Chi phí về sau quyết toán bao nhiêu lâu

  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài Chính, tôi đang công tác tại BQL các dự án ĐT-XD huyện.Tôi có câu hỏi mong quý Bộ giải đáp thắc mắc giúp tôi : Đơn vị tôi hiện nay thực hiện theo thông tư Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Bộ Tài Chính Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Trước kia khi thực hiện theo thông tư Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 ; Thông tư số 06/2019/TT-BTC 28/01/2019 : Sửa đổi bổ sung điều 20; bổ sung khoản 6 như sau: “ “6. Tạm trích Quỹ để chi: a] Đối với Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi: Căn cứ dự toán thu, chi của năm, BQLDA tạm tính chi khen thưởng và các hoạt động phúc lợi tập thể trong năm được thực hiện theo điều kiện cụ thể của từng chủ đầu tư, BQLDA và Quy chế chi tiêu nội bộ. Mức tạm tính không quá 2 tháng tiền lương, tiền công bình quân theo bảng tính lương dự toán trong năm. b] Đối với Quỹ bổ sung thu nhập: Căn cứ dự toán thu, chi của năm; kết quả hoạt động tài chính quý trước [đối với quý đầu tiên của năm kế hoạch, BQLDA căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính quý IV năm trước liền kề], nhằm động viên kịp thời người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, BQLDA tự xác định chênh lệch nguồn thu được sử dụng, chi thường xuyên, thực hiện tạm trích Quỹ bổ sung thu nhập hàng quý [tối đa không vượt quá 70% số chênh lệch nguồn thu được sử dụng lớn hơn chi thường xuyên BQLDA xác định được theo quý] để tạm chi thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định hiện hành và quy định tại Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.” Khi thực hiện theo Căn cứ Thông tư số 108/2021/TT-BTC 08/12/2021 thì phần trích lập quỹ không có hướng dẫn mà thực hiện theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP 21/6/2021; Theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP 21/6/2021 thì đối với nhóm 1 và nhóm 2 theo Điều 14. Phân phối kết quả tài chính trong năm 1. Kết thúc năm tài chính, sau khi hạch toán đầy đủ các khoản thu, chi thường xuyên giao tự chủ, trích khấu hao tài sản cố định, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi thường xuyên giao tự chủ [nếu có], đơn vị sự nghiệp công được sử dụng theo thứ tự như sau: a] Trích lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25%; b] Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập áp dụng trong trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định này: Đơn vị nhóm 1 được tự quyết định mức trích [không khống chế mức trích]; đơn vị nhóm 2 trích tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch, bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản phụ cấp do Nhà nước quy định. Trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập; c] Trích lập Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi: Tổng hai quỹ tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công thực hiện trong năm của đơn vị; d] Trích lập Quỹ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành; đ] Phần chênh lệch thu lớn hơn chi còn lại [nếu có] sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định được bổ sung vào Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp. Nhưng trong Nghị định 60/2021/NĐ-CP không có hướng dẫn đơn vị nhóm 1 và nhóm 2 được tạm trích quỹ để chi thu nhập tăng thêm 3 tháng hoặc 6 tháng Vậy xin hỏi Quý Bộ khi đơn vị thực hiện theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP thì đơn vị tôi có được tạm trích quỹ hàng quý 3 tháng hoặc 6 tháng để tạm chi thu nhập tăng thêm cho người lao động được không hay đến khi kết thúc năm tài chính đơn vị tôi mới được trích lập các quỹ theo quy định. Kính mong quý Bộ sớm giải đáp thắc mắc để đon vị tôi có cơ sở thực hiện. Tôi chân thành cảm ơn Quý Bộ! 29/06/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài Chính: Đơn vị tôi là cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2005 của Chính phủ. Hằng năm được Bộ Giao thông Vận tải ủy quyền quản lý, bảo trì 06 tuyến Quốc lộ 14B, 14D, 14E, 14H, 24C, 40B trên địa bàn tỉnh; UBND tỉnh Quảng Nam giao nhiệm vụ quản lý, bảo trì 25 tuyến ĐT với tổng chiều dài 508,6Km và 13 tuyến đường thủy nội địa địa phương dài 154,4Km trên địa bàn tỉnh và được giao kinh phí để thực hiện công tác quản lý, bảo trì các tuyến đường bộ, đường thủy nội địa, các công trình bảo đảm trật tự an toàn giao thông,… từ nguồn vốn sự nghiệp Trung ương và địa phương. Những dự án do Sở làm chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thì được hưởng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án. Từ năm 2021 trở về trước, Sở Giao thông vận tải thực hiện quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án từ nguồn vốn Sự nghiệp theo Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Thông tư 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính. Ngày 08/12/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 108/2021/TT-BTC Quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công; có hiệu lực thi hành kể từ ngày 24/01/2022 và bãi bỏ các Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 và Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu trên. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu thì các khoản thu, chi quản lý dự án thuộc nguồn vốn sự nghiệp do Sở Giao thông vận tải đang quản lý không phải là dự án đầu tư công nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư 108/2021/TT-BTC. Vậy, các khoản thu, chi hoạt động quản lý dự án từ nguồn vốn sự nghiệp kinh tế đường bộ, đường thủy nội địa của Sở Giao thông vận tải hiện nay sẽ thực hiện theo văn bản nào hướng dẫn? Kính mong Bộ Tài chính hướng dẫn. Tôi chân thành cảm ơn! 21/06/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính. Căn cứ Thông tư số 108/2021/TT-BTC ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công, trường hợp đơn vị của tôi là Phòng Quản lý đô thị có thành lập Ban quản lý dự án, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 108/2021/TT-BTC quy định: "1. Chủ đầu tư, BQLDA cho chủ đầu tư thành lập [trừ BQLDA chuyên ngành, BQLDA khu vực]: Thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư...." ; đồng thời theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngà 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng có quy định Nội dung chi phí quản lý dự án gồm "chi tiền lương của cán bộ quản lý dự án; tiền công trả cho người lao động theo hợp đồng; các khoản phụ cấp lương, tiền thưởng; phúc lợi tập thể; các khoản đóng góp [BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, trích nộp khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân được hưởng lương từ dự án]; ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ quản lý dự án; thanh toán các dịch vụ công cộng; vật tư văn phòng phẩm; thông tin, tuyên truyền, liên lạc; tổ chức hội nghị có liên quan đến dự án; công tác phí; thuê mướn, sửa chữa, mua sắm tài sản phục vụ quản lý dự án; chi phí khác và chi phí dự phòng". Để đảm bảo thực hiện thanh quyết toán theo quy định xin Bộ Tài chính hướng dẫn thêm, làm rõ đối với việc "thực hiện cơ chế tài chính theo quy định của đơn vị được giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư", đơn vị tôi là Phòng Quản lý đô thị ngoài chi các nội dung theo quy định tại Nghị định số 10/2021/NĐ-CP của Chính phủ có được chi thu nhập tăng thêm cho Cán bộ, nhân viên bộ phận quản lý dự án từ nguồn chi phí quản lý dự án hay không? Rất mong nhận được phản hồi sớm của Bộ Tài chính, xin chân thành cảm ơn! 21/06/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính, Tôi có câu hỏi mong quý Bộ giải đáp thắc mắc: việc thẩm định, phê duyệt dự toán và quyết toán thu, chi quản lý dự án của chủ đầu tư, ban QLDA sử dụng vốn đầu tư công hàng năm từ năm 2022 về sau thực hiện như thế nào? Ngày 17/7/2017 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 72/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban QLDA sử dụng vốn ngân sách nhà nước, trong đó tại Điều 12, Điều 14 quy định trình tự thủ tục Thẩm định, phê duyệt dự toán thu, chi quản lý dự án và Quyết toán thu, chi quản lý dự án. Tuy nhiên, ngày 08/12/2021 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 108/2021/TT-BTC quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công [Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động quản lý dự án của các chủ đầu tư, ban quản lý ự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/01/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 72/2017/TT-BTC]. Tại Điều 6 của Thông tư số 108/2022/TT-BTC quy định xử lý chuyển tiếp: tiếp tục thực hiện….và quyết toán thu chi quản lý dự án năm 2021 theo quy định tại Thông tư số 72/2017/TT-BTC. Vậy đối với việc thu, chi quản lý dự án của chủ đầu tư, ban QLDA sử dụng vốn đầu tư công hàng năm từ năm 2022 về sau có phải thẩm định phê duyệt phê duyệt dự toán và quyết toán thu, chi quản lý dự án hay không HAY chủ đầu tư, ban QLDA chỉ thực hiện lập dự toán thu, chi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên theo Điều 32 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập mà không phải trình cơ quan thẩm định, phê duyệt dự toán và quyết toán. Và nếu có thực hiện thẩm định, phê duyệt dự toán và quyết toán thu, chi quản lý dự án thì thực hiện theo quy định, biểu mẫu nào? Kính mong Bộ Tài chính giải đáp thắc mắc về nội dung này. Tôi xin chân thành cảm ơn! 21/06/2022
