Chỉ số giá tiêu dùng tăng nói lên điều gì

Đối với các định nghĩa khác, xem CPI.

Chỉ số giá tiêu dùng [hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh Consumer Price Index] là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì chỉ số này chỉ dựa vào một giỏ hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng.

Đây là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến nhất để đo lường mức giá và sự thay đổi của mức giá chính là lạm phát [một chỉ tiêu khác để phản ánh mức giá chung là Chỉ số giảm phát tổng sản phẩm trong nước hay Chỉ số điều chỉnh GDP].

Mục lục

  • 1 Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùng
  • 2 Các vấn đề gặp phải khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng
  • 3 Tính toán chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo
  • 6 Liên kết ngoài

Phương pháp tính chỉ số giá tiêu dùngSửa đổi

Để tính toán chỉ số giá tiêu dùng người ta tính số bình quân gia quyền theo công thức Laspeyres của giá cả của kỳ báo cáo [kỳ t] so với kỳ cơ sở. Để làm được điều đó phải tiến hành như sau:

1. Cố định giỏ hàng hóa: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua. 2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại mỗi thời điểm. 3. Tính chi phí [bằng tiền] để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại. 4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng bằng công thức sau:
CPIt = 100 x Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t
Chi phí để mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở

Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước.

  • CPI được dùng để tính chỉ số lạm phát theo thời kỳ. Chẳng hạn, tính chỉ số lạm phát CPI năm 2011 so với năm 2010 theo công thức sau:
Chỉ số lạm phát 2011 = 100 x CPI năm 2011 - CPI năm 2010
CPI năm 2010

Trên thực tế người ta có thể xác định quyền số trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng bằng cách điều tra để tính toán tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hoá, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu. Sau đó quyền số này được dùng để tính chỉ số giá tiêu dùng cho các thời kỳ sau. CPI thường được tính hàng tháng và hàng năm. CPI còn được tính toán cho từng nhóm hàng hóa hoặc một số nhóm hàng hóa tùy theo mục đích sử dụng. Ngoài CPI người ta cũng tính toán chỉ số giá bán buôn là mức giá của giỏ hàng hóa do các doanh nghiệp mua vào, khác với CPI là giá do người tiêu dùng mua vào [giá bán lẻ]. Lưu ý chỉ số giá tiêu dùng năm gốc luôn bằng 1

Các vấn đề gặp phải khi tính toán chỉ số giá tiêu dùngSửa đổi

Do sử dụng giỏ hàng hoá cố định nên khi tính toán CPI có ba vấn đề chính dẫn đến hạn chế của CPI sau đây

1. CPI không phản ánh được độ lệch thay thế vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định. Khi giá cả một mặt hàng này tăng nhanh hơn so với các mặt hàng khác thì người tiêu dùng sẽ có xu hướng ít tiêu dùng những mặt hàng đã trở nên quá đắt đỏ mà tiêu dùng nhiều những hàng hoá đỡ đắt đỏ hơn. Yếu tố này làm CPI đã đánh giá cao hơn thực tế mức giá.

2. CPI không phản ánh được sự xuất hiện của những hàng hoá mới vì nó sử dụng giỏ hàng hoá cố định trong khi nếu có hàng hoá mới xuất hiện thì một đơn vị tiền tệ có thể mua được các sản phẩm đa dạng hơn. CPI không phản ánh được sự gia tăng sức mua này của đồng tiền nên vì thế lại đánh giá mức giá cao hơn thực tế.

3. Không phản ánh được sự thay đổi của chất lượng hàng hoá vì nếu mức giá của một hàng hoá cụ thể nào đó tăng nhưng chất lượng cũng tăng tương ứng thậm chí tăng hơn thì trên thực tế mức giá không tăng. Chất lượng hàng hoá dịch vụ nhìn chung đều có xu hướng được nâng cao nên CPI cũng đã phóng đại mức giá.

Tính toán chỉ số giá tiêu dùng ở Việt NamSửa đổi

Việc tính toán CPI ở Việt Nam do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. Quyền số để tính CPI được xác định năm 2000 và bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2001. Quyền số này dựa trên kết quả của hai cuộc điều tra là Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 1997-1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999. Điều đáng chú ý là quyền số của nhóm hàng Lương thực - Thực phẩm chiếm tới 47,9% trong khi Văn hoá - Thể thao - Giải trí chỉ chiếm 3,8%.

Xem thêmSửa đổi

  • Chỉ số giá sản xuất
  • Lạm phát

Tham khảoSửa đổi

  • Kinh tế vĩ mô - Chương trình sau đại học và phát triển kinh tế địa phương, Trường Đại học kinh tế quốc dân năm 2005.
  • Kinh tế vĩ mô của Gregory Mankiw, Nhà xuất bản Thống kê và Đại học kinh tế quốc dân năm 1994

Liên kết ngoàiSửa đổi

Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam [góc dưới bên trái]

Nhiều mặt hàng thiết yếu tăng giá hoặc neo ở mức cao khiến người nội trợ kêu tăng chi phí - Ảnh: Q.ĐỊNH

Tổng cục Thống kê [GSO] cho rằng chỉ số giá tiêu dùng được tính đúng phương pháp luận quốc tế, nhưng một số chuyên gia khuyến nghị nên xem lại cách tính chỉ số giá tiêu dùng cho sát với thực tế giá cả thị trường.

