinh nghiệm của “chị em nhà Vanadis” mà phó thác khuôn mặt và tính mạng của mình. Không có một bác sĩ hành nghề, không có phòng thủ thuật họ vẫn ngang nhiên quảng cáo đủ các dịch vụ: giảm béo, cắt mí, nâng mũi…và hậu quả là nhiều câu chuyện đau lòng “tiền mất tật mang”.


Hình ảnh một khách hàng tên Thu vừa được “chị em nhà Vanadis” cắt mí.

Vô số gương mặt, và nhưng tin nhắn làm bằng chứng cho sự “uy tín, chất lượng” của chủ cơ sở này quảng bá trên trang mạng cá nhân để câu khách.

Đối phó trước ống kính phóng viên…?

Ngày 24/02, phóng viên Sao Pháp Luật [thuộc Báo Pháp Luật Việt Nam] có buổi phỏng vấn tại cơ sở Thẩm mỹ viện Vanadis – Beauty Clinic.

Tiếp chúng tôi là người phụ nữ, được giới thiệu là “Quản lí” tên Nguyễn Thị Phụng, mới nhận việc được 02 tháng. Chị này luôn tự tin về tay nghề, chất lượng của Thẩm mỹ viện, niềm nở và khẳng định với chúng tôi là cơ sở hoạt động đúng chức năng của một Spa. Chị này cho biết: “Tất cả các khách hàng muốn tư vấn xâm lấn thì nhân viên ở đây sẽ giới thiệu qua bệnh viện Việt Pháp bên em tuyệt đối không tư vấn, không làm bất cứ dịch vụ nào như cắt mắt, mũi, giảm mỡ…” “…Bên em làm bằng cái tâm đặt lên hàng đầu”. Trước ống kính PV, Thẩm mỹ Vannadis Beauty Clinic vẫn diễn ra hoạt động và ghi hóa đơn bán mỹ phẩm, tư vấn khách dùng thuốc làm đẹp…với giá 6.000.000 triệu đồng [sáu triệu đồng].

“Quản lí” Thẩm mỹ viện Vanadis Beauty Clinic gian dối lừa bịp khách hàng

Hình người “quản lí” tên Phụng hay chủ cơ sở tên Nhung?

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết người “quản lí tên Phụng” chính là Nguyễn Thị Nhung – chủ cơ sở Thẩm mỹ viện Vanadis Beauty Clinic với những chức danh tự xưng “Hoa hậu doanh nhân Việt Nam 2019, chuyên gia phong thủy tướng số, chuyên gia tư vấn sắc đẹp phong thủy” nhưng lại tiếp chúng tôi với tư cách là “quản lí”. Khi chúng tôi hỏi [PV] về việc báo cáo thuế, hợp đồng lao động của người lao động tại Spa, chứng chỉ hành nghề của chủ cơ sở thì “Quản lí Phụng” nói là để cung cấp sau, phải chẳng đó chỉ là cách “chống chế quen thuộc” thường xuyên qua mặt các cơ quan pháp luật và báo chí?

Điều đáng ngạc nhiên, tại sao việc làm sai trái pháp luật như vậy vẫn diễn ra hàng ngày, vẫn quảng cáo, PR mà các cơ quan chức năng quản lí trên địa bàn quận vẫn làm ngơ hay không biết…?

Trước ống kính PV  - Thẩm mỹ Vannadis Beauty Clinic vẫn diễn ra hoạt động và ghi hóa đơn bán mỹ phẩm, tư vấn khách dùng thuốc làm đẹp…

Với cách làm đang đặt lợi nhuận lên hàng đầu, bất chấp những hậu quả có thể nguy hiểm đến tính mạng khách hàng, Thẩm mỹ viện này đang quảng cáo và thực hiện những hành trình lừa đảo suốt thời gian qua với những danh mục chưa hề được cấp phép, không đảm bảo về các quy chuẩn Y tế?

Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với cơ quan chức năng để thông tin tiếp cho bạn đọc./.

Nhóm Phóng Viên

Video liên quan

Chủ Đề