  • Hỏi: Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính: Hỏi về phụ cấp kiêm nhiệm ban quản lý dự án: Đơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp thực hiện cơ chế tự chủ một phần chi thường xuyên theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ thuộc [nhóm 3 ] tự đảm bảo chi thường xuyên từ 10%-30%. Năm 2022 đơn vị được giao nhiệm vụ sử dụng vốn đầu tư công thời gian thực hiện dự án từ năm 2022-2023 và được giao làm Chủ đầu tư, [ban quản lý dự án do CĐT tự thành lập] sử dụng con dấu và TK của Trung tâm và một số nhiệm vụ không thường xuyên đang thực hiện giai đoạn từ 2017-2025. Quý Bộ cho tôi hỏi: 1. Đối với các dự án đang triển khai giai đoạn 2021 - 2025, thì đơn vị có được chi phụ cấp kiêm nhiêm QLDA nữa không? 2. Năm 2021 trở về trước Thành lập Ban Quản lý dự án là các cán bộ, viên chức thuộc đơn vị thực hiện các nhiệm vụ quản lý dự án Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 11. Nội dung dự toán chi Thông tư 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính. - Phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án: Đối với cán bộ, công chức, viên chức được phân công làm việc kiêm nhiệm quản lý dự án tại một BQLDA được hưởng phụ cấp quản lý dự án theo tỷ lệ tương ứng với thời gian làm việc tại BQLDA. Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án một tháng cho một cá nhân tối đa bằng 50% tiền lương và phụ cấp lương một tháng của cá nhân đó. Năm 2022 thực hiện theo Thông tư 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021. Vậy Tôi xin hỏi: Cán bộ kiêm nhiệm được phân công thực hiện nhiệm vụ trong ban quản lý dự án có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án trong chi phí quản lý dự án không? và được quy đinh tại Thông tư nào? Kính mong Bộ tài chính sớm giải đáp, hướng dẫn để tôi có cơ sở thực hiện. Tôi xin chân thành cảm ơn./. 14/06/2022
  • Hỏi: Trước kia đối với các dự án sử dụng vốn sự nghiệp kinh tế, việc quản lý và sử dụng các khoản thu từ hoạt động QLDA được thực hiện theo quy định của Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017.Ngày 8/12/2021 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 108/2021/TT-BTC, trong đó đã bãi bỏ Thông tư số 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Thông tư số 108/2021/TT-BTC là các dự án sử dụng vốn đầu tư công.Như vậy đối với các dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp [không phải vốn đầu tư công] sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 108/2021/TT-BTC. Vậy tôi muốn hỏi, đối với các dự án sử dụng nguồn vốn sự nghiệp kinh tế thì việc quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động QLDA được thực hiện như thế nào? 14/06/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính. Hiện nay Nghị định 99/2021/ND-CP ngày 11/11/2021 đã có hiệu lực. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 32: 3. Đối với bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: a] Trường hợp trong chủ trương đầu tư dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A được phê duyệt nội dung bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được tách thành dự án độc lập: việc báo cáo quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành và thẩm tra quyết toán thực hiện như một dự án đầu tư công độc lập. b] Đối với các trường hợp còn lại: tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp với cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để phê duyệt quyết toán chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn thành và gửi quyết định phê duyệt tới chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình để tổng hợp vào báo cáo quyết toán vốn đầu tư công dự án hoàn thành chung của toàn bộ dự án. Cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán toàn bộ dự án không phải thẩm tra lại phần chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được phê duyệt quyết toán, trừ trường hợp người có thẩm quyền quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư toàn bộ dự án yêu cầu thẩm tra lại chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoàn thành đã được phê duyệt quyết toán". Vậy cho tôi hỏi các dự án có chi phí bồi thường GPMB trong tổng mức đầu tư [chi phí GPMB không tách thành hạng mục, tiểu dự án...] thì cơ quan tài chính có thẩm tra phê chi phí bồi thường GPMB không hay đơn vị làm nhiệm vụ bồi thường thực hiện tự quyết toán trình cơ quan phê duyệt phương án bồi thường quyết toán chi phí. Xin cảm ơn Bộ Tài chính 10/05/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính: Văn phòng chúng tôi trực thuộc Ban An toàn giao thông tỉnh, hằng năm được giao một ít kinh phí từ nguồn bổ sung chương trình mục tiêu của ngân sách Trung ương thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông [nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự ATGT của tỉnh] và nguồn ngân sách tỉnh để xử lý, khắc phục một số điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT trên địa bàn. Chủ đầu tư là Ban ATGT tỉnh sử dụng bộ máy Văn phòng Ban ATGT tỉnh để tổ chức quản lý các dự án trên [Điều 23, Nghị định 15/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021]. Theo khoản b Điều 11 Thông tư 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 quy định: Phụ cấp kiêm nhiêm QLDA, Mức chi phụ cấp kiêm nhiệm QLDA một tháng cho một cá nhân tối đa bằng 50% tiền lương và phụ cấp lương một tháng của cá nhân đó và Văn phòng đã chi phụ cấp kiêm nhiệm cho các cá nhân tham gia QLDA do Ban ATGT tỉnh làm chủ đầu tư. Hiện tại Ban ATGT tỉnh đang triển khai một số công trình đặc thù, thời gian thực hiện từ năm 2020 - 2023; Tuy nhiên, theo quy định của Thông tư 108/2021/TT-BTC ngày 08/12/2021 của Bộ Tài chính không có quy định về chi phụ cấp kiêm nhiệm Ban QLDA. Xin Quý Bộ cho tôi hỏi: 1. Đối với các công trình đang triển khai giai đoạn 2020 - 2023, thì Văn phòng Ban ATGT tỉnh có được chi phụ cấp kiêm nhiêm QLDA nữa không? 2. Các công trình do ban ATGT tỉnh là chủ đầu tư sử dụng nguồn bổ sung chương trình mục tiêu của ngân sách Trung ương thực hiện nhiệm vụ đảm bảo trật tự An toàn giao thông [nguồn thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự ATGT của tỉnh] và nguồn ngân sách tỉnh có phải là nguồn vốn đầu tư công hay không? 3. Các công trình triển khai từ năm 2022 do Ban ATGT tỉnh làm Chủ đầu tư và sử dụng Văn phòng Ban ATGT tỉnh để tổ chức quản lý các dự án thì Văn phòng Ban ATGT tỉnh có được hưởng phụ cấp kiêm nhiêm QLDA nữa hay không và được quy đinh tại Thông tư nào? Kính mong quý Bộ giải đáp thắc mắc để tôi có cơ sở thực hiện. Tôi xin chân thành cảm ơn./. 05/05/2022
  • Hỏi: Kính gửi Bộ Tài chính: Đơn vị tôi là Ban QLDA chuyên ngành tự chủ chi thường xuyên thành lập theo nghị định 59 và cơ chế tự chủ chi thường xuyên theo nghị định 141/2016 của Chính phủ. Tại khoản 5 điều 8 thông tư 08/2016/TT-BTC; tại khoản 4, khoàn 5 điều 22 thông tư 72/2017/TT-BTC. Sau khi tôi nộp quyết toán thu, chi QLDA năm 2021 cho Sở Tài chính thẩm tra thì xảy ra một số nội dung tranh luận sau: Nguồn dự án được phê duyệt dự toán thu trong năm khi tạm ứng chi phí QLDA, hết năm kế hoạch chưa hoàn ứng [sau 31/1/2022]. Sở Tài chính nói đơn vị tôi chưa thực hiện xong dự toán nên chuyển nguồn của dự án chưa thu hồi tạm ứng sang năm 2022 để chi trong khi theo quy định chi quản lý dự án được phép thanh toán đến hết thời gian chỉnh lý là 31/01 thì mới kết thúc để đối chiếu số dư với kho bạc và chậm nhất 31/12/2021 phải xác định khối lượng để thu hồi tạm ứng chi phí QLDA theo quy định tại TT08/2016. Vậy xin hỏi quý Bộ việc Sở Tài chính nói việc chưa thu hồi tạm ứng chi phí QLDA mà quyết toán chi thu chi QLDA có phân bổ cho dự án dư tạm ứng là không phù hợp và phải chuyển sang năm sau để chi có đúng không ạ? Xin cảm ơn! 05/05/2022
  • Hỏi: Kính thưa Bộ Tài chính! Tôi đang làm công tác kế toán tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng của huyện, Theo quy định tại Thông tư 72/2017/TT-BTC ngày 17/7/2017 của Bộ Tài chính thì Ban tôi thuộc nhóm II [nhưng nay Thông tư 72/2017/TT-BTC đã hết hiệu lực và thay thế bằng thông tư 108/2021/TT-BTC]. Hiện tại, tại cơ quan tôi có trường hợp phân công đ/c A kiêm nhiệm phụ trách kế toán là chuyên viên của Phòng Tài chính - Kế hoạch [và hưởng lương tại Phòng Tài chính - Kế hoạch] chuyển sang kiêm nhiệm phụ trách kế toán tại Ban quản lý. Như vậy đ/c A có được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm quản lý dự án theo quy định tại Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện không? Kính mong Bộ tài chính giải đáp thắc mắc giúp tôi. Tôi xin cám ơn quý Bộ. 27/04/2022

Video liên quan

Chủ Đề