Hơn 700 mặt hàng ảnh hưởng tới CPI

Báo cáo tổng quan thị trường giá cả tháng 4 và bốn tháng đầu năm 2021 được GSO công bố mới đây cho thấy trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính có bốn nhóm giảm giá, sáu nhóm tăng giá so với tháng trước.

Bốn nhóm hàng hóa tháng 4 giảm so với tháng trước gồm: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,13% do giá gạo, thịt heo, thịt bò, thịt gà, thủy sản giảm nhờ nguồn cung dồi dào; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,43%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,11%...

Theo GSO, giá lương thực và thực phẩm giảm do nguồn cung dồi dào và giá điện, nước sinh hoạt giảm theo nhu cầu tiêu dùng là những nguyên nhân chính làm chỉ số CPI tháng 4 giảm 0,04% so với tháng trước nhưng tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước. Giá vật liệu bảo dưỡng nhà ở chỉ tăng 1% so với tháng trước do giá thép tăng...

Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thu Oanh - vụ trưởng Vụ Thống kê giá, GSO - cho biết xác nhận giá sản xuất thép tháng 4 so với tháng 3 tăng 4,23% và so với cùng kỳ 2020 tăng 27,7%. Nhưng quyền số [tỉ trọng từng nhóm hàng hóa trong rổ hàng hóa CPI] giá thép chỉ chiếm một phần. 

Nhóm hàng hóa nhà ở và vật liệu xây dựng ảnh hưởng chủ yếu từ... giá điện, giá nước. Chỉ số giá tiêu dùng bao gồm 11 nhóm hàng thiết yếu, trong đó có quyền số hơn 700 mặt hàng, một mình giá thép tăng không thể quyết định CPI tháng 4.

Vậy vì sao khi Tập đoàn Điện lực VN [EVN], các tổng công ty cấp nước không điều chỉnh giá trong tháng 4 vẫn thấy tính giảm, bà Nguyễn Thu Oanh giải thích: giá điện, giá nước được tính trên doanh thu và kết quả sử dụng điện, nước của người dân, doanh nghiệp. Có nghĩa họ sử dụng nhiều, giá điện, giá nước sẽ áp ở mức cao theo cơ chế bậc thang, doanh thu lớn lên và ngược lại. Chỉ số giá tiêu dùng tính theo doanh thu, theo thực tế tiêu dùng điện, nước nên thay đổi hằng tháng...

Nên xem lại cách tính CPI

Bình luận về báo cáo chỉ số giá tiêu dùng của GSO, PGS.TS Phạm Thế Anh - thành viên sáng lập Viện Nghiên cứu kinh tế chính sách - cho rằng không chỉ có thép, giá cả của hầu như tất cả các loại vật liệu xây dựng đều tăng mạnh trong tháng qua, tuy nhiên theo tính toán của GSO thì giá nhóm vật liệu xây dựng chỉ tăng 1%; đây là con số không sát thực tế.

Điều khiến PGS.TS Phạm Thế Anh "kinh ngạc" là giá cả nhóm hàng điện sinh hoạt trong tháng 4 giảm 0,73%. Chỉ số giá điện được tính dựa trên doanh thu chia cho sản lượng để ra giá điện trung bình, sau đó so sánh giá điện trung bình này giữa các tháng với nhau để xác định mức độ tăng giảm. "Điều này không đúng với phương pháp tính CPI" - ông Thế Anh băn khoăn.

Theo ông, bản chất của việc đo lường chỉ số giá tiêu dùng là đo lường chi phí sinh hoạt [tiêu dùng] của dân. Do vậy, phải giả định các tháng người dân tiêu thụ một giỏ hàng là giống nhau, sau đó xét xem chi phí giỏ hàng đó đắt lên hay rẻ đi để tính tỉ lệ lạm phát. "Giá điện sinh hoạt không có các đợt điều chỉnh của Nhà nước thì chỉ số giá điện trong giỏ hàng tính CPI phải là không đổi" - ông Thế Anh nói.

Cùng quan điểm, TS Bùi Trinh - một chuyên gia thống kê - cho rằng giá điện nếu lấy doanh thu chia sản lượng để tính toán CPI là không có ý nghĩa. Giá điện chỉ thay đổi khi Bộ Công thương và EVN điều chỉnh, nên nói chỉ số giá điện giảm do tiêu dùng giảm là phi thực tế.

"Nếu tính chỉ số giá điện, nước theo cách tiêu dùng ít, doanh thu giảm, giá giảm thì CPI không còn giá trị trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô nữa. Nếu có quy định tính như thế này thì cần sửa lại để CPI có ý nghĩa với hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô" - TS Bùi Trinh khuyến nghị.

Trước các ý kiến khác nhau, bà Nguyễn Thu Oanh cho biết việc tính toán chỉ số giá tiêu dùng thực hiện theo phương pháp luận quốc tế. GSO thực hiện 3 kỳ điều tra giá trước khi tính toán công bố CPI tháng 4 và bốn tháng đầu năm.

Giá lương thực, thực phẩm giảm, CPI tháng 4 giảm 0,04%

BẢO NGỌC

